Du lịch Việt Nam đầu thế kỷ XX

Tóm tắt Du lịch Việt Nam đầu thế kỷ XX: ... phòng du lịch Đông Dương (Office indochinoise du Tourisme), và Văn phòng tuyên truyền (Bureau de la Propagande). Sở tuyên truyền và du lịch sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến các hoạt động du lịch. Văn phòng du lịch Đông Dương có nhiệm vụ quan hệ với các Uỷ ban du lịch địa phương... hội chợ vào tháng 5 và tháng 11- 1937. Hai nhà tổ chức này còn sẵn sàng đáp ứng nếu khách có nhu cầu đi tham quan một số nước châu Âu như Anh, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ và Ý. T.V. Nghia / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 164-173 169 Bên cạnh việc mở tuyến tham quan ... có những đường xe hơi và đường mòn chạy qua. Có nhiều điểm để ngắm cảnh như đỉnh Robinson, đỉnh ba cây thông, hồ than thở, rừng tình yêu, các thác nước ở Cam Ly và ở Ankroet. Hoạt động săn bắn ở các khu rừng gần Đà Lạt cũng rất hấp dẫn du khách. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Du lịch Việt Nam đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừa đi vừa về, cùng 
ăn ở bên đó tôi bao hết trong hai tháng ở Paris 
mà giá tiền rất rẻ. Như cách đi tàu hạng 1 
Changeurs Réunis hay hạng 2 Messageries 
Maritimes cả ăn ở hai tháng hết thảy là 2200 $. 
Cách đi hạng 3 Messageries hay hạng 3 
Changeurs hết thảy là 1350 $. Cách đi hạng tư 
hết thảy là 850 $. Còn sự tiêu pha xe pháo 
ngoài Paris thì độ 3, 4 $ một ngày là đủ. Còn 
cái tiện này nữa như có người Fonctionnaire 
(công chức) nào không có sẵn tiền dư thì đến 
khi đi trả trước cho một nửa số tiền, còn lại bao 
nhiêu thì có thể trả góp được làm 4 tháng. Như 
vậy thì thực là tiện hơn hết vì rằng ở trong này 
có nhiều fonctionnaire người ta bằng lòng như 
thế. Vậy ông xin vui lòng dủ cho được nhiều đi 
cho vui. Sau nữa về cái phần của ông đi thì tôi 
xin trâm trước nhiều. Lại còn mỗi một người đi 
được một cái bon- exposition (phiếu dự thưởng) 
may ra khi sổ số được 10.000 $ cũng nên. Nhân 
đây tôi nhờ ông làm ơn dán dùm cho mấy cái 
nhật trình cho người ta biết và có ai hỏi thì nhờ 
ông trả lời dùm cho những lời tôi đã nói ở trên. 
Sau đây xin có lời kính chúc ông cùng quý 
quyến được vạn an. Nay kính lời. Khánh”[10: 
3- 4]. 
Ngay sau đó, Khánh Ký và Hương Ký đã 
đăng các mẩu tin quảng cáo trên báo chí để tập 
hợp thêm khách cùng đi du lịch: 
“Cuộc đi du lịch đấu sảo ở Paris 
Kính cáo đồng bào trong khắp Tam kỳ biết 
rằng: 
Chúng tôi có nhiều người dủ nhau đi du lịch 
cuộc đấu sảo Paris năm 1931 này để quan sát 
về Mỹ thuật, Kinh tế, Thực nghiệp và Văn minh 
Âu- Tây, nên chúng tôi tổ chức cuộc du lịch này 
thật là tiện lợi lắm... 
Trong hai mươi người đi có một người đưa 
đường đi coi các danh thắng và thông ngôn cho 
mình. Ngài nào không biết tiếng Pháp cũng có 
người cắt nghĩa dành giọt... 
Ngài nào muốn hỏi điều gì thêm hoặc muốn 
dự cuộc du lịch này xin biên thơ thẳng cho 
Khánh ký Photo Saigon hoặc quá bộ lại Hiệu 
Hương ký Photo, 84 Hàng Trống Hà Nội nói 
truyện. Kính đạt” [10: 2]. 
Sau sự thành công của tua du lịch năm 
1931, Khánh Ký đã thiết lập một chi nhánh tại 
số 11, phố Balainville, quận 5, Paris. Năm 
1937, Khánh Ký và hãng Cook đã phối hợp 
quảng cáo và tổ chức hai tua du lịch tham quan 
nước Pháp nhân dịp nước Pháp tổ chức hội chợ 
vào tháng 5 và tháng 11- 1937. Hai nhà tổ chức 
này còn sẵn sàng đáp ứng nếu khách có nhu cầu 
đi tham quan một số nước châu Âu như Anh, 
Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ và Ý. 
T.V. Nghia / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 164-173 169 
Bên cạnh việc mở tuyến tham quan từ Việt 
Nam tới châu Âu thì một số công ty du lịch và 
cá nhân còn tổ chức các chuyến tham quan tới 
các nước ở châu Á như Thái Lan, Nhật Bản và 
Hồng Kông. Ngày 22- 6- 1937, Nguyễn Văn 
San, trú tại số 7, phố Minault, Bắc Ninh, đã gửi 
đơn lên Thống sứ Bắc Kỳ xin tổ chức tua du 
lịch đi Hồng Kông. Năm 1938, chính quyền 
thuộc địa Đông Dương dự định tổ chức một 
cuộc hành hương về thánh địa Méc ca để kiếm 
lời, nhưng thương vụ này không được người 
Việt Nam hưởng ứng. 
4. Một số địa danh du lịch tiêu biểu 
Địa danh Ba Vì: Núi Ba Vì (núi Tản Viên) 
có ba đỉnh: đỉnh Đông Nam cao nhất dài 1.284 
mét; đỉnh giữa dài 1.160 mét; đỉnh Tây Bắc dài 
1.140 mét. Ba Vì không ẩm như Tam Đảo và 
luôn có gió nên rất thông thoáng. Nhiệt độ thấp 
nhất trong năm là 1708 và cao nhất là 2906. 
Năm 1914, người Pháp đã xây dựng được một 
con đường lên núi tới độ cao 400 mét. Tại độ 
cao này, năm 1916 ông Marius Borel đã xây 
dựng một trại chăn nuôi và một khu nhà nghỉ 
hè. Đây là nhà nghỉ mát đầu tiên ở Ba Vì [8, 
56]. 
Đến năm 1937, tại độ cao 400 mét mới chỉ 
có 4 biệt thự của Borel, Trú sứ Sơn Tây, 
Demolle và bác sĩ Joyeux. Thực dân Pháp đã 
xây dựng một Trung tâm nghỉ mát cho quân đội 
ở chỏm phía Bắc núi Ba Vì. Trung tâm có 15 
ngôi nhà kiên cố và 2 nhà ăn. Cũng trong năm 
1937, ông Regimbaud là chủ Khách sạn Tông 
đã cho xây dựng một ngôi nhà sàn nhỏ ở độ cao 
600 mét trên sườn Bắc để làm nơi nghỉ hè và 
trồng thử các loại rau quả. Mùa hè năm 1940, 
đã có khoảng 60 trẻ em người Pháp và người 
An Nam dưới sự hướng dẫn của Seitz đã cắm 
trại trong rừng ở độ cao 800 mét. Năm 1941, 
Seitz đã xây dựng hai ngôi nhà xây, có một 
ngôi có chiều dài tới 30 mét tại độ cao này [8: 
56- 57]. 
Đến năm 1942, chính quyền thuộc địa quyết 
định xây dựng Ba Vì thành một khu nghỉ mát 
trong tỉnh Sơn Tây. Ba Vì đã được cấp điện 
chiếu sáng và một đường dây điện thoại. Một 
bản quy hoạch đã được thảo ra gồm có một 
trạm bưu điện, một chợ, một sân thể thao, xây 
một tuyến đường mới cho các xe lớn đi tới các 
khu nghỉ mát. 
Năm 1942, Ba Vì đã có thêm 3 ngôi nhà 
nữa tại độ cao 800 mét được xây dựng để đón 
nhận 400 thanh niên. Con đường lên tới độ cao 
1000 mét được khởi công ngày 26- 2- 1942 và 
lô thứ nhất ở độ cao 1000 mét đã được hoàn 
thành vào ngày 23- 4- 1943 [8: 59]. 
Khu nghỉ mát Ba Vì cũng thu hút được một 
lượng đáng kể khách du lịch người châu Âu và 
người bản xứ. Ba Vì có lợi thế về cảnh đẹp, khí 
hậu mát mẻ, và khá gần Hà Nội và Sơn Tây. 
Nguồn cung ứng thực phẩm khá dồi dào và tiện 
lợi. Ngoài ra, Ba Vì còn thu hút khách du lịch 
bởi sự huyền bí của các khu rừng nguyên sinh, 
rất thích hợp cho các chuyến thám hiểm đầy thú 
vị. 
Địa danh Bạch Mã: Năm 1932, Girard, kỹ 
sư trưởng ngành cầu đường, trong khi đi tìm 
một địa điểm nghỉ mát thuận lợi ở gần Huế đã 
phát hiện ra Bạch Mã, một ngọn núi cao 1.450 
so với mực nước biển, cách Huế 40 km về phía 
Nam. 
Do ở gần biển nên nhiệt độ ở Bạch Mã 
không bao giờ xuống dưới 40C trong mùa đông 
và không vượt quá 260C trong mùa hè. Tiết trời 
mát mẻ nhưng không lạnh. Nhiệt độ thay đổi từ 
100C đến 220C [8: 77- 78]. 
Năm 1933, Hạt công chánh Trung Kỳ đã 
xây dựng tại Bạch Mã một ngôi nhà gỗ đầu tiên 
của khu nghỉ mát. Năm 1934, người Pháp đã 
xây dựng một con đường dùng cho cáng lên 
Bạch Mã. Năm 1936 đã có thêm 17 ngôi nhà gỗ 
T.V. Nghia / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 164-173 170 
được xây dựng. Năm 1937, người Pháp đã làm 
một tuyến đường cho xe ô tô đi tới độ cao 500 
mét. Tuyến đường được hoàn thành vào năm 
1938. Nhờ có tuyến đường này mà khu nghỉ 
mát Bạch Mã phát triển nhanh chóng. Nhiều 
ngôi nhà mới được xây dựng: 40 ngôi nhà 
(1938), 45 ngôi nhà (1942) và 30 ngôi nhà 
(1943). Tổng số ngôi nhà của khu nghỉ mát lên 
tới con số 130 [8: 80]. 
Tại Bạch Mã có hai khách sạn, mỗi khách 
sạn có từ 6 tới 15 phòng, hoạt động từ đầu 
tháng 5 đến 15- 09. Quân đội Pháp có 15 ha để 
xây dựng trung tâm nghỉ hè, cho phép nhận một 
số lượng lên tới 300 quân nhân người Âu [8: 
80]. 
Khu nghỉ mát Bạch Mã có diện tích 900 ha, 
sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên rất đẹp như 
thung lũng Morang với các thác nước hoang dã 
(có thác nước cao tới 600 mét), con suối dài 
hàng cây số nằm uốn lượn trong một công viên 
thiên nhiên gồm dương xỉ, thông và phong lan. 
Với cảnh quan đẹp, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, 
chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt, khu nghỉ mát 
Bạch Mã đã thu hút được một lượng lớn khách 
tới nghỉ dưỡng và tham quan trong dịp hè. 
 Địa danh Đà Lạt: Nhà bác học người Pháp 
là Yersin đã phát hiện ra Đà Lạt. Năm 1893, 
Yersin đã chinh phục được đỉnh Langbian. Từ 
đây ý tưởng về xây dựng một khu điều dưỡng ở 
Đà Lạt được hình thành. Năm 1897, hai đoàn 
khảo sát của Pháp được phái đi từ Phan Rang. 
Đoàn thứ nhất do Thouard dẫn đầu đi nghiên 
cứu về việc lắp đặt đường sắt. Đoàn thứ hai do 
Garnier dẫn đầu đi nghiên cứu việc xây dựng 
đường bộ. Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương 
là Paul Doumer đã cưỡi ngựa lên vùng cao 
nguyên. Từ năm 1898 đến năm 1901, các đoàn 
khảo sát do Oddera, Garnier và Bernard dẫn 
đầu tới Đà Lạt để nghiên cứu xây dựng tuyến 
đường bộ từ Sài Gòn đi Đà Lạt. Năm 1901, 
phái đoàn do Guynet chỉ huy đã xây dựng một 
số ngôi nhà gỗ ở Đà Lạt. Năm 1902, do Paul 
Doumer rời Đông Dương nên dự án xây dựng 
Đà Lạt tạm ngưng lại, và Langbian bị lãng quên 
trong mười năm sau đó. Phải đến năm 1921, 
Toàn quyền Albert Sarraut đã phê duyệt một 
khoản tín dụng để xây dựng một con đường và 
một số ngôi nhà ở Đà Lạt. Năm 1915, những du 
khách châu Âu đầu tiên đã đến Đà Lạt. Năm 
1917, Toàn quyền Roume đã khánh thành Dinh 
Langbian. Đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời 
của khu nghỉ mát Đà Lạt. 
Năm 1922, chính quyền thuộc địa đã thực 
hiện bản quy hoạch của kiến trúc sư Hébrard để 
xây dựng Đà Lạt thành một đô thị. Hébrard đã 
quy hoạch Đà Lạt trở thành đô thị có sức chứa 
tới hơn 300.000 dân. Chính vì dân cư ở Đà Lạt 
lúc này rất thưa thớt nên các chi tiết thiết kế đều 
rất tuyệt vời. Không có các ngôi nhà chen chúc, 
khắp nơi là các biệt thự rộng rãi nằm giữa các 
khuôn viên, các vườn cây và hoa. Nhà quy 
hoạch đô thị tài ba này còn có ý tưởng tạo một 
hồ nhân tạo bằng cách chặn thác Cam Ly để tô 
điểm cho thành phố. 
Sau khi cơ sở hạ tầng được xây dựng, người 
Pháp đã nhanh chóng đổ xô đến Đà Lạt kinh 
doanh. Họ đã biết tận dụng các điều kiện tốt về 
khí hậu và đất đai để xây dựng các trang trại 
trồng rau, cây ăn quả (mỗi năm Đà Lạt xuất hơn 
1.200 tấn rau cho các địa phương khác), đồn 
điền trồng chè, trồng cà phê, trại chăn nuôi. Các 
khu vui chơi thể thao và giải trí nhanh chóng 
được xây dựng. 
Đà Lạt là một trung tâm dã ngoại rất lý 
tưởng. Bởi địa hình cao nguyên ở đây rất đẹp, 
có những đường xe hơi và đường mòn chạy 
qua. Có nhiều điểm để ngắm cảnh như đỉnh 
Robinson, đỉnh ba cây thông, hồ than thở, rừng 
tình yêu, các thác nước ở Cam Ly và ở Ankroet. 
Hoạt động săn bắn ở các khu rừng gần Đà Lạt 
cũng rất hấp dẫn du khách. Đà Lạt còn là một 
trung tâm giáo dục và điều dưỡng về y tế. Chỉ 
sau vài thập kỷ phát triển, từ một nơi heo hút ít 
T.V. Nghia / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 164-173 171 
ai để ý tới, Đà Lạt đã trở thành một thành phố 
du lịch và nghỉ dưỡng nổi tiếng. 
Địa danh Đồ Sơn: Năm 1880, Jean Dupuis 
đổ bộ lên bán đảo Đồ Sơn và tiến hành khảo sát 
qua loa các địa điểm ở đây rồi bỏ đi. Năm 1886, 
các ông Vlaveanos, Costa và Gouma đã phát 
hiện ra Đồ Sơn [11: 45- 46]. Họ đã giới thiệu 
cho các gia đình người Âu ở Bắc Kỳ đến đây để 
trốn tránh cái nắng mùa hè. 
Năm 1891, thực dân Pháp đã khởi công xây 
dựng một tuyến đường nối Hải Phòng với Đồ 
Sơn. Đến năm 1892, con đường đã được hoàn 
thành. Trú sứ Kiến An đã cho xây dựng ở Đồ 
Sơn một ngôi biệt thự [1: 46]. Ngay sau đó 
nhiều người Pháp đã đổ ra Đồ Sơn xây nhà. 
Những con đường lớn được xây dựng, phần lớn 
được trải nhựa. 
Ngày 18- 5- 1909, Toàn quyền Đông 
Dương là Klobukowski ra Nghị định nâng cấp 
Đồ Sơn thành đô thị (1, 47). Từ khi trở thành đô 
thị, Đồ Sơn càng có sức hấp dẫn đối với các du 
khách. Du khách chọn Đồ Sơn làm điểm đến là 
vì ở đây có đường giao thông thuận tiện, cảnh 
sắc tươi đẹp, chất lượng phục vụ và dịch vụ tốt, 
khí hậu trong lành. Hàng năm từ tháng 5 đến 
tháng 10, rất nhiều du khách đã đến các Bãi 
Lớn, vịnh Clateau, vịnh Hoa tiêu (Baie des 
Pilotes), và vịnh Pagodon. Mặc dù có tới 150 
biệt thự và ba khách sạn, nhiều nhà hàng, 
nhưng vẫn không đủ phục vụ khách đi nghỉ hè 
[11: 46- 47]. 
Địa danh Sa Pa: Đỉnh núi Fansipan ở Sa Pa 
được mệnh danh là ông hoàng của các ngọn núi 
ở Đông Dương. Fansipan nằm trên dãy núi 
Hoàng Liên Sơn với độ cao trên 3.000 mét so 
với mực nước biển. Những thác nước rạch vách 
núi thành những đường thẳng đứng dài óng ánh 
như bạc. Sa Pa có những cây đào trĩu quả, 
những dàn nho xanh tốt, những con bò trên các 
bãi chăn thả, những ngôi biệt thự rêu phong, bãi 
đua ngựa, nhà thờ, những cửa hàng sặc sỡ và 
ngôi chợ. Cảnh sắc Sa Pa thật hấp dẫn du 
khách. 
Sa Pa phát triển nhanh chóng. Từ năm 1910 
đến năm 1920, ở Sa Pa chỉ có 6 biệt thự, trong 
đó biệt thự Mangin là đẹp nhất. Từ năm 1920 
đến 1930 đã có thêm vài chục ngôi nhà, một số 
khách sạn và Toà Công sứ. Từ năm 1930 đến 
1940 có thêm 26 biệt thự và nhà thờ. Năm 1941 
có thêm 01 biệt thự, năm 1942 có thêm 07 biệt 
thự và 1943 có thêm 10 ngôi nhà [11: 64]. 
Việc quy hoạch đô thị Sa Pa gặp nhiều khó 
khăn do địa hình có các thung lũng, khe, đồi và 
dốc. Bản quy hoạch phải thể hiện được ẩn sau 
Sa Pa hiện tại là một Sa Pa của tương lai. 
Không được phép mắc những sai lầm trong quy 
hoạch mà tương lai không thể sửa chữa được. 
Quy hoạch phải tôn trọng những gì quá khứ và 
hiện tại đã xây dựng. Quy hoạch phải chuẩn bị 
cho sự phát triển hài hoà của một đô thị lớn. Do 
đó, khu đô thị Sa Pa được người Pháp quy 
hoạch rất cẩn thận và chi tiết. Các khu chức 
năng được xác định rõ ràng như khu biệt thự 
cao cấp, khu biệt thự thường, khu dân cư, khu 
thương mại và công nghiệp, khu công viên, khu 
hành chính, khu giải trí, Tất cả các công trình 
xây dựng phải được thiết kế sao cho hài hoà với 
cảnh sắc thiên nhiên ở nơi đây. 
Địa danh Sầm Sơn: Khu nghỉ mát Sầm Sơn 
được phát hiện ra vào năm 1900 khi thực dân 
Pháp làm tuyến đường xuyên Đông Dương qua 
địa phận tỉnh Thanh Hoá. Nhận thấy tiềm năng 
du lịch và thương mại ở Sầm Sơn, người Pháp 
đã nhanh chóng tiến hành quy hoạch khu đô thị 
ở đây. Sầm Sơn gồm 2 trung tâm đô thị với 
tổng diện tích là 244 ha. Khu Sầm Sơn thượng 
nằm trên sườn núi đá ở phía nam khu nghỉ mát, 
trông ra biển. Ở đây có tới 40 biệt thự (trong đó 
có 32 biệt thự một tầng và 8 biệt thực có tầng 
lầu). Có nhiều con đường rộng có chất lượng tốt 
chạy ngang dọc trong khu đô thị để đi dạo bộ 
hoặc đi ô tô. Khu trung tâm được phủ xanh 
bằng các cây thông, cây phi lao và các cây có 
T.V. Nghia / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 164-173 172 
hương thơm khác. Khu Sầm Sơn hạ có 214 nhà 
gạch, trong đó có 22 nhà tầng. Các ngôi nhà 
xếp thành 4 dãy phố dọc theo 2 km bờ biển [11: 
72]. 
Khí hậu ở Sầm Sơn khá thoáng mát. Tháng 
lạnh nhất trong năm là tháng 1 có mức nhiệt độ 
trung bình là 15,70C. Tháng 6 và tháng 7 có 
nhiệt độ nóng nhất. Nhiệt độ trung bình trong 
tháng 6 là 28,90C. Biển Sầm Sơn yên tĩnh suốt 
mùa nóng. Nước biển mát và khá trong. Tại 
Sầm Sơn có rất nhiều hải sản như cá, cua, tôm, 
ốc, sò, và nghêu. 
Khu du lịch Sầm Sơn có thể làm hài lòng du 
khách bằng các hoạt động tắm biển, câu cá, 
quần vợt, leo núi, đi bộ và dã ngoại. Những du 
khách mơ mộng và cô đơn có thể đắm mình 
trong khu Rừng huyền bí rộng hàng trăm ha ở 
phía Bắc. Ngoài ra du khách có thể đến thăm 
một số làng nghề sản xuất nước mắm, làm quạt 
và làm chiếu ở gần đó. 
 Địa danh Vũng Tầu1): Cho đến cuối thế kỷ 
XIX, Vũng Tầu vẫn chỉ là nơi đồn trú của hải 
quân Pháp. Từ năm 1895 đến 1902, người Pháp 
đã thực hiện bản quy hoạch đô thị do Outrey 
thiết kế. Outrey đã cho xây dựng trên biển một 
con đê chắn sóng dài tới 400 mét nhưng đã bị 
cơn bão năm 1904 cuốn trôi. Công việc xây 
dựng Vũng Tầu vì thế bị chậm lại. Đến năm 
1917, tuyến đường thuộc địa số 15 đắp qua các 
đầm lầy với các cây cầu lớn qua các sông mới 
nối Vũng Tầu với đất liền. Từ đó Vũng Tầu 
phát triển rất mạnh. 
Các điều kiện khí hậu tuyệt vời của Vũng 
Tầu đã lôi cuốn nhiều người Sài Gòn tới nghỉ 
dưỡng, phục hồi sức khoẻ. Một dưỡng đường 
đã được xây dựng ở đây. Về sau nó được sáp 
nhập vào Đại Khách sạn (Grand Hôtel). Toàn 
quyền Đông Dương là Paul Doumer đã cho xây 
_______ 
1) Thời Pháp thuộc địa danh Vũng Tầu có tên gọi là Ô Cấp 
hay Cap Saint Jacques. Tên Cap Saint Jacques do người 
Bồ Đào Nha đặt ra để nhớ tới vị thánh đỡ đầu nước họ là 
Jacques de Compstelle. 
dựng một biệt thự rất đẹp được đặt tên là Biệt 
thự trắng (Villa Blanche) [11: 84- 85]. Từ khi 
Vũng Tầu trở thành một đô thị, đã có nhiều biệt 
thự được xây dựng để phục vụ cho các hoạt 
động nghỉ dưỡng và du lịch ở đây. 
Kết luận 
Du lịch là một ngành kinh tế đem lại lợi 
nhuận cao ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam 
trong thời kỳ Pháp thuộc du lịch không phải là 
một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại siêu lợi 
nhuận. Thực dân Pháp lợi dụng du lịch như một 
thứ chim mồi để câu kéo các nhà đầu tư Pháp 
vào Việt Nam. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn 
có những bước tiến đáng kể như từng bước 
được chuyên nghiệp hoá và trở thành một 
ngành kinh tế. Số lượng khách quốc tế đến 
tham quan Việt Nam cũng ngày một đông hơn 
(cũng có những thời điểm số lượng khách quốc 
tế sụt giảm do suy thoái kinh tế và chiến tranh 
thế giới) và đa dạng hơn (du khách đến từ Pháp, 
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan...). Ban đầu 
người Việt Nam cũng chưa thực sự hào hứng 
với hoạt động du lịch, nhưng về sau do nhu cầu 
làm ăn ở trong nước và quốc tế, tìm hiểu thế 
giới bên ngoài, cùng với điều kiện kinh tế dư dả 
đã làm cho ngày càng có nhiều người Việt Nam 
ham muốn đi du lịch. Địa chỉ du lịch ở châu Âu 
mà người Việt Nam thích đến nhất là nước 
Pháp, và ở châu Á là Thái Lan, Hồng Kông, 
Trung Quốc và Nhật Bản. Thông qua các công 
ty du lịch, các phương tiện truyền thông, thì 
những hình ảnh về đất nước, con người và văn 
hoá Việt Nam đã được giới thiệu đến nhiều 
nước trên thế giới. Du lịch bên cạnh ý nghĩa là 
một ngành kinh tế còn là một cầu nối văn hoá 
quan trọng giữa Việt Nam với thế giới bên 
ngoài. 
T.V. Nghia / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 164-173 173 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trung tâm lưu trữ quốc gia I (TTLTQGI), Phông 
Phủ Thống sứ (RST), Hồ sơ số (HSS) 81973, 
Organisation du tourisme colonial en Indochine 
en 1923 (Tổ chức du lịch thuộc địa Đông Dơng 
năm 1923). 
[2] TTLTQGI, RST, HSS 75215, Organisation du 
tourisme en Indochine, 1922- 1931 (Tổ chức du 
lịch Đông Dương, 1922- 1931). 
[3] TTLTQGI, RST, HSS 72548, A.s programme 
d’organisation et de propagande touristiques, 
1927 (Về chương trình tổ chức và tuyên truyền 
du lịch, 1927). 
[4] TTLTQGI, RST, HSS 75222, A.s Activités du 
Conseil régional de Tourisme du Tonkin, 1922- 
1932 (Về các hoạt động của Uỷ ban du lịch Bắc 
Kỳ, 1922- 1932). 
[5] TTLTQGI, RST, HSS 71711, Propagande en 
faveur du Tourisme indochinoise, 1914- 1940 
(Tuyên truyền cho du lịch Đông Dương, 1914- 
1940). 
[6] TTLTQGI, RST, HSS 72715, A.s Constitution 
d’un Bureau offiel du tourisme en Indochine, 
1928 (Về việc lập một Văn phòng du lịch Đông 
Dương, 1928). 
[7] TTLTQGI, RST, HSS 75210, Excursions et 
croisières touristiques organisés en Indochine, 
1932- 1938 (Các chuyến tham quan và các 
chuyến du lịch đường biển được tổ chức ở Đông 
Dương, 1932- 1938). 
[8] TTLTQGI, RST, HSS 20859, Organisation du 
tourisme en Indochine, 1913 (Tổ chức du lịch 
Đông Dương, 1913). 
[9] TTLTQGI, RST, HSS 72710, Organisation et 
développement du tourisme en Indochine, 1914- 
1929 (Tổ chức và phát triển du lịch ở Đông D-
ương, 1914- 1929). 
[10] TTLTQGI, RST, HSS 75211, A.s Croisières 
touristiques organisées hors d’Indochine, 1931- 
1939 (Về các chuyến du lịch đường biển đợc tổ 
chức ngoài Đông Dương, 1931- 1939). 
[11] Tỉnh thành xưa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hải 
Phòng, Hải Phòng, 2004. 
Some features on Vietnam tourism during the 
French colonial feriod 
Tran Viet Nghia 
College of Social Sciences and Humanities, VNU 
336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 
To the early XX century, the French colonial government developed many tourist centers in 
Vietnam. At first, it sent some scientist groups to go around Vietnam to find the cool sites to build the 
resorts for the French colonial officials. Some sites where had the beautiful landscapes and low 
temperature were found, such as Ha Long, Sa Pa, Tam Dao, Mau Son, Ba Vi, Do Son, Sam Son, Bach 
Ma, Nha Trang, Da Lat and Vung Tau. They had been built into resorts, and then became the famous 
tourist centers. Many foreign visitors, especially the Europeans went to Vietnam tourist sites. There 
were more and more Vietnamese people who liked becoming visitors. The French colonial 
government not only exploited Vietnam tourism as an economic branch, but also used it to attract the 
foreign investors to Vietnam. Tourism also became the bridge to link Vietnam culture to other cultures 
in the world. 

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_viet_nam_dau_the_ky_xx.pdf