Đề cương ôn tập môn Pháp luật đại cương

Tóm tắt Đề cương ôn tập môn Pháp luật đại cương: ... loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với mọi chủ thế khi họ vi phạm pháp luật dân sự. - Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp, áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên của cơ quan xí nghiệp mình khi họ vi phạm nội quy, quy chế của nội ...a án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Giai đoạn này có nhiệm vụ kiểm tra lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, sửa chữa những sai lầm mà có thể tòa án sơ thẩm mắc phải. Giai đoạn này là giai đoạn ...âu 15: Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ đề, hình thức, nội dung ký kết hợp đồng dân sự. * Hợp đồng dân sự: - Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mua, bán, thuê, mượn, tặng, cho, làm một việc hoặc không làm một việc, hay các thỏa thuận khác...

doc22 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Pháp luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o những người khác sau khi mình chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện. Người lập di chúc phải đạt những độ tuổi về khả năng làm hành vi thì di chúc mới có hiệu lực pháp luật. Người lập di chúc chỉ có thể là công dân và phải có tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu hợp pháp của mình. 
* Người lập di chúc có những quyền sau:
- Chỉ định người thừa kế ( điều 651- của bộ luật dân sự ) và có quyền truất quyền hưởng di sản của người được thừa kế.
- Có quyền phân định khối tài sản cho từng người.
- Có quyền dành một khối tài sản để thờ cúng.
- Giao nghĩa vụ thừa kế trong phạm vi tài sản. 
- Có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản và người phân chia tài sản.
- Có quyền sủa chữa, thay đổi, bổ sung, thay đổi di chúc.
- Người được hưởng thừa kế theo di chúc: Nếu là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm thừa kế, chết trước và chết cùng không được hưởng. Nếu là tổ chức thì cũng phải tồn tại trong thời điểm mở thừa kế và phân chia tài sản.
- Những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc gồm: mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khái niệm hành vi và lao động, những người ấy được hưởng 2/3 một suất được chia theo pháp luật.
Câu 15: Hợp đồng dân sự là gì? Phân tích chủ đề, hình thức, nội dung ký kết hợp đồng dân sự.
* Hợp đồng dân sự: 
- Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mua, bán, thuê, mượn, tặng, cho, làm một việc hoặc không làm một việc, hay các thỏa thuận khác nhau mà trong đó có một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
* Chủ thể của hợp đồng dân sự: 
Theo pháp luật dân sự thì chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
- Cá nhân:
+ Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi được phép tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và tự mình chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó.
+ Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, được ký kết các hợp đồng nếu tự mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó. 
+ Cá nhân dưới 16 tuổi tham gia các hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu tối thiểu của mình.
- Các pháp nhân là chủ thề của hợp đồng dân sự.
+ Một tổ chưc có tư cách pháp lý phải có đủ các điều kiện sau đây. Có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
+ Khi tham gia ký kết hợp đồng dân sự, các bên phải tuân thủ nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Không bên nào ép buộc bên nào trong việc ký kết và trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Hình thức ký kết hợp đồng dân sự:
+ Hình thức miệng : Các điều khoản của hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng. Sau khi các bên đã thống nhất với nhau về nội dung của hợp đồng bằng miệng, các bên sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng.
+ Hình thức viết: Khi ký hợp đồng, các bên thỏa thuận và thống nhất về nội dung chi tiết của hợp đồng, sau đó lập văn bản viết tay hoặc đáng máy. Các bên cần phải ký tên mình hoặc đại diện hợp pháp ký tên vào văn bản đã lập
+ Hình thức văn bản có chứng nhận: Đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định phải có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước như hợp đồng mua bán nhà ở, buộc các bên phải đến cơ quan công chứng để chứng thực.
+ Các bên của hợp đồng có thể tự mình trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng hoặc ủy quyền cho người khác thay mặt mình ký kết và thực hiện hợp đồng. 
- Nội dung ký kết hợp đồng dân sự:
+ Điều khoản cơ bản : gồm các thỏa thuận cần thiết phải có trong hợp đồng mà nếu thiếu nó thì hợp đồng không được ký kết VD : đối tượng, giá trị của hợp đồng,..
+ Điều khoản thông thường : loại điều khoản này đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Các bên có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận, nhưng bắt buộc phải thực hiện. VD : những nghĩa vụ cụ thể của bên thuê nhà.
+ Điều khoản tùy nghi : Đối với một nghĩa vụ các bên có thể thỏa thuận hai hay nhiều cách thức để thực hiện. Bên có nghĩa vụ có thể lựa chọn các dễ dàng, phù hợp với mình để thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, Luật đã quy định về một nghĩa vụ nào đó những các bên có thể thỏa thuận khác với quy định đó, tuy nhiên không được ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội.
- Khi ký kết hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận từng điều khoản của hợp đồng để cùng nhau thống nhất về nội dung của hợp đồng. Các bên không được dùng quyên lực, địa vị xã hội,  để ép bên kia ký kết hợp đồng. Các điều khoản mà các bên thỏa thuận phải phù hợp với phong tục tập quán, pháp luật, đảm bảo lợi ích riêng và lợi ích chung của xã hội.
Câu 16: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự và trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
* Khái niệm: 
- Là ngành luật trong pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình tòa án giải quyết vụ án dân sự.
* Đối tượng: 
- Là những quan hệ xã hội giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình tòa án giải quyết vụ án dân sự. các quan hệ phát sinh phổ biến nhất ở tất cả các vụ án dân sự là quan hệ giữa tòa án và dân sự. Quan hệ giữa viện kiểm soát với những người tham gia tố tụng chỉ phát sinh ở những vụ án viện kiểm sát tham gia điều tra vụ án.
* Phương pháp điều chỉnh:
- Quyền uy và cưỡng chế, quyền uy và hòa giải .
* Thủ tục giải quyết vụ án dân sự :
* Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự: 
- Khởi kiện, khởi tố vụ án là giai đoạn đầu của tố tụng dân sự thông qua việc khởi kiện khởi tố phát sinh vụ án dân sự tại tòa án.
- Quyền khởi kiện vụ án dân sự thuộc về cá nhân pháp nhan hoặc chủ thể khác có quyền lợi bị xâm phạm
- Quyền khởi tố vụ án dân sự thuộc về viện kiểm sát
- Lập hồ sơ vụ án: Lập hồ sơ thuộc trách nhiệm của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Để lập hồ sơ vụ án thẩm phán có thể tiến hành các biện pháp điều tra sau: 
+ Lập lời khai của đương sự, người làm chứng về những vấn đề cần thiết.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước tổ chức xã hội hữu quan hoặc công dân cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án
+ Xem xét tại chỗ .
+ Trưng cầu giám định.
+ Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng định giá tài sản có tranh chấp.
- Hòa giải vụ án: Là một thủ tục tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án tòa án tiến hành hòa giải để giúp đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ những việc sau:
+ Hủy việc kết hôn trái pháp luật.
+ Đòi bồi thường thiệt hại tài sản của nhà nước.
+ Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật.
+ Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết.
+ Những việc khiếu nại về danh sách cử tri.
- Phiên tòa sơ thẩm:
+ Thủ tục bắt đầu phiên tòa.
+ Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
+ Tranh luận tại phiên tòa.
+ Nghị án và tuyên án.
- Thủ tục phúc thẩm: Là thủ tục tố tụng dân sự trong đó có tòa án cấp trên xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo kháng nghị:
+ Khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm tòa án phúc thẩm có quyền.
+ Giữ nguyên bản án, quyết định.
+ Sửa bản án, quyết định.
+ Hủy bản án quyết định để xét xử lại.
+ Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
+ Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay.
- Thủ tục tái thẩm: Là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự trong đó tòa án có thẩm quyền xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Các bản án quyết định của tòa án đã có hiệu lực bị kháng nghị khi có một trong những căn cứ sau:
+ Việc điều tra không đầy đủ.
+ Kết luận trong bản án quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
+ Có sai lầm nghiêm trọng việc áp dụng pháp luật.
- Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị đối với bản án quyết định của tòa án các cấp. Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao, Phiên tòa giám đốc thẩm không được mở công khai. Tại phiên tòa một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày nội dung cụ án nội dung kháng nghị kiểm sát viên trình bày ý kiến kháng nghị. Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định.
- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền :
+ Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 
+ Giữ nguyên bản án quyết định đúng pháp luật của tòa án cấp dưới đã bị hủy bỏ hoặc bị sửa
+ Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật 
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án 
- Thi hành án dân sự: Là thủ tục của tố tụng dân sự, trong đó tòa án có thẩm quyền xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì mới phát hiện được những tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi có một trong những căn cứ sau:
+ Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết đã xác định được lời khai của người làm chứng kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ rang không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng
thẩm phán hội thẩm nhân dân kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc tình tiết kết luận.
Câu 17: Thừa kế là gì? Phân tích những nội dung chính của thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ luật dân sự (lấy ví dụ minh họa).
* Thừa kế :
- Theo quy định tại bộ luật dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.
- Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khu còn sống.
* Những nội dung chính của thừa kế theo pháp luật được quy định tại Bộ luật dân sự:
- Là việc để lại tài sản của người chết cho những người thừa kế không phải theo di chúc, mà theo quy định của pháp luật về thừa kế. 
- Theo quy định Điều 678 Bộ luật dân sự thì việc thừa kế theo luật áp dụng trong các trường hợp sau: 
+ Không có di chúc.
+ Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, không còn ai vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà họ không có quyền hưởng di sản hoặc tự họ từ chối quyền hưởng di sản.
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc phần đi sản liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Pháp luật thừa kế nước ta chia những người thuộc diện thừa kế theo luật làm 3 hàng sau:
+ Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, bố, mẹ(đẻ nuôi), con(đẻ, nuôi)
+ Hàng thứ 2: Ông, bà( nội, ngoại), anh chị em ruột của người chết.
+ Hàng thứ 3: Các anh chị em ruột của bố, mẹ người chết, các con của anh chị em ruột của người chết.
- Thừa kế thế vị : Theo nguyên tắc thì người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, những pháp luật về thừa kế của nước ta còn quy định trường hợp.
- Khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng (nếu còn sống) nếu cháu cũng bị chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà người cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống .
- Theo hướng dẫn của hội đông thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì cháu, chắt trở thành người thừa kế thế vị của ông, bà, cụ phải còn sống vào thời điểm ông, bà, cụ của họ chết.
- Trường hợp cháu chắt sinh ra khi ông bà cụ chết nhưng đã thành thai trước khi ông, bà, cụ chết thì cũng được coi là thừa kế thế vị của ông, bà, cụ của họ.
- Trước khi chia phần di sản thừa kế những người được thừa kế phải thanh toán những khoản theo thứ tự sau:
+ Tiền chi phí mai táng cho người chết, tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, tiền thuế, tiền phạt, các món nợ Nhà nước, các món nợ của công dân, pháp nhân, chi phí cho việc bảo quản di sản.
Câu 18: Doanh nghiệp và kinh doanh là gì ? Trình bày khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
* Doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế có tên gọi riêng tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
* Kinh doanh: Là việc thực hiện số 1 các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
* Khái niệm của doanh nghiệp nhà nước:
- Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, do nhà nước thành lập và quản lý và nhằm mục đích hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội nhà nước giao.
* Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước: 
- Quyền của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng và quản lý tài sản được nhà nước cấp phát là một vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức phức tạp, liên quan đến các quyền năng xuất phát từ sở hữu nhà nước trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Có khả năng hưởng các quyền và chịu các nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình giới hạn vi tài sản do doanh nghiệp quản lý.
- Doanh nghiệp nhà nước có quyền nâng nhất định đối với tài sản thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn dó nhà nước giao.
* Khái niệm của doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có số vốn lơn hơn hoặc bằng vốn pháp định do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
* Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân: 
- Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân nếu có đủ các điều kiện luật định . 
- Quá trình thành lập đăng ký kinh doanh giải thể thay thế phá sản doanh nghiệp tư nhân tiến hành theo một trình tự nhất định theo luật định.
- Trong các hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân hành động nhân danh doanh nghiệp. 
- Nhưng, khác với các loại hình doanh nghiệp khác doanh nghiệp tư nhân không có tài sản riêng tách ra khỏi tài sản của chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn, bị đơn trước tòa án và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình cho những nợ nần của doanh nghiệp. 
- Doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân Việt Nam 
Câu 19 : Doanh nghiệp và kinh doanh là gì ? Trình bày khái niệm, đặc điểm của hợp tác xã và công ty.
* Doanh nghiệp:
- Là một tổ chức kinh tế có tên gọi riêng tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Kinh doanh là việc thực hiện số 1 các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
* Khái niệm hợp tác xã:
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế do những người lao động có lợi ích kinh tế chung tự nguyện cùng góp vốn góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
* Đặc điểm hợp tác xã: 
- Tự nguyện gia nhập và ra khỏi hợp tác xã : mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện theo quy định của luật này, tán thành điều lệ hợp tác xã đều có thể trở thành xã viên hợp tác xã, xã viên có quyền ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
- Quản lý dân chủ và bình đẳng xã viên hợp tác xã có quyền tham gia, quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.
- Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh dịch vụ tự quyết định và phân phối thu nhập.
- Chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích xã hội và sự phát triển của hợp tác xã sau khi làm song nghĩa vụ nộp thuế.
- Hợp tác xã và phát triển cộng đồng: Xã viên phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức trong việc phát triển hợp tác xã và trong cộng đồng xã hội hợp tác giữa các hợp tác xã với nhau ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
* Khái niệm công ty:
- Khác với doanh nghiệp tư nhân khi mà hai hoặc nhiều nhà kinh doanh hợp vốn với nhau cùng kinh doanh với một mục đích chung, công ty là một hình thức tổ chức kinh tế do hai hoặc nhiều cá thể thành lập với nguyên tắc cùng góp vốn, cùng hương lợi và phân chia rủi ro.
*Đặc điểm công ty: 
- Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế hàng hóa, xuất hiện nhiều hình thức công ty với hình thức khác nhau. 
- Có hai hình thức công ty đó là công ty đối nhân và công ty đối vốn:
+ Trong công ty đối nhân, yếu tố “hợp sức ”của các thành viên là quan trọng.
+ Các thành viên do có sự quen biết tín nhiệm nên liên kết kinh doanh với nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động kinh doanh của công ty. 
+ Sự tồn tại của công ty vì thế phụ thuộc vào nhan thân các thành viên, do đó công ty đối nhân thường không có tư cách pháp nhân. 
+ Các công ty đối nhân thường gặp là các công ty được lập theo dân luật, công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. 
- Luật Việt nam hiện hành ghi nhận sự tồn tại của công ty đối nhân dưới hai dạng: nhóm kinh doanh và tổ hợp tác.
- Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn là loại hình mà sự quen biết tín nhiệm giữa các thành viên không là yếu tố quyết định mà phần vốn góp và sự phân chia lời lãi tương ứng với vốn góp trờ thành một đặc điểm đặc trưng. 
- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi nhân thân của các thành viên. Một số tổ chức kinh tế mới được hình thành độc lập với các thành viên sáng lập ra nó. 
- Công ty đối vốn có tài sản riêng có cơ quan đại diện riêng trong quan hệ với những bên thứ 3 chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào thành lập công ty.
Câu 20: Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình. Phân tích những điều kiện kết hôn được quy định tại luật hôn nhân và gia đình.
* Khái niệm: 
- Luật hôn nhân và gia đình là ngành luật trong hệ thống pháp luật tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân than và tài sản 
* Đối tượng: Quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ nhân thân và tài sản.
* Phương pháp điều chỉnh: 
- Là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp ý chí của nhà nước
- Thỏa thuận, cưỡng chế giáo dục.
* Những điều kiện kết hôn được theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình:
- Kết hôn là việc nam và nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật. 
- Quan hệ vợ chồng được xác lập dựa trên sự tự nguyện của nam nữ được pháp luật thừa nhận. 
- Các điều kiện của nam và nữ : tuổi của nam từ 20 trở lên, tuổi của nữ từ 18 tuổi trở lên có sự tự nguyện của hai bên khi kết hôn, tuân thủ nguyên tắc một vợ một chồng. Không mắc một số bệnh theo luật định như tâm thần hoa liễu, sida (Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh về quan hệ hôn nhân – gia đình của công dân Việt Nam với người nước ngoài), không có quan hệ nhân thân thuộc mà luật cấm(những người cùng dòng máu về trực hệ, những người khác có họ tròn phạm vi ba đời, cha mẹ nuôi và con nuôi).
- Việc kết hôn phải được ủy ban nhân dân cơ sở nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận. 
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài công nhận. 
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài có quy định riêng.
- Hủy hôn trái pháp luật. Nếu hôn nhân được thực hiện vi phạm các quy định của pháp luật thì theo đúng trình tự luật hôn nhân sẽ không được nhà nước thừa nhận, tòa án sẽ giải quyết các vấn đề pháp lý khác phát inh như vấn đề phân chia tài sản, cấp dưỡng về con cái. Nếu việc kết hôn trái pháp luật có các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_phap_luat_dai_cuong.doc