Giáo trình Chuẩn bị ao - Mã số MĐ 01: Nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị ao - Mã số MĐ 01: Nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi: ...ấm vào 2/3 giấy qùy) Hình 1.1.34. Xé 1 đoạn giấy quỳ Bước 3: Để ráo mẩu giấy qùy, quan sát giấy sẽ chuyển màu sau thời gian 5 - 10 giây Bước 4: Đọc kết quả - Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh với thang so. - Đọc kết quả ở ô gần trùng với mẫu giấy quỳ. Hình 1.1.35. So sánh ...ào đắp - Đào cắt ngang bờ bao 40 - Độ sâu: + Cống cấp: Tùy theo cao trình của đất, và tùy thuộc vào yêu cầu của mực nước thấp nhất trong ao. Nếu lấy nước theo thủy triều đảm bảo nước cấp được trong khoảng thời gian từ 2 - 3 giờ + Cống thoát: Ngang bằng với độ sâu của đáy ao - Chiều ...n lấy nước ngay mà mực nước bên ngoài thấp hơn ở trong ao lắng nên không lấy nước theo dòng tự chảy được. Có 2 cách lấy nước bằng máy bơm: * Bơm vào kênh dẫn Được áp dụng trong trường hợp ao lắng nước xa sông, rạch. Nước được bơm vào kênh dẫn rồi tự chảy vào ao lắng qua cống có mắc l...

pdf78 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị ao - Mã số MĐ 01: Nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biết rằng liều lượng sử dụng là 
0,4g/m
3
b. Chọn loại phân và tính liều lượng phân bón để gây màu nước cho ao trên 
2. Bài thực hành: 
2.1. Bài thực hành 1.4.1. Lấy nước vào ao chứa 
2.2. Bài hành 1.4.2. Diệt cá tạp 
2.3. Bài thực hành 1.4.3. Gây màu nước 
C. Ghi nhớ 
 - Nước cấp vào ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi phải đạt các chỉ tiêu: 
+ Nước có màu xanh nõn chuối; 
+ Độ trong ; 25 – 40cm; 
+ Oxy hòa tan trên 3mg/lít; 
+ Độ pH: 6,5 – 8,5; 
+ Độ mặn: 0 - 100/00; 
+ Độ kiềm: 40 – 120 mg/l 
 65 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun Chuẩn bị ao là một mô đun chuyên môn nghề trong chương 
trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; được giảng 
dạy trước các mô đun khác của nghề. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập 
theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Chuẩn bị ao là mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng 
thực hành về chọn địa điểm; xây dựng, cải tạo ao; chuẩn bị nước nuôi cá. Mô 
đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương nuôi có đầy đủ máy móc, 
trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. 
II. Mục tiêu 
- Kiến thức: 
+ Nêu được đặc điểm về môi trường sống của cá diêu hồng, cá rô phi; 
+ Nêu được các yêu cầu kỹ thuật về địa điểm nuôi; 
+ Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng ao; 
+ Trình bày được cách xử lý ao mới, cải tạo ao cũ, chuẩn bị nước nuôi cá. 
- Kỹ năng: 
+ Chọn được địa điểm nuôi thích hợp; 
+ Tổ chức, xây dựng ao nuôi đạt yêu cầu; 
+ Xử lý ao mới đào, cải tạo ao nuôi cũ đúng kỹ thuật; 
+ Chuẩn bị nước nuôi cá đạt chất lượng tốt. 
- Thái độ: 
+ Tuân thủ qui trình kỹ thuật; 
+ Cẩn thận, an toàn lao động; 
+ Ý thức bảo vệ môi trường. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ 01-01 Bài 1. Chọn địa điểm 
Tích 
hợp 
Lớp 
học 
12 2 8 2 
 MĐ 01-02 
Bài 2. Xây dựng ao Tích 
hợp 
Lớp 
học và 
cơ sở 
nuôi 
tôm 
20 4 16 
 66 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
 MĐ 01-03 
Bài 3. Cải tạo ao nuôi 
Tích 
hợp 
Lớp 
học và 
cơ sở 
nuôi 
tôm 
20 2 16 2 
 MĐ 01-04 
Bài 4. Chuẩn bị nước 
nuôi 
Tích 
hợp 
Lớp 
học và 
cơ sở 
nuôi 
tôm 
16 2 14 
Kiểm tra hết mô đun 4 4 
Cộng 72 10 54 8 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
Bài tập thực hành 1.1.1. Nhận diện đất khu vực nuôi 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng quan sát, lựa chọn được vị 
trí nuôi cá diêu hồng, cá rô phi phù hợp. 
- Nguồn lực: Cuốc, xẻng, máy đo độ pH đất, cánh đồng tại địa phương 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5- 6 học viên 
- Nhiệm vụ của nhóm: Học viên quan sát sự hiện diện của thực vật chỉ thị 
vùng đất phèn, màu của các vũng nước trong khu đất, lấy mẫu đất kiểm tra độ kết 
dính, độ pH, màu sắc, trạng thái đất theo hướng dẫn của giáo viên. Báo cáo kết 
luận 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận diện chính xác 
khu đất và kết luận lựa chọn làm ao nuôi của khu đất. 
4.2. Bài thực hành 1.1.2. Khảo sát các yếu tố môi trường của nguồn nước cấp 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, khảo sát, đánh giá và đo được các yếu tố môi 
trường của nguồn nước cấp 
- Nguồn lực: Các bộ thử nhanh độ pH, độ kiềm, NH3, khúc xạ kế, đĩa Secchi. 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm nhỏ 5 - 6 học viên 
- Nhiệm vụ của nhóm: Học viên đo các chỉ tiêu độ pH, độ kiềm, đo NH3, độ 
mặn, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi theo hướng dẫn của giáo viên. 
Báo cáo kết luận 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
 67 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Học viên thao tác chính xác 
các bước đo chỉ tiêu nước và kết luận đánh giá chất lượng nguồn nước. 
4.3. Bài thực hành 1.2.1: Tham quan cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, quan sát vẽ được sơ đồ bố trí, kết cấu của các 
hạng mục trong công trình. 
- Nguồn lực: Trại nuôi cá diêu hồng, cá rô phi của doanh nghiệp hay hộ gia đình 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Quan sát và vẽ sơ đồ bố trí ao tại cơ sở tham quan 
+ Đo và vẽ các bộ phận của ao: bờ, cống 
+ Tham khảo ý kiến của chủ hộ hoặc kỹ thuật viên của cơ sở về sự hợp lý 
và bất hợp lý của cách bố trí trại, các thông số, kích thước của các bộ phận công 
trình nuôi. 
+ Báo cáo kết luận 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá 
trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bản vẽ sơ 
đồ bố trí, bản vẽ kết cấu, báo cáo nhận xét, đánh giá về thiết kế, bố trí trại nuôi cá 
diêu hồng, cá rô phi. 
4.4. Bài thực hành 1.2.2: Thực hiện công việc cắm tiêu xác định vị trí đào đắp. 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ, xác định chính 
xác vị trí đào, đắp. 
- Nguồn lực: 
+ Bản thiết kế 
+ Thước dây (thước cuộn) dài 20-30m 
+ Cọc bằng gỗ, tre dài 1-2m 
+ Dây nilon 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên cắm tiêu, căng dây định 
tuyến và hình dạng bờ ao theo các số liệu trong bản thiết kế ao. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Các cọc tiêu 
được căng dây thẳng hàng, chắc chắn, chính xác như yêu cầu của bản thiết kế. 
 68 
4.5. Bài thực hành 1.2.3: Thực hiện công việc lắp đặt cống cấp, thoát bằng 
ống PVC. 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ, lắp đặt cống đúng 
kỹ thuật, chính xác. 
- Nguồn lực: 
+ Bản thiết kế 
+ Thước dây (thước cuộn) dài 20 - 30m 
+ Cọc bằng gỗ, tre dài 1 - 2m 
+ Dây nilon 
+ Cuốc, Xẻng 
+ Cống PVC đường kính 20cm 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5 - 6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Học viên cắm tiêu, căng dây định 
tuyến khu vực đào đắp theo các số liệu trong bản thiết kế ao. Lắp đặt cống theo 
đúng yêu cầu trong bản thiết kế. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định 
đúng vị trí, đào, lắp đặt cống theo như thiết kế. 
4.6. Bài thực hành 1.2.4: Bao lưới cho ao nuôi 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán và bao lưới đúng kỹ 
thuật theo trình tự các bước. 
- Nguồn lực: 
+ Lưới muỗi dài 30m, rộng 1m 
+ Cọc gỗ hoặc tre đường kính 2-3cm, dài 1,5m 
+ Dây chì, dây nilon 
+ Kềm, kéo, búa, dao, cuốc, xẻng 
+ Bảo hộ lao động 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Đóng cọc, rào lưới 1 đoạn 30m 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đánh giá sự 
quan sát quá trình thực hiện của học viên, cọc đóng đúng khoảng cách, lưới thẳng, 
giềng trên cột kỹ, chân lưới không bị tung lên. 
4.7. Bài thực hành 1.3.1. Bón vôi cho ao mới đào 
 69 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán và bón vôi đúng 
kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Vôi, thau, xô, bảo hộ lao động 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Đo pH đáy ao 
+ Tính lượng vôi cần bón 
+ Bón vôi trên bờ ao, đáy ao 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đo được pH 
đáy ao, tính đúng lượng vôi cần bón, bón đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động. 
4.8. Bài thực hành 1.3.2. Cải tạo ao nuôi cũ 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước cải tao ao 
nuôi cũ. 
- Nguồn lực: Ao nuôi cũ, dụng cụ làm đất, bảo hộ lao động 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Làm cạn nước ao 
+ Vét bùn 
+ Bón vôi 
+ Phơi ao 
+ Sửa chữa bờ, cống, lưới bao 
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Ao nuôi cũ 
được cải tạo đúng kỹ thuật. 
4.9. Bài thực hành 1.4.1: Lấy nước vào ao chứa 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hiện công việc lấy nước theo đúng trình 
tự các bước 
- Nguồn lực: 
+ Ao lắng nước 
+ Máy bơm nước, cống cấp 
+ Túi, lưới lọc 
+ Nhiên liệu 
+ Bảo hộ lao động 
 70 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chọn con nước 
+ Lắp lưới lọc, túi lọc 
+ Bơm nước 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nước có 
chất lượng tốt đúng theo tiêu chuẩn nuôi. Mực nước lấy đạt đúng yêu cầu. 
4.10. Bài thực hành 1.4.2: Diệt cá tạp 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, thực hiện công 
việc thuốc cá theo đúng trình tự và an toàn. 
- Nguồn lực: Dây thuốc cá, cân, máy tính, thùng, xô, ca, khẩu trang, nón 
- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ 5 - 6 học viên 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: 
+ Tính toán lượng nước ao, lượng dây thuốc cá 
+ Thực hiện các bước diệt tạp. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tính toán 
đúng lượng nước ao, lượng dây thuốc cá và thực hiện được các bước diệt tạp. 
4.11. Bài thực hành 1.4.3: Gây màu nước 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, thực hiện công 
việc gây màu nước theo đúng trình tự các bước 
- Nguồn lực: 
+ Phân bón Urea, Ureaphossphate, NPK, cám, bột cá, bột đậu nành, men rượu 
+ Cân 
+ Thao, xô, ca 
+ Bảo hộ lao động 
- Cách thức tiến hành: Chia thành nhóm 5-6 học viên nhóm, thực hành theo 
hướng dẫn của giáo viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+Tính toán lượng nước ao và lượng phân bón cần thiết 
+ Thực hiện các bước bón phân gây màu. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Nước có 
màu xanh nõn chuối (vỏ đỗ) 
 71 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài thực hành 1.1.1. Nhận diện đất khu vực nuôi 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Nhận diện nhóm thực 
vật chỉ thị trong khu vực 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động 
học tập của học viên 
Tiêu chí 2: Nhận diện màu sắc của 
nước 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động 
học tập của học viên 
Tiêu chí 3: Xác định thành phần của 
đất 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt động 
học tập của học viên 
Tiêu chí 4: Đo pH đất Quan sát, theo dõi đánh giá thao tác và 
cách sử dụng thiết bị đo của học viên 
Tiêu chí 5: Sự phối hợp của nhóm 
và thời gian hoàn thành 
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên 
trong quá trình thực hành, thời gian hoàn 
thành, sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của 
học viên. 
5.2.Bài thực hành 1.1.2. Khảo sát các yếu tố môi trường của nguồn nước cấp 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Đo pH Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự 
đúng theo các bước 
Tiêu chí 2: Đo độ kiềm Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự 
đúng theo các bước 
Tiêu chí 3: Đo NH3/NH4
+
, Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự 
đúng theo các bước 
Tiêu chí 4: Đo độ mặn, Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự 
đúng theo các bước 
Tiêu chí 5: Đo độ trong Sử dụng thành thạo, chính xác, trình tự 
đúng theo các bước 
Tiêu chí đánh giá chung: Sử dụng 
thành thạo các dụng cụ đo, sự phối 
hợp của nhóm và thời gian hoàn 
thành 
Giáo viên quan sát thực hiện của học viên 
trong quá trình thực hành, thời gian hoàn 
thành, sự phối hợp nhóm. 
5.3. Bài thực hành 1.2.1. Tham quan cơ sở nuôi cá diêu hồng, cá rô phi 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Vẽ được sơ đồ bố trí ao Bản vẽ rõ ràng, chính xác 
 72 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
tại cơ sở tham quan 
Tiêu chí 2: Đo và vẽ các bộ phận 
của ao: bờ, cống, đáy ao, cầu công 
tác. 
Quan sát thực hiện của học viên trong 
quá trình thực hành, thời gian hoàn 
thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo 
của học viên. 
Tiêu chí 3: Sự phối hợp của nhóm 
và thời gian hoàn thành 
Quan sát thực hiện của học viên trong 
quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, 
sự phối hợp nhóm. 
Tiêu chí 4: Nhận xét của học viên 
về cách bố trí của trang trại vừa 
tham quan 
Đánh giá kết quả nhận xét của học viên 
5.4. Bài thực hành 1.2.2. Thực hiện công việc cắm tiêu xác định vị trí đào đắp. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Đọc được bản vẽ thiết kế 
(chiều dài, rộng, sâu, cao bờ...) 
Quan sát cách đọc của học viên 
Tiêu chí 2: Căng dây, định tuyến 
được hình dạng ao 
Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, 
chắc chắn, chính xác như yêu cầu của 
bản thiết kế. 
Tiêu chí 3: Căng dây, định tuyến 
được bờ ao 
Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, 
chắc chắn, chính xác như yêu cầu của 
bản thiết kế. 
Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm 
và thời gian hoàn thành 
Quan sát thực hiện của học viên trong 
quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, 
sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học 
viên. 
5.5. Bài thực hành 1.2.3. Thực hiện công việc lắp đặt cống cấp, thoát 
bằng ống PVC. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Đọc được bản vẽ thiết kế Quan sát cách đọc của học viên 
Tiêu chí 2: Căng dây, định tuyến 
được vị trí đào để đặt cống 
Các cọc tiêu được căng dây thẳng hàng, 
chắc chắn, chính xác như yêu cầu của 
bản thiết kế. 
Tiêu chí 3: Lắp đặt cống đúng theo 
bản vẽ 
Quan sát cách lắp đặt của học viên 
 73 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 4: Sự phối hợp của nhóm 
và thời gian hoàn thành 
Quan sát thực hiện của học viên trong 
quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, 
sự phối hợp nhóm, bài báo cáo của học 
viên. 
5.6. Bài thực hành 1.2.4. Bao lưới cho ao nuôi 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Tính toán được số lượng vật 
liệu cần thiết 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 2: Cọc đóng đúng khoảng 
cách, lưới thẳng, giềng trên cột kỹ, chân 
lưới không bị tung lên. 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 3: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn 
thành đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
5.7. Bài thực hành 1.3.2. Bón vôi xử lý ao mới đào 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Đo được pH đáy ao Quan sát học viên thực hiện kết hợp 
với kết quả đo thực tế 
Tiêu chí 2: Tính được lượng vôi cần bón
Đối chiếu với kết quả trong bảng liều 
lượng bón vôi 
Tiêu chí 3: Bón vôi đúng kỹ thuật, đảm 
bảo an toàn lao động 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 4: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn 
thành đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời 
gian hoàn thành bài tập. 
5.8. Bài thực hành 1.3.3. Cải tạo ao nuôi cũ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dự trù đầy đủ dụng 
cụ vật tư 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
 74 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 2: Làm cạn nước ao Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 3: Vét hết bùn đáy Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 4: Bón vôi đúng kỹ thuật Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 5: Phơi ao khi đáy ao có vết nứt 
chân chim 
Quan sát mặt đáy ao 
Tiêu chí 6: Kiểm tra và sửa chữa bờ, 
cống, lưới bao 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 7: Phối hợp hoạt động tốt, hoàn 
thành đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện công việc. 
5.9. Bài thực hành 1.4.1. Lấy nước vào ao chứa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Lắp đặt và vận hành được 
máy bơm hoặc cống cấp 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 2: Lắp đặt được túi lọc Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 3: Lắp đặt được ống dẫn 
nước 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 4: Đảm bảo an toàn lao 
động 
Quan sát quá trình học viên thực hiện 
và đánh giá 
Tiêu chí 5: Phối hợp hoạt động tốt, 
hoàn thành đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian 
hoàn thành bài tập. 
5.10. Bài tập thực hành 1.4.2. Diệt cá tạp 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, 
vật liệu 
Kiểm tra các dụng cụ, vật liêu đã chuẩn 
bị của nhóm 
 75 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 2: Tính toán đúng lượng dây 
thuốc cá cần sử dụng 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 3: Nước rễ dây thuốc các 
được tạt đều khắp mặt nước 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 4: Đảm bảo an toàn lao 
động 
Quan sát quá trình học viên thực hiện 
và đánh giá 
Tiêu chí 5: Phối hợp hoạt động tốt, 
hoàn thành đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian 
hoàn thành bài tập. 
5.11. Bài thực hành 1.4.3. Gây màu nước 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ 
và vật liệu 
Kiểm tra các dụng cụ, vật liêu đã chuẩn 
bị của nhóm 
Tiêu chí 2: Tính toán được lượng 
phân bón cần sử dụng 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 3: Thực hiện tuần tự đúng 
các bước theo qui trình 
Quan sát học viên thực hiện và đánh 
giá 
Tiêu chí 5: Phối hợp hoạt động tốt, 
hoàn thành đúng thời gian 
Quan sát sự phối hợp hoạt động của 
nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian 
hoàn thành bài tập. 
 76 
VI.Tài liệu tham khảo 
1. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi 
cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006. 
2. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô 
phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 
Năm 2004. 
3. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà 
xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 
4. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn 
hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 
5. Phạm Văn Trang - Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn, Nhà 
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 
 77 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI 
(Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và 
Nông nghiệp Nam Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Vũ Trọng Hội, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn 
3. Thư ký: Bà Nguyễn Kim Nhi, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Quốc Đạt, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Bà Nguyễn Thị Tím, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
- Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản 
- Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cần Thơ 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI 
(Theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường Trung học 
Thủy sản 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 
 - Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản 
- Bà Lê Ngọc Diện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_ao_ma_so_md_01_nghe_nuoi_ca_dieu_hong_ca.pdf