Giáo trình Chăm sóc và tiêu thụ tràm - Mã số MĐ 04: Nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn
Tóm tắt Giáo trình Chăm sóc và tiêu thụ tràm - Mã số MĐ 04: Nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn: ...u: - Phanh xích cưa: để bảo vệ tay trái (vị trí tay cầm phía trước) và dừng xích cưa khi bật trở lại. Hình 4.1.8: Cơ cấu an toàn của cưa xăng 1. Phanh xích cưa 2. Mấu đón xích 3. Tấm chắn tay cầm phía sau 4. Khóa tay ga 5. Cơ cấu chống rung 6. Vỏ bọc bản cưa 25 3.2. Hướng dẫn sử dụng ... trước khi chặt gỗ a. Chuẩn bị và kiểm tra cưa xăng tước khi chặt hạ Chuẩn bị đầy đủ số lượng, kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các phụ tùng của cưa xăng đảm bảo cưa hoạt động được tốt nhất. b. Chuẩn bị trang bị bảo hộ lao động Trang bị bảo hộ lao động bảo gồm: quần, áo, giầy, tất, mũ, túi ...ng cưa lên. Tay thuận kéo cưa. Tay không thuận giữ khung cưa thăng bằng. Ở cuối hành trình kéo tay thuận hơi miết cưa xuống. Đẩy và kéo thẳng, nhịp nhàng không quá mạnh. Hành trình của giao động theo hình cung. 72 Hình 4.1.88: Kê gỗ để cắt khúc (1) Cầm cưa cung từ phía trên xuống (2) ...
ven sông, yêu cầu mực nước tại đó phải có độ sâu nhất định, lòng sông không bị lầy sình, bờ sông có địa chất ổn định, có khả năng phát triển dọc bờ sông. Trên thực tế tại các bãi gỗ I và II, ngoài gỗ ra còn có hàng hoá lâm sản khác (như củi, tre, nứa...). 76 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu hỏi 1: Công thức xác định trữ lượng rừng tràm là a. M = N xV b. M = N x G c. M = G x F d. Cả a và b đều đúng Câu hỏi 2: Cơ cấu cắt gỗ của cưa xăng gồm a. Bản cưa và động cơ b. Xích cưa và động cơ c. Bản cưa và xích cưa d. Bản cưa, xích cưa và động cơ Câu hỏi 3: Bảo dưỡng cưa xăng được thực hiện a. Hàng ngày và hàng tháng b. Hàng tuần và hàng tháng c. Hàng ngày và hàng tuần d. Mỗi tháng bảo dưỡng một lần 2. Các bài thực hành 2.1 Bài tập thực hành số 4.1.1: Xác định trữ lượng rừng tràm trước khi khai thác - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng xác định trữ lượng rừng tràm trước khi khai thác - Nguồn lực: Tính cho một nhóm 3 – 5 học viên + Rừng tràm đến tuổi khai thác; + Ghe (xuồng): 01 cái/nhóm; + Quần áo bảo hộ lao động, ủng, mũ bảo hộ: đảm bảo mỗi học viên được trang bị đầy đủ; + Thước dây: 01 cái/nhóm + Máy tính tay: 01 cái/nhóm + Biểu mẫu điều tra trữ lượng rừng: 05 biểu/nhóm 77 + Thước đo cao và mia: 01 cái/nhóm + Chuẩn bị đầy đủ nước uống cho các nhóm - Cách thức tiến hành: + Chia học viên thành các nhóm ( 3-5 học viên/nhóm); + Mỗi nhóm hoàn thiện đầy đủ các bước công việc xác định trữ lượng rừng tràm. - Nhiệm vụ của các nhóm: + Lập biểu mẫu điều tra trong ô tiêu chuẩn + Lập ô tiêu chuẩn + Đo chiều cao vút ngọn (Hvn), chu vi thân cây tại vị trí 1,3m (C1,3m) của toàn bộ số cây trong các ô điều tra ghi vào biểu mẫu + Xác định tổng số cây trên toàn bộ diện tích + Tính chiều cao vút ngọn trung bình, chu vi thân cây trung bình + Tính thể tích bình quân + Tính trữ lượng rừng - Thời gian hoàn thành: Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 16 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành của các nhóm: Hoạt động Số lượng Tiêu chuẩn 1. Lập biểu mẫu điều tra tỷ lệ cây sống 05 biểu/nhóm Đúng biểu mẫu 2. Bố chí ô tiêu chuẩn 05 OTC/nhóm Đủ số lượng Bố trí đúng sơ đồ Đủ diện tích Đúng hình dạng 3. Đo chiều cao vút ngọn và chu vi thân cây 05 biểu ghi kết quả các OTC/nhóm Ghi chính xác Kết quả ghi rõ ràng, sạch 78 4. Tính số cây trên toàn bộ diện tích 01 kết quả/nhóm Tính đúng theo công thức 5. Tính chiều cao vút ngọn và chu vi trung bình 01 kết quả/nhóm Tính đúng theo công thức 6. Tính thể tích trung bình 01 kết quả/nhóm Tính đúng theo công thức 7. Tính trữ lượng rừng 01 kết quả/nhóm Tính đúng theo công thức 2.2 Bài tập thực hành số 4.1.2: Bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày sau khi sử dụng - Nguồn lực: + Cưa xăng 02 cái (cưa hoạt động bình thường) + Quần áo bảo hộ lao động, ủng, mũ bảo hộ: đảm bảo mỗi học viên được trang bị đầy đủ; + Thước dây: Mỡ bôi trơn - Cách thức tiến hành: + Thực hiện theo cá nhân toàn bộ các bước công việc bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày + Sau khi sử dụng cưa xăng trong ngày giáo viên lên lịch bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày cho từng học viện thực hiện. - Nhiệm vụ: + Kiểm tra và dũa xích cưa + Kiểm tra, làm sạch rãnh dẫn xích và lỗ dầu bôi trơn bản cưa; Bơm mỡ cho bánh phụ động; xoay bản cưa + Kiểm tra, đảm bảo các lỗ khí của động cơ thoáng, sạch + Kiểm tra, đảm bảo tay cầm phía trước có cơ cấu chống rung tốt và được bắt chặt, kiểm tra, làm sạch và thử phanh xích + Kiểm tra, làm sạch bộ phận lọc khí + Kiểm tra, đảm bảo đầy đủ các ốc vít và được bám chặt 79 - Thời gian hoàn thành: Mỗi học viên thực hiện 30 phút/ngày. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành của các nhóm: Hoạt động Số lượng Tiêu chuẩn 1. Kiểm tra và dũa xích cưa 01 lần/học viên Thực hiện đúng thao tác Sử dụng loại dũa phù hợp răng cưa Kết quả dũa đạt tiêu chuẩn 2. Kiểm tra, làm sạch rãnh dẫn xích và lỗ dầu bôi trơn bản cưa 01 lần/học viên Đúng yêu cầu kỹ thuật 3. Bơm mỡ cho bánh phụ động; xoay bản cưa 01 lần/học viên Mỡ được bơm đủ 4. Kiểm tra, đảm bảo các lỗ khí của động cơ thoáng, sạch 01 lần/học viên Đúng yêu cầu kỹ thuật 5. Kiểm tra, đảm bảo tay cầm phía trước có cơ cấu chống rung tốt và được bắt chặt, kiểm tra, làm sạch và thử phanh xích 01 lần/học viên Đúng yêu cầu kỹ thuật 6. Kiểm tra, làm sạch bộ phận lọc khí 01 lần/học viên Đúng yêu cầu kỹ thuật 7. Kiểm tra, đảm bảo đầy đủ các ốc vít và được bám chặt 01 lần/học viên Đúng yêu cầu kỹ thuật 80 2.3 Bài tập thực hành số 4.1.3: Sử dụng cưa xăng hạ cây tràm - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng sử dụng cưa xăng để chặt hạ cây gỗ vừa và nhỏ Có ý thức an toàn lao động trong khi thực hiện công việc - Nguồn lực: + Cưa xăng 02 cái (cưa hoạt động bình thường) + Bảo hộ lao động đầy đủ + Nhiên liệu: đầy dủ + Rừng tràm đến tuổi khai thác: 01 ha + Nước uống - Cách thức tiến hành: + Thực hiện theo cá nhân toàn bộ các bước công việc chặt hạ 01 cây tràm/học viên + Giáo viên và các học viên còn lại quan sát, nhận xét. Lưu ý: An toàn tuyệt đối cho người thực hiện và người quan sát. - Nhiệm vụ: + Chuẩn bị công cụ và bảo hộ lao động + Xác định hướng đổ + Mở miệng + Cắt gáy + Cắt cành + Cắt khúc - Thời gian hoàn thành: Mỗi học viên thực hiện 4 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành của các nhóm: Hoạt động Số lượng Tiêu chuẩn 1. Chuẩn bị công cụ và bảo hộ lao động 01 cưa xăng và bảo hộ lao Cưa hoạt động tốt Bảo hộ lao động đầy đủ và vừa 81 động/học viên đối với người sử dụng 2. Xác định hướng đổ 01 lần/học viên Hướng đổ xác định phù hợp để vận xuất, thuận lợi trong khi thao tác các bước tiếp theo 3. Mở miệng 01 học viên/lần Chiều sâu miệng mở bằng 1/3 đường kinh thân cây Mạch cắt đầu vuông góc với thân cây Mạch cắt 2 lêch 450 so mặt cắt đầu 4. Cắt gáy 01 học viên/lần Cao hơn mặt cắt của miệng khoảng 2 – 4 cm 5. Cắt cành Học viên phải cắt hết các cành Đúng yêu cầu kỹ thuật 6. Cắt khúc Đúng yêu cầu kỹ thuật C. Ghi nhớ - Công thức xác định trữ lượng rừng tràm - Trình tự công việc bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày và hàng tuần - Quy trình hạ cây: chuẩn bị, mở miệng, cắt gáy, cắt cành, cắt khú 82 Bài 2. Tiêu thụ tràm Mã bài: MĐ 04 - 02 Mục tiêu - Nêu được nội dung cơ bản của một hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gỗ tràm; - Lập được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đầy đủ nội dung và tính pháp lý; A. Nội dung 1. Định giá bán sản phẩm tràm Có nhiều phương pháp để xác định giá bán sản phẩm, tuy nhiên trong khuân khổ tài liệu này tác giả chỉ đưa ra 02 phương pháp đơn gian để định giá bản sản phẩm tràm: 1.1 Định giá bán dựa trên trữ lượng rừng tràm Bước 1: Xác định trữ lượng rừng tràm (phương pháp xác định trữ lượng đã được trình bày ở mục 1 bài 1 mô đun nay) Bước 2: Tham khảo giá cả thị trường Tham khảo giá thị trường hiện nay là bao nhiêu tiền/ 01 m3 gỗ tràm đứng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại địa phương Bước 3: Định giá bán Căn cứ trữ lượng rừng tràm đã xác định được và giá cả thị trường đã tham khảo định giá bán sản phẩm tràm 1.2 Định giá bán dựa trên chi phí sản xuất Liệt kê toàn bộ các chi phí trồng, chăm sóc tràm từ khi trồng tới khi khai thác (Chủ yếu chi phí nhân công, chi phí cây giống – phân bón, chi phí máy móc ) Tổng hợp các chi phí lại sẽ có chi phí sản xuất. Từ chi phí sản xuất để định giá bán tràm 2. Tìm nguồn tiêu thụ Thông qua các kênh thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng như kiểm lâm, khuyến nông lâm để tìm nguồn tiêu thụ Thông qua các đại lý, bà con nông dân trong khu vực để tìm nguồn tiêu thụ 3. Hợp đồng tiêu thụ tràm Sau khi tìm được nơi tiêu thụ chúng ta lập hợp đồng và ký kết với người mua theo mẫu sau: 83 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********** HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Số : /HĐKT - Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành. - Căn cứ vào sự thực hiện thỏa thuận của hai bên. Hôm nay, ngày . tháng . năm . Tại địa điểm:, Chúng tôi gồm: Bên A: - Địa chỉ: . - Điện thoại:. Fax: .. - Tài khoản số : . Mở tại ngân hàng: - Đại diện là Ông (bà): Chức vụ: .. Bên B: . - Địa chỉ: . - Điện thoại:. Fax: .. -Tài khoản số : . Mở tại ngân hàng: - Đại diện là Ông (bà): Chức vụ: .. Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau : Điều 1. Nội dung công việc giao dịch 1. Bên A bán cho bên B : STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 84 Cộng : Tổng trị giá (bằng chữ) : .. Điều 2. Giá cả Đơn giá mặt hàng trên là giá: Điều 3. Chất lượng và quy cách hàng hóa Chất lượng mặt hàng:................... Quy cách sản phẩm: .. Điều 4. Phương thức giao nhận 1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau : STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Thời gian Địa điểm Bốc dỡ Vận chuyển Ghi chú 2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do.: . 3. Chi phí bốc xếp: 4. Qui định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ..đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện. 5. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, qui cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành). Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó. Điều 5. Phương thức thanh toán 85 Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức. trong thời gian: ngày .. tháng .. năm . Điều 6. Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng 1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới [SO %] giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %). 2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 7. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng 1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). 2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án. Điều 8. Các thỏa thuận khác (nếu cần) Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 9. Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày.. tháng năm đến ngày ..tháng .năm . Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Hợp đồng này được làm thành . bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ .. bản. ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Ký tên, đóng dấu Ký tên, đóng dấu 86 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế? 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.2.1: Lập hợp đồng mua bán gỗ tràm. - Mục tiêu: + Rèn luyện kỹ năng lập hợp đồng mua bán gỗ tràm - Nguồn lực: Tính cho một nhóm 3 – 5 học viên + Mẫu hợp đồng kinh tế; + Kết quả điều tra trữ lượng rừng của nhóm; + Giấy, bút; - Cách thức tiến hành: + Chia học viên thành các nhóm ( 3-5 học viên/nhóm); + Mỗi nhóm hoàn thiện đầy đủ nội dung một hợp đồng mua bán gỗ tràm - Nhiệm vụ của các nhóm: + Định giá bán gỗ tràm thông qua trữ lượng đã điều tra. + Lập nội dung đầy đủ của một hợp đồng mua bán gỗ tràm - Thời gian hoàn thành: Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian 08 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành của các nhóm: Hoạt động Số lượng Tiêu chuẩn 1. Định giá bán gỗ tràm 01 giá/nhóm Tính đúng 2. Lập hợp đồng 01HĐ/nhóm Đủ nội dung Đúng mẫu C. Ghi nhớ Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán sản phẩm 87 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Đây là mô đun chuyên môn nghề được giảng dạy sau cùng trong chương trình. Mô đun này rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong khai thác và tiêu thụ tràm cho người học. II. Mục tiêu - Nêu được các bước công việc xác định trữ lượng rừng tràm - Nêu được quy trình bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày và hàng tuần - Nêu được các bước công việc hạ gỗ - Nêu được nội dung cơ bản của một hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gỗ tràm. - Sử dụng được thước dây, thước đo cao để đo chu vi và chiều cao thân cây - Thực hiện được các công việc xác định trữ lượng rừng tràm - Thực hiện được công việc bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày và hàng tuần - Sử dụng được cưa xăng để hạ cây, cắt cành, cắt khúc - Lập được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đầy đủ nội dung và tính pháp lý. - An toàn tuyệt đối cho người và công cụ trong quá trình bảo dưỡng, sử dụng cưa xăng III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ04- 01 Khai thác rừng tràm Tích hợp Lớp học & rừng tràm trưởng thành 44 10 33 01 MĐ04- 02 Tiêu thụ sản phẩm gỗ tràm Tích hợp Lớp học & rừng tràm trưởng thành 12 02 09 01 88 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* Kiểm tra hết mô đun 04 04 Cộng 60 12 42 06 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá bài tập, bài thực hành 4.1. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi lý thuyết Câu hỏi 1: Công thức xác định trữ lượng rừng tràm là a. M = N xV b. M = N x G c. M = G x F d. Cả a và b đều đúng Trả lời: Câu trả lời đúng là câu a Câu hỏi 2: Cơ cấu cắt gỗ của cưa xăng gồm a. Bản cưa và động cơ b. Xích cưa và động cơ c. Bản cưa và xích cưa d. Bản cưa, xích cưa và động cơ Trả lời: Câu trả lời đúng là câu c Câu hỏi 3: Bảo dưỡng cưa xăng được thực hiện a. Hàng ngày và hàng tháng b. Hàng tuần và hàng tháng c. Hàng ngày và hàng tuần c. Mỗi tháng bảo dưỡng một lần Trả lời: Câu trả lời đúng là câu c 4.2. Đánh giá bài tập thức hành 4.1.1: Xác định trữ lượng rừng tràm trươc khi khai thác - Các nhóm tự nhận xét quá trình thực hiện bài tập: thái độ từng thành viên trong nhóm, các thành viên làm tôt, chưa làm tốt, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. - Các nhóm khác đều phải có ý kiến đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên nhân xét quá trình và kết quả thực hiện của từng nhóm được chọn, đánh giá nhóm làm làm tốt, nhóm nào chưa làm tốt. 89 Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Ô tiêu chuẩn được lập: Đủ số lượng, đủ diện tích, đúng hình dạng và cách bố trí Quan sát quá trình thực hiện Kiểm tra lại diện tích bằng thước dây 2. Phương pháp đo chu vi thân cây: đúng phương pháp và vị trí đo Quan sát quá trình thực hiện 3. Đo chiều cao thân cây: Sử dụng thước đo đúng kỹ thuật Quan sát quá trình thực hiện và kiểm tra lại 4. Tính đúng số lượng cây Tính lại 5. Tính đúng trữ lượng rừng theo kết quả đo của nhóm Tính lại Bài thực hành 4.1.2: Bảo dưỡng cưa xăng hàng ngày - Các học viên tự nhận xét quá trình thực hiện bài tập, thái độ từng học viên được đánh giá - Các học viên khác đều phải có ý kiến đánh giá kết quả bài thực hành của học viên được chọn - Giáo viên nhân xét quá trình và kết quả thực hiện của từng học viên được chọn, đánh giá học viên làm làm tốt, học viên nào chưa làm tốt. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Quy trình bảo dưỡng cưa xăng của học viên Quan sát quá trình thực hiện Kiểm tra lại 2. Mức độ sạch của các sản phẩm Kiểm tra sản phẩm 3. Vệ sinh trong quá trình thực hiện Quan sát 90 Bài thực hành 4.1.3: Sử dụng cưa xăng hạ cây tràm - Các học viên tự nhận xét quá trình thực hiện bài tập, thái độ từng học viên được đánh giá - Các học viên khác đều phải có ý kiến đánh giá kết quả bài thực hành của học viên được chọn - Giáo viên nhân xét quá trình và kết quả thực hiện của từng học viên được chọn, đánh giá học viên làm làm tốt, học viên nào chưa làm tốt. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Quy trình thực hiện của học viên Quan sát quá trình thực hiện 2. Mức độ thành thạo khi sử dụng cưa xăng Quan sát quá trình thực hiện 3. An toàn lao động đối với người và công cụ Quan sát quá trình thực hiện Bài thực hành 4.2.1: Lập hợp đồng mua bán gỗ tràm - Các nhóm tự nhận xét quá trình thực hiện bài tập: thái độ từng thành viên trong nhóm, các thành viên làm tôt, chưa làm tốt, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm. - Các nhóm khác đều phải có ý kiến đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên nhân xét quá trình và kết quả thực hiện của từng nhóm được chọn, đánh giá nhóm làm làm tốt, nhóm nào chưa làm tốt. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Đủ nội dung hợp đồng Kiểm tra kết quả, so sánh với mẫu hợp đồng 2. Đúng mẫu hợp đồng So sánh với mẫu hợp đồng 91 V. Tài liệu tham khảo - Phân viện Nghiên cứu Khoa học lâm nghiệp Nam bộ, 2006. “Phát triển rừng tràm (Melaleuca) ở ĐBSCL”. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. - Dương Công Chinh, 2009, Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất chế độ nước thích hợp cho hồ rừng khu vực rừng tràm U Minh Thượng”. Viện khoa học thủy lợi VN. - - 92 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874 /BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Văn Định - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh – Chuyên viên chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: - Ông Nguyễn Xuân Thanh - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Trần Đức Thưởng, Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Bà Nguyễn Thái Hiền, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Bà Bùi Thị Tú Quyên, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Lê Quang Thanh, Nghiên cứu viên Viện khoa học Lâm nghiệp Miền Nam. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Ngọc Thụy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường CĐN Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ - Bà Nguyễn Hồng Thắm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Phan Văn Trung, Phó trưởng phòng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ./.
File đính kèm:
- giao_trinh_cham_soc_va_tieu_thu_tram_ma_so_md_04_nghe_nhan_g.pdf