Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất

Tóm tắt Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất: ...lắng, đây là nơi phát triển của các loài ngao, cá, cua, cáy và nơi kiếm ăn của các loài chim nước. vi) Hệ sinh thái mặt nước sông lạch và biển, đây là hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao gồm: mặt nước các sông lạch là sinh cảnh của các loài chim nước (ngỗng trời, vịt trời, cò giang, bói... bình từ 2,60 -3,39). Các tiêu chí còn lại đều được đánh giá ở mức tốt. Điều đó cho thấy cần phải khắc phục điều kiện trong phòng ngủ ở khách sạn và nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên phục vụ. Đối với các du khách ở trong nhà của dân theo hình thức “home stay”, kết quả trong bảng.... Mức độ hài lòng về văn hóa xã hội Về giao tiếp, hầu hết (75,00%) người dân trong huyện nói chuyện với khách du lịch bằng bằng các cử chỉ kết hợp với vốn tiếng Anh khiêm tốn. Một số người nói tiếng Việt khi thấy du khách có thể hiểu được 1 số từ thông dụng bằng tiếng Việt. 77,42% du khá...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiên số lượt khách lưu trú ít, 
chỉ chiếm khoảng 35 - 40% tổng số lượt khách 
đến tham quan. Trong khoảng thời gian từ 2006 
trở lại đây, lượng khách đến Giao Thủy chủ yếu 
là khách du lịch nội địa. Năm 2010, du lịch Giao 
Thuỷ đón 172.000 lượt khách tham quan, trong 
đó khách lưu trú là 69.925 người, đạt tỷ lệ 
40,6%. Đến năm 2012, tổng số lượt khách tham 
quan là 252.400 lượt người, tăng 80.400 người 
so với năm 2010. Tổng doanh thu du lịch trên 
địa bàn huyện năm 2012 đạt 72,5 tỷ đồng, tăng 
27,5 tỷ đồng so với năm 2010 (UBND huyện 
Giao Thủy, 2013). Các loại hình du lịch chính là: 
a. Du lịch sinh thái cộng đồng 
Tính đến năm 2012, VQG Xuân Thủy có 12 
phòng nghỉ phục vụ khách tới liên hệ công tác, 
nghiên cứu khoa học. Trung bình mỗi năm đón 
từ 30- 40 đoàn khách với khoảng 5.000 lượt 
khách/năm, trong đó có trên 200 lượt khách 
quốc tế/năm. Mô hình du lịch sinh thái cộng 
đồng VQG Xuân Thủy tại xã Giao Xuân có 20 hộ 
nông dân tham gia với 20 phòng nghỉ, mỗi năm 
đón khoảng gần 200 lượt khách, chủ yếu là 
khách quốc tế. 
b. Loại hình du lịch biển 
Đây là loại hình du lịch chủ yếu ở huyện 
Giao Thủy hiện nay, tập trung tại khu du lịch 
nghỉ mát - tắm biển Quất Lâm. Khu du lịch này 
được hình thành năm 1997, kết cấu hạ tầng 
ngày càng khang trang. Trung bình mỗi năm 
khu du lịch Quất Lâm đón khoảng 130.000 lượt 
khách tham quan, tổng doanh thu từ hoạt động 
du lịch đạt trên 30 tỷ đồng/năm. 
c. Một số dự án, chương trình du lịch sinh 
thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy 
Thương hiệu “ngao sạch Giao Thủy” đã 
quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài 
nước. Thương hiệu này góp phần xóa đói giảm 
nghèo, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 
2.000 lao động tại các xã Giao Xuân, Giao Hải, 
Giao Lạc, Giao Long và một phần vùng lõi VQG 
Xuân Thủy (UBND huyện Giao Thủy, 2013). 
Tổng diện tích nuôi ngao là 1.700ha, trong đó 
1.100ha nuôi ngao thương phẩm, 400ha nuôi 
ương và 200ha sản xuất ngao giống. 
Dự án "Phát triển du lịch sinh thái cộng 
đồng tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân 
Thủy" được triển khai từ năm 2006 với sự hỗ trợ 
tài chính của Tổ chức Oxfam Novib và Liên 
minh châu Âu. Các tour du lịch sinh thái do 
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển 
cộng đồng hỗ trợ triển khai tại xã Giao Xuân. 
3.2.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch 
tại huyện Giao Thủy 
a. Thông tin chung về hoạt động du lịch tại 
huyện Giao Thủy 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 85,75% 
du khách cho biết họ đến huyện Giao Thủy từ 
lần thứ 2 trở lên. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn 
rất lớn của du lịch và tính bền vững trong phát 
triển kinh tế du lịch ở huyện. Lý do lớn nhất 
khiến họ muốn đi du lịch Giao Thủy là do cảnh 
quan thiên nhiên ở đây (77,50% số người được 
hỏi). Điều đó khẳng định thế mạnh về thiên 
nhiên trong phát triển du lịch của huyện. Có tới 
60% số người trả lời họ có được các thông tin du 
lịch là do chuyến thăm lần trước. Điều đó cho 
thấy đẩy mạnh truyền thông, thông tin về du 
lịch Giao Thủy là rất cần thiết. Trong số 400 
khách du lịch tham gia trả lời, 155 người chọn 
loại hình du lịch cộng đồng (nghỉ tại nhà dân), 
100% họ là người nước ngoài. 
Các hộ điều tra tham gia du lịch từ 2 năm 
trở lên chiếm tới 83,3%, cho thấy tính bền vững 
và sức hút của loại hình kinh tế dịch vụ này. 
Các hoạt động dịch vụ du lịch người dân tham 
gia rất đa dạng: dịch vụ ăn uống chiếm 51,25% 
số người được hỏi; dịch vụ bán hàng chiếm tới 
31,25%. Có nhiều hộ cùng lúc tham gia cả 4 loại 
hình dịch vụ du lịch. 
b. Mức độ hài lòng về dịch vụ nhà nghỉ 
Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ 
nhà nghỉ được đánh giá thông qua 16 tiêu chí, 
với 2 nhóm (ở khách sạn và ở nhà dân). Kết quả 
nghiên cứu 255 khách du lịch cho thấy, nhìn 
chung du khách hài lòng với các dịch vụ nghỉ 
khách sạn (mức đánh giá 16 tiêu chí đều >2,6). 
Họ đánh giá cao sự phù hợp của giá cả và chất 
lượng phòng nghỉ (trung bình là 4,67); sự thuận 
lợi về giờ giấc ra vào khách sạn (trung bình là 
Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Ích Tân 
239 
4,27). Các tiêu chí về sự hiện đại của trang thiết 
bị trong phòng ngủ; điều kiện vệ sinh; sự đảm 
bảo nhu cầu của khách; khả năng xử lý các sai 
sót trong quá trình phục vụ và khả năng giải 
đáp các thắc mắc của du khách ở mức trung 
bình (trung bình từ 2,60 -3,39). Các tiêu chí còn 
lại đều được đánh giá ở mức tốt. Điều đó cho 
thấy cần phải khắc phục điều kiện trong phòng 
ngủ ở khách sạn và nâng cao năng lực chuyên 
môn của nhân viên phục vụ. 
Đối với các du khách ở trong nhà của dân 
theo hình thức “home stay”, kết quả trong bảng 
4 cho thấy chỉ có 5/16 tiêu chí được đánh giá ở 
mức độ tốt (trung bình từ 3,40 - 4,19), đó là: sự 
thuận lợi về giờ giấc; sự phù hợp về giá cả và 
chất lượng phòng ngủ; sự rõ ràng trong thông 
báo giá cả; sự chu đáo, nhiệt tình của nhân 
viên; sự nhã nhặn, lịch sự của nhân viên. Một 
số tiêu chí bị đánh giá ở mức thấp (trung bình 
từ 1,80 -2,59), đó là tiện nghi phòng ngủ; sự 
hiện đại của các trang thiết bị; điều kiện vệ 
sinh; đảm bảo yêu cầu khách đặt trước; và khả 
năng giải đáp thắc mắc của du khách. Rất 
nhiều du khách thích ở nhà dân để trải nghiệm 
cuộc sống, nhưng họ rất ngại vấn đề an ninh và 
vệ sinh. 
Bảng 2. Thông tin chung về đối tượng điều tra du lịch sinh thái 
và cộng đồng tại huyện Giao Thủy 
Tiêu chí đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
Về khách du lịch 
1. Số lần đến khu di lịch Lần đầu tiên 155 38,75 
2 lần 192 48,00 
>2 lần 53 13,25 
2. Lý do lựa chọn du lịch 
Giao Thủy 
Cảnh quan hấp dẫn 310 77,50 
Dân địa phương 40 10,00 
Phong tục tập quán, văn hóa dân gian 10 2,50 
Các sản phẩm thủ công truyền thống 11 2,75 
Thức ăn 29 7,25 
3. Nguồn thông tin về khu 
du lịch 
Chuyến thăm lần trước 242 60,50 
Bạn bè/người thân 56 14,00 
Quảng cáo/sách hướng dẫn du lịch 48 12,00 
Du lịch trọn gói 38 9,50 
Nguồn khác: trường học, trao đổi KH, báo 16 4,00 
Nơi lưu trú Khách sạn, nhà nghỉ 245 61,25 
Nhà dân 155 38,75 
Về người phục vụ du lịch 
Thời gian tham gia < 1 năm 65 16,25 
năm 209 52,25 
> 3 năm 126 31,05 
Loại hình dịch vụ du lịch 
tham gia* 
Dịch vụ ăn uống 205 51,25 
Dịch vụ nhà nghỉ 106 26,50 
Dịch vụ vận chuyển 45 11,25 
Dịch vụ bán hàng 125 31,25 
Các dịch vụ khác (chụp ảnh, phiên dịch .) 51 12,75 
Ghi chú: *: có nhiều lựa chọn 
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất 
240 
Bảng 3. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ 
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng 
Bình 
thường Ít hài lòng 
Rất ít hài 
lòng 
Đánh giá 
chung 
1. Số lượng tiện nghi phòng ngủ 7 15 110 98 15 3,40 
2. Sự hiện đại của trang thiết bị phòng ngủ 15 45 140 32 13 2,93 
3. Cách trang trí trong phòng ngủ 4 10 120 64 47 3,57 
4. Điều kiện vệ sinh 4 19 150 70 2 3,19 
5. Sự thuận lợi về thời gian ra vào khách sạn 11 12 80 97 45 3,62 
6. Sự phù hợp của giá cả và chất lượng 1 8 40 70 126 4,27 
7. Giá cả thuê phòng được thông báo rõ ràng 0 1 4 70 170 4,67 
8. Đảm bảo được nhu cầu của khách 7 19 120 90 9 3,31 
9. Đảm bảo đúng yêu cầu khách đặt phòng 8 9 150 71 7 3,24 
10. Thủ tục thanh toán nhanh gọn 1 10 120 88 26 3,52 
11. Đảm bảo an toàn tài sản cho du khách 1 11 90 113 30 3,65 
12. Ít sai sót trong quá trình phục vụ 8 7 130 75 25 3,42 
13. Khả năng xử lý khia xảy ra sai sót 3 40 165 4 33 3,10 
14. Nhân viên phục vụ chu đáo, nhiệt tình 3 19 103 79 41 3,56 
15. Nhân viên có thái độ lịch sự, nhã nhặn 7 19 88 120 11 3,44 
16. Nhân viên có khả năng giải đáp thắc mắc 12 75 102 50 6 2,85 
Bảng 4. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ nhà nghỉ trong dân 
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng 
Bình 
thường Ít hài lòng 
Rất ít hài 
lòng 
Đánh giá 
chung 
1. Số lượng tiện nghi phòng ngủ 10 85 40 10 10 2,52 
2. Sự hiện đại của trang thiết bị phòng ngủ 22 88 22 10 13 2,38 
3. Cách trang trí trong phòng ngủ 30 65 30 20 10 2,45 
4. Điều kiện vệ sinh 26 90 30 7 2 2,15 
5. Sự thuận lợi về thời gian ra vào khách sạn 0 3 70 60 22 3,65 
6. Sự phù hợp của giá cả và chất lượng 0 2 80 60 13 3,54 
7. Giá cả thuê phòng được thông báo rõ ràng 7 20 61 35 32 3,42 
8. Đảm bảo được nhu cầu của khách 15 34 82 20 4 2,77 
9. Đảm bảo đúng yêu cầu khách đặt phòng 8 90 51 5 1 2,36 
10. Thủ tục thanh toán nhanh gọn 1 10 120 14 10 3,14 
11. Đảm bảo an toàn tài sản cho du khách 4 46 80 17 8 2,86 
12. Ít sai sót trong quá trình phục vụ 8 19 100 18 10 3,02 
13. Khả năng xử lý khia xảy ra sai sót 3 40 87 15 10 2,93 
14. Sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình 3 17 50 79 6 3,44 
15. Gia đình có thái độ lịch sự, nhã nhặn 2 17 70 40 26 3,46 
16. Gia đình có khả năng giải đáp thắc mắc 12 66 70 5 2 2,48 
c. Mức độ hài lòng về dịch vụ ăn uống 
Chọn ở nhà dân nhưng hầu hết du khách 
chọn dịch vụ ăn uống ở ngoài. Thi thoảng họ ăn 1-
2 bữa với gia chủ để trải nghiệm cuộc sống. Kết 
quả nghiên cứu trong bảng 5 cho thấy nhìn chung 
du khách khá hài lòng về các dịch vụ ăn uống 
(trung bình từ 3,40 trở lên). Trong 16 tiêu chí, duy 
nhất tiêu chí vệ sinh đánh giá ở mức trung bình 
(trung bình là 3,37). Vì vậy, việc cải thiện chất 
lượng vệ sinh là rất cần thiết đối với các nhà hàng. 
Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Ích Tân 
241 
Bảng 5. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ ăn uống 
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng 
Bình 
thường 
Ít hài 
lòng 
Rất ít hài 
lòng 
Đánh giá 
chung 
Quán ăn trình bày sạch sẽ, đẹp mắt 8 26 145 80 141 3,80 
Ánh sáng, không khí trong nhà 7 30 70 167 126 3,94 
3. Đồ ăn chế biến ngon 8 10 45 162 175 4,22 
4. Đồ ăn chế biến hợp vệ sinh 6 46 180 90 78 3,47 
5. Đồ ăn được trang trí đẹp mắt 6 9 52 145 188 4,25 
6. Khẩu phần ăn xứng đáng với số tiền bỏ ra 5 9 70 90 226 4,31 
7. Thời gian chờ phục vụ món ăn 9 15 32 159 185 4,24 
8. Có nhiều món để lựa chọn 7 9 42 169 173 4,23 
9. Nhân viên phục vụ chu đáo, nhanh nhẹn 12 25 78 190 95 3,83 
10. Nhân viên có thái độ lịch sự 3 8 70 169 150 4,14 
11. Mức độ sai sót trong quá trình phục vụ 9 90 105 120 76 3,41 
12. Giá cả được thông báo rõ ràng 2 12 58 145 183 4,24 
13. Thanh toán nhanh chóng và chính xác 5 40 190 102 63 3,45 
14. Nhân viên trung thực và niềm nở 6 16 109 89 180 4,05 
15. Sự tôn trọng khách hàng 8 45 145 80 122 3,66 
16. Có khu vệ sinh sạch sẽ 6 44 189 120 41 3,37 
d. Mức độ hài lòng về an ninh trật tự 
Tình hình an ninh trật tự và đảm bảo an 
toàn, cho du khách cảm thấy được thể hiện ở bảng 
6. Đa số du khách cảm thấy được an toàn ở mức độ 
tương đối cao (trung bình từ 3,40 trở lên). 
e. Mức độ hài lòng về văn hóa xã hội 
Về giao tiếp, hầu hết (75,00%) người dân 
trong huyện nói chuyện với khách du lịch bằng 
bằng các cử chỉ kết hợp với vốn tiếng Anh khiêm 
tốn. Một số người nói tiếng Việt khi thấy du 
khách có thể hiểu được 1 số từ thông dụng bằng 
tiếng Việt. 77,42% du khách chọn cách giao tiếp 
này. Trong khi có tới 19,35% du khách giao tiếp 
qua phiên dịch. Hầu hết (98,50%) du khách có 
nhu cầu trao đổi và tìm hiểu văn hóa, mặc dù 
một số khách quốc tế cho biết việc giao tiếp là 
rất khó khăn do rào cản ngôn ngữ. Có tới 
94,75% người dân địa phương cho rằng họ thực 
sự có nhu cầu trao đổi văn hóa với khách (cả 
khách trong nước và khách quốc tế). 
f. Đánh giá về nguồn tài nguyên du lịch 
Kết quả đánh giá về tài nguyên du lịch cho 
thấy: khách du lịch đánh giá rất cao (trung bình > 
4,20) về các điểm di tích danh thắng và các khu 
bảo tồn thiên nhiên tại huyện. Tuy nhiên, các di 
tích lịch sử, các khu du lịch được đánh giá ở mức 
tốt. Riêng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đánh 
giá ở mức trung bình (trung bình 2,6-3,39). 
Bảng 6. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn 
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng 
Bình 
thường Ít hài lòng 
Rất ít 
hài lòng 
Đánh giá 
chung 
1. Sự an toàn về con người, tài sản 6 10 45 150 189 4,27 
2. Sự an toàn khi tắm biển 4 9 38 186 163 4,24 
3. Công tác an ninh trật tự 11 15 120 130 124 3,85 
4. Chuyên môn của nhân viên bảo vệ 8 10 190 145 47 3,53 
5. Khả năng hạn chế sự cố xảy ra 9 14 204 126 47 3,47 
6. Khả năng xử lý khi sự cố xảy ra 7 11 180 197 5 3,46 
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất 
242 
Bảng 7. Các vấn đề về văn hóa – xã hội 
Những khó khăn Số hộ trả lời % hộ trả lời Số du khách trả lời % du khách trả lời 
1. Về giao tiếp (20 hộ và 155 du khách tham gia du lịch cộng đồng) 
 + Tiếng Anh 2 10,00 3 1,94 
 + Tiếng Việt 2 10,00 2 1,29 
 + Kết hợp cử chỉ, hành động và cả tiếng 
Anh, tiếng Việt 
11 75,00 120 77,42 
 + Qua phiên dịch 1 5,00 30 19,35 
2. Nhu cầu trao đổi văn hóa 
 + Có 379 94,75 394 98,50 
 + Không 21 5,25 6 1,50 
3. Các hoạt động khác 
 + Rất tốt 20 5,00 39 9,75 
 + Bình thường 367 91,75 356 89,00 
 + Rất khó khăn 13 3,25 5 1,25 
Bảng 8. Đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch huyện Giao Thủy 
Tiêu chí đánh giá Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt 
Đánh giá 
chung 
1. Các điểm di tích danh thắng 8 13 47 140 192 4,24 
2. Các di tích lịch sử 7 30 70 167 126 3,94 
3. Các khu bảo tồn thiên nhiên 2 5 40 132 221 4,41 
4. Các khu phục vụ du lịch 6 46 180 90 78 3,47 
5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 6 49 189 145 11 3,27 
3.2.3. Khó khăn trong phát triển du lịch sinh 
thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 
- Số hộ tham gia vào dự án phát triển du 
lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn huyện còn 
ít (mới chỉ có 20 hộ). Vì vậy, có rất nhiều khách 
du lịch băn khoăn khi chọn loại hình du lịch này 
vì họ sợ sẽ hết chỗ ở khi đến. Một số tour du lịch 
đông người cũng không chọn loại hình du lịch 
này vì sợ không đảm bảo điều kiện ăn nghỉ. 
Thực tế, chất lượng dịch vụ của du lịch cộng 
đồng còn thấp, nhất là về tiện nghi phòng ở và 
điều kiện vệ sinh. 
- Nguồn thông tin để các du khách đến 
tham quan du lịch cũng như đến ở tại các gia 
đình còn hạn chế. Do có ít hộ tham gia hoạt 
động du lịch này và do người dân trong huyện 
chỉ nói bằng tiếng Việt nên du khách và chủ nhà 
thường không hiểu rõ về nhau nên việc đáp ứng 
các nhu cầu của khách cũng hạn chế. 
- Các dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít. 
Các hoạt động văn nghệ truyền thống không có 
nên du khách thường không thật sự hài lòng với 
loại hình du lịch này. 
- Đội ngũ hướng dẫn viên chủ yếu là người 
địa phương, chưa qua đào tạo nên chưa đáp ứng 
được yêu cầu của du khách; các sản phẩm lưu 
niệm nghèo nàn, đơn điệu  
- Về phía các gia đình tham gia hoạt động 
du lịch cộng đồng, họ cũng gặp rất nhiều khó 
khăn trong việc duy trì được lượng khách ở 
thường xuyên. 
Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Ích Tân 
243 
3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất để phát 
triển du lịch sinh thái và cộng đồng tại 
huyện Giao Thủy 
a. Giải pháp về quy hoạch 
Cần quy hoạch các loại đất có liên quan đến 
phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng như: 
VQG Xuân Thủy, đất di tích danh thắng, đất 
tôn giáo tín ngưỡng, đất phát triển hạ tầng. Cụ 
thể như sau: 
- Mở rộng diện tích: trong giai đoạn 2011 - 
2020, thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích 
khoảng 1.500ha tại các xã ven biển như: Giao 
Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải, 
Giao Long ... 
- Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển du 
lịch sinh thái và cộng đồng. Kết hợp phát triển 
nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và các 
hình thức du lịch sinh thái. Xây dựng các vùng 
sản xuất tập trung theo hướng chuyên môn hóa. 
Hình thành nhóm hàng hóa chủ lực của huyện 
là cây lượng thực, thực phẩm sạch, chất lượng 
cao, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản sạch phục 
vụ trực tiếp cho khách du lịch. 
- Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp: 
Phát triển một cách đồng bộ và đi trước một 
bước hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo 
hướng văn minh hiện đại. Công tác đầu tư xây 
dựng cơ sở hạ tầng cần được ưu tiên hàng đầu, 
đảm bảo tính bền vững, đồng bộ, hiệu quả và 
theo hướng văn minh ngay từ đầu để phục vụ 
du lịch sinh thái và cộng đồng. Khôi phục các 
ngành nghề truyền thống; phát triển các làng 
nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với quảng bá và 
phát triển du lịch. Mở rộng, nâng cao hiệu quả 
hoạt động của các loại hình thương mại - dịch 
vụ. Xây dựng và phân bố đều mạng lưới chợ 
nông thôn để người dân có địa điểm trao đổi, 
mua bán hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện. 
- Cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ 
tầng kỹ thuật (nhà khách, bãi đậu xe, các biển 
chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ cho khách du 
lịch, những dụng cụ cho các hoạt động cộng 
đồng, ca múa,); quy hoạch tuyến, điểm du lịch 
sinh thái cộng đồng cụ thể; hỗ trợ cộng đồng 
trong việc điều phối khách, phân khu lưu trú, 
ăn uống, bán hàng, 
b. Giải pháp về cơ chế, chính sách: có cơ chế 
chính sách và sự phối hợp, phân chia lợi ích từ 
hoạt động du lịch giữa chính quyền, nhân dân 
địa phương, người tham gia hoạt động du lịch. 
Phân chia trách nhiệm đồng bộ giữa chính 
quyền, các đơn vị, tổ chức đoàn thể địa phương; 
xây dựng nội quy, quy định của vườn, làng, câu 
lạc bộ văn hóa truyền thống. 
c. Giải pháp về tuyên truyền: thiết kế nội 
dung tuyên truyền bằng tờ rơi, cẩm nang và 
thông tin điểm, tuyến du lịch trên website của 
huyện; phối hợp với đài truyền hình để tuyên 
truyền, quảng bá; tích cực tham gia các hội thảo 
trong nước và quốc tế kể cả về khoa học và du 
lịch để tăng cường quảng bá du lịch của huyện. 
d. Giải pháp về nhân sự: nâng cao ý thức 
người dân trong việc phát huy lợi thế văn hoá, 
cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch; hình 
thành các nhóm nòng cốt; đào tạo các kỹ năng 
giao tiếp, dịch vụ ẩm thực, hướng dẫn viên du 
lịch tại địa phương. Những câu chuyện dân 
gian, các loại hình âm nhạc, nghệ thuật 
truyền thống cần được khơi dậy và được tổ 
chức một cách hợp lý để phục vụ du khách một 
cách tốt nhất. 
4. KẾT LUẬN 
Huyện Giao Thủy có tiềm năng phát triển 
du lịch sinh thái và cộng đồng với VQG Xuân 
Thuỷ rộng 7.100ha; có nhiều điểm di tích danh 
thắng, có 3 cụm di tích được cấp hạng quốc gia 
và 22 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. 
Kết quả điều tra cho thấy các vấn đề về cơ 
sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống tương 
đối tốt. Tuy nhiên, du khách vẫn còn băn khoăn 
với thái độ phục vụ, mức độ xảy ra sai sót trong 
quá trình phục vụ, điều kiện vệ sinh và việc chế 
biến đồ ăn ngon tại các nhà nghỉ, khách sạn, 
nhà dân tham gia hoạt động du lịch, sự an toàn 
về con người và tài sản. Hầu hết người dân chỉ 
nói bằng tiếng Việt nên khi giao tiếp phải sử 
dụng cử chỉ hành động. Từ khi có du lịch sinh 
thái cộng đồng (giai đoạn 2000 - 2012) diện tích 
đất liên quan đến các hoạt động du lịch tăng 
636,24ha. 
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất 
244 
Để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái và 
cộng đồng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: 
hoàn thiện quy hoạch; hoàn thiện cơ chế, chính 
sách; tăng cường tuyên truyền; đào tạo nhân sự 
và phát huy nguồn nhân lực địa phương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Lê Huy Bá (2006). Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại 
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc 
Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông 
(2002). “Du lịch Sinh thái những vấn đề về lí luận 
và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, Nhà xuất bản 
Giáo dục. 
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân 
tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản 
Thống kê, Hà Nội. 
UBND huyện Giao Thuỷ, Niên giám thống kê các năm 
2000, 2005, 2010, 2013. 
UBND huyện Giao Thuỷ (2011). Đề án phát triển du 
lịch huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2011–2015, tầm 
nhìn đến 2020. 
Phạm Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011). Tài 
nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
Viện điều tra quy hoạch rừng (2003). Dự án đầu tư xây 
dựng VQG Xuân Thuỷ - Nam Định. 
Likert, R. (1932). A Technique for the Measurement of 
Attitudes. Archives of Psychology, 140(55): 1-55.

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_theo_huong_sinh_thai_va_cong_dong_tai_huyen_giao_thu.pdf