Giáo trình Chăm sóc và quản lý - Mã số MĐ 04: Nghè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

Tóm tắt Giáo trình Chăm sóc và quản lý - Mã số MĐ 04: Nghè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi: ...hất lượng như sau: - Ẩm độ của thức ăn tối đa là 11%; - Độ bền trong nước hơn 1 giờ, làm giảm tỷ lệ hao hụt do tan trong nước sẽ giảm được chi phí thức ăn và ít gây ô nhiễm môi trường; - Phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn phát triển của cá; 33 - Thức ăn viên dạng nổi nh...ao nuôi cá dễ bị thất thoát ảnh hưởng đến số lượng cá trong ao. Do đó, cần theo dõi thường xuyên, ghi nhận số liệu vào sổ theo dõi và dự đoán diễn biến tình hình sắp tới nhằm có biện pháp giữ các yếu tố môi trường ổn định trong giới hạn thích hợp, công trình ao nuôi chắc chắn nhằm giúp cá nuôi... loại bỏ được NH3 trong ao nuôi. Liều lượng sử dụng 10-15ml/m3 Cách tính lượng thuốc sử dụng cho ao giống như cách tính chlorine Thực hiện xử lý nước bằng hóa chất Sau khi lấy nước vào ao chứa , để 2-3 ngày tiến hành xử lý một trong các hóa chất sau: - Xử lý bằng chlorine: Thời gian xử...

pdf136 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chăm sóc và quản lý - Mã số MĐ 04: Nghè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t được sau bài thực hành: 
Bài báo cáo có nêu kết quả tính lượng thức ăn và nhận xét. 
4.2. Bài thực hành 4.4.2. Thực hành cho cá trong ao ăn bằng thức ăn tự chế 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
cho cá diêu hồng, cá rô phi ăn. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Ao nuôi cá diêu hồng, cá rô phi 
+ Xô (thau) nhựa lớn 01 cái 
+ Sàng ăn tùy theo diện tích ao 
+ Cân đồng hồ 10-30kg 01 cái 
+ Thức ăn tự chế lượng cho ăn trong ngày của ao 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
Các nhóm thực hiện bài tập đã được hướng dẫn tại mục 2.1. Cho cá ăn bằng 
thức ăn tự chế, theo các bước: 
+ Từ số liệu tính toán lượng thức ăn trong ngày như ở câu 2.1. để xác định 
lượng thức ăn cần cho ăn; 
 123 
+ Quan sát ao, xác định tình trạng cá, điều kiện môi trường, thời tiết; 
+ Xác định lượng thức ăn thực tế trong ao; 
+ Cân lượng thức ăn vừa tính toán; 
+ Thực hiện cho cá nuôi ao ăn. 
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Thức ăn được cho ăn đúng kỹ thuật. 
Cá ăn đủ thức ăn. 
4.3. Bài thực hành 4.4.3. Thực hành cho cá nuôi lồng, b ăn bằng th c ăn 
công nghiệp 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
cho cá diêu hồng, cá rô phi ăn. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ lồng, bè nuôi cá diêu hồng, cá rô phi 
+ Xô (thau) nhựa lớn 01 cái 
+ Cân đồng hồ 10-30kg 01 cái 
+ Thức ăn công nghiệp Lượng cho ăn trong ngày của lồng, bè 
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
Các nhóm thực hiện bài tập như đã được hướng dẫn tại mục 2.2. Cho cá ăn 
thức ăn công nghiệp, theo các bước: 
+ Từ số liệu tính toán lượng thức ăn trong ngày như ở câu 2.1. để xác định 
lượng thức ăn cần cho ăn; 
+ Quan sát lồng, bè xác định tình trạng cá, điều kiện môi trường, thời tiết; 
+ Xác định lượng thức ăn thực tế trong lồng, bè; 
+ Cân lượng thức ăn vừa tính toán; 
+ Trộn thức ăn với chất bổ sung; 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Thức ăn được xử lý đúng kỹ thuật. 
Cá ăn đủ thức ăn. 
 124 
5. Bài 5: Quản lý ao nuôi 
5.1. Bài thực hành 4.5.1. Kiểm tra và xử lý yếu tố pH nước trong ao nuôi 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo 
yếu tố pH nước trong ao nuôi và xử lý khi pH nước vượt ra ngoài phạm vi thích hợp. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng 
+ Bộ kiểm tra pH 01 hộp 
+ Vôi CaO, CaCO3 5-10kg/loại 
+ Thau, xô, ca nhựa 1-2 cái/loại 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Đo pH nước trong ao nuôi theo hướng dẫn tại mục 1.2.1. *. Đo pH nước 
+ Bón vôi hoặc thay nước theo hướng dẫn tại mục 1.2.1.* Xử lý khi pH nước 
ao nuôi vượt ra ngoài phạm vi thích hợp. 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Báo cáo kết quả đo pH nước ao nuôi và biện pháp xử lý. 
5.2. Bài thực hành 4.5.2. Kiểm tra và xử lý yếu tố ôxy hòa tan trong ao nuôi 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
đo yếu tố ôxy hòa tan trong ao nuôi và xử lý khi ôxy hòa tan thấp hơn mức thích hợp. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng 
+ Bộ kiểm tra ôxy hòa tan 01 hộp 
+ Dung dịch H2O2 01 bình 
+ Thau, xô, ca nhựa 1-2 cái/loại 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Đo ôxy hòa tan trong ao nuôi theo hướng dẫn tại mục 1.2.2.*. Đo ôxy hòa 
tan trong nước 
 125 
+ Đưa dung dịch H2O2 hoặc thay nước theo hướng dẫn tại mục 1.2.3.*. Xử lý 
khi ôxy hòa tan thấp hơn mức thích hợp. 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Báo cáo kết quả đo ôxy hòa tan trong ao nuôi và cách xử lý. 
5.3. Bài thực hành 4.5.3. Kiểm tra và xử lý yếu tố độ trong của nước trong ao nuôi 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
đo yếu tố độ trong của nước trong ao nuôi và xử lý khi độ trong vượt mức thích hợp. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng 
+ Đĩa đo độ trong (Đĩa Secchi) 01 cái 
+ Phân urea hoặc DAP 1-2kg/loại 
+ Formol 5-10 lít 
+ Thau, xô, ca nhựa 1-2 cái/loại 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Đo độ trong của nước trong ao nuôi theo hướng dẫn tại mục 1.2.7.*. Đo độ 
trong của nước 
+ Bón phân hoặc formol vào ao theo hướng dẫn tại mục 1.2.7.*. Xử lý khi độ 
trong của nước ao nuôi không thích hợp. 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Báo cáo kết quả đo độ trong của nước trong ao nuôi và biện pháp xử lý. 
5.4. Bài thực hành 4.5.4. Kiểm tra và xử lý các hư hỏng ao nuôi cá rô phi, 
diêu hồng 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
kiểm tra và xử lý các hư hỏng ao nuôi cá rô phi, diêu hồng. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng 
+ Cuốc, xẻng, dao, búa 1-2 cái/loại 
 126 
+ Cọc tre, dây nhựa 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
Kiểm tra và xử lý các hư hỏng ở bờ, cống, lưới chắn, lưới bao, đáy ao theo 
hướng dẫn tại mục 2.1. Kiểm tra mức nước, bờ bao, cống, bọng, lưới bao, đáy ao. 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Ao nuôi cá được kiểm tra và xử lý hoàn chỉnh các hư hỏng. 
5.5. Bài thực hành 4.5.5. Thay nước ao nuôi cá rô phi, diêu hồng 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
thay nước ao nuôi cá rô phi, diêu hồng. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Ao nuôi cá rô phi, diêu hồng 
+ Ao chứa nước 
+ Chlorine 2-3kg 
+ Thau, xô 1-2 cái/loại 
+ Máy bơm nước 1 cái 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Thực hiện thay nước ao nuôi như 
hướng dẫn ở mục 3.2.3.Thaynướccho hệ thốngnuôi. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Ao nuôi cá được thay nước theo đúng yêu cầu. 
Bài 6. Xử lý chất thải 
6.1. Bài thực hành 4.6.1. Xử lý bùn đáy ao 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
bơm hút bùn đáy ao và xử lý bằng chế phẩm vi sinh. 
- Nguồn lực: Cho mỗi nhóm 
+ Ao nuôi cá rô phi hoặc diêu hồng 
+ Khu đất trống chứa bùn thải 
+ Máy bơm 5-8 CV và ống dẫn nhựa 01 máy 
 127 
+ Cuốc, xẻng, trang cào bùn 1-2 cái/loại 
+ Chế phẩm vi sinh Số lượng theo hướng dẫn 
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
Bơm hút bùn đáy ao vào khu đất trống và xử lý bùn đáy bằng chế phẩm vi sinh 
theo hướng dẫn tại mục 2. Xử lý bùn đáy ao. 
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Bùn đáy được bơm vào khu đất trống và xử lý bằng chế phẩm vi sinh. 
6.2. Bài thực hành 4.6.2. Xử lý nước thải bằng hóa chất diệt khuẩn 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
xử lý nước thải bằng chlorine. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Ao xử lý hóa chất 
+ Thau, xô, ca nhựa 1-2 cái/loại 
+ Chlorine Tùy theo lượng nước trong ao 
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
Thực hiện các bước theo hướng dẫn tại mục 4. Tiêu diệt mầm bệnh trong nước thải: 
+ Tính lượng nước thải và lượng chlorine cần xử lý 
+ Xử lý nước thải trong ao bằng chlorine 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Nước thải trong ao xử lý hóa chất được diệt khuẩnbằng chlorine. 
Bài 7. Quản lý lồng, b nuôi 
7.1. Bài thực hành số 4.7.1. Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường 
khu vực lồng, b nuôi 
 - Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường khu vực lồng, bè nuôi. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
 128 
+ Bộ test kiểm tra pH, ôxy 1 bộ 
+ Máy đo lưu tốc nước 1 cái 
+ Vôi CaO 4kg 
+ Máy đuôi tôm 1 cái 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Kiểm tra và xử lý yếu tố pH, ôxy, lưu tốc nước theo hướng dẫn tại mục 1. 
Kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường nước sông khu vực lồng, bè nuôi 
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Nước sông khu vực lồng, bè nuôi cá được kiểm tra và xử lý 
7.2. Bài thực hành số 4.7.2.Kiểm tra và xử lý các hư hỏng lồng, b nuôi cá 
rô phi, diêu hồng. 
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc 
kiểm tra và xử lý các hư hỏng lồng, bè nuôi cá rô phi, diêu hồng. 
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm 
+ Lồng, bè nuôi cá rô phi, diêu hồng 
+ Dao, búa, kềm, cờ-lê 1-2 cái/loại 
+ Chổi, bàn chải 
+ Đinh, ốc vít, bu-lông 
+ Lưới làm lồng, dây PE các cỡ, kim vá lưới 
+ Phao, dây neo 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Kiểm tra và xử lý các hư hỏng ở khung, đáy bè, lồng lưới theo hướng dẫn 
tại mục 2. Kiểm tra và xử lý hệ thống kết cấu lồng, bè (neo, dây, phao, lưới lồng 
bè, khung bè). 
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
Lồng, bè nuôi cá được kiểm tra và xử lý hoàn chỉnh các hư hỏng. 
 129 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Đánh giá các bài tập/thực hành 
5.1.1. Đánh giá bài thực hành 4.2.1. Kiểm tra hoạt động của cá nuôi ao, lồng, bè. 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
- Kiểm tra đúng được hoạt động bắt 
mồi của cá 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
- Kiểm tra đúng được hoạt động bơi 
lội của cá 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài báo cáo kết quả Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học và bài 
báo cáo kết quả 
5.2.2. Đánh giá bài thực hành 4.2.2. Kiểm tra ngoại hình và số lượng của cá nuôi 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Thu mẫu đại diện cho cá trong ao Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Xác định đúng tỷ lệ sống của cá trong 
ao, lồng, bè nuôi 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Tình trạng ngoại hình, độ no của cá Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài kiểm tra của học viên 
5.2.3. Đánh giá bài thực hành 4.2.3. Kiểm tra mức độ tăng trưởng và tính tốc 
độ tăng trưởng của cá nuôi ao và nuôi lồng, bè. 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Xác định đúng khối lượng trung bình 
của cá trong ao 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Tính đúng tốc độ tăng trưởng của cá 
trong ao nuôi 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài kiểm tra của học viên 
 130 
5.2.4. Đánh giá bài thực hành 4.3.1. kiểm tra các chỉ tiêu về bao bì và bảo 
quản của một số loại thức ăn công nghiệp cho cá diêu hồng, cá rô phi 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Bao bì ghi đầy đủ các thông tin qui đinh Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học. 
Bảo quản thức ăn đúng kỹ thuật Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học. 
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên. 
5.2.5. Đánh giá bài thực hành 4.3.2. Thực hành kiểm tra các chỉ tiêu về chất 
lượng thức ăn của một số loại thức ăn công nghiệp cho cá diêu hồng, cá rô phi. 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Lấy mẫu phải đại diện Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học. 
Kiểm tra chính xác chất lượng thức ăn Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài báo cáo của học viên 
5.2.6. Đánh giá bài thực hành 4.3.2. Chế biến 10 kg thức ăn tự chế cho cá diêu 
hồng, cá rô phi 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Chọn được nguyên liệu và xác định đúng 
thành phần nguyên liệu phối hợp 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học. 
Phối trộn cá thành phần đúng kỹ thuật Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học. 
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên. 
5.2.7. Đánh giá bài thực hành 4.4.1. Tính và cân lượng thức ăn thực tế trong 
ngày cho ao nuôi cá diêu hồng, rô phi bằng thức ăn công nghiệp. 
 131 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Tính lượng thức ăn mỗi ngày trong ao Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập 
Cân đúng thức ăn thực tế trong ngày Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên 
5.2.8. Đánh giá bài thực hành 4.4.2. Thực hành cho cá trong ao ăn bằng thức 
ăn tự chế 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Xác định chính xác lượng thức ăn thực 
tế trong ao 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Cho cá ăn và đánh giá mức độ thừa, 
thiếu thức ăn sau mỗi cữ cho ăn 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên 
5.2.9. Đánh giá bài thực hành 4.4.3. Thực hành cho cá nuôi lồng, bè ăn bằng 
thức ăn công nghiệp 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Thức ăn sau khi được phối trộn với các 
thành phần bổ sung phải bóng đều 
Quan sát thao tác của học viên, kiểm 
tra của học viên 
Cho cá ăn và đánh giá mức độ thừa, 
thiếu thức ăn sau mỗi cữ cho ăn 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên 
5.2.10. Đánh giá bài thực hành 4.5.1-3. Kiểm tra và xử lý yếu tố môi trường 
của nước trong ao nuôi. 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Đo được một số yếu tố môi trường ao nuôi 
chủ yếu bằng các dụng cụ đơn giản 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Tính đúng lượng hóa chất, chế phẩm xử lý 
ao 
Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập 
 132 
Xử lý được khi môi trường ao nuôi bất lợi Bài báo cáo, kiểm tra của học viên 
5.2.11. Đánh giá bài thực hành 4.5.4. Kiểm tra và xử lý các hư hỏng về công 
trình của ao nuôi cá rô phi, diêu hồng. 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Kiểm tra và phát hiện được các hư hỏng 
của công trình ao nuôi cá 
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu 
với hướng dẫn của bài học 
Xử lý các hư hỏng của công trình ao 
nuôi phù hợp 
Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập 
5.2.12. Đánh giá bài thực hành 4.5.5. Thay nước ao nuôi cá rô phi, diêu hồng 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Xác định đúng thời điểm thay nước cho ao 
nuôi cá 
Kiểm tra quá trình thực hiện của học 
viên 
Bài báo cáo của học viên 
Tính được lượng hóa chất, chế phẩm sinh 
học cần để xử lý ao chứa 
Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập 
Xử lý được nước trong ao chứa bằng các 
hóa chất, chế phẩm thích hợp 
Thay nước ao nuôi 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài kiểm tra của học viên 
5.2.13. Đánh giá bài thực hành 4.6.1. Xử lý bùn đáy ao 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Bơm hút bùn đáy ao đúng yêu cầu và để 
chất thải đúng nơi qui định 
Kiểm tra quá trình thực hiện của học 
viên 
Bài báo cáo của học viên 
Tính được lượng chế phẩm sinh học cần 
để xử lý bùn 
Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập 
Xử lý được bùn đáy ao bằng các hóa 
chất, chế phẩm thích hợp 
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu 
với hướng dẫn của bài học 
Bài kiểm tra của học viên 
 133 
5.2.14. Đánh giá bài thực hành 4.6.2. Xử lý nước thải bằng hóa chất diệt khuẩn 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Tính đúng lượng nước thải và lượng 
chlorine cần xử lý 
Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên 
Bài báo cáo của học viên 
Xử lý được nước thải trong ao bằng 
chlorine 
Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu 
với hướng dẫn của bài học 
Bài kiểm tra của học viên 
5.2.15. Đánh giá bài thực hành 4.7.1. Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi 
trường khu vực lồng, bè nuôi 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Đo được một số yếu tố môi trường lồng, bè 
nuôi chủ yếu bằng các dụng cụ đơn giản 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Xử lý được khi môi trường khu vực lồng, 
bè nuôi bất lợi 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Bài báo cáo, kiểm tra của học viên 
5.2.16. Đánh giá bài thực hành 4.7.2. Kiểm tra và xử lý các hư hỏng lồng, bè 
nuôi cá rô phi, diêu hồng. 
Tiêu chí đánh giá Cách th c đánh giá 
Kiểm tra và phát hiện được các hư hỏng của 
công trình lồng, bè nuôi cá 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Xử lý các hư hỏng của công trình lồng, bè 
nuôi phù hợp 
Quan sát thao tác của học viên, đối 
chiếu với hướng dẫn của bài học 
Kiểm tra kết quả thực hiện bài tập 
 134 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm khuyến nông quốc 
gia. Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính đực trong ao, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 
Hà Nội, năm 2013. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm khuyến nông quốc 
gia. Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng trong lồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 
năm 2013 
3. Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống 
và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt, năm 2005. 
4. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi 
cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006. 
5. Đỗ Đoàn Hiệp - Trần Văn Vĩ - Nguyễn Tiến Thành, 2007, Thức ăn cho tôm 
cá sử dụng và chế biến, Nhà xuất bản Thanh Hóa, 2007 
6. Lê Văn Thắng, Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất 
bản Nông nghiệp, 2007. 
7. Phạm Văn Trang - Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn 
(Oreochromis, Niloticus), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004. 
8. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô 
phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 
Năm 2004. 
 135 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI 
(Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và 
Nông nghiệp Nam Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Vũ Trọng Hội, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn 
3. Thư ký: Bà Nguyễn Kim Nhi, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Quốc Đạt, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Bà Nguyễn Thị Tím, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp 
Nam Bộ 
- Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản 
- Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cần Thơ 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ DIÊU HỒNG, CÁ RÔ PHI 
(Theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường Trung học 
Thủy sản 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản 
 - Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Thủy sản 
- Bà Lê Ngọc Diện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_va_quan_ly_ma_so_md_04_nghe_nuoi_ca_dieu.pdf