Giáo trình Chăm sóc điều - Mã số MĐ 03: Nghề trồng điều

Tóm tắt Giáo trình Chăm sóc điều - Mã số MĐ 03: Nghề trồng điều: ... dinh dưỡng khác cho cây điều khi vật liệu tủ hoai mục ra nó làm thuận lợi quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khoáng điều hòa đựơc nhiệt độ và độ ẩm trong đất, chống cỏ dại xung quanh gốc điều đặc biệt là cỏ tranh. Công việc tủ gốc được tiến hành ngay sau khi trồng mới, để đề phòng ...bón phân cho cây điều con và cây điều thời kỳ kinh doanh 2. Bài tập thực hành  Thực hành bón phân cho cây điều giai đoạn cây con  Thực hành bón phân cho cây điều giai đoạn cây kinh doanh  Bài tập tính toán lượng phân: Một gia đình nông dân có 1 ha điều với 100 cây năm thứ 4. Hiện ông ... trồng thuần không tưới năng suất chỉ đạt 1,0 đến 1,5 tấn/ha Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu khoa học Miền nam, áp dụng biện pháp tưới nước bổ sung cho điều ra hoa tập trung hơn, tăng mật số chồi bông và tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái. Hình 3.11: Phun phân dưỡng trái Áp dụng ...

pdf55 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc điều - Mã số MĐ 03: Nghề trồng điều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kết quả nghiên cứu cho thấy 
để hạn chế rụng trái, phun vi lượng 
chứa Bo : Atonic, Bortrac là có hiệu 
quả nhất. 
Thời điểm phun : phun vào lúc 
kết trái, trái đang phát triển. 
Thời gian phun 15/1- 15/2 
hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và 
Tây Nguyên; 15/2- 5/3 ở vùng 
Duyên Hải Nam Trung Bộ. 
4.1.3. Xử lý ra hoa tập trung 
- Xử lý rụng lá: 
Khi cây có lá úa vàng và rụng 
tử 5 - 10% tổng số lá trên cây thì ta 
Hình 3.10: Phun phân phải ướt đều mặt 
lá 
A. B. C. 
Hình 3.9: Một số chế phẩm sử dụng bón qua lá thời kỳ cây ra hoa kết trái 
A. Thuốc kích thích ra hoa B. Kích thích đậu trái C. Dưỡng trái 
phun thuốc xử lý rụng lá. 
Dùng pha 25 g Thiourea (50g ARROW íT"chuyên gia rụng lá điều', 
Dola-02x, Bon, Rabono)/8 lít phun 1 lần cho điều 
Sau phun lá rụng nhanh và đọt non sẽ đâm ra mạnh sau đó 4 - 7 ngày. 
Chú ý. Đối với các cây điều tơ nhất là điều cao sản để giúp chúng ra hoa 
sớm và đồng loạt, khi gặp thời tiết lạnh và khô, nhà vườn phun cho cây 2 
lần, cách nhau 5-7 ngày sẽ giúp cây ra hoa tốt mà không cần rụng lá như các 
cây điều già. 
Phun thuốc rụng lá mặc dù là biện pháp đã được nông dân làm trong 
thực tiễn, nhưng không được các nhà khoa học khuyến khích vì có thể còn 
những ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và tuổi thọ cây sau này chưa được 
nghiên cứu đầy đủ 
Bảng 3.1. Một số loại phân bón lá khuyến cáo sử dụng cho điều. 
Mục đích 
Loại phân bón lá và các 
chất điều hòa sinh trưỡng 
Tình trạng cây 
Ra chồi, lá 
non 
NPK:30:10:10 và vi 
lượng, Multipholate, 
IAA, NAA 
Sau thu hoạch cây 
chuẩn bị ra lá non 
Đón hoa 
NPK: 6:30:30, 7:5:44 và 
vi lượng, Atonik, Bortrac, 
IBA 
Đợt lá đợt cuối cùng 
hoàn chỉnh 
Đậu trái Atonik, Bortrac, GA3 Hoa đang nụ chưa nở 
Dưỡng trái 20:20:20, Atonik Trái đã đậu 
Chống rụng 
trái 
Atonik, Bortrac Trái đang phát triển 
Chú ý: 
- Phun thuốc theo đúng nồng độ, lượng nước cần pha theo hướng dẫn 
với mỗi loại thuốc 
- Không phun vào thời gian hoa đang nở rộ ảnh hưởng đến thụ phấn 
- Phun ướt đều mặt lá 
4.2. Tƣới nƣớc bổ sung 
Cây điều ra hoa thường vào mùa khô, ẩm độ thấp và trời không có mưa 
là điều kiện thuận lợi để hoa được thụ phấn và đậu quả. Nhưng ẩm độ đất 
quá thấp sẽ làm thiếu hụt nhu cầu nước trong cây cũng làm giảm tỉ lệ đậu 
trái đồng thời trái nhỏ và rụng nhiều. 
Theo kinh nghiệm ở Ấn Độ tưới 150 lít/cây và 15 ngày/lần từ tháng 1 
đến tháng 3 đã làm tăng 66 % năng suất. 
Ở Việt Nam, vườn điều trồng thuần có tưới của ông Nguyễn Hoài Nhơn 
ở Hiếu Liêm tỉnh Đồng Nai năng suất đạt từ 2,0 - 2,5 tấn/ha so với các hộ 
trồng thuần không tưới năng suất chỉ đạt 1,0 đến 1,5 tấn/ha 
 Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu khoa học Miền nam, áp dụng 
biện pháp tưới nước bổ sung cho điều ra hoa tập trung hơn, tăng mật số chồi 
bông và tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái. 
Hình 3.11: Phun phân dưỡng trái 
 Áp dụng biện pháp tưới nước bổ sung cho điều tăng trọng lượng hạt, 
tăng tỷ lệ nhân và tăng năng suất 9,8 – 96,3 %. 
Quy trình tưới nước 
B1. Làm cỏ vệ 
sinh vườn và vét 
bồn vào cuối 
mùa mưa. 
 Bồn chứa 
200 – 300 lít 
nước. 
 Tủ cỏ hay 
rơm giử ẩm hạn 
chế xói gốc khi 
tưới. 
B2. Tưới bổ 
sung 
 Tưới khi 
điều ra bông > 
30%. 
 Chu kỳ 
tưới 20 
ngày/lần. 
 Lượng 
nước tưới 200 – 
300 lít/cây, 
 Số lần 
tưới 3 – 4 
lần/vụ. 
 Ẩm độ 
đất đảm bảo > 
60%. 
Hình 3.12: Vét bồn chứa nước 
Hình 3.13: Tưới nước bổ sung 
> Ngưng tưới khi điều > 70% trái chín thu hoạch 
Hình 3.14: Bồn chứa nước sau khi tưới 
Hình 3. 15: Chùm quả đậu sau tưới nước bổ sung 
4.3. Dọn vệ sinh vƣờn 
Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây ra hoa và sắp 
thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và nhiều loài 
sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ điều. 
Chú ý phát quang các bụi cỏ trong vườn, 
Gom cỏ rác, cành bị sâu bệnh, lá rụng đốt hun khói. Theo kinh nghiệm 
dân gian việc hun khói có tác dụng xua đuổi bọc xít muỗi, giúp cây tăng 
cường đậu trái. 
Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cỏ, rác và làm 
bằng phẳng bề mặt để thu hoạch trái chín rụng xuống. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
- Cây điều có bộ tán như thế nào cho năng suất tốt nhất? 
- Những cành điều nào cần cắt bỏ trong tỉa cành? 
- Những giai đoạn và loại thuốc nào cần sử dụng để xử lý giai đoạn ra 
hoa giúp tăng năng cây điều 
- Tưới nước cho điều thời gian nào có hiệu quả nhất, lượng nước và cách 
tưới. 
2. Bài tập thực hành 
- Thực hành cắt cành tạo tán cho cây điều năm thứ 3 
- Thực hành tỉa cành điều cây điều kinh doanh 
- Thực hành pha và phun phân bón xử lý cây giai đoạn ra hoa, kết trái. 
C. Ghi nhớ 
- Tạo tán cho cây điều theo nguyên tắc bàn tay, cành cấp 1 vươn ra đều các 
hướng 
- Tỉa cành điều đúng kỹ thuật sẽ giúp cây phát triển cân đối, tiết kiệm phân 
bón, hạn chế sâu bệnh phát triển 
- Phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây điều phát triển khi đất không đủ 
độ ẩm để bón phân qua gốc. 
- Tưới nước bổ sung giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa làm tăng năng suất vườn 
điều 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi hoc̣ sinh đã học xong các mô đun 
MĐ 01-Nhân giống điều , MĐ02-Trồng điều; mô đun cũng có thể giảng dạy 
độc lập hoặc kêt hợp với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Mô đun Chăm sóc điều tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng 
thực hành chăm sóc điều. Mô đun có liên quan chặt chẽ với mô đun Trồng 
điều và Phòng trừ sâu bệnh được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy 
móc, trang thiết bị cần thiết. 
II. Mục tiêu của mô đun: 
- Nêu được các khâu trong quy trình kỹ thuật chăm sóc điều ở cả hai 
giai đoaṇ kiến thiết cơ bản và kinh doanh; 
- Thực hiện đúng thành thaọ các côn g viêc̣ làm cỏ , bón phân tạo tán , 
chăm sóc cây giai đoaṇ ra hoa;. 
- Thưc̣ hiêṇ thu hái và bảo quản đảm bảo chất lươṇg sản phẩm; 
- Thao tác chính xác, cẩn thận, tỷ mỉ và đảm bảo an toàn lao động vệ 
sinh môi trường. 
III. Nội dung chính của mô đun 
1. Phân bổ nội dung chi tiết: 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra
* 
MĐ03-
1 
Trừ cỏ và bảo vê ̣
đất 
Tích 
hợp 
- Lớp học 
-Vườn điều 
28 2 24 2 
MĐ03-
2 
Bón phân 
Tích 
hợp 
- Lớp học 
-Vườn điều 
38 6 30 2 
MĐ03-
3 
Tỉa cành tạo tán 
và chăm sóc cây 
thời kỳ ra hoa 
Tích 
hợp 
- Lớp học 
-Vườn điều 40 8 32 2 
 Kiểm tra hết mô đun 8 8 
 Cộng 104 16 84 14 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
2. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 
Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian, giáo viên 
quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu 
chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng. 
2 .Nội dung đánh giá 
* Phần lý thuyết: 
- Nhu cầu dinh dưỡng cây điều qua các giai đoaṇ; 
- Các yêu cầu trong tỉa cành tạo tán , yêu cầu và các loại phân bón cho 
cây điều. 
* Phần thực hành: 
- Bón phân cho cây theo từng đợt 
- Tỉa cành tạo tán 
 - Chọn thuốc trừ cỏ, pha và phun diêṭ cỏ 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
Bài thực hành số 1 
Làm cỏ và bảo vệ đất 
Nội dung 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Chia nhóm. 
 Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1 Công việc của giáo viên 
 Hướng dẫn 
 Làm mẫu 
 Kiểm tra nhắc nhở 
2.2 Công việc học sinh 
 Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng 
dẫn. 
II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ, 
tự các bước thuật trang bị 
1 Xác định 
thời điểm 
và phạm 
vi làm cỏ 
 - Tùy theo giai đoạn 
sinh trưởng của cây 
- mức độ sinh trưởng của 
cỏ 
- Yêu cầu bón phân 
- thời tiết 
- theo quy trình 
làm cỏ 
Lịch chăm 
sóc 
2 Phân biệt 
các nhóm 
cỏ 
Quan sát đặc điểm chung 
của ba nhóm cỏ, đánh giá 
nhóm cỏ phổ biến 
Đánh giá đúng 
nhóm cỏ để 
quyết định biện 
pháp trừ cỏ 
đúng 
Hình ảnh, 
giấy, bút 
3 Kỹ thuật 
làm cỏ thủ 
công hoặc 
cơ giới 
- Làm cỏ gốc: làm sạch 
cỏ quanh gốc trong phạm 
vi đường kính 1.5 -2 mét, 
kết hợp xới xáo đất sâu 5 
– 10 cm. 
- Làm cỏ theo băng với 
cây kinh doanh 
- Dùng máy cắt cỏ, phát 
quang bụi rậm 
- Làm sạch cỏ, 
không bỏ sót, 
không làm xây 
xát gốc cây. 
- Không để cỏ 
phục hồi sau 
làm cỏ 
Cuốc, cào, 
máy phay, 
cày bò. 
Máy cắt cỏ 
4 Dùng hóa 
chất diệt 
cỏ 
Tùy theo loại cỏ phổ 
biến mà chọn loại thuốc 
trừ cỏ phù hợp; 
- 
Tránh thuốc 
văng vào lá cây 
Bình xịt, 
thuốc trừ 
cỏ 
5 Xử lý cỏ - đảo cỏ 
- tủ gốc 
- một số loại cỏ 
dễ tái sinh phải 
đưa ra khỏi 
ruộng 
- Cào cuốc. 
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng 
Qui trình thực hiện 
Phiếu thực hành 
Phiếu đánh giá sản phẩm 
Giấy bút ghi chép 
Các loại dụng cụ làm đất 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời 
V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP 
- Làm sót cỏ, làm cỏ không kịp thời. 
- Gây xây xát gốc cây, đứt rễ. 
VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
 Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành 
- Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. 
- Thao tác cẩn thận, thuần 
thục. 
Theo thời gian thực hiện. 
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ 
thuật sạch cỏ dại (cơ giới), 
chết cỏ 
Quan sát, ghi nhận số lượng cỏ còn 
sót hoặc chưa chết 
Bài thực hành số 2 
Bón phân 
Nội dung 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
1. Chia nhóm. 
 Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1 Công việc của giáo viên 
 Hướng dẫn 
 Làm mẫu 
 Kiểm tra nhắc nhở 
2.2 Công việc học sinh 
 Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các ttao tác mà giáo viên hướng dẫn 
II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bước 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ 
thuật 
Dụng cụ, 
trang bị 
1 Xác định 
đúng 
lượng và 
loại phân. 
Theo bảng khuyến cáo 
và điều chỉnh theo thực 
tế tình trạng vườn cây 
- Bao gồm đủ 
các loại phân 
theo yêu cầu 
Sổ theo 
dõi, 
2 Tạo rãnh 
bón 
- Tạo rãnh bón cây con 
- Tạo rãnh theo chu vi 
- Tạo rãnh theo ô bàn cờ 
- tạo rãnh cách 
gốc từ 25 – 30 
cm, sâu 5 – 10 
cm. 
- Theo chu vi 
tán cây 
Theo ô bàn cờ 
giữa các hàng 
cây 
- Cuốc, cày 
thủ công. 
- Máy rạch 
hàng 
3 Bón phân - Rải phân đều vào rãnh. - Rải đều đủ 
lượng đã chia 
Dụng cụ 
đựng phân. 
4 Lấp phân - Dùng đất lấp kín phân. - Lấp kín phân 
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng 
Qui trình thực hiện 
Phiếu thực hành 
Phiếu đánh giá sản phẩm 
Các loại dụng cụ làm đất 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời 
V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP 
- Tạo rãnh quá gần gốc, tổn thương rễ cây. 
- Rải phân không đều. 
- Lấp phân không kín. 
VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
 Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Câu hỏi kiến thức Theo đáp án 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành 
- Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. 
- Thao tác cẩn thận, thuần 
thục. 
Theo thời gian thực hiện. 
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ 
thuật đào rãnh, rải phân, lấp 
phân 
Quan sát, ghi nhận những sai lỗi còn 
mắc phải 
* Bài tập tính toán lƣợng phân bón 
Đề 1. Một gia đình nông dân có 1 ha điều với 100 cây năm thứ 4. Hiện 
ông đã có 92 kg phân DAP hiệu Con cò 19-25-0. Hỏi ông ta cẩn bổ sung bao 
nhiêu phân đơn khác quy ra urê, kali clorua để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 
của cây điều. 
Bài giải: Căn cứ theo bảng khuyến cáo về lượng phân cần bón cho cây điều 
để đạt năng suất theo yêu cầu. 
- B1. Tính tổng lượng phân đã có: 
Cứ 100 kg DAP thì có 19 kg đạm nguyên chất, 25 kg Lân nguyên chất, vậy 
lượng N nguyên chất đã có là = 92*19/100 = 17,48 kg 
Lượng lân nguyên chất có = 92*25/100 = 23 kg 
- Lượng phân nguyên chất cần bón cho 1 ha điều năm thứ 4 theo 
khuyến cáo là: 
Đạm = (200 + 300) * 100 = 50.000 g = 50 kg 
Lân = (100 + 130)*100 = 23.000 g = 23 kg 
Kali = (100 + 130)*100 = 23.000 g = 23 kg 
- Vậy lượng phân nguyên chất còn thiếu là: 
Đạm = 50 – 17,5 = 32.5 kg 
Quy ra Urea = 100*32.5/46 = 70.7 kg 
Lượng lân đã đủ nhu cầu, không cần bón thêm 
Trong DAP không có kali vì vậy cần phải mua thêm 
kali đỏ là = 100*23/60 = 38,3 kg 
Đáp số: 70,7 kg ure, 38,3 kg Kali đỏ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tính lượng phân nguyên 
chất trong phân. 
Cách tính + đáp số 
- Tính lượng phân nguyên 
chất cần có theo khuyến cáo. 
Cách tính + đáp số. 
- Tính lượng phân nguyên 
chất còn thiếu 
Cách tính + đáp số. 
- Quy đổi ra phân đơn thương 
phẩm 
Cách tính + đáp số 
Bài thực hành số 3 
Tỉa cành 
Nội dung 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
1. Chia nhóm. 
 Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1 Công việc của giáo viên 
 Hướng dẫn 
 Làm mẫu 
 Kiểm tra nhắc nhở 
2.2 Công việc học sinh 
 Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các ttao tác mà giáo viên hướng dẫn 
II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bước 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, 
trang bị 
1 Đánh giá 
tình trạng 
tán cây 
và chọn 
tạo tán 
phù hợp 
- Tạo tán tùy theo đặc 
điểm giống, điều kiện 
đất đai và chăm sóc 
- Chọn đúng 
phương pháp tạo 
tán phù hợp, đảm 
bảo nguyên tắc 
bàn tay, cây phát 
nhiều cành đủ các 
hướng 
- Kéo, cưa 
tay 
2 Tỉa cành 
cây con 
 Chọn dụng cụ, 
 Xác định vị trí 
cắt tỉa 
 Xác định loại 
cành cần cắt tỉa 
- Loại bỏ cành là 
sà sát đất, cành 
mọc quá thấp kết 
hợp tạo tán 
Kéo 
3 Tỉa cành 
cây khai 
thác 
 Chọn dụng cụ, 
 Xác định vị trí 
cắt tỉa 
 Xác định loại 
cành cần cắt tỉa 
Loại bỏ cành che 
bóng, giao tán, 
cành bị sâu đục 
ngọn, cành bệnh, 
cành tăm, cành bị 
héo sau thu hái 
v.v.. 
Kéo, cưa 
tay, cưa 
máy 
4 Cưa đốn 
cây xấu 
và mọc 
quá dày 
Xác định vị trí cây cần 
loại bỏ 
Đúng vị trí cây 
xấu và mật độ 
quá dày, giao tán 
Cưa máy, 
cuốc, 
xuổng đào 
gốc 
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng 
Qui trình thực hiện 
Phiếu thực hành 
Phiếu đánh giá sản phẩm 
Các loại dụng cụ tưới nước 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời 
V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP 
- Cắt nhầm cành tốt; 
- Loại bỏ không hết cành vượt, che bóng, cành sâu bệnh 
VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
 Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Câu hỏi kiến thức Theo đáp án 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành 
- Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. 
- Thao tác cẩn thận, thuần 
thục. 
Theo thời gian thực hiện. 
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ 
thuật dụng cụ, cắt cành, xử 
lý cành cắt 
Quan sát, ghi nhận những sai lỗi còn 
mắc phải 
Bài thực hành số 4 
Chăm sóc cây ra hoa 
Nội dung 
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
1. Chia nhóm. 
 Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 
2. Tổ chức thực hiện 
2.1 Công việc của giáo viên 
 Hướng dẫn 
 Làm mẫu 
 Kiểm tra nhắc nhở 
2.2 Công việc học sinh 
 Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng 
dẫn 
II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
Thứ 
tự 
Nội dung 
các bước 
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, 
trang bị 
1 Xác định 
thời điểm 
ra hoa 
Ghi nhận chồi hoa đang 
nhú, số phát hoa trên 
cành, số trái đậu 
Xác định đúng 
thời điểm ra rộ 
Bút, giấy 
2 Phun 
phân kích 
thích ra 
hoa 
- Chọn lưa loại phân 
bón 
- Pha dung dịch phân 
theo khuyến cáo. 
- Phun phân lên lá 
- Chọn đúng loại 
phân theo giai 
đoạn phát dục của 
cây 
- Phun phân ướt 
đều mặt lá 
Bình xịt 
vòi phun 
cao 
Khẩu 
trang, 
găng tay 
3 Phun 
phân kích 
thích đậu 
trái 
- Chọn lưa loại phân 
bón 
- Pha dung dịch phân 
theo khuyến cáo. 
- Phun phân lên lá 
- Chọn đúng loại 
phân theo giai 
đoạn phát dục của 
cây 
- Phun phân ướt 
đều mặt lá 
Bình xịt 
vòi phun 
cao 
Khẩu 
trang, 
găng tay 
4 Phun 
phân 
dưỡng trái 
- Chọn lưa loại phân 
bón 
- Pha dung dịch phân 
theo khuyến cáo. 
- Phun phân lên lá 
- Chọn đúng loại 
phân theo giai 
đoạn phát dục của 
cây 
- Phun phân ướt 
đều mặt lá 
Bình xịt 
vòi phun 
cao 
Khẩu 
trang, 
găng tay 
5 Tưới 
nước bổ 
sung 
- Xác định nguồn nước 
tưới (sông, ao hồ, giếng 
khoan) 
- Thời điểm tưới 
- Tạo bồn 
- Tưới đủ lượng nước 
- Có đủ nước tưới 
- Dụng cụ tưới 
đạt tiêu chuẩn 
- Tưới đủ nước 
theo định mức kỹ 
thuật. 
Máy bơm, 
ống tưới 
 III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 
Địa điểm: thực hiện trên đồng ruộng 
Qui trình thực hiện 
Phiếu thực hành 
Phiếu đánh giá sản phẩm 
Các loại dụng cụ tưới nước 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời 
V. NHỮNG LỔI THƯỜNG GẶP 
- Pha sai nồng độ, không đúng liều lượng phân bón lá khiến việc phun 
phân bón không có tác dụng hoặc làm cây bị cháy lá; 
- Chọn mua loại phân không đạt yêu cầu không có tác dụng với sự ra 
hoa của cây 
- Tưới nước chưa đủ lượng 1 lần tưới. 
VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH 
 Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Câu hỏi kiến thức Theo đáp án 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Đối chiếu với phiếu thực hành 
- Tuân thủ các bước thực hiện. Đối chiếu với phiếu thực hành. 
- Thao tác cẩn thận, thuần 
thục. 
Theo thời gian thực hiện. 
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ 
thuật chọn phân, pha chế, 
phun 
Quan sát, ghi nhận những sai lỗi còn 
mắc phải 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Báo cáo tổng kết khoa học đề tài “ Nghiên cứu nhập nội và bình 
tuyển, chọn lọc giống và xây dựng quy trình thâm canh điều”, 2002. Viện 
KHKTNN Miền Nam. 
[2]. Báo cáo: “ định hướng quy hoạch và phát triển cây điều tỉnh Đăk Lăk 
2010”. Tại hội nghị ngày 26 tháng 8 năm 2003. 
[3]. Bavappa K.V.A., 1989. Kỹ thuật sản xuất và chế biến điều. Viện khoa 
học lâm nghiệp Việt Nam. 
[4]. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. Hội Nghị Phát Triển Điều 
Đến Năm 2010, BÌNH THUẬN, 3/2000. 
[5]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: “Đề án phát triển điều đến 
năm 2010” 
[6]. Phạm Văn Biên. Nguyễn Thanh Bình. Nguyên Duy Đức. Đào Hữu 
Hiền. Hồ Huy Cường. Trần Doãn Sơn. Động Văn Tư, Hoàng Vôn Tám. Là 
Phạm Lán và Thái Xuân Du. 2005. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề 
tài "Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thi trường đê phát 
triển vùng diều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. 
[7]. Phạm Văn Biên. Nguyễn Thanh Bình. Đặng Đức Hiền. Đặng Vôn Từ 
Trán Kim Kinh và Hà Thi Minh. 2000. Kết quà nghiên cứu điều năm 1999-
2000. Hội nghi Khoa học, Bộ Nông nghiệp và PTNT. 
[8]. Đường Hồng Dật. Cây điều kỹ thuâṭ trồng và triển voṇg phát triển. 
[9]. Vũ Triệu Mân và ctv., 2004. Thành phần bệnh hại cây điều tại vườn 
điều giống quốc gia Cát hiệp – Phù cát – Bình Định. Nhà xuất bản Nông 
nghiêp̣, 1999. 
[10]. Phạm Văn Nguyên, 1991. Cây đào lôṇ hôṭ. Tổng công ty Vinalimex. 
[11]. Phan Hữu Trinh, 1988. Cây điều – Gieo trồng, chăm sóc và chế biến. 
Nhà xuất bản tổng hợp Phú Khánh. 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG ĐIỀU 
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB 
ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) 
 1. Nguyễn Đức Thiết Chủ nhiệm 
 2. Phùng Hữu Cần Phó chủ 
nhiệm 
 3. Nguyễn Văn Tân Thư ký 
 4. Phan Quốc Hoàn Ủy viên 
 5. Đặng Thị Hồng Ủy viên 
 6. Phan Hải Triều Ủy viên 
 7. Nguyễn Thị Thoa Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) 
 1. Bùi Đình Ninh Chủ tịch 
 2. Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 
 3. Lưu Thị Thanh Thất Ủy viên 
 4. Nguyễn Thành Công Ủy viên 
 5. Trần Minh Đức Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_dieu_ma_so_md_03_nghe_trong_dieu.pdf
Ebook liên quan