Giáo trình Chăm sóc cá nuôi - Mã số MĐ 03: Nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ)

Tóm tắt Giáo trình Chăm sóc cá nuôi - Mã số MĐ 03: Nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ): ...ực hiện, cá khỏe, ít bị xây xát. Chỉ kiểm tra được khối lượng cá, khó kiểm tra được sự phân hóa kích cỡ trong đàn và các dấu hiệu bất thường trên cá. 4.3.3. Tính khối lượng trung bình Sau khi cân hết số cá cần kiểm tra ta lấy tổng cộng khối lượng cá đã cân chia cho số cá đã cân để bi...Hình 3.3.27: Cám gạo - Bột mì và cám mì: + Hàm lượng đạm 10-14%. + Chứa hầu hết các vitamin B Hình 3.3.28: Cám mì dạng bột, viên - Ngô: + Hàm lượng đạm 8-12%. + Hàm lượng tinh bột khoảng 60%. + Hàm lượng mỡ từ 4-6%. + Giàu vitamin B1 và vitamin E. + Dễ bị nhiễm nấm mốc. Hìn...á Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học Tiêu chí 2: Kiểm tra được hoạt động bơi lội của cá Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với hướng dẫn của bài học Tiêu chí 3: Bài báo cáo kết quả Bài báo cáo kết quả 5.2. Bài tập thực hành: Kiểm tra mức độ tăn...

pdf93 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc cá nuôi - Mã số MĐ 03: Nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cáo diễn 
biến dịch bệnh cho cán bộ chuyên môn và 
những người có liên quan; Các quy trình ngăn 
ngừa dịch bệnh lan rộng. 
3.1.2 Tất cả các biện pháp 
điều trị bệnh động vật 
thủy sản nuôi phải 
được áp dụng và được 
ghi chép phù hợp với 
các quy định hiện hành 
(nếu có) và phù hợp 
với Kế hoạch 
QLSKĐVTS. 
Người nuôi phải biết được các biện pháp 
điều trị bệnh động vật thủy sản nuôi đã, đang, 
sẽ áp dụng và chứng minh rằng các phương 
pháp này phù hợp với các quy định hiện hành 
(nếu có) và Kế hoạch QLSKĐVTS. 
3.2 Con giống và thức ăn 
3.2.1 Con giống thả nuôi 
phải được mua từ cơ 
sở cung cấp giống đã 
được cơ quan thẩm 
quyền chứng nhận đạt 
chuẩn. 
Phải có hồ sơ ghi chép chứng minh con 
giống được mua từ cơ sở đã được chứng 
nhận. Các nhà cung cấp con giống cho cơ sở 
nuôi phải được đăng ký/ chứng nhận đúng 
quy định. 
3.2.2 Con giống đưa vào cơ 
sở nuôi phải đảm bảo 
đạt tiêu chuẩn Việt 
Nam (TCVN) và phải 
Phải có giấy kiểm dịch về con giống của 
cấp có thẩm quyền; giấy kiểm dịch phải có 
kết quả âm tính đối với các bệnh truyền 
nhiễm phổ biến. 
82 
được kiểm dịch. Con giống phải đạt TCVN (về kích cỡ, 
ngày tuổi) 
Hồ sơ ghi chép về con giống (chứng nhận 
kiểm dịch, chứng nhận đạt TCVN) phải có 
sẵn tại cơ sở nuôi. 
3.2.3 Lượng thức ăn và chế 
độ cho ăn cho ăn phải 
phù hợp với nhu cầu 
của động vật thủy sản 
nuôi. 
Phải có hệ thống theo dõi tại chỗ để đảm 
bảo lượng thức ăn cho ăn phù hợp với nhu 
cầu của động vật thủy sản nuôi và ghi chép 
lại chế độ cho ăn hàng ngày. 
Chế độ cho ăn phải tuân theo một quy 
trình/chế độ nuôi hợp lý hoặc quy trình nuôi 
đã được cơ quan thẩm quyền quy định. 
3.2.4 Thức ăn sử dụng phải 
có nguồn gốc rõ ràng. 
Nếu là thức ăn công 
nghiệp thì phải được 
cấp phép lưu hành của 
cơ quan thẩm quyền. 
Thức ăn công nghiệp phải được mua từ cơ 
sở sản xuất thức ăn (hoặc đại lý) đã được cấp 
phép và loại thức ăn phải nằm trong danh 
mục được phép lưu hành của cơ quan quản lý 
nhà nước có thẩm quyền. 
Được phép dùng thức ăn tự chế biến 
nhưng phải đảm bảo chất lượng theo TCVN 
và phải ghi chép các thành phần và nguồn 
gốc nguyên liệu làm thức ăn. 
3.2.5 Cơ sở nuôi phải có tài 
liệu ghi chép về các 
chất bổ sung vào thức 
ăn nếu có sử dụng. 
Phải có tài liệu ghi chép chi tiết về tất cả 
các chất bổ sung vào thức ăn cho động vật 
thủy sản như chất tạo màu, chất chống oxy 
hóa, chất kích thích miễn dịch, men vi sinh 
nếu có sử dụng. 
Thức ăn và các chất bổ sung dùng trong cơ 
sở nuôi phải được mua từ nhà cung cấp đã 
được cấp phép hợp pháp. 
3.2.6 Các loại thức ăn, bao 
gồm cả thức ăn có trộn 
thuốc, phải được bảo 
quản và sử dụng theo 
quy trình hướng dẫn 
của nhà sản xuất. 
Người nuôi phải được đào tạo và hướng 
dẫn về cách bảo quản và sử dụng thức ăn. 
Thức ăn phải được bảo quản và sử dụng theo 
đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất 
(yêu cầu về nhà kho, điều kiện cất giữ, cách 
sử dụng và thời hạn sử dụng). 
83 
3.3 Điều trị 
3.3.1 Không sử dụng các 
loại hormone và các 
chất kháng sinh để 
kích thích tăng trưởng 
hay phòng bệnh trong 
suốt quá trình nuôi. 
Các hormone và chất kháng sinh không 
được sử dụng để kích thích tăng trưởng hay 
phòng bệnh. 
Chỉ dùng thuốc kháng sinh trong trường 
hợp động vật thủy sản nuôi được cán bộ 
chuyên môn chẩn đoán là đã mắc bệnh truyền 
nhiễm. 
Phải có bảng kê các loại kháng sinh và 
liều đã dùng trong quá trình nuôi. 
3.3.2 Cơ sở nuôi phải lưu 
giữ hồ sơ về việc mua 
và sử dụng thuốc thú y 
hợp pháp bao gồm cả 
việc sử dụng thức ăn 
trộn dược phẩm. 
Các sản phẩm được sử dụng/bảo quản 
trong kho phải được ghi chép theo mẫu quy 
định. Hồ sơ mua gồm: Ngày mua; Tên sản 
phẩm; Số lượng mua; Số lô; Hạn sử dụng; 
Tên nhà cung cấp. Hồ sơ điều trị gồm: Số lô; 
Ngày bắt đầu điều trị; Tên loài được điều trị; 
Số lượng hoặc sinh khối thủy sản được điều 
trị; Liều lượng và tổng lượng thuốc sử dụng; 
Ngày kết thúc điều trị; Ngày hết hạn; Ngày 
sớm nhất động vật thủy sản nuôi được thu 
hoạch; Tên (những) người cho dùng thuốc 
theo ngày. 
3.4 Theo dõi tỷ lệ sống 
3.4.1 Số lượng con giống, 
khối lượng trung bình, 
mật độ nuôi và tổng 
sinh khối của động vật 
thủy sản nuôi phải 
được theo dõi thường 
xuyên. 
Số lượng con giống, khối lượng trung 
bình, mật độ nuôi và tổng sinh khối động vật 
thủy sản nuôi phải được kiểm soát thường 
xuyên tại từng đơn vị sản xuất. Hồ sơ ghi 
chép về việc này phải có sẵn. 
3.4.2 Các dấu hiệu động vật 
thủy sản nuôi bị stress 
hoặc bị bệnh phải 
được ghi chép hàng 
ngày. 
Các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị 
stress hoặc bị bệnh phải được ghi chép hàng 
ngày vào Sổ nhật ký nuôi. 
84 
3.4.3 Việc kiểm tra và loại 
bỏ động vật thủy sản 
nuôi bị chết phải được 
thực hiện hàng ngày. 
Động vật thủy sản nuôi bị chết trong ao 
phải được loại bỏ hàng ngày đúng cách. 
Trong các trường hợp đặc biệt (ví dụ thời tiết 
xấu, tỷ lệ chết thấp) thì có thể loại bỏ hàng 
tuần. Số lượng động vật thủy sản nuôi chết và 
lý do chết phải được ghi chép lại. 
Sổ Nhật ký nuôi về tỷ lệ chết hàng ngày và 
lý do chết (nếu biết), phải có sẵn tại từng đơn 
vị sản xuất. Công nhân phải có sự hiểu biết về 
tình trạng sức khỏe động vật thủy sản/các lý 
do động vật thủy sản nuôi chết. 
3.4.4 Cơ sở nuôi phải thông 
báo cho các cơ quan 
chức năng có liên quan 
về dịch bệnh theo quy 
định. 
Phải thông báo cho các cơ quan chức năng 
khi có dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông 
nghiệp và phát triển nông thôn. 
3.4.5 Cơ sở nuôi phải có hệ 
thống thu gom và xử 
lý động vật thủy sản 
chết theo quy định. 
Động vật thủy sản nuôi bị chết phải được 
thu gom và xử lý đúng cách theo quy định 
của Nhà nước để đảm bảo không gây ảnh 
hưởng đến môi trường và hạn chế tối đa nguy 
cơ lây lan mầm bệnh. 
Phải có nhật ký ghi chép quá trình này. 
4. Bảo vệ môi trường 
Nguyên tắc 
Hoạt động nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có kế hoạch và có 
trách nhiệm đối với môi trường, theo các quy định của nhà nước và các cam kết 
quốc tế. Phải có đánh giá các tác động đối với môi trường của việc lập kế hoạch, 
phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản. 
Các tiêu chuẩn 
Tiêu 
chuẩn 
Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ 
4.1 Quản lý tác động môi trường 
4.1.1 Cơ sở nuôi phải Đánh 
giá Tác động Môi 
Phải có báo cáo ĐTM trong đó bao gồm 
tất cả các hoạt động tại cơ sở nuôi. 
85 
trường (ĐTM) có sự 
tham gia của cộng 
đồng và thông báo 
công khai kết quả. 
Quy trình và báo cáo ĐTM phải tuân thủ 
theo quy định của Nhà nước và theo hướng 
dẫn thực hiện VietGAP. 
4.1.2 Cơ sở nuôi xây dựng 
sau tháng 5 năm 1999 
phải nằm ngoài các hệ 
sinh thái rừng ngập 
mặn hoặc các khu vực 
đất ngập nước tự nhiên 
có ý nghĩa quan trọng 
về mặt sinh thái như 
đã nêu trong ĐTM. 
Những cơ sở nuôi xây dựng sau tháng 
5/1999 phải có văn bản xác nhận của chính 
quyền địa phương về tình trạng và việc sử 
dụng đất trong thời gian từ tháng 5/1999 đến 
ngày xây dựng trại. 
Cơ sở nuôi phải có các văn bản của chính 
quyền địa phương xác nhận thời gian (tháng và 
năm) xây dựng các ao nuôi. 
4.1.3 Vị trí cơ sở nuôi và 
các cơ sở vật chất liên 
quan phải nằm 
NGOÀI phạm vi các 
Khu vực Bảo tồn 
(KVBT) quốc gia hoặc 
quốc tế. 
Nếu KVBT nằm trong 
hạng mục V hoặc VI 
của Liên minh Bảo tồn 
Thiên nhiên Quốc tế 
(IUCN), cần có sự 
đồng ý của cơ quan 
quản lý KVBT. 
Phải chứng minh vị trí cơ sở nuôi và các 
cơ sở vật chất liên quan không nằm trong các 
KVBT quốc gia hoặc quốc tế (thuộc mục từ 
Ia tới IV của IUCN), hoặc các khu vực được 
xác định theo công ước quốc tế (ví dụ 
RAMSAR hoặc Di sản Thế giới). Các minh 
chứng cần bao gồm vị trí địa lý khi đăng ký. 
Nếu khu bảo tồn nằm trong hạng mục V hoặc 
VI, người kiểm tra phải liên lạc với các cơ 
quan quản lý KVBT để xác định xem cơ sở 
nuôi có phù hợp với các mục tiêu quản lý của 
KVBT hay không. Thông tin phải được công 
khai. 
4.2 Sử dụng và thải nước 
4.2.1 Hạ tầng của cơ sở nuôi 
phải đảm bảo để nguồn 
nước cấp không bị ô 
nhiễm 
Hệ thống cấp và thải nước phải độc lập với 
nhau và được quản lý để tránh làm ô nhiễm 
nguồn nước cấp. 
4.2.2 Việc sử dụng nước và 
xả thải phải tuân thủ 
các yêu cầu của cơ 
quan chức năng. 
Phải có nhật ký ghi chép về lượng nước 
lấy vào hàng năm. Nước thải ra ngoài môi 
trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo 
quy định của Nhà nước. 
86 
4.2.3 Không sử dụng nước 
sinh hoạt (nước máy) 
để pha loãng, làm 
giảm độ mặn trong ao 
nuôi. 
Nước sinh hoạt (nước máy) không được 
dùng để pha loãng, làm hạ độ mặn trong ao 
nuôi (đối với nuôi nước lợ). Nếu sử dụng 
nước ngầm (nước giếng) phải theo đúng quy 
định của pháp luật. 
4.2.4 Cơ sở nuôi phải 
thường xuyên quan 
trắc và quản lý chất 
lượng nước. 
Phải đánh giá các mối nguy đối với động 
vật thủy sản nuôi dựa trên hệ thống quan trắc 
và quản lý chất lượng nước tại chỗ. Việc 
đánh giá các mối nguy phải bao gồm các 
điểm lấy mẫu phù hợp (tại mỗi hệ thống nuôi 
hoặc toàn bộ cơ sở nuôi) và các chỉ tiêu chất 
lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ trong, 
O2 hòa tan, độ pH, độ kiềm, NH3, H2S. Phải 
có sẵn hồ sơ ghi chép tại mỗi cơ sở nuôi. Tần 
suất quan trắc chất lượng nước tùy thuộc mỗi 
loài nuôi cụ thể theo quy định hiện hành. 
4.2.5 Cơ sở nuôi không 
được làm nhiễm mặn 
các nguồn nước ngọt 
tự nhiên. 
Cơ sở nuôi phải được thiết kế và quản lý 
để hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự 
nhiên. Không được xả nước mặn vào nguồn 
nước ngọt tự nhiên. 
4.2.6 Các cơ quan chức 
năng và cộng đồng địa 
phương phải được 
thông báo khi nguồn 
nước ngầm bị nhiễm 
mặn. 
Cơ sở nuôi phải thông báo cho các cơ 
quan chức năng và cộng đồng địa phương khi 
có nhiễm mặn xảy ra liên quan đến hoạt động 
nuôi thủy sản (đối với nuôi nước lợ). 
4.2.7 Bùn thải từ cơ sở nuôi 
phải được gom và lưu 
trữ đúng cách. 
Bùn vét lên từ các kênh, rạch và từ ao nuôi 
để duy trì độ sâu phải được thu gom và lưu 
trữ đúng cách để tránh nhiễm mặn vào đất, 
nước ngầm và không gây ra các thiệt hại về 
sinh thái đối với các khu vực rừng ngập mặn 
hoặc khu vực sinh thái nhạy cảm khác. 
Việc loại bỏ bùn đặc phải được thực hiện 
theo quy định. Khi chưa có quy định cụ thể, 
bùn đặc cần được thu gom và loại bỏ tại một 
khu vực riêng biệt và có quản lý. 
87 
4.3 Kiểm soát địch hại 
4.3.1 Không áp dụng 
phương pháp kiểm 
soát địch hại gây chết 
đối với động vật. 
Các thiết bị phòng ngừa địch hại của động 
vật thủy sản nuôi phải đảm bảo an toàn cho 
các loài động vật tự nhiên. Yêu cầu này áp 
dụng cho tất cả các loài địch hại trong quá 
trình nuôi ngoại trừ các loại động vật thủy 
sinh trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi. 
4.3.2 Hoạt động của cơ sở 
nuôi không được gây 
chết cho những loài 
được liệt kê trong Sách 
đỏ Việt Nam. 
Phải sử dụng biện pháp bảo vệ cần thiết 
khi có loài động vật nằm trong Sách đỏ Việt 
Nam có khả năng xuất hiện trong khu vực. 
5. Các khía cạnh kinh tế-xã hội 
Nguyên tắc 
Nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, 
tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của 
của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về 
quyền lao động, không làm ảnh hưởng tới sinh kế của người nuôi và các cộng đồng 
xung quanh. Nuôi trồng thủy sản phải tích cực đóng góp vào sự phát triển nông 
thôn, đem lại lợi ích, sự công bằng và góp phần giảm đói nghèo cũng như tăng 
cường an ninh thực phẩm ở địa phương. Do đó các vấn đề kinh tế-xã hội phải được 
xem xét trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi từ xây dựng, phát triển và 
triển khai các kế hoạch nuôi trồng thủy sản. 
Các tiêu chuẩn 
Tiêu 
chuẩn 
Nội dung kiểm soát Chuẩn mực tuân thủ 
5.1 Điều kiện làm việc 
5.1.1 Tất cả lao động làm 
thuê tại cơ sở nuôi 
phải đủ 15 tuổi trở lên. 
Chỉ sử dụng lao động đủ 15 tuổi trở lên và 
phải có Danh sách và bản sao Chứng minh 
nhân dân có công chứng của tất cả công nhân 
tại cơ sở nuôi. 
88 
5.1.2 Đối với người lao 
động dưới 18 tuổi, cơ 
sở nuôi phải áp dụng 
các điều kiện làm việc 
sau: 
1 – Có quyền được đi 
học (nếu muốn); 2 – 
Tổng số giờ làm việc 
không vượt quá 8 giờ/ 
ngày; 3 – Giới hạn ở 
mức độ lao động nhẹ, 
giản đơn; 4 – Không 
nguy hiểm đến tính 
mạng 
Phải có bản mô tả công việc hàng ngày, 
cho từng lao động dưới 18 tuổi. 
Giới hạn ở mức độ lao động nhẹ, giản đơn 
là những công việc không gây hại đến sức 
khỏe và phát triển của người lao động, không 
ảnh hưởng đến việc học tập hay làm yếu đi 
năng lực tiếp nhận kiến thức. 
Công việc gây nguy hiểm tính mạng là 
công việc do bản chất hoặc điều kiện làm việc 
làm hại đến sức khỏe, an toàn và tinh thần của 
người lao động. 
5.1.3 Người lao động phải 
được phép nghỉ việc 
và nhận đủ tiền công 
cho cả ngày làm việc 
cuối cùng khi có đơn 
xin nghỉ hợp lý. 
Phải có hợp đồng lao động với các điều 
khoản rõ ràng. Người lao động được phép tự 
quản lý thời gian nghỉ của họ. Người sử dụng 
lao động không giữ lại dù là một phần tiền 
lương, thưởng, tài sản hoặc giấy tờ của người 
lao động để buộc họ tiếp tục làm việc cho 
mình. 
5.1.4 Người lao động được 
phép thành lập hoặc 
tham gia các tổ chức 
để bảo vệ quyền lợi 
của họ (kể cả quyền 
đàm phán tập thể) mà 
không bị người sử 
dụng lao động can 
thiệp và không phải 
chịu hậu quả nào sau 
khi thực hiện quyền 
này. 
Người lao động có quyền tham gia các tổ 
chức bảo vệ quyền lợi của họ như thỏa ước 
tập thể hoặc công đoàn theo quy định của 
Luật Lao động. 
89 
5.1.5 Người lao động không 
phải chịu bất cứ sự 
phân biệt đối xử nào từ 
phía người sử dụng lao 
động hoặc các lao 
động khác ở cơ sở 
nuôi. 
Phải có Quy định chống phân biệt đối xử 
bằng văn bản do chủ cơ sở nuôi xây dựng và 
ban hành (có thể ghi trong Nội quy). Không 
phân biệt đối xử về chủng tộc, địa vị, nguồn 
gốc quê quán, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, 
tuổi tác hoặc bất kỳ điều kiện nào có thể là 
căn nguyên của tệ phân biệt đối xử. 
5.1.6 Chủ cơ sở nuôi phải 
tôn trọng nhân phẩm 
tất cả các công nhân 
làm thuê. 
Người lao động phải luôn được đối xử một 
cách tôn trọng (ví dụ không có xâm phạm 
thân thể). Người lao động không bị trừ tiền 
công do kỷ luật. 
5.1.7 Thời gian làm việc 
ngoài giờ phải đảm 
bảo các điều kiện sau: 
1- Là tự nguyện; 
2- Không vượt quá 
mức tối đa theo quy 
định của Nhà nước; 
3- Chỉ xảy ra trong 
trường hợp đặc biệt 
(không thường xuyên); 
4- Được trả công cao 
hơn quy định. 
Người lao động xác nhận rằng việc làm 
ngoài giờ là tự nguyện. Bảng chấm công xác 
nhận số giờ làm thêm tối đa mỗi tuần và xác 
nhận giờ làm thêm chỉ xảy ra trong trường 
hợp đặc biệt chứ không thường xuyên. Hợp 
đồng phải nêu rõ tiền công trả cho giờ làm 
thêm phù hợp với luật Lao động. 
5.1.8 Điều kiện sinh hoạt 
của người lao động 
phải đảm bảo vệ sinh. 
Các dụng cụ rửa tay, nước uống, nhà ăn, 
bếp ăn, thức ăn và khu vực nghỉ ngơi dành 
cho người lao động phải đảm bảo vệ sinh, 
sạch sẽ. 
5.2 An toàn lao động và sức khỏe 
5.2.1 Chủ cơ sở nuôi phải có 
văn bản đánh giá về 
các mối nguy đối với 
sức khỏe, sự an toàn 
của người lao động và 
quy trình giải quyết. 
Phải có Bản đánh giá về các mối nguy hại 
với sức khỏe, sự an toàn của người lao động 
và phải cập nhật mỗi khi có thay đổi (ví dụ 
máy móc mới, nhà xưởng mới, các thuốc bảo 
vệ thực vật mới, các kỹ thuật nuôi trồng thay 
đổi v.v..). 
Quy trình giải quyết các vấn đề liên quan 
90 
đến bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động phải 
phù hợp với điều kiện của cơ sở nuôi, bao 
gồm giải pháp đối phó với tai nạn, các trường 
hợp khẩn cấp, các kế hoạch dự phòng và thiết 
bị bảo hộ lao động, các rủi ro đã được nhận 
diện, bảo hiểm tai nạn. 
5.2.2 Chủ cơ sở nuôi phải 
tạo môi trường sống và 
làm việc an toàn cho 
công nhân. 
Người lao động được bảo vệ trước các 
nguy hại như nước uống, điều kiện sinh hoạt, 
vệ sinh, môi trường sống phải an toàn. Chỗ ở 
dành cho người lao động phải được xây dựng 
từ các vật liệu đủ độ bền, an toàn và hợp vệ sinh. 
5.2.3 Tất cả người lao động 
phải được đào tạo, 
hướng dẫn về sức khỏe 
và an toàn lao động. 
Chủ cơ sở nuôi phải tập huấn về sức khỏe 
và an toàn cho người lao động khi có tài liệu 
hoặc trang thiết bị. 
5.2.4 Tất cả các tai nạn phải 
được ghi chép lại và 
phải có các hành động 
xử lý đối với từng tai 
nạn. 
Phải có hồ sơ ghi chép tất cả tai nạn, dù 
nhẹ, xảy ra và các hành động giải quyết cụ 
thể. Có minh chứng về các hành động giải quyết 
(ví dụ hóa đơn thanh toán tiền thuốc v.v..). 
5.3 Hợp đồng và tiền 
lương (tiền công) 
5.3.1 Người lao động 
thường xuyên phải có 
hợp đồng lao động và 
hiểu rõ các điều khoản 
ghi trong hợp đồng lao 
động của họ. 
Tất cả người lao động thường xuyên tại cơ 
sở nuôi đều phải có hợp đồng lao động. 
Trường hợp lao động là thành viên trong 
gia đình của chủ cơ sở nuôi thì không cần 
phải ký hợp đồng lao động. 
5.3.2 Thời gian thử việc tối 
đa phải đúng theo quy 
định hiện hành của 
Nhà nước. 
Hợp đồng lao động và phỏng vấn với 
người lao động xác nhận điều này. 
91 
5.3.3 Chủ cơ sở nuôi phải 
trả không thấp hơn 
mức lương tối thiểu 
theo quy định của 
pháp luật hiện hành. 
Các văn bản luật quy định mức lương tối 
thiểu áp dụng cho cơ sở nuôi được tuân thủ 
đầy đủ. 
Các hợp đồng lao động của người lao 
động, bảng lương và các cuộc phỏng vấn 
người lao động thể hiện cơ sở nuôi tuân thủ 
đúng qui định về mức lương tối thiểu. 
5.3.4 Phải có bảng chấm 
công ghi số giờ làm 
việc của mỗi lao động 
ở cơ sở nuôi. 
Phải có danh sách nhân viên và bảng chấm 
công theo giờ. 
5.3.5 Lương hoặc tiền công 
phải được trả bằng tiền 
mặt hoặc bằng cách 
tiện lợi nhất cho người 
lao động. 
Phỏng vấn với người lao động thể hiện cơ 
sở nuôi có chấp hành. 
5.4 Các kênh liên lạc 
5.4.1 Chủ cơ sở nuôi phải 
bảo đảm tất cả người 
lao động có các kênh 
liên lạc thích hợp với 
chủ lao động về các 
vấn đề liên quan tới 
quyền lao động và 
điều kiện làm việc. 
Hộp thư góp ý phải có sẵn ở cơ sở nuôi. 
Phỏng vấn với người lao động thể hiện cơ sở 
nuôi có chấp hành. 
5.4.2 Tất cả các vấn đề khó 
khăn mà người lao 
động nêu ra phải được 
chủ cơ sở nuôi xem 
xét và phản hồi. 
Chủ cơ sở nuôi phải có hồ sơ thống kê và 
theo dõi các vấn đề khó khăn mà người lao 
động đưa ra (kể cả các đơn khiếu nại), ngày 
giờ và phản hồi đã thực hiện. Phỏng vấn với 
nhân viên thể hiện được tính hợp lệ. 
5.5 Các vấn đề trong 
cộng đồng 
5.5.1 Chủ cơ sở nuôi phải 
xây dựng và áp dụng 
các phương án giải 
Chủ cơ sở nuôi phải có sự thỏa hiệp và 
giải pháp xử lý mâu thuẫn đối với các hộ nuôi 
liền kề và cộng đồng xung quanh. Phải có hồ 
92 
quyết mâu thuẫn đối 
với cộng đồng xung 
quanh. 
sơ lưu trữ các vấn đề khiếu nại, ngày giờ cụ 
thể và lộ trình phản hồi (có biên bản và chữ 
ký của cộng đồng địa phương xác nhận). Khi 
tổ chức họp với cộng đồng, cần có chương 
trình và biên bản họp có chữ ký của đại diện 
chính quyền và ít nhất một tổ chức đoàn thể 
địa phương hoặc một tổ chức xã hội dân sự có 
uy tín xác nhận. 
93 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Nguyễn Văn Việt Chủ tịch 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ tịch 
3. Ông Ngô Thế Anh Thư ký 
4. Bà Nguyễn Thanh Hoa Ủy viên 
5. Ông Ngô Chí Phương Ủy viên 
6. Ông Lê Tiến Dũng Ủy viên 
7. Ông Trần Văn Tín Ủy viên 
8. Ông Nguyễn Tiến Thịnh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết Chủ tịch 
2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 
3. Ông Nguyễn Văn Tiến Ủy viên 
4. Bà Nguyễn Kim Nhi Ủy viên 
5. Ông Hà Thanh Tùng Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_ca_nuoi_ma_so_md_03_nghe_nuoi_ca_long_be.pdf