Giáo trình Chăm sóc hươu nai - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi hươu, nai

Tóm tắt Giáo trình Chăm sóc hươu nai - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi hươu, nai: ..., TẮM CHẢI CHO HƯƠU, NAI Mã bài: MĐ05-03 Mục tiêu - Mô tả được các bước công việc trong việc vận động, tắm chải. - Thực hiện được các bước công việc trong việc vận động, tắm chải. A. Nội dung 1. Chọn thời điểm vận động, tắm chải - Mùa hè: Cho hươu, nai vận động vào buổi sáng hoặc ch...n 3 - 4 ngày (mỗi ngày 2 - 3 lần). 2. Bệnh ký sinh trùng đường máu 2.1. Nguyên nhân - Tiên mao trùng (Trypanosoma), là loại sinh vật đơn bào, ký sinh ở ngoài hồng cầu. - Biên trùng (Anaplasma), là loại sinh vật đơn bào hình cầu, ký sinh ở rìa hồng cầu. - Lê dạng trùng (Babesia), là...toát ra đầm đìa. 9.4. Biện pháp phòng, trị bệnh 9.4.1. Phòng bệnh - Vào mùa hè không cho hươu, nai ở ngoài trời nắng gắt quá lâu. - Trong sân vườn nên có nhiều cây bóng mát, đặt nhiều chậu đựng nước có pha muối cho hươu uống. 9.4.2. Chữa bệnh - Đưa ngay con vật vào chỗ thoáng mát. ...

pdf61 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc hươu nai - Mã số MĐ 05: Nghề nuôi hươu, nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước xà phòng, bồ kết, ngày 1 - 2 lần. 
- Truyền tĩnh mạch Glucoza 30%: 250 ml, NaCl 0,9% 500 ml. 
 13.4.2. Phòng bệnh: 
- Cần xử lý thức ăn cẩn thận trước khi cho ăn, không cho ăn nguyên cả hạt mít 
tránh để hươu, nai ăn phải các dị vật, như bao ni lon, vải 
- Không để quần áo ni lông, khăn vải, gần chuồng nuôi. 
 47 
 14. Bệnh chấn thương 
 14.1. Nguyên nhân 
- Có nhiều nguyên nhân làm cho hươu, nai bị thương như: trượt ngã, sa hố, cọ 
móc phải đinh, rào gai, đánh húc nhau, vận chuyển, cắt nhung... 
Lưu ý: dù cho hươu, nai chỉ xây xát qua loa ta cũng không nên coi thường vì 
đó là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập sinh mủ và loét thối. 
- Các loại vi khuẩn có thể gây chết như vi khuẩn uốn ván làm hươu, nai có thể 
bị chết rất nhanh hoặc ruồi nhặng đẻ trứng vào làm vết thương có dòi. 
 14.2. Biện pháp phòng, trị bệnh 
- Nếu là vết thương nông thì ta rửa sạch đất cát bằng nước muối hay nước 
thuốc tím 0,1%. Thấm khô, sát trùng bằng cồn Iốt, xanh methylen ... 
- Nếu là vết thương sâu thì ta phải cắt sạch lông ở xung quanh, lấy ra những dị 
vật, cắt bỏ những mảnh da thịt nát, thối, sau đó rửa bằng nước muối hay Crezyl 3%. 
- Thấm khô, rắc bột kháng sinh (tetracyclin) hoặc Sunfamid rồi băng lại. 
- Nếu vết thương khó băng thì dùng gạc với băng dính hoặc bôi thuốc mỡ sát 
trùng. 
- Nếu vết thương có dòi ta có thể dùng những bài thuốc sau: 
+ Măng vòi 5 phần 
+ Muối ăn 1 phần 
+ Bồ hóng 4 phần. 
Tất cả giã nhỏ đắp vào chỗ có dòi, ngày làm 2 lần, chữa 3 - 4 lần là khỏi. 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Câu hỏi 
1.1. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng trị 
một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở hươu nai. 
1.2. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng trị 
một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở hươu nai. 
1.3. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng trị 
một số bệnh không lây thường gặp ở hươu nai. 
 2. Bài tập thực hành 
2.1. Bài thực hành số 5.5.1. Phương pháp sử dụng một số dụng cụ thú y (Bơm 
tiêm, nhiệt kế, ống nghe,) 
 48 
2.2. Bài thực hành số 5.5.2. Chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây. 
2.3. Bài thực hành số 5.5.3. Chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm. 
2.4. Bài thực hành số 5.5.4. Chẩn đoán và điều trị các bệnh ký sinh trùng. 
 C. Ghi nhớ 
1. Phòng đầy đủ các loại vắc-xin và thuốc phòng bệnh cho hươu, nai theo quy 
trình. 
2. Khi có bệnh xảy ra thu thập triệu chứng để chẩn đoán đúng bệnh. Đối với 
những bệnh bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây sang người phải báo cáo ngay cho cơ 
quan thú y gần nhất. 
3. Lựa chọn hãng sản xuất, loại thuốc tốt để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. 
4. Chú ý khi dùng kháng sinh để điều trị bệnh, nếu sau 48 giờ không thấy tiến triển 
cần có kế hoạch thay thuốc khác để điều trị. 
 49 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
 I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun chăm sóc hươu, nai là mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi hươu, nai; được giảng dạy sau mô 
đun nuôi dưỡng hươu, nai và trước mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản 
phẩm. Mô đun nuôi dưỡng hươu, nai có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một 
số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Mô đun chăm sóc hươu, nai được tích hợp giữa kiến thức, kỹ 
năng thực hành và thái độ nghề nghiệp nhằm giúp người học nghề có năng lực 
thực hành chăm sóc hươu, nai. 
 II. Mục tiêu 
- Kiến thức 
+ Mô tả được các bước công việc trong việc chăm sóc hươu, nai. 
+ Trình bày được triệu chứng, bệnh tích các bệnh ở hươu, nai. 
+ Đưa ra được các biện pháp phòng và trị bệnh thường gặp cho hươu, nai đạt 
hiệu quả. 
- Kỹ năng 
+ Thực hiện được các bước công việc trong việc chăm sóc hươu, nai. 
+ Thực hiện được việc chẩn đoán và phòng, trị bệnh cho hươu, nai đạt hiệu 
quả. 
- Thái độ 
+ Cẩn thận, khách quan, trung thực 
+ Tuân thủ đúng quy trình chăm sóc và phòng, trị bệnh cho hươu, nai. 
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn sinh học. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ50-01 
Phân đàn, ghép 
đàn 
Tích 
hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
Cơ sở 
đào tạo 
12 2 10 
MĐ05-02 Vệ sinh chuồng 
Tích 
hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
20 2 16 2 
 50 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
trại nuôi hươu, nai Cơ sở 
đào tạo 
MĐ05-03 
Vận động, tắm 
chải cho hươu, nai 
Tích 
hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
Cơ sở 
đào tạo 
12 2 10 
MĐ05-04 
Phòng bệnh cho 
hươu, nai 
Tích 
hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
Cơ sở 
đào tạo 
16 2 14 
MĐ05-05 
Điều trị một số 
bệnh thường gặp 
cho hươu, nai 
Tích 
hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
Cơ sở 
đào tạo 
32 8 22 2 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
Cộng 96 16 72 8 
* Tổng số thời gian kiểm tra (8 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 
4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Bài thực hành số 5.1.1. Thực hiện phân đàn, ghép đàn hươu nai tại 
một cơ sở nuôi hươu, nai 
- Mục tiêu: Đàn hươu nai được phân đàn, ghép đàn đúng yêu cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai các lứa tuổi, ô 
chuồng, cân, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện phát hiện phân đàn, ghép đàn hươu nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Phân đàn, ghép đàn theo tuổi 
+ Phân đàn, ghép đàn theo khối lượng cơ thể 
+ Phân đàn, ghép đàn theo tính biệt 
+ Phân đàn, ghép đàn theo hướng sản xuất 
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ 
 51 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các tiêu chuẩn hân đàn, ghép đàn; thực hiện phân đàn, ghép đàn đàn hươu nai. 
Kết quả đàn hươu nai được phân đàn, ghép đàn phù hợp. 
4.2. Bài thực hành số 5.2.1. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại nuôi hươu, nai. 
- Mục tiêu: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại đúng tiêu chuẩn vệ sinh. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), dụng cụ vệ sinh, thuốc sát 
trùng, bình bơm, bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại nuôi hươu nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và bảo hộ lao động 
+ Vệ sinh chuồng trại 
+ Sát trùng, tiêu độc chuồng trại 
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại nuôi hươu nai. Kết quả chuồng 
nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 
4.3. Bài thực hành số 5.2.2. Vệ sinh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi , máng 
ăn, máng uống. 
- Mục tiêu: dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống đúng tiêu chuẩn vệ sinh. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), dụng cụ chăn nuôi, máng 
ăn, máng uống dụng cụ vệ sinh, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện vệ sinh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng 
uống. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và bảo hộ lao động 
+ Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống 
+ Sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống 
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc vệ sinh, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống. Kết 
quả dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 
 52 
4.4. Bài thực hành số 5.3.1. Tắm, chải cho hươu nai. 
- Mục tiêu: Tắm, chải cho hươu nai đúng yêu cầu kỹ thuật và sạch sẽ. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), các loại dụng cụ tắm chải, 
hươu nai, quần áo bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện tắm chải cho hươu nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ tắm, chải 
+ Chuẩn bị hươu nai cho tắm, chải 
+ Tắm, chải cho hươu nai 
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các dụng cụ, phương tiện cần thiết, thực hiện tắm chải cho hươu nai. Kết quả 
đảm bảo hươu nai sạch sẽ và khỏe mạnh. 
4.5. Bài thực hành số 5.4.1. Tổ chức tiêm phòng vacxin cho hươu, nai. 
- Mục tiêu: Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho hươu nai đúng kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai, dụng cụ thú y, 
vắc-xin. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện tiêm vắc-xin cho hươu nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị hươu nai tiêm vắc-xin 
+ Chuẩn bị vắc-xin và dụng cụ thú y 
+ Tiêm vắc-xin cho hươu nai 
- Thời gian hoàn thành: 7 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc tiêm vắc-xin, dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai. Kết quả 
tiêm vắc-xin và dùng thuốc phòng bệnh đúng kỹ thuật. 
4.6. Bài thực hành số 5.4.2. Dùng thuốc phòng bệnh cho hươu, nai. 
- Mục tiêu: Dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai đúng kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai, dụng cụ thú y, 
thuốc thú y. 
 53 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị hươu nai cho uống (tiêm) thuốc phòng bệnh 
+ Chuẩn bị thuốc và pha thuốc cho hươu nai uống (tiêm) 
+ Cho hươu nai uống thuốc (tiêm) 
- Thời gian hoàn thành: 7 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc dùng thuốc phòng bệnh cho hươu nai. Kết quả dùng thuốc 
phòng bệnh đúng kỹ thuật. 
4.7. Bài thực hành số 5.5.1. Phương pháp sử dụng một số dụng cụ thú y 
(Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,) 
- Mục tiêu: Tháo, lắp và sử dụng thành thạo một số dụng cụ thú y. 
- Nguồn lực: Phòng học thực hành hoặc trại nuôi hươu nai, dụng cụ thú y 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện tháo lắp và cách sử dụng một số dụng cụ thú y 
(Bơm tiêm, nhiệt kế, ống nghe,). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Tháo lắp và sử dụng bơm và kim tiêm 
+ Sử dụng nhiệt kế 
+ Tháo lắp và sử dụng ống nghe 
+ Tháo lắp và sử dụng panh, kéo 
+ Tháo lắp và sử dụng dao mổ 
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc tháo lắp và cách sử dụng một số dụng cụ thú y (Bơm tiêm, nhiệt 
kế, ống nghe,). Kết quả đúng kỹ thuật. 
4.8. Bài thực hành số 5.5.2. Chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây. 
- Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh không lây ở hươu 
nai thường gặp. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai bệnh, dụng cụ thú y, 
thuốc thú y. 
 54 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh không lây ở hươu 
nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định nguyên nhân 
+ Xác định triệu chứng, bệnh tích 
+ Chẩn đoán đoán bệnh 
+ Biện pháp điều trị 
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh không lây ở hươu nai. 
Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao. 
4.9. Bài thực hành số 5.5.3. Chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm. 
- Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh truyền nhiễm ở 
hươu nai thường gặp. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai bệnh, dụng cụ 
thú y, vắc-xin, thuốc thú y. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh truyền 
nhiễm ở hươu nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định nguyên nhân 
+ Xác định triệu chứng, bệnh tích 
+ Chẩn đoán đoán bệnh 
+ Phòng bệnh 
+ Trị bệnh 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở hươu 
nai. Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao. 
4.10. Bài thực hành số 5.5.4. Chẩn đoán và điều trị các bệnh ký sinh 
trùng. 
 55 
- Mục tiêu: Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời các bệnh ký sinh trùng ở 
hươu nai thường gặp. 
- Nguồn lực: Trại chăn nuôi hươu nai (hộ gia đình), hươu nai bệnh, dụng cụ 
thú y, thuốc thú y. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh ký sinh 
trùng ở hươu nai. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định nguyên nhân 
+ Xác định triệu chứng, bệnh tích 
+ Chẩn đoán đoán bệnh 
+ Phòng bệnh 
+ Trị bệnh 
- Thời gian thực hiện: 6 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định các công việc chẩn đoán và phòng, điều trị một số bệnh ký sinh trùng ở hươu 
nai. Kết quả chẩn đoán đúng bệnh, phòng và trị đạt hiệu quả cao. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Phân đàn, ghép đàn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Sự phù hợp về khối lượng và độ 
tuổi; 
1. Kiểm tra kết quả phân đàn, ghép đàn; 
2. Sự phù hợp về tính biệt; 2. Kiểm tra kết quả phân đàn, ghép đàn; 
3. Sự phù hợp về hướng sản xuất; 3. Kiểm tra kết quả phân đàn, ghép đàn; 
4. Trình tự và thời gian thực hiện công 
việc; 
4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
5. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
5. Theo dõi quá thực hiện công việc; 
6. Khả năng phối hợp của các thành 
viên trong nhóm. 
6. Theo dõi sự tham gia của các thành 
viên khi thực thực hiện công việc. 
 56 
5.2. Bài 2: Vệ sinh chuồng trại nuôi hươu, nai 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Các dụng cụ vệ sinh, thuốc sát trùng, 
bảo hộ lao động được chuẩn bị đầy đủ. 
1. Kiểm tra số lượng, chất lượng dụng cụ 
vệ sinh, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động. 
2. Chuồng nuôi được vệ sinh sát trùng 
đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
2. Theo dõi quá trình thực hiện và so 
sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
3. Dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sát 
trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
3. Theo dõi quá trình thực hiện và so 
sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
4. Máng ăn, máng uống được vệ sinh 
sạch và đạt tiêu chuẩn vệ sinh; 
4. Theo dõi quá trình thực hiện và so 
sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
5. Trình tự và thời gian thực hiện công 
việc 
5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
6. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc 
6. Theo dõi quá thực hiện công việc; 
7. Khả năng phối hợp của các thành 
viên trong nhóm 
7. Theo dõi sự tham gia của các thành 
viên khi thực thực hiện công việc. 
5.3. Bài 3: Vận động, tắm chải cho hươu, nai 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Các dụng cụ tắm, chải được chuẩn 
bị đầy đủ và đạt vệ sinh thú y; 
1. Theo dõi quá trình thực hiện và so 
sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y. 
2. Hươu nai cho tắm, chải chuẩn bị 
đúng yêu cầu kỹ thuật; 
2. Theo dõi quá trình thực hiện và so 
sánh với tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
3. Hươu nai được tắm, chải đúng kỹ 
thuật và sạch sẽ; 
3. Theo dõi quá trình thực hiện và so 
sánh với tiêu chuẩn vệ sinh gia súc; 
4. Trình tự và thời gian thực hiện công 
việc; 
4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
5. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
5. Theo dõi quá thực hiện công việc; 
 57 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
6. Khả năng phối hợp của các thành 
viên trong nhóm. 
6. Theo dõi sự tham gia của các thành 
viên khi thực thực hiện công việc. 
5.4. Bài 4: Phòng bệnh cho hươu, nai 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ 
đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
1. Theo dõi thao tác, so sánh với tiêu 
chuẩn vệ sinh thú y; 
2. Máng ăn, máng uống được vệ sinh 
sát trùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
2. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn vệ 
sinh thú y; 
3. Thức ăn, nước uống sạch sẽ và chất 
lượng tốt; 
3. Kiểm tra chất lượng thức ăn và thao 
tác tiến hành; 
4. Chuẩn bị hươu nai tiêm vắc-xin 
đúng yêu cầu; 
4. Kiểm tra kết quả chuẩn bị hươu nai; 
5. Chuẩn bị đầy đủ vắc-xin, đụng cụ 
thú y và đúng yêu cầu ký thuật 
5. Kiểm tra kết quả chuẩn bị vắc-xin, 
dụng cụ thú y; 
6. Tiêm vắc-xin cho hươu nai đúng yêu 
cầu kỹ thuật; 
6. Theo dõi và kiểm tra quá trình tiêm 
vắc-xin; 
7. Pha và đưa thuốc vào cơ thể hươu 
nai để phòng bệnh đúng yêu cầu kỹ 
thuật; 
7. Theo dõi và kiểm tra quá trình pha 
thuốc, đưa thuốc vào cơ thể hươu nai; 
8. Trình tự và thời gian thực hiện công 
việc; 
8. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
9. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
9. Theo dõi quá thực hiện công việc; 
10. Khả năng phối hợp của các thành 
viên trong nhóm. 
10. Theo dõi sự tham gia của các thành 
viên khi thực thực hiện công việc. 
5.5. Bài 5: Điều trị một số bệnh thường gặp cho hươu, nai 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 58 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Tháo, lắp bơm tiêm đúng kỹ thuật; 1. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ 
thuật; 
2. Sử dụng nhiệt kế, ống ghe đúng kỹ 
thuật; 
2. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ 
thuật; 
3. Tháo, lắp sử dụng panh, kéo đúng 
kỹ thuật; 
3. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ 
thuật; 
4. Tháo, sử dụng dao mổ đúng kỹ 
thuật; 
4. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ 
thuật; 
5. Xác định đúng nguyên nhân gây 
bệnh; 
5. Kiểm tra nguyên nhân gây bệnh; 
6. Xác định đúng triệu chứng, bệnh 
tích của bệnh 
6. Quan sát, kiểm tra các dấu hiệu triệu 
chứng và bệnh tích; 
7. Chẩn đoán đúng bệnh; 7. Kiểm tra kết quả chẩn đoán; 
8. Phòng, trị bệnh đạt hiệu quả cao; 8. Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện 
và kết quả phòng trị bệnh; 
9. Trình tự và thời gian thực hiện công 
việc; 
9. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
10. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc. 
10. Theo dõi quá thực hiện công việc. 
VI. Tài liệu cần tham khảo 
- Võ Văn Sự, Vũ Ngọc Quý, Hồ Nghĩa Bính, Phạm Trọng Tuệ (2005, 2004). 
Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao. Dự án đa dạng sinh học Việt Nam - Biodiva. 
- Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (2004), Quy trình kỹ thuật chăn 
nuôi hươu. 
- Nguyễn Quỳnh Anh (1998), Hươu sao Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
Hà Nội 
- Trần Quốc Bảo (1992), Nuôi Hươu sao,Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 
 59 
- Tô Du (1993), Nuôi Hươu lấy lộc và sinh sản ở gia đình. Nhà xuất bản Nông 
nghiệp. Hà Nội 
- Đặng Huy Huỳnh, Đặng Ngọc Cần, Trần Văn Đức, Phạm Trọng Ảnh 
(1992), Nuôi Hươu sao ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nghệ An. 
- Cẩm nang nuôi nai, hươu sao, trăn 
-  
-  
-  
-  
 60 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Phạm Thanh Hải Chủ nhiệm 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Phó chủ nhiệm 
3. Ông Lê Công Hùng Thư ký 
4. Ông Nguyễn Linh Thành viên 
5. Ông Nguyễn Ngọc Điểm Thành viên 
6. Bà Đỗ Thị Quý Thành viên 
7. Ông Nguyễn Hồng Tuấn Thành viên 
8. Ông Nguyễn Kiều Hưng Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Nguyễn Quang Rạng Chủ nhiệm 
2. Bà Trần Thị Anh Thư Thư ký 
3. Bà Đoàn Thị Phương Thúy Thành viên 
4. Ông Trần Quang Hùng Thành viên 
5. Ông Vương Tuấn Thực Thành viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_huou_nai_ma_so_md_05_nghe_nuoi_huou_nai.pdf