Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - Mã số MĐ 04: Nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao

Tóm tắt Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - Mã số MĐ 04: Nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao: ... hiện như sau: - Đặt cân lên mặt phẳng thăng bằng. - Vặn nút điều chỉnh để kim chỉ đúng số 0. - Các dụng cụ như chậu dựng thức ăn, ca nhựa cần vệ sinh sạch sẽ trước khi cho thức ăn vào. - Khi sử dụng cân: không cân vượt quá giới hạn khối lượng cân cho phép của cân. - Vệ sin...g mạnh, tầng đáy dao động ít hơn và tầng giữa có thể coi là trung bình cộng của 2 tầng. 3.2. Đo nhiệt độ Nước ao Nước cấp vào Nước thoát đi Bức xạ mặt trời Bức xạ nhiệt Bốc hơi nước Nhiệt trao đổi với nền đáy Hình 4.3.29: Năng lượng nhiệt vào và ra khỏi ao nuôi 47 Để đo nhi... Cân từng con - Vừa kiểm tra được khối lượng lẫn chiều dài. - Biết được sự phân hóa kích cỡ cá trong đàn. - Dễ nhận biết các dấu hiệu bất thường trên cá - Mất nhiều thời gian, - Cá dễ bị xây xát Cân toàn bộ - Tốn ít thời gian. - Thao tác đơn giản, cá ít bị xây xát - Chỉ k...

pdf97 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng - Mã số MĐ 04: Nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt. 
- Kiểm tra cọc cố định quạt: Cọc cố định giữ cho quạt nước không bị trôi 
dạt, cọc thường làm bằng tre, nên kiểm tra có bị nghiêng đổ hay bị gãy hay 
không. 
- Kiểm tra động cơ máy quạt nước: Trong động cơ luôn phải có dầu máy 
để mô tơ quay, hàng tháng cần kiểm tra để bổ sung dầu máy cho mô tơ. Nếu hết 
dầu máy, mô tơ sẽ bị cháy. 
5.2. Xử lý, bảo dưỡng quạt nước 
- Xử lý đường dây dẫn điện: Máy quạt nước thường chạy dòng điện 3 
pha vì thế dây dẫn phải mua loại có 3 lớp cách điện. Trong quá trình sử dụng, 
dòng điện chập chờn làm dây bị nổ, đứt thì cần phải nối lại, hoặc thay dây mới. 
- Xử lý cầu dao: Lá đồng của cầu dao là bộ phận hay bị đứt trong quá 
trình sử dụng. Chính vì vậy cần chọn lá chì dày đủ tiêu chuẩn. Nếu cầu dao bị 
cháy nhiều lần phải thay cái mới để giảm rủi ro khi sử dụng. 
- Xử lý cánh quạt (dàn 
quạt): Các cánh quạt nếu gặp gió 
to thường bị bật ra hoặc bị gãy. 
Cần phải lắp cánh mới kịp thời để 
trục mô tơ không bị lệch làm gãy 
trục. 
Hình 4.5.18: Sửa cánh quạt bị hư hỏng 
 - Xử lý phao: Phao thường làm bằng nhựa và thường bị hầu hà bám làm 
phao nặng hoặc làm thủng phao. Biện pháp xử lý có thể mua thêm phao để lắp 
thay thế. 
82 
82 
- Xử lý cọc cố định 
quạt: Cọc cố định nên làm 
bằng tre có thể dễ dàng thay 
thế nêu bị gãy hoặc bị hư 
hỏng. 
Hình: 4.5.19: Sửa lại cọc cố định quạt 
- Xử lý động cơ máy 
quạt nước: Động cơ thường bị 
han gỉ do tiếp xúc với nước 
mặn, vì thế cần thường xuyên 
đưa lên bờ lau chùi, tra dầu 
mỡ và sơn chống hoen gỉ. Nếu 
động cơ bị cháy thì nhất thiết 
phải đi cuốn lại hoặc thay thế 
động cơ khác. 
Hình: 4.5.20: Bảo dưỡng động cơ máy quạt 
nước 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
Câu hỏi 1: Mức nước trong ao có ảnh hưởng thế nào đến môi trường ao 
nuôi cá chim vây vàng? 
Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp để quản lý bờ ao, cống ao nuôi cá chim 
vây vàng? 
2. Bài thực hành 
2.1. Bài tập thực hành số 4.5.1: Kiểm tra và tu sửa bờ ao, cống ao. 
C. Ghi nhớ 
- Phải tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện như quạt nước, vì 
dòng điện 3 pha rất mạnh có thể gây chết người. 
83 
83 
- Trước khi kiểm tra máy quạt nước phải ngắt cầu dao điện. 
- Các thiết bị điện như dây dẫn, cầu dao nên chọn loại tốt để sử dụng an 
toàn. 
- Cầu dao điện phải có hộp che nắng che mưa để bảo vệ. 
- Bật quạt nước nên đi găng tay cách điện. 
- Nhất thiết phải có ít nhất 1 máy quạt nước dự phòng, để gặp trường hợp 
hư hỏng có cái thay thế. 
84 
84 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất c a mô đun 
1. Vị trí 
Mô đun Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng được bố trí học 
sau mô đun Chọn và thả giống cá chim vây vàng và trước mô đun Phòng và trị 
bệnh cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây 
vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy 
các mô đun tiếp theo của chương trình. 
2.Tính chất 
Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, 
nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang 
thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. 
II. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trình bày được phương pháp chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra cá 
định kỳ; 
- Biết được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến đời sống của cá 
chim vây vàng. 
2. Kỹ năng 
- Chuẩn bị được thức ăn, cho ăn và kiểm tra định kỳ; 
- Kiểm tra và xử lý được một số yếu tố môi trường trong ao nuôi. 
3. Thái độ 
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; 
- Đảm bảo an toàn lao động. 
 III. Nội dung chính c a mô đun 
Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra (*) 
MĐ04-01 Chuẩn bị thức 
ăn cho cá 
Tích hợp Lớp học, 
Cơ sở thực 
hành 
20 5 15 
MĐ04-02 Cho cá ăn Tích hợp Lớp học, 
Cơ sở thực 
20 3 15 2 
85 
85 
hành 
MĐ04-03 Quản lý môi 
trường ao nuôi 
Tích hợp
Lớp học, 
Cơ sở thực 
hành 
24 4 18 2 
MĐ04-04 Kiểm tra cá 
định kỳ 
Tích hợp Lớp học, 
Cơ sở thực 
hành 
11 1 10 
MĐ04-05 Quản lý ao nuôi Tích hợp Lớp học, 
Cơ sở thực 
hành 
6 2 4 
 Kiểm tra kết 
thúc mô đun 
4 4 
Tổng cộng: 85 15 62 8 
 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định kỳ 
trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Bài thực hành số 4.1.1: Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây 
vàng. 
- Mục tiêu: 
+ Củng cố phương pháp chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây 
vàng. 
+ Rèn kỹ năng, tính cẩn thận trong việc chế biến thức ăn cho cá được 
đúng kỹ thuật. 
- Thiết bị, dụng cụ: 
+ Cá tạp 50 kg 
+ Cân đồng hồ loại 60kg: 1 cái 
+ Dao băm cá tạp: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Máy xay cá tạp: 1 chiếc 
+ Thớt: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Xô hoặc chậu đựng cá tạp: 1 cái/1 nhóm 5 học viên 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
86 
86 
+ Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước khi chế biến; 
+ Kiểm tra cá tạp; 
+ Cân cá tạp; 
+ Rửa cá tạp, loại bỏ tạp chất trong cá; 
+ Để ráo cá; 
+ Băm cá tạp hoặc xay nhỏ. 
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Vệ sinh dụng cụ Sạch sẽ 
2 Kiểm tra cá tạp Cá tạp phải đạt tiêu chuẩn 
3 Cân cá tạp Cân đủ theo yêu cầu 
4 Rửa cá, loại tạp chất Sạch sẽ 
5 Băm nhỏ cá, xay nhỏ Thức ăn vừa miệng kích cỡ cá nuôi 
4.2. Bài thực hành số 4.2.1: Thực hiện cho cá ăn thức ăn công nghiệp 
- Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức về kỹ thuật cho cá ăn; 
+ Rèn kỹ năng để thực hiện công việc cho cá ăn. 
- Trang thiết bị, dụng cụ: 
+ Ao nuôi cá chim vây vàng: 01 ao 
+ Thức ăn công nghiệp: 30 kg 
+ Cân đồng hồ loại 60 kg: 1 chiếc 
+ Xô, chậu, ca nhựa đựng thức ăn: 1 bộ 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7 - 10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Dự kiến khối lượng cá trong ao 
+ Tính lượng thức ăn cần dùng 
+ Cân thức ăn 
+ Kiểm tra chất lượng thức ăn 
+ Chọn vị trí cho cá ăn 
87 
87 
+ Thực hiện cho ăn 
+ Theo dõi tình hình sử dụng thức ăn của cá 
+ Điều chỉnh lượng thức ăn 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Tính khối lượng thức ăn cần 
dùng 
Dựa vào khối lượng cá trong ao và 
khẩu phần ăn tương ứng giai đoạn 
phát triển của cá 
2 Cân và kiểm tra thức ăn Cân đủ lượng thức ăn cần dùng, thức 
ăn không được ẩm mốc, không có 
mùi hôi 
3 Cho cá ăn Rải thức ăn từ từ xuống ao 
Cá phải ăn hết thức ăn 
4.3. Bài thực hành số 4.3.1: Xác định hàm lượng H2S, NH3 trong ao nuôi 
cá chim vây vàng. 
- Mục tiêu: 
+ Củng cố phương pháp xác định một số yếu tố môi trường ao nuôi; 
+ Rèn kỹ năng để thực hiện xác định một số yếu tố môi trường ao nuôi. 
- Thiết bị, dụng cụ: 
+ Cơ sở nuôi cá: 01 
+ Bộ kiểm tra nhanh H2S, NH3: 03 bộ 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đo môi trường 
+ Tiến hành đo một số yếu tố theo yêu cầu 
+ Ghi chép kết quả vào sổ theo dõi 
- Thời gian hoàn thành: 9 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
88 
88 
2 Xác định NH3 Đo và đọc chính xác kết quả NH3 
nước. 
3 Xác định hàm lượng H2S Thực hiện đúng các bước và đọc 
chính xác kết quả hàm lượng H2S 
4 Ghi chép kết quả Ghi chính xác các chỉ tiêu môi 
trường đo được vào sổ theo dõi (theo 
mẫu ở dưới). 
Ngày thu mẫu: 
Thời gian thu mẫu: 
Địa điểm thu mẫu: 
Nhóm thu mẫu: 
Nhận xét: 
+ Nguồn nước: 
+ Đặc điểm ao: 
Bảng 4.3.6: Bảng theo dõi các thông số môi trường ao nuôi 
Chỉ tiêu Sáng Chiều Trung bình Ghi chú 
Nhiệt độ nước 
(
0
C) 
Độ mặn (‰) 
Độ trong (cm) 
Màu nước 
pH 
NH3 (mg/l) 
DO (mg/l) 
H2S (mg/l) 
4.4. Bài thực hành số 4.3.2: Với các chỉ số môi trường xác định được ở 
bài tập 4.3.1, môi trường đó có phù hợp với nuôi cá chim vây vàng không? Xử 
lý các yếu tố môi trường đó. 
- Mục tiêu: 
89 
89 
+ Củng cố phương pháp xử lý một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá 
chim vây vàng; 
+ Rèn kỹ năng để thực hiện xử lý một số yếu tố môi trường ao nuôi cho 
phù hợp với cá chim vây vàng. 
- Trang thiết bị, dụng cụ: 
+ Cơ sở nuôi cá chim vây vàng: 01 
+ Máy bơm nước: 2 chiếc 
+ Xăng hoặc dầu: 20 l 
+ Vôi: 300 kg 
+ Formaline: 30 lít 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Khẳng định yếu tố môi trường cần xử lý 
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 
+ Tiến hành xử lý 
+ Đánh giá kết quả sau xử lý 
- Thời gian hoàn thành: 9 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Kết luận yếu tố môi trường 
cần xử lý 
Xác định được yếu tố môi trường cần 
xử lý 
2 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo 
nguồn lực. 
3 Tiến hành xử lý và đánh giá 
kết quả 
Yếu tố môi trường sau xử lý phù hợp 
với cá chim vây vàng 
4.5. Bài thực hành số 4.4.1: Tiến hành thu mẫu và kiểm tra sinh trưởng 
của cá chim vây vàng ở một ao nuôi tại địa phương mở lớp. 
- Mục tiêu: 
+ Củng cố phương pháp kiểm tra sinh trưởng của cá chim vây vàng; 
+ Rèn kỹ năng để thực hiện kiểm tra sinh trưởng của cá chim vây vàng. 
- Trang thiết bị, dụng cụ: 
+ Ao nuôi cá chim vây vàng: 1 ao 
90 
90 
+ Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ 
+ Chài hoặc vó: 2 chiếc 
+ Thuyền: 01chiếc 
+ Cân đồng hồ loại 1 kg: 01 chiếc 
+ Thước nhựa loại 30 cm: 3 chiếc 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ 
+ Tiến hành thu mẫu 
+ Cân từng cá thể và cân tổng thể 
+ Ghi chép số liệu 
+ Tính kết quả và đánh giá tốc độ sinh trưởng của cá 
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ theo nguồn lực. 
2 Thu mẫu cá Thu ngẫu nhiên ít nhất 30 con, 
không có con quá to hay quá bé. 
3 Cân mẫu và tính kết quả Cân được khối lượng mẫu tổng thể 
hoặc theo từng cá thể; 
Tính được khối lượng trung bình của 
1 con cá 
4 Kiểm tra cá dấu hiệu bất 
thường trên cá 
Kiểm tra trên da, mang, vây 
4.6. Bài tập thực hành số 4.5.1: Kiểm tra và tu sửa bờ ao, cống ao. 
- Mục tiêu: 
+ Củng cố phương pháp kiểm tra, tu sửa bờ ao, cống ao nuôi cá chim vây 
vàng; 
+ Rèn kỹ năng để thực hiện kiểm tra, tu sửa bờ ao và cống ao nuôi cá 
chim vây vàng. 
Trang thiết bị, dụng cụ: 
91 
91 
+ Ao nuôi cá chim vây vàng: 1 ao 
+ Cuốc đào, xẻng, xà beng: 3 bộ 
+ Quần áo bảo hộ: 3 bộ 
+ Găng tay, ủng: 3 bộ 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7-10 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ 
+ Tiến hành kiểm tra bờ ao, cống ao 
+ Xử lý bờ ao, cống ao 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng 
sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ 
theo nguồn lực. 
2 Kiểm tra bờ ao, cống ao Kiểm tra bằng mắt 
thường 
3 Xử lý bờ ao, cống ao Bờ ao, cống ao không bị 
rò rỉ nước 
4.7. Bài kiểm tra số 1: Chọn vị trí cho ăn và cho cá ăn. 
- Thời gian kiểm tra: 2 giờ 
- Phương pháp tổ chức kiểm tra: 
 + Kiểm tra theo cá nhân; 
 + Kiểm tra kỹ năng thực hiện việc chọn ví trí cho ăn và cho cá ăn 
 + Đánh giá theo sản phẩm đạt được của người học. 
 - Sản phẩm đạt được: 
+ Chọn được vị trí cho cá ăn thích hợp 
+ Tính được khẩu phần thức ăn cho cá ăn 
+ Thực hiện việc cho cá ăn đúng kỹ thuật 
4.8. Bài kiểm tra số 2: Đo và xử lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi 
cá: độ pH, hàm lượng oxy hòa tan 
- Thời gian kiểm tra: 2 giờ 
92 
92 
- Phương pháp tổ chức kiểm tra: 
 + Kiểm tra theo cá nhân; 
 + Kiểm tra kỹ năng thực hiện việc đo các yếu tố môi trường trong ao 
nuôi cá, sau đó trên cơ sở kết quả đo được đưa ra biện pháp xử lý môi trường 
thích hợp. 
 + Đánh giá theo sản phẩm đạt được của người học. 
 - Sản phẩm đạt được: 
+ Đo được các yếu tố môi trường chính xác 
+ Xử lý kết quả, đưa ra được phương pháp xử lý môi trường 
+ Thực hiện được việc xử lý môi trường 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài thực hành số 4.1.1: Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây 
vàng. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Vệ sinh dụng cụ - Quan sát thao tác 
Tiêu chí 2: Kiểm tra cá tạp - Quan sát bằng mắt thường 
Tiêu chí 3: Rửa sạch cá, loại bỏ 
tạp chất 
- Quan sát thao tác 
Tiêu chí 4: Cân cá tạp - Quan sát thao tác 
- Cân đủ thức ăn 
Tiêu chí 5: Băm nhỏ cá tạp, xay 
cá 
- Quan sát thao tác 
- Đánh giá kết quả: mẫu đạt yêu cầu kích 
cỡ 
5.2. Bài thực hành số 4.2.1: Thực hiện cho cá ăn thức ăn công nghiệp 
93 
93 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Tính khối lượng cá 
trong ao 
- Kết quả tính toán 
Tiêu chí 2: Tính khối lượng 
thức ăn 
- Kết quả tính toán 
Tiêu chí 3: Cân, đong thức ăn - Quan sát thao tác 
- Cân đong chính xác 
Tiêu chí 4: Cho cá ăn - Quan sát thao tác 
- Cá ăn hết thức ăn 
- Thức ăn không bị trôi dạt vào bờ 
5.3. Bài thực hành số 4.3.1: Xác định hàm lượng H2S, NH3 trong ao nuôi 
cá chim vây vàng. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, 
thiết bị 
- Quan sát, kiểm tra số lượng 
Tiêu chí 2: Thu mẫu nước - Quan sát thao tác 
94 
94 
Tiêu chí 2: Xác định NH3, H2S - Quan sát thao tác thực hiện. 
- Kết quả phân tích 
Tiêu chí 3: Kết quả đo - Đối chiếu kết quả của giáo viên 
5.4. Bài thực hành số 4.3.2: Với các chỉ số môi trường xác định được ở 
bài tập 4.3.1, môi trường đó có phù hợp với nuôi cá chim vây vàng không? Xử 
lý các yếu tố môi trường đó. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Đánh giá môi 
trường 
- Thông qua các chỉ số môi trường 
Tiêu chí 2: Đưa ra biện pháp xử 
lý 
- Dựa vào các chỉ số môi trường 
Tiêu chí 3: Chuẩn bị dụng cụ - Quan sát, kiểm tra số lượng 
Tiêu chí 4: Xử lý môi trường - Chỉ số môi trường sau khi xử lý 
- Quan sát thực hiện 
5.5. Bài thực hành số 4.4.1: Tiến hành thu mẫu và kiểm tra sinh trưởng 
của cá chim vây vàng ở một ao nuôi tại địa phương mở lớp. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
95 
95 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ - Quan sát, kiểm tra số lượng 
Tiêu chí 2: Thu mẫu cá chim 
vây vàng 
- Quan sát, kiểm tra thao tác thu mẫu 
- Mẫu phải ngẫu nhiên 
Tiêu chí 3: Cân đo cá, tính kết 
quả 
- Quan sát thao tác thực hiện, kết quả tính 
toán. 
Tiêu chí 4: Kiểm tra các dấu 
hiệu bất thường trên cá 
- Quan sát bằng mắt thường 
5.6. Bài tập thực hành số 4.5.1: Kiểm tra và tu sửa bờ ao, cống ao. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên. 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, 
bảo hộ lao động 
- Dụng cụ đạt tiêu chuẩn 
- Kiểm tra số lượng đảm bảo 
Tiêu chí 2: Kiểm tra bờ, cống 
ao 
- Quan sát bằng mắt thường 
Tiêu chí 3: Đưa ra biện pháp xử 
lý 
- Căn cứ điều kiện thực tế 
Tiêu chí 4: Xử lý bờ, cống ao - Quan sát thao tác xử lý 
- Bờ, cống ao đảm bảo không rò rỉ nước 
96 
96 
 VI. Tài liệu tham khảo 
[1] Thái Thanh Bình, Lê Ngọc Quân, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và 
nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 
[2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, 2012. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến 
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao, tạp chí Khoa học 
Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
[3]Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi 
thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng (Phim khuyến nông). 
97 
97 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
 CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO 
 ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 
 1. Ch nhiệm: Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng thủy 
sản 
 2. Phó ch nhiệm: Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và 
PTNT 
 3. Thư ký: Nguyễn Hữu Loan, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy 
sản 
 4. Các y viên: 
- Thái Thanh Bình, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản 
- Nguyễn Văn Quyền, Phó trại trưởng, Trường Cao đẳng thủy sản 
- Nguyễn Thị Tím, Giảng viên, Trường Trung học thủy sản 
- Hà Thanh Tùng, Trưởng phòng, Trung tâm Khảo nghiệm khiểm 
nghiệm kiểm định nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO 
 (Theo Quyết định số 1378 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của 
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 
 1. Ch tịch: Lê Thị Minh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng, Trường trung học 
thủy sản 
 2. Thư ký: Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT 
 3. Các y viên: 
- Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường trung học thủy sản 
- Chu Chí Thiết, Phân viện trưởng, Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy 
sản Bắc Trung bộ -Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I 
- Vương Văn Oanh, Chi cục phó, Chi cục nuôi trồng thủy sản Quảng 
Ninh./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_va_quan_ly_ao_nuoi_ca_chim_vay_vang_ma_s.pdf