Đánh giá thực trạng chính sách đầu tư thủy sản 2006- 2012 và đề xuất cải thiện chính sách đầu tư thủy sản tỉnh Bình Định 2013 – 2020

Tóm tắt Đánh giá thực trạng chính sách đầu tư thủy sản 2006- 2012 và đề xuất cải thiện chính sách đầu tư thủy sản tỉnh Bình Định 2013 – 2020: ... QN, Quy Nhơn; TS, Tây Sơn; VT, Vĩnh Thạnh; TT, Toàn tỉnh; GC, Ghi chú; 1-9: thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. 709 Qua bảng 3, cho ta thấy hầu hết ngư dân đều rất quan tâm đến các chính sách thuỷ sản. Chính sách được ngư dân quan tâm nhiều nhất là chính sách thị trường, tiêu thụ sản phẩm, bình ... ăn, dầu máy 81,71 B CS đất đai, mặt nước 87,80 B CS hỗ trợ kỹ thuật 79,27 B CS vệ sinh, dịch tễ 68,29 C CS vay vốn, tín dụng 64,63 C CS bao tiêu sản phẩm 60,98 C CS thương mại 37,80 D CS an toàn thực phẩm 36,59 D CS đào tạo nghề 20,73 D CS lao động 14,63 D Chú giải: A: Tác động ... sở hạ tầng cho sản xuất - Hỗ trợ cho ngư dân đóng mới tàu thuyền, trang bị các thiết bị đi biển phục vụ cho khai thác cá ngừ đại dương. Khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư - Tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA cho các dự án...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng chính sách đầu tư thủy sản 2006- 2012 và đề xuất cải thiện chính sách đầu tư thủy sản tỉnh Bình Định 2013 – 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa phát huy tác dụng, thị trường, 
giá cả còn thả nổi, người dân tự đương đầu với giá cả bấp bênh nên dẫn đến lợi nhuận từ sản 
xuất của người dân chưa cao so với công sức lao động của họ bỏ ra. 
Chính sách giống: chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con ngư dân, còn nhiều bất cập. 
Chính sách phòng trừ dịch bệnh: phòng dịch dập dịch tốt, nhà nước cũng cấp đầy đủ và kịp 
thời thuốc vacxin, nhưng thiết bị công cụ là chưa đầy đủ. 
Chính sách bao tiêu sản phẩm đối với địa phương là chưa có, chủ yếu là qua các tư thương 
còn chính quyền địa phương chưa đứng ra làm đầu mối bao tiêu cho nhân dân. 
Chính sách đào tạo nhân lực của địa phương có tác động tốt, đặc biệt đào tạo nghề cho nông 
dân. Các hộ thuỷ sản với nghề đánh bắt xa bờ, họ mong muốn đào tạo các thuyền viên, thợ 
sửa chữa máy và sử dụng các trang thiết bị trên biển đảm bảo an toàn. 
Tác động của chính sách đến môi trường đầu tư trong lĩnh vực thủy sản 
Tác động của các chính sách đến môi trường đầu tư sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình 
Định là rất lớn nhưng không đồng đều ở các nhóm chính sách khác nhau. Qua khảo sát số liệu 
bảng 5 cho thấy, các chính sách về thị trường, giá cả, chính sách con giống và chính sách hỗ 
trợ rủi ro là những nhóm có tác động rất mạnh (>90%) đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 
hộ gia đình. Tiếp đến, các nhóm chính sách có tác động mạnh là chính sách hỗ trợ vật tư, thức 
ăn, dầu máy, chính sách đất đai, mặt nước, chính sách hỗ trợ kỹ thuật (>70%). Ba nhóm chính 
sách về vệ sinh, dịch tễ; vốn, tín dụng và bao tiêu sản phẩm tác động ở mức độ trung bình 
(>60%).Tuy nhiên, cũng có một số chính sách ít tác động như chính sách thương mại, an toàn 
thực phẩm, đào tạo nghề và chính sách lao động (<40%). 
711
Bảng 5. Tác động của chính sách đến môi trường đầu tư ngư nghiệp 
Các chính sách Tỷ lệ tác động 
(%) 
Mức độ tác động 
CS thị trường, giá cả thuỷ sản 97,56 A 
CS con giống 92,68 A 
CS hỗ trợ rủi ro 95,12 A 
CS hỗ trợ vật tư, thức ăn, dầu máy 81,71 B 
CS đất đai, mặt nước 87,80 B 
CS hỗ trợ kỹ thuật 79,27 B 
CS vệ sinh, dịch tễ 68,29 C 
CS vay vốn, tín dụng 64,63 C 
CS bao tiêu sản phẩm 60,98 C 
CS thương mại 37,80 D 
CS an toàn thực phẩm 36,59 D 
CS đào tạo nghề 20,73 D 
CS lao động 14,63 D 
Chú giải: A: Tác động rất mạnh; B: Tác động mạnh; C: Tác động trung bình; D: ít tác động 
Đánh giá chung về chính sách cải thiện và thu hút môi trường đầu tư thủy sản trong giai 
đoạn 2006 - 2012 
Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu cho thấy có nhiều ý kiến cho rằng các cấp 
lãnh đạo, các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến, triển khai 
thực hiện chính sách, thu hút các hoạt động đầu tư kinh doanh vào nông nghiệp. Trong 94 
người được phỏng vấn, có 33 người trả lời có ảnh hưởng rất quan trọng (35,11%), 38 người 
trả lời có quan trọng ( 40,43%), 17 người trả lời bình thường (18,08%), 6 người trả lời không 
quan trọng (6,38%). 
Từ các thông tin thu thập được (53 phỏng vấn sâu, 41 phỏng vấn bán cấu trúc và 32 nghiên 
cứu trường hợp) thì hầu hết các doanh nghiệp, cán bộ tham gia đã nhận thức tốt về tác động 
của chính sách đến phát triển thuỷ sản (94,74%). Các nhóm đối tượng phỏng vấn này đều có 
những nhận định chung về cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư thủy sản ở Bình 
Định trong giai đoạn 2006 -2012 như sau: 
Chính sách hỗ trợ sản xuất như chính sách hỗ trợ giống, chính sách hỗ trợ dầu cho ngư dân 
khai thác thuỷ sản xa bờ, chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh thuỷ sản, chính sách tín dụng, 
chính sách khắc phục thiên tai và đầu tư có vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đến phát 
triển ngành thủy sản. 
Các chính sách bị coi là ít có tác động hoặc ít phát huy tác dụng như chính sách giá cả thị 
trường, chính sách bao tiêu sản phẩm, chính sách an toàn thực phẩm, thú y thủy sản, sự liên 
kết 4 nhà (nông, khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý). 
Các chính sách tác động không đồng đều lên các cụm dân cư khác nhau do trình độ nhận thức 
của cán bộ và người dân, do đặc thù kinh tế, do khả năng triển khai thực hiện của các địa 
phương và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của họ. 
Một số chính sách có thể thích hợp với địa phương này nhưng không thích hợp với các địa 
phương khác hoặc cần có các giải pháp cụ thể đi kèm mới có thể thực hiện được. 
Môi trường đầu tư còn thiếu các yếu tố có sức hấp dẫn như hành lang pháp lý chưa vững chắc, 
chưa có chính sách ưu đãi, chính sách bảo hộ và các gói kích cầu trong đầu tư, thiếu tính ổn 
định và bền vững. 
Khả năng thích ứng và năng lực cạnh tranh của nông hộ sản xuất thấp, có những mặt hàng xây 
dựng thương hiệu nhưng kinh doanh lại không cạnh tranh được. Hoạt động kinh doanh của 
712
các doanh nghiệp chưa được phát huy mạnh mẽ, cần phải có các chính sách kích cầu và đào 
tạo doanh nhân để họ có khả năng xây dựng các doanh nghiệp nông nghiệp có năng lực. 
Môi trường đầu tư vẫn chưa có do điều kiện cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn 
còn hạn chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được tiềm năng sẵn có của 
tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp khai thác và chế biến thuỷ sản 
Đề xuất cải thiện chính sách thu hút môi trường đầu tư phát triển thủy sản tỉnh Bình 
Định (2013 - 2020) 
Thông qua các kết quả nghiên cứu, khảo sát các nhóm đối tượng khác nhau về thực trạng cơ 
chế chính sách trong thu hút đầu tư thủy sản ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2012, chúng tôi 
đã thống nhất với các cơ quan ban ngành liên quan đẻ đưa ra các khuyến nghị và giải pháp 
chính sách nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư phát triển giai đoạn 2013-2020 như sau: 
Khuyến nghị chính sách 
Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ 
- Rà soát, bổ sung, thay đổi chính sách phát triển thủy sản 
- Xem xét ban hành các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn và các cơ sở sản xuất 
- Đối thoại chính sách nông nghiệp. 
- Kiểm tra việc thực hiện chính sách, cơ chế đầu tư phát triển nông nghiệp 
- Tăng ngân sách cho phát triển thủy sản 
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, từ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đến lao động nghề 
nông thôn theo hướng phát triển lâu dài và thích ứng với biến đổi khí hậu. 
Kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
- Chính sách giống nông nghiệp, ưu tiên các giống chủ lực 
- Đầu tư ngân sách xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch sản xuất Nông- Lâm - Ngư 
nghiệp cấp huyện. 
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực và áp dụng khoa học kỹ thuật 
- Nâng cao nhận thức về sản xuất và thu hút đầu tư phát triển thủy sản 
- Đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên 
Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bình Định 
- Xây dựng và phát triển chính sách tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường 
- Quy hoạch và sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng 
- Chính sách ưu đãi vốn cho sản xuất thủy sản 
- Chính sách đào tạo nghề cho ngư dân và tăng cường đội ngũ cán khoa học kỹ thuật 
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp 
Đề xuất mặt hàng chủ lực thủy sản đến năm 2020 
Xây dựng ngành hàng thuỷ sản có thương hiệu tốt 
- UBND tỉnh đề xuất Bộ Công thương tổ chức các Hội nghị thương mại nhằm khơi thông thị 
trường xuất khẩu sản phẩm chủ lực là cá ngừ đại dương. 
- Có chính sách đầu tư các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản. Bước đầu, Bộ 
Công thương hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác ở nước ngoài. 
- Có chương trình của Chính phủ hỗ trợ các địa phương tổ chức “Hội nghị gợi mở, tìm ra cơ 
chế, tháo gỡ khó khăn cho ngư dân và doanh nghiệp, từng bước thúc đẩy xuất khẩu ổn định”. 
- Tỉnh Bình Định sớm triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn vay cho ngư dân và doanh 
nghiệp khai thác đóng mới tàu có công suất lớn hay tàu vỏ sắt để khai thác cá ngừ đại dương. 
- Tập trung xây dựng chính sách an toàn biển cho ngư dân khai thác, đặc biệt cho nhóm khai 
thác xa bờ. 
- Tăng cường huấn luyện kỹ thuật khai thác, tổ chức các khóa đào tạo thuyền trưởng và máy 
trưởng. 
- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhiên liệu theo quyết định của chính phủ về việc hỗ trợ giá 
dầu cho ngư dân khai thác, giảm thủ tục và đơn giản hóa quy trình hỗ trợ. 
713
Các giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển mặt hàng chủ lực 
Nguyên tắc đề xuất các giải pháp cải thiện cơ chế chính sách 
- Tạo bước đột phá mới về cơ chế, chính sách của địa phương, nhằm tăng khả năng khai thác 
các nguồn lực cho nông nghiệp và thủy sản, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về an ninh lương 
thực và hội nhập WTO. 
- Đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát triển tối đa các nguồn lực địa phương và có 
tính cạnh tranh cao, tìm kiếm nguồn lực từ bên ngoài. 
- Bảo đảm đồng bộ và đầy đủ các điều kiện triển khai, bảo đảm lợi ích của tổ chức, cá nhân 
tham gia đầu tư các dự án phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. 
Các nhóm giải pháp cải thiện chính sách 
Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ 
- Có chính sách củng cố hệ thống chợ đầu mối và thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho 
người dân. Đầu tư 1 phần vốn cho doanh nghiệp xây dựng các trạm thu mua. 
- Chính sách hỗ trợ các HTX hay các Trung tâm thúc đẩy mua bán sản phẩm ở các địa 
phương theo chuỗi sản phẩm, chú ý truy suất nguồn gốc cá ngừ đại dương. 
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất 
- Hỗ trợ cho ngư dân đóng mới tàu thuyền, trang bị các thiết bị đi biển phục vụ cho khai thác 
cá ngừ đại dương. 
Khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư 
- Tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước, 
vốn ODA cho các dự án thuộc lĩnh vực thủy sản 
- Khuyến khích huy động các nguồn vốn khác trong khu vực dân cư và doanh nghiệp, vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài cho các dự án đầu tư cho thủy sản 
- Với một số doanh nghiệp hoạt động sơ chế/ chế biến sản phẩm được phép sử dụng lợi nhuận 
trước thuế để đầu tư các công trình phục vụ sản xuất và hệ thống xử lý chất thải. 
Nhóm các cơ chế chính sách khuyến khích về nguồn nhân lực 
- Cần đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với các 
đề án, chương trình sản xuất cụ thể và cơ sở, doanh nghiệp đào tạo nghề được ưu đãi không 
có thuế giá trị gia tăng trong các dịch vụ đào tạo nghề. 
- Nghiên cứu ban hành các chính sách và chế độ đãi ngộ đặc thù; bảo đảm cuộc sống vật chất 
và tinh thần đầy đủ cho các cán bộ, công nhân viên phục vụ trong lĩnh vực thủy sản. 
- Có cơ chế, chính sách đặc thù thu hút nhân lực có trình độ tham gia vào quản lý, hoạt động 
trong lĩnh vực thủy sản nhất là các vùng núi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tỉnh hỗ trợ kinh 
phí 100 % cho các tổ chức gửi cán bộ đi đào tạo chất lượng cao ở các trường đại học và viện 
nghiên cứu quốc gia. 
Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ 
- Hàng năm trung ương/địa phương dành ngân sách thoả đáng cho việc nghiên cứu, ứng dụng 
các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thủy sản, nghiên cứu đưa vào áp dụng các thành tựu 
khoa học đặc biệt là các khoa học kỹ thuật trên biển nhằm hỗ trợ người dân khai thác cá ngừ 
đại dương trên biển ngày càng hiệu quả và an toàn hơn. 
- Có cơ chế hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học 
và công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo hướng sản xuất sạch hơn và 
bền vững. 
- Hỗ trợ 100 % kinh phí xin nhận chuyển giao công nghệ trong thủy sản, cần có sửa đổi chính 
sách theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thanh quyết toán về các 
nguồn tài chính này và nên khoán theo sản phẩm. 
714
- Phát triển hợp tác quốc tế, khu vực và trong nước về nghiên cứu, trao đổi khoa học công 
nghệ và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ tìm kiếm nguồn lực khoa học công nghệ phát triển ngành 
thủy sản 
Hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp 
Hỗ trợ về chính sách thuế doanh nghiệp, giảm 50% thuế doanh thu cho các doanh nghiệp, 
giảm thuế suất trong các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn trực tiếp với lợi ích của người 
nông dân, thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia. 
Hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp dưới 
mức lãi trần của ngân hàng hoặc không lãi suất đối với các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất 
nông nghiệp có tính cạnh tranh cao hay các mặt hàng chủ lực của tỉnh. 
Khuyến khích liên kết của 4 nhà theo QĐ80/TTg 
Có cơ chế chính sách đẩy mạnh phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới vì HTX là mô hình lý 
tưởng để gắn kết của 4 nhà trong phát triển nông nghiệp nông thôn. 
Cần xây dựng chiến lược quốc gia cho các mặt hàng thủy sản chủ lực và ưu tiên đặc thù của 
từng địa phương để tăng tính liên kết của 4 nhà trong chuỗi giá trị sản phẩm. 
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tàu cá thông qua hỗ trợ giá sản phẩm khai thác theo sản lượng 
và hỗ trợ tiền dầu. Tỉnh đề xuất Bộ NN và PTNT thay đổi quy trình hỗ trợ tiền dầu, giao Chi 
cục Kiểm ngư xác nhận và theo dõi, cân đối thay cho việc xác nhận cả Công an Biên phòng 
và Vùng 4 Hải quân. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được các kết quả như sau: 
Các chính sách thu hút đầu tư thủy sản đang đi dần vào cuộc sống và có ảnh hưởng ngày càng 
sâu sắc đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân trong các ngành sản xuất thủy 
sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Có rất nhiều chính sách đã có những tác động hết sức tích cực 
đến sản xuất như: chính sách hỗ trợ giống, chính sách hỗ trợ dầu cho ngư dân khai thác thuỷ 
sản xa bờ, chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch thuỷ sản, chính sách tín dụng, chính sách khắc 
phục thiên tai và các chính sách khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, một số chính sách tác động 
chưa thật sự hiệu quả và vẫn còn rất nhiều bất cập đặc biệt là trong công tác triển khai, tuyên 
truyền và thực hiện các chính sách đến tận người dân và doanh nghiệp. Các chính sách ít có 
tác động hoặc ít phát huy tác dụng như chính sách giá cả thị trường, chính sách bao tiêu sản 
phẩm, chính sách an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, sự liên kết 4 nhà (nông, khoa học, doanh 
nghiệp và nhà quản lý). 
Người dân vẫn còn rất bị động trong tiếp cận chính sách, hầu hết đều rất bở ngỡ đối với việc 
phản biện và phân tích các chính sách liên quan đến sản xuất mà chủ yếu chỉ đang thực hiện 
một các thụ động theo hướng dẫn của các cán bộ địa phương. 
Môi trường đầu tư vẫn chưa có do điều kiện cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn 
còn hạn chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa khai thác được tiềm năng sẵn có của 
tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp khai thác và chế biến thuỷ sản. Vì vậy, môi trường cạnh tranh 
nông nghiệp – thủy sản Bình Định vẫn chưa đủ năng lực canh tranh với các địa phương khác 
cũng như trong khu vực và quốc tế. 
Các địa phương và tỉnh xác định mặt hàng chủ lực cho phát triển thủy sản của Bình Định là cá 
ngừ đại dương. Toàn tỉnh tập trung mọi nguồn lực thiết lập các cơ chế chính sách tốt nhất hỗ 
trợ cải thiện môi trường đầu tư và phát triển mặt hàng thành mặt hàng thế mạnh của tỉnh,bao 
gồm các nhóm chính sách: Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ, Tăng cường đầu tư cơ sở hạ 
tầng cho sản xuất, Khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích về nguồn nhân 
lực, Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, Hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp, Khuyến 
715
khích liên kết của 4 nhà theo QĐ80/TTg,  theo thứ tự ưu tiên và tính cấp thiết của các nhóm 
chính sách này đối với thực tế sản xuất tại địa phương. 
Kiến nghị 
Đề nghị các cấp sớm đệ trình và ban hành các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp 
phát triển sản xuất và tăng cường đầu tư trong thủy sản nhằm tạo ra môi trường đầu tư hiệu 
quả, thông thoáng, tạo động lực cho sự phát triển của ngành. 
Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách một cách rõ rành, nhất quán, triển khai 
thực hiện một cách quyết liệt nhanh chóng nhằm tạo đà phát triển nhanh và bền vững cho các 
thành phần kinh tế tham gia vào xây dựng, hoàn thiện và phát triển môi trường đầu tư thủy 
sản ở Bình Định sớm đưa Bình Định trở thành một địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế 
thủy sản, đặc biệt là phát triển mặt hàng cá ngừ đại dương trở thành mặt hàng mang lại 
thương hiệu cho tỉnh. 
Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách đến người dân thông qua nhiều kênh tuyên 
truyền khác nhau sao cho hiệu quả tuyên truyền ngày càng cao nhưng vẫn đảm bảo được tính 
chính xác của chính sách. 
Tăng cường các hoạt động vận động xây dựng, phân tích và phản biện chính sách từ ngươi 
dân để xây dựng các nhóm chính sách mang lại tính khả thi và tính hiệu quả cao. Cần tăng 
cường công tác kiểm tra, lấy ý kiến các chính sách đã ban hành để sớm có các điều chỉnh phù 
hợp với tình hình thực tế tại các địa phương khác nhau. 
Công tác tổ chức thực hiện các chính sách cần được thực hiện một các đồng bộ, rõ ràng tránh 
sự hiểu sai chính sách dẫn đến sự chậm trễ trong thự hiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ NN&PTNT (2011). Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BNN-BQP-BTC ngày 14/3/2011 
của liên bộ Nông nghiệp, Quốc phòng và Tài chính về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ 
khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. 
Bộ NN&PTNT (2012). Công văn 2870/BNN-TY chủ động ngân sách địa phương để cung 
ứng hóa chất Chlorine phòng chống dịch bệnh thủy sản, Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2012 
Bộ Thủy sản (2000), Chỉ thị 05/2000/CT-BTS về biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả các dự 
án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ năm 2000. 
Bộ tư lệnh vùng 2 Quân chủng Hải quân (2012), Công văn số 470/BTL-QL, ngày 04/4/2012 
của Bộ tư lệnh vùng 2 Quân chủng Hải quân về thông báo con dấu của các Nhà giàn trên 
vùng biển DK1 do vùng 1, 2, 3, 4 Hải quân quản lý. 
Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của chính phủ về chính sách khuyến khích doanh 
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn 
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII 
Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015”. 
Nghị định về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư, 102/2012/NĐ-CP. ngày 29 tháng 11 năm 
2012. 
Quyết định của chính phủ số 14 – CP ngày 02/3/1993 ban hành bản quy định về chính sách 
cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển Nông – Lâm – Ngư – Diêm nghiệp và kinh tế nông 
thôn. 
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu 
thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng 
Quyết định 965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định 
số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu 
số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và ngư dân. 
Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ ngư dân 
tính đến ngày 7/7/2008 
716
Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ 
chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt 
hại do thiên tai, dịch bệnh 
Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính 
sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các 
vùng biển xa. 
Quyết định số 1844/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất hóa chất Chlorine dự trữ 
quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh thủy sản, ngày 05 tháng 10 năm 2010 
UBND tỉnh Bình Định (2002), Chính sách về chuyển đổi đất, mặt nước và cát ven biển sang 
nuôi tôm. (Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-UB ngày 15/5/2002 của UBND 
tỉnh). 
UBND tỉnh Bình Định (2010). Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 7 năm 
2010; V/v điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức 
được cử đi học và một số chính sách đào tạo cán bộ khoa học – công nghệ trình độ cao. 
UBND tỉnh Bình Định (2010). Quyết định số 2707/QĐ-CTUBND về việc phê duyệt Dự án 
Phát triển giống thủy sản giai đoạn 2010-2015 tỉnh Bình Định. 
UBND tỉnh Bình Định (2012). Quyết định số 45/2002/QĐ-UB ngày 15/5/2002 của UBND 
tỉnh; V/v Ban hành quy định một số chính sách đào tạo cán bộ khoa học – công nghệ trình độ 
cao tỉnh Bình Định. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_chinh_sach_dau_tu_thuy_san_2006_2012_va.pdf
Ebook liên quan