Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long: ...h dữ liệu. Các phương pháp phân tích dữ liệu từ phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả (tần suất và số trung bình), kiểm định Chi-bình phương (Chi-Square), kiểm định trị trung bình của hai mẫu phối hợp từng cặp (Paired-Samples T-Test), đánh giá độ tin cậy thang ...lòng Dưới mức hài lòng Dưới mức hài lòng Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 vi) Về hướng dẫn viên du lịch Hướng dẫn viên du lịch chưa được đánh giá cao khi mà tất cả các biến đo lường đều ở mức dưới sự hài lòng của du khách (xem bảng 6). B...tố khám phá. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 52 Bảng 10. Kiểm định KMO và Bartlett KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of sampling adequacy. Bartle...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờn 
Để đánh giá mức độ hài lòng của du 
khách, trong nghiên cứu này, chúng tôi 
sử dụng phương pháp kiểm định trị trung 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 48 
bình của hai mẫu phối hợp từng cặp 
(Paired - Samples T-Test) để so sánh số 
trung bình giữa giá trị cảm nhận (P) và 
giá trị mong đợi (E) của 27 biến đo 
lường. Sau khi so sánh, thu được kết quả 
như sau: 
(i) Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
Du khách cảm thấy dưới mức hài 
lòng ở tất cả các biến đo lường về cơ sở 
hạ tầng phục vụ du lịch miệt vườn (xem 
bảng 1). 
Bảng 1. Mức độ hài lòng của du khách về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
STT Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 
1 
2 
3 
4 
Đường sá đến điểm tham quan 
Bãi đỗ xe nơi tham quan rộng rãi 
Bến tàu đến điểm du lịch rộng rãi 
Nhà vệ sinh đầy đủ, sạch sẽ 
- 0,42** 
- 0,35** 
- 0,40** 
- 0,58** 
P < E 
P < E 
P < E 
P < E 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
Chú thích: **:  <=0,01: có ý nghĩa thống kê 
ii) Về cơ sở lưu trú 
Du khách cảm thấy dưới mức hài lòng ở tất cả các biến đo lường về cơ sở lưu trú 
du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long (xem bảng 2). 
Bảng 2. Mức độ hài lòng của du khách về cơ sở lưu trú 
STT Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 
1 
2 
3 
Phòng ở sạch sẽ, thoáng mát, tiện nghi 
Nhân viên thân thiện, lịch sự, nhiệt tình 
Tọa lạc ở vị trí thuận lợi, cảnh quan đẹp 
- 0,34** 
- 0,29** 
- 0,19* 
P < E 
P < E 
P < E 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
Chú thích: 0,01 < <=0,05: có ý nghĩa thống kê 
iii) Về phương tiện vận chuyển tham quan 
Trong các biến đo lường về phương tiện vận chuyển tham quan, không có biến 
nào được du khách đánh giá cao (xem bảng 3). 
Bảng 3. Mức độ hài lòng của du khách về phương tiện vận chuyển tham quan 
STT Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 
1 
2 
3 
4 
Có đầy đủ dụng cụ y tế 
Độ an toàn cao 
Nhân viên thân thiện, lịch sự, nhiệt tình 
Nhân viên có tính chuyên nghiệp cao 
- 0,38** 
- 0,37** 
- 0,28** 
- 0,27** 
P < E 
P < E 
P < E 
P < E 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 49 
iv) Về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 
Nhìn chung, nhà hàng, cửa hàng đồ lưu niệm, các hoạt động vui chơi giải trí ở các 
điểm du lịch vườn còn chưa đa dạng vì du khách chỉ đánh giá các yếu tố này ở mức 
dưới sự hài lòng (xem bảng 4). 
Bảng 4. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 
STT Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 
1 
2 
3 
Điểm tham quan có nhiều nhà hàng 
Có nhiều cửa hàng đồ lưu niệm 
Có nhiều hoạt động vui chơi giải trí 
- 0,27** 
- 0,28** 
- 0,36** 
P < E 
P < E 
P < E 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
v) Về an ninh trật tự và an toàn 
Du khách không cảm thấy hài lòng về biến nào trong các biến đo lường về an 
ninh trật tự và an toàn ở các điểm du lịch miệt vườn (xem bảng 5). 
Bảng 5. Mức độ hài lòng của du khách về an ninh trật tự và an toàn 
STT Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 
1 
2 
3 
Không có tình trạng chèo kéo, thách giá 
Không có tình trạng ăn xin 
Không có tình trạng trộm cắp 
- 0,54** 
- 0,37** 
- 0,50** 
P < E 
P < E 
P < E 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
vi) Về hướng dẫn viên du lịch 
Hướng dẫn viên du lịch chưa được đánh giá cao khi mà tất cả các biến đo lường 
đều ở mức dưới sự hài lòng của du khách (xem bảng 6). 
Bảng 6. Mức độ hài lòng của du khách về hướng dẫn viên du lịch miệt vườn 
STT Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 
1 
2 
3 
4 
5 
Nhanh nhẹn, linh hoạt 
Nhiệt tình, tận tụy với công việc 
Chân thật, lịch sự và tế nhị 
Kiến thức tổng hợp tốt 
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt 
- 0,42** 
- 0,23** 
- 0,28** 
- 0,24** 
- 0,32** 
P < E 
P < E 
P < E 
P < E 
P < E 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
vii) Về giá cả các loại dịch vụ 
Giá cả các loại dịch vụ du lịch miệt vườn chưa hợp lí vì du khách đánh giá tất cả 
các biến đều ở dưới mức hài lòng (xem bảng 7). 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 50 
Bảng 7. Mức độ hài lòng của du khách về giá cả các loại dịch vụ 
STT Biến đo lường P – E Biểu hiện Kết luận 
1 
2 
3 
4 
5 
Giá cả ăn uống rẻ 
Giá cả tham quan rẻ 
Giá cả giải trí rẻ 
Giá cả mua sắm rẻ 
Giá cả lưu trú rẻ 
- 0,58** 
- 0,51** 
- 0,50** 
- 0,51** 
- 0,49** 
P < E 
P < E 
P < E 
P < E 
P < E 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Dưới mức hài lòng 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
Nhìn chung, du khách cảm thấy dưới mức hài lòng ở tất cả các biến đo lường trên 
(xem từ bảng 1 đến bảng 7). Điều này chứng tỏ các nguồn lực, dịch vụ, giá cả các loại 
dịch vụ du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, cần 
phải được đầu tư cải thiện. 
Dùng phương pháp thống kê mô tả tính giá trị trung bình của 7 tiêu chí, chúng tôi 
thu được kết quả như ở bảng 8 dưới đây: 
Bảng 8. Mức độ hài lòng của du khách về các khía cạnh liên quan đến du lịch 
STT Tiêu chí Số trung bình Đánh giá 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
Cơ sở hạ tầng 
Cơ sở lưu trú 
Phương tiện vận chuyển tham quan 
Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 
An ninh trật tự, an toàn 
Hướng dẫn viên du lịch 
Giá cả các loại dịch vụ 
3,57 
3,43 
3,50 
3,61 
3,72 
3,72 
3,44 
Khá hài lòng 
Bình thường 
Khá hài lòng 
Khá hài lòng 
Khá hài lòng 
Khá hài lòng 
Bình thường 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
Bảng 8 cho thấy ở tất cả 7 tiêu chí, 
du khách đều đánh giá dưới mức hài lòng 
(dưới 4 điểm). 
Mức độ hài lòng chung đạt 3,61 
điểm, cho thấy du khách chỉ cảm thấy 
khá hài lòng (dưới mức hài lòng) về 
chuyến du lịch miệt vườn. 
Ở mức ý nghĩa  = 0,01, độ tin cậy 
99%, kiểm định Pearson (2-phía), mức độ 
hài lòng của du khách có tương quan 
thuận với việc họ dự định sẽ quay lại du 
lịch ở những lần tiếp theo. Theo Cao Hào 
Thi [9], r < 0,4: tương quan yếu; r = 
0,4-0,8: tương quan trung bình; r > 0,8: 
tương quan mạnh. Kết quả phân tích cho 
thấy, tương quan giữa hai biến mức độ 
hài lòng và dự định quay lại du lịch ở 
những lần tiếp theo (r = 0,46), tương 
quan trung bình. 
Ở mức ý nghĩa  = 0,01, độ tin cậy 
99%, kiểm định Pearson (2-phía), mức độ 
hài lòng của du khách có tương quan 
thuận với việc họ dự định sẽ giới thiệu du 
lịch đến người thân và bạn bè (quảng cáo 
bằng truyền miệng). Kết quả phân tích 
cho thấy, tương quan giữa hai biến mức 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 51 
độ hài lòng và dự định giới thiệu du lịch 
đến khách hàng tiềm năng (r = 0,63) 
tương quan trung bình. 
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài 
lòng của du khách 
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự hài lòng của du khách, chúng tôi 
sử dụng 7 biến đo lường: (1) Cơ sở hạ 
tầng phục vụ du lịch; (2) Cơ sở lưu trú; 
(3) Phương tiện vận chuyển tham quan; 
(4) Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí; 
(5) An ninh trật tự và an toàn; (6) Hướng 
dẫn viên du lịch; và (7) Giá cả các loại 
dịch vụ. 
Sử dụng phương pháp đánh giá độ 
tin cậy thang đo (Scale Reliability 
Analysis) để loại bỏ những biến có hệ số 
tương quan biến - tổng hiệu chỉnh 
(corrected item-total correlation) nhỏ hơn 
0,3 (do không đủ độ tin cậy) [3; tr.88] và 
đảm bảo Cronbach’s Alpha không nhỏ 
hơn 0,7 (vì theo Hoàng Trọng và Chu 
Nguyễn Mộng Ngọc [7; tr.24], 
Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì 
thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 
thì thang đo lường sử dụng được). Sau 
khi đánh giá độ tin cậy của thang đo 
(bảng 9) cho thấy, không có biến nào có 
hệ số tương quan biến - tổng hiệu chỉnh 
nhỏ hơn 0,5 và Cronbach’s Alpha = 
0,854. Vậy thang đo lường tốt, do đó tất 
cả 7 biến này đều được sử dụng để phân 
tích nhân tố khám phá tiếp theo. 
Bảng 9. Cronbach’s Alpha 
Biến quan sát 
Cronbach’s Alpha = 0,854 
Tương quan biến-
tổng hiệu chỉnh 
Cronbach’s 
Alpha nếu loại 
biến này 
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
Cơ sở lưu trú 
Phương tiện vận chuyển tham quan 
Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 
An ninh trật tự và an toàn 
Hướng dẫn viên du lịch 
Giá cả các loại dịch vụ 
0,544 
0,614 
0,660 
0,639 
0,629 
0,627 
0,630 
0,844 
0,835 
0,829 
0,831 
0,835 
0,833 
0,832 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
Trước khi chính thức tiến hành 
phân tích nhân tố khám phá, dùng kiểm 
định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin 
Measure of sampling adequacy) và 
Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) để 
kiểm tra mức độ thích hợp của dữ liệu. 
Theo Kaiser (1974; 6, tr. 397) KMO ≥ 
0,9: rất tốt; KMO ≥ 0,8: tốt; KMO ≥ 0,7 
được; KMO ≥ 0,6: tạm được; KMO ≥ 
0,5: xấu và KMO < 0,5: không thể chấp 
nhận được. Theo Hoàng Trọng và Chu 
Nguyễn Mộng Ngọc (8, tr. 30), nếu kiểm 
định Bartlett có giá trị Sig. > 0,05 thì 
không nên áp dụng phân tích nhân tố. 
Sau khi kiểm định, chỉ số KMO của 
dữ liệu = 0,874 và Bartlett có giá trị Sig. 
= 0,000 (Sig. < 0,05: có ý nghĩa thống 
kê) (xem bảng 10). Vậy dữ liệu thích hợp 
để phân tích nhân tố khám phá. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 52 
Bảng 10. Kiểm định KMO và Bartlett 
KMO and Bartlett’s Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of sampling 
adequacy. 
Bartlett’ Test of Sphericity 
Approx. Chi-Square 
df 
Sig. 
.874 
393.399 
21 
.000 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n= 160 
Trong phân tích nhân tố, nghiên cứu sử dụng phép trích là Principal Components 
với phép quay Varimax. 
Dựa vào bảng ma trận nhân tố (bảng 11) ta thấy các biến đo lường đều có phần 
chung với một và chỉ một nhân tố. 
Bảng 11. Ma trận nhân tố 
Nhân tố 
Biến đo lường 
1 
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
Cơ sở lưu trú 
Phương tiện vận chuyển tham quan 
Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 
An ninh trật tự và an toàn 
Hướng dẫn viên du lịch 
Giá cả các loại dịch vụ 
0,671 
0,731 
0,766 
0,744 
0,740 
0,740 
0,740 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n= 160 
Để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực 
của phân tích nhân tố khám phá, cần loại 
những biến đo lường có hệ số tải nhân tố 
không đạt tiêu chuẩn ở từng nhân tố. 
Theo Hair và cộng sự (1998) [1], hệ số 
tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý 
nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố 
khám phá. 0,3 < hệ số tải nhân tố ≤ 0,4 
được xem là đạt mức tối thiểu, 0,4 < hệ 
số tải nhân tố ≤ 0,5 được xem là quan 
trọng, hệ số tải nhân tố > 0,5 được xem là 
có ý nghĩa thực tiễn. 
Cũng theo Hair và cộng sự (1998) 
[1] nếu chọn tiêu chuẩn 0,3 < hệ số tải 
nhân tố ≤ 0,4 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 
350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn 
tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0,55, nếu 
cỡ mẫu khoảng 50 thì chọn hệ số tải nhân 
tố > 0,75. 
Mẫu nghiên cứu là 160 quan sát, do 
đó biến đo lường được chọn khi có hệ số 
tải nhân tố > 0,55. 
Bảng 11 cho thấy, tất cả các biến 
đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 53 
Bảng 12. Ma trận điểm số nhân tố 
Nhân tố Biến đo lường 
1 
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
Cơ sở lưu trú 
Phương tiện vận chuyển tham quan 
Dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí 
An ninh trật tự và an toàn 
Hướng dẫn viên du lịch 
Giá cả các loại dịch vụ 
0,178 
0,194 
0,203 
0,197 
0,197 
0,197 
0,196 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 160 
Dựa vào kết quả các hệ số có giá trị 
lớn trong bảng ma trận điểm số nhân tố 
(bảng 12), ta có phương trình nhân tố như 
sau: 
F = 0,178 X1 + 0,194 X2 + 0,203 X3 
+ 0,197 X4 + 0,197 X5 + 0,197 X6 + 
0,196 X7 
Sự hài lòng của du khách đối với du 
lịch miệt vườn chịu sự tác động của 7 
thành phần X1 (cơ sở hạ tầng), X2 (cơ sở 
lưu trú), X3 (phương tiện vận chuyển), X4 
(dịch vụ ăn uống, mua sắm và giải trí), 
X5 (an ninh trật tự và an toàn), X6 (hướng 
dẫn viên du lịch) và X7 (giá cả các loại 
dịch vụ). Trong 7 thành phần, X3, X4, X5 
và X6 tác động mạnh nhất đến sự hài lòng 
của du khách vì có điểm số nhân tố lớn 
nhất lần lượt là: 0,203; 0,197; 0,197 và 
0,197. 
3.4. Giải pháp nâng cao sự hài lòng 
của du khách 
Căn cứ vào kết quả đánh giá mức 
độ hài lòng của du khách cùng với các 
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du 
khách, chúng tôi đề xuất một số giải pháp 
nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách 
về du lịch miệt vườn như sau: 
i) Đối với cơ sở hạ tầng 
Cần mở rộng và nâng cấp đường sá 
đến điểm tham quan (nhất là ở cù lao An 
Bình và cồn Thới Sơn); quy hoạch bãi đỗ 
xe, bến tàu du lịch tham quan miệt vườn 
rộng rãi và giữ gìn sạch sẽ (ở An Bình, 
Bình Hòa Phước và Thới Sơn); xây dựng 
thêm nhà vệ sinh và phải đảm bảo vấn đề 
vệ sinh (nhất là ở cù lao An Bình, Bình 
Hòa Phước và cồn Thới Sơn). 
ii) Đối với cơ sở lưu trú 
Phòng nghỉ cần phải sạch sẽ, 
thoáng mát và đầy đủ tiện nghi; nhân 
viên phục vụ cần thân thiện, lịch sự và 
nhiệt tình hơn; việc xây dựng cơ sở lưu 
trú nơi có vị trí thuận lợi và cảnh quan 
đẹp cũng góp phần gia tăng sự hài lòng 
của du khách. 
iii) Đối với phương tiện vận chuyển 
tham quan 
Cần phải được trang bị dụng cụ y tế 
và phải đảm bảo sự an toàn cho du 
khách; nhân viên phục vụ mảng dịch vụ 
này cần phải được đào tạo, tập huấn để 
có thái độ, tác phong phục vụ tốt hơn và 
thể hiện được tính chuyên nghiệp. 
iv) Đối với dịch vụ ăn uống, mua sắm 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 52 năm 2013 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 54 
và giải trí 
Các điểm du lịch cần phải được đầu 
tư phát triển thêm nhiều loại hình vui 
chơi giải trí, cửa hàng đồ lưu niệm và nhà 
hàng để du khách vừa “có gì đó để làm 
khi không phải làm cái gì” đồng thời đáp 
ứng được tối đa nhu cầu của du khách và 
hạn chế được sự “độc quyền” trong du 
lịch. 
v) Đối với vấn đề an ninh trật tự và an 
toàn 
Các điểm du lịch cần thiết lập đội 
bảo vệ để tránh tình trạng chèo kéo, thách 
giá và trộm cắp ở điểm du lịch. Bên cạnh 
đó, công tác quy hoạch du lịch cần phải 
được thực hiện để hoạt động du lịch đi 
vào nề nếp. 
vi) Đối với hướng dẫn viên du lịch 
Hướng dẫn viên du lịch cần nhanh 
nhẹn, linh hoạt, nhiệt tình, thật thà, lịch 
sự, tế nhị; chú ý đến kĩ năng giao tiếp, 
ứng xử và học tập, trau dồi để có kiến 
thức tổng hợp cũng như khả năng diễn 
đạt tốt. 
vii) Đối với giá cả các loại dịch vụ 
Giá cả các loại dịch vụ du lịch miệt 
vườn như ăn uống, tham quan và mua 
sắm cần phải được điều tiết hợp lí hơn, vì 
thực tế có rất nhiều du khách tỏ thái độ 
không hài lòng về chỉ tiêu này. 
4. Kết luận 
Miệt vườn vùng đồng bằng sông 
Cửu Long được du khách đánh giá ở mức 
khá hấp dẫn (3,61 điểm theo thang đo 5 
cấp độ, thấp nhất là 1 và cao nhất là 5). 
Có thể nói, đây là cơ hội để khai thác hệ 
sinh thái nông nghiệp (vườn) phục vụ 
nhu cầu tham quan của du khách trong 
tương lai. Tuy nhiên, theo kết quả khảo 
sát, du khách chỉ cảm thấy dưới mức hài 
lòng về chuyến du lịch ở miệt vườn và 
điều này bị tác động bởi nhiều yếu tố: (1) 
nhà vệ sinh thiếu và không đảm bảo vệ 
sinh; đường sá đến điểm tham quan chật 
hẹp; (2) phòng ở chưa sạch sẽ, thoáng 
mát và đầy đủ tiện nghi; nhân viên chưa 
thân thiện, lịch sự và nhiệt tình; (3) 
phương tiện tham quan không có đầy đủ 
dụng cụ y tế và độ an toàn chưa cao; (4) 
điểm tham quan chưa có nhiều hoạt động 
vui chơi giải trí và cửa hàng đồ lưu niệm; 
(5) vẫn còn tình trạng chèo kéo, thách giá 
và trộm cắp ở điểm du lịch; (6) hướng 
dẫn viên du lịch chưa nhanh nhẹn, linh 
hoạt và kĩ năng giao tiếp, ứng xử chưa 
tốt; (7) Giá cả ăn uống, tham quan và 
mua sắm chưa hợp lí. Để nâng cao sự hài 
lòng của du khách, cần phải cải thiện 
những tồn tại này và những giải pháp đề 
xuất nêu trên cũng nhằm mục đích đó. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, 
sự hài lòng của du khách càng cao thì khả 
năng quay lại du lịch ở những lần tiếp 
theo càng lớn, đồng thời cũng kích thích 
việc quảng cáo du lịch bằng hình thức 
truyền miệng (mouth-to-mouth). 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 55 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Khánh Duy (2013), “Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) bằng 
SPSS”, Chương trình giảng kinh tế Fulbright, 
L11V.pdf, truy cập ngày 27-6-2013, 24 trang. 
2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao 
động - Xã hội. 
3. Nguyễn Hồng Giang, Lưu Thanh Đức Hải (2011), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Tạp chí khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ, 19b, tr.85-96. 
4. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình marketing du lịch, Nxb Tổng hợp Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
5. Trần Thị Mai (chủ biên), Vũ Hoài Phương, La Anh Hương, Nguyễn Khắc Toàn 
(2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 
6. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - 
Thiết kế và thực hiện, Nxb Lao động - Xã hội. 
7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS (tập 1), Nxb Hồng Đức. 
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS (tập 2), Nxb Hồng Đức. 
9. Phạm Lê Thảo (2006), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển 
bền vững, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
10. Cao Hào Thi (2012), “Tương quan và hồi quy tuyến tính”, 
 9 
trang, truy cập ngày 2-11-2012. 
11. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Trọng Đức, 
Vũ Đình Hòa, Lê Văn Tin (2010), Địa lí du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
12. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục. 
13. Chen Y., Zhang H., Qiu L. (2012), A Review on Tourist Satisfaction of Tourism 
Destinations, Proceedings of 2nd International Conference on Logistics, Informatics 
and Service Science, DOI 10.1007/978-3-642-32054-5-83, 593-604. 
14. Oliver L., R. (1980), A Cognitive Model of the Antecedents and Consequences of 
Satisfaction Decisions, Journal of Marketing Research, Vol. 17, No. 4, pp. 460-469. 
15. Tribe J., Snaith T. (1998), From SERVQUAL to HOLSAT: holiday satisfaction in 
Varadero, Cuba, Tourism Management, 19 (1), 25-34. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 27-9-2013; ngày phản biện đánh giá: 27-10-2013; 
ngày chấp nhận đăng: 22-11-2013) 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_hai_long_cua_du_khach_noi_dia_doi_voi_du_lic.pdf