Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - Mã số MĐ 01: Nghề trồng rau công nghệ cao

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - Mã số MĐ 01: Nghề trồng rau công nghệ cao: ...tưới xung quanh - Ống nhựa PE/PVC lắp xung quanh viền giá đỡ cây - Lắp các đầu vòi phun vào ống nhựa - Nước bắn ra vòi phun 1 góc 180 0 hoặc 900, 450 - Nước được tưới từ dưới tán cây lên Hình: 1.1.29: Sơ đồ hệ thống tưới xung quanh Vòi phun Đường ống nhựa Chậu trồng ...là 4mm, hệ số tưới cây trồng là 0.7. Lúc đó: Lượng nước tưới = 4mm x 0.7 = 2.8mm ~ 8m3/hecta + Căng kế đo ẩm: Thiết bị kiểm soát khối lượng tưới Hình 1.1.81: Thiết bị căng kế đo ẩm - Thiết bị này được cắm xuống đất ngay tại vùng rễ tích cực của cây để đo độ ẩm đất . Với thiết bị này...Để tiến hành một hoạt động tập thể cần phải biết cách tổ chức các cá nhân thực hiện những công việc cụ thể. Đây là công việc khó khăn, bao gồm nhiều khâu: nhân tố con người, nhân tố lao động, việc làm, nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa cá nhân với nhau trong hoạt động tập thể dựa vào cơ sở của các ...

pdf84 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - Mã số MĐ 01: Nghề trồng rau công nghệ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú 
1 Dung dịch dinh 
dưỡng 
Lít 
2 Giống Kg 
3 Phân bón Gói 
4 Túi bầu Túi 
5 Dây buộc Kg 
6 Bình thuốc sâu Cái 
7 Nilongg che phủ Kg 
8 ...... 
9 ... 
 60 
Bảng 1.2.7. Theo dõi bán sản phẩm 
TT Loại rau Số 
lượng 
Đơn giá Thành 
tiền 
Công ty 
thu mua 
Ghi chú 
1 Cải bắp 
2 Cà chua 
3 Dưa chuột 
4 Đậu đỗ 
5 Cải chíp 
6 Rau dền 
7 Rau mùng tơi 
8 ...... 
 1.7. Tổ chức thực hiện và đánh giá 
 Sau khi có bản kế hoạch sản xuất rau công nghệ cao thì công việc tiếp theo là 
tổ chức triển khai và thực hiện hoạt động. Thực hiện là quá trình triển khai những 
nội dung đã được hoạch định trong bản thiết kế kế hoạch. Còn đánh giá là hoạt 
động xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, với nội dung bao trùm hiệu quả về kinh 
tế, xã hội và tính bền vững. 
 Trong quá trình lập kế hoạch hoạt động cần lưu ý: 
 - Các hoạt động, giải pháp nên do cộng đồng tự thực hiện, nhất là các hoạt 
động có tính chất tổ chức, nội bộ chỉ nên tác động tăng cường về mặt tổ chức. 
 - Các hoạt động, giải pháp cần yêu cầu sự hỗ trợ từ bên ngoài phải xác định 
rõ dạng kỹ thuật hay khâu kỹ thuật cần hỗ trợ. 
 - Cần đề ra các giả định nếu có, chẳng hạn nếu điều này xảy ra hoặc không xảy 
ra thì hoạt động sẽ không tiến hành được như thế nào hoặc không thu được kết quả gì. 
 - Nếu có đặt ra các giả định thì cần phải thảo luận tiếp xem có cách nào để khắc 
phục giả định đó hay không? Nếu có thì cách ấy là gì? Cách này sẽ kèm theo hoạt động 
bổ sung vào kế hoạch sản xuất. Nếu không có cách khắc phục thì giải pháp thay thế là 
gì? Nếu có giải pháp thay thế thì sẽ thêm vào kế hoạch và sẽ phải thay đổi mục tiêu cho 
phù hợp hoặc bổ sung mục tiêu. Trong trường hợp không có giải pháp thay thế thì kế 
hoạch khuyến nông hay một vài mục tiêu nào đó sẽ phải hủy bỏ. 
 Trong kế hoạch mục tiêu cấp cao nhất là mục tiêu của kế hoạch, các mục tiêu 
cấp giữa và cấp thấp nhất sẽ là các kết quả mong đợi. ví dụ: nông dân không biết 
cách phòng trừ sâu bệnh hại rau thì mục tiêu (hay kết quả mong đợi) sẽ là nông dân 
biết cách phòng trừ sâu bệnh hại rau. 
 61 
 Các khó khăn/nguyên nhân ở cấp cuối cùng của mỗi vấn đề/ khó khăn chính 
là các hoạt động cần thực hiện. Ví dụ: nội dung tập huấn không sát thì hoạt động sẽ 
là: xây dựng nội dung tập huấn sát với yêu cầu hoặc nông dân không được tập huấn 
thì hoạt động sẽ là mở lớp tập huấn. Trong giai đoạn này cần lưu ý rà soát xem 
những hoạt động như vậy đã đủ để đạt được kết quả mong đợi hay chưa? Nếu chưa 
thì cần thêm các hoạt động nào khác hay không? 
 Thông thường các kế hoạch hoạt động thường được lập cho ít nhất là một 
năm, sau một năm cán bộ phụ trách sẽ cùng nông dân rà soát lại để xem có chỉnh 
lý, bổ sung gì hay không. 
 Dựa vào các kế hoạch chung, các khuyến nông viên sẽ phối hợp với cộng 
đồng để lập kế hoạch chi tiết. Việc lập kế hoạch chi tiết cũng giống như lập kế 
hoạch bình thường khác. Thời gian cho lập kế hoạch chi tiết từ 1 đến 6 tháng tùy 
tính chất của từng hoạt động. 
 Kết quả thu được trình bày theo mẫu trong bảng sau: 
Bảng 1.2.8. Kế hoạch chung các hoạt động trong năm 
Mục tiêu 
Kết quả 
mong 
đợi 
Hoạt động Tháng 
Giả 
định 
1 
1.1. 
1.2. 
1.1.1. 
1.1.2. 
1.2.1. 
1.2.2. 
1.2.3. 
2 
2.1. 
2.2. 
2.1.1 
2.1.2. 
3  
Bảng 1.2.9. Kế hoạch chi tiết 
Mục tiêu Hoạt động Thời gian 
thực hiện 
Địa bàn Người chịu 
trách nhiệm 
 62 
Bảng 1.2.10. Bản dự tính về quy mô và tài chính cho các hoạt động 
Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số 
Quy mô 
Số hộ tham gia 
Tổng chi phí 
2. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng trồng rau ứng dụng công nghệ cao 
2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng rau thủy canh 
 - Thùng xốp ( kích thước 
35 x 40 x 20); ( Đối với thủy 
canh tuần hoàn tĩnh) 
Hình 1.2.1: Thùng xốp 
 - Giá đỡ cây trong quá 
trình sinh trưởng phát triển (Hệ 
thống trồng rau động) 
Hình 1.2.2: Giá đỡ trồng rau thủy canh 
 63 
 - Dung dịch dinh dưỡng để sản 
xuất rau có bán ở một số cơ sở: Viện 
Nghiên cứu Rau quả, Viện Sinh học 
(Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội). 
Đó là dung dịch mẹ, khi sử dụng, pha 1 
lít dung dịch A và 1 lít dung dịch B 
trong 1 m
3
 nước: 
 - Mua trên thị trường có: 
 + Bio – Life 
 +GREEN LIFE (dung dịch thủy 
canh, thủy sinh) 
 Hình 1.2.3: Dung dịch thủy canh Bio - life 
Hình 1.2.4: Dung dịch thủy canh thủy sinh 
 - Giống rau: Hệ 
thống sản xuất rau thuỷ 
canh có thể sản xuất 
được tất cả các loại rau 
ăn lá. Những giống rau 
cho sản xuất trái vụ là 
các giống chịu nhiệt, 
có thể sử dụng các loại 
giống sau: xà lách, rau 
cải ăn lá các loại (cải 
xanh, cải mơ, cải chít), 
cần tây, rau muống. 
Hình 1.2.5: Hạt giống trồng rau 
 64 
 - Giá thể xơ dừa, 
trấu hun.. 
Hình 1.2.6: Giá thể xơ dừa 
2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng rau dùng giá thể tưới bằng hệ thống nhỏ giọt 
2.2.1. Chuẩn bị giá thể 
 a. Sơ dừa 
- Xơ dừa đã được xử lý tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn chung một ít vôi 
bột, 
Hình 1.2.7: Xử lý xơ dừa 
 65 
- Túi bầu; Mầu đen hoặc trắng đường kính 30 x 35 cm 
Hình: 1.2.8: Trồng cây cà chua trên túi bầu mầu trắng 
b. Trấu hun 
- Vỏ trấu (trấu tươi) được đốt trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy) thành than 
trấu hay thường gọi là trấu hun. 
* Tác dụng trấu hun 
- Là giá thể sạch, tơi xốp 
- Vô trùng hoàn toàn: không có nấm bệnh, vi khuẩn 
- Hút và giữ nước, giữ phân tốt. 
- Thoáng khí tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. 
- Chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ hơn so với các loại giá thể khác. 
- Hàm lượng kali lớn. 
*Kỹ thuật hun trấu 
a. Chuẩn bị vật liệu 
- Một ống típ fi 90 mm dài 1m. 
- 05 miếng tôn hình thang, có chiều cao là 40 cm, đáy lớn 25cm, đáy nhỏ 06cm. 
- Khoan sắt và các mũi khoan fi 12 hoặc 14. 
- Máy hàn điện (nếu không có thì đi thuê hàn). 
 b. Cách làm 
- Bước đầu các bạn cho khoan lổ fi 12 hoặc 14 mm từ chân ống típ lên 40 
cm, chia đều như trong hình, cũng như 5 miếng tôn cũng khoan như trong hình. 
 66 
Sau đó đem hàn lại với nhau như trong hình. 
 - Tổng thể ống hun trấu. 
Hình 1.2.9 : Ống hun trấu 
 - Lấy củi tập trung thành đống nhỏ để đốt 
 Hình 1.2.10: Chuẩn bị đốt lửa mồi 
- Đốt cho lửa cháy 
 Hình 1.2.11: Đốt cho lửa cháy 
 67 
- Đậy ống hun trấu chụp lên đống lửa 
 Hình 1.2.12: Đậy ồng hun trấu lên đống lửa 
- Lấy trấu đổ lên trụ hun vừa đốt 
Hình 1.2.13: Đổ trấu vào trụ hun 
 - Sau 4 giờ hun trấu, nhấc ốc khói ra khỏi đống trấu 
Hình 1.2.14: Nhấc ống khói ra khỏi đống trấu 
 68 
 - Tưới nước lên đống trấu, tỷ lệ chín trấu hun là 99% 
Hình 1.2.15: Trấu hun xong 
2.3. Chuẩn bị đất trồng rau trong môi trường đất 
2.3.1. Chuẩn bị đất trồng 
 - Đất được 
cày xới và dọn 
sạch tàn dư thực 
vật 
 Hình 1.2.16: Cày đất nhỏ, tới 
 - Bón vôi bổ 
sung để nâng pH 
lên 5.5 – 6.6 và 
cày trộn đều trong 
đất, phơi ải đất từ 
1 – 2 tuần để tiêu 
diệt một số sâu 
bệnh hại (có thể 
dùng các hóa 
chất, chế phẩm xử 
lý đất như: 
Mocap, 
Sincosin,...), 
 - Lượng vôi: 
Hình 1.2.17: Rải đều vôi trên bề mặt đất 
 69 
80 – 120kg; 
 - Lên luống 
 + Rộng 120 
cm, cao 20 cm 
 +Giữa các 
luống cách nhau 
20 cm 
 Hình 1.2.18: Lên luống trồng rau 
 - Phân bón lót 
được rải đều trên bề 
mặt luống, dùng 
cuốc xăm đều sau 
đó phủ 1 lớp đất lên 
bề mặt luống và 
tưới ẩm đều trên 
luống 
 - Phân chuồng 
hoai mục: 3 – 4 m3, 
 Hình 1.2.19: Rải phân chuồng hoai mục trên bề mặt luống 
 - Ngoài ra bón 
lót 
 + 50kg super 
lân, 
 +01kg 
trichoderma. 
- Nitrophoska tím 
(15 – 5 – 20 + 2+ 
T.E): 50kg. 
- K2S04 (Đức): 30 
- 50kg. 
- Phân hữu cơ đậm 
 70 
đặc Dynamic hoặc 
Growell: 40kg 
 Hình 1.2.20: Luống trồng rau bón xong phân lót 
 - Phủ nilong trên mặt luống 
 - Đục lỗ bón phân và lỗ 
trồng cây theo khoảng cách 
thích hợp trên bạt. (chú ý làm 
rãnh sao cho vườn trồng thoát 
nước tốt, tránh ứ đọng sau khi 
mưa). 
Hình 1.2.21: Phủ màng nilongg lên trên luống trồng rau 
2.3.2. Chuẩn bị phân bón 
Hình 1.2.22: Phân Kali (K2S04) nhập từ Đức Hình 1.2.23: Phân hữu cơ sinh học đậm 
đặc Dynamic nhập từ Úc 
3.3.3. Chuẩn bị giống rau 
 - Các giống rau được trồng phải có nguồn gốc xuất xứ. Địa chỉ rõ ràng 
 + Cà chua 
 71 
 + Dưa chuột 
 + Xà lách 
 + Ớt ngọt 
B. Câu hỏi và bài tập 
1. Câu hỏi 
1.1. Kế hoạch sản xuất rau là gì ? Nêu từng loại kế hoạch ? 
1.2. Viết mục tiêu cho sản xuất rau công nghệ cao trong vụ thu đông ? 
1.3. Tổng hợp dự kiến sản xuất rau công nghệ cao trong 12 tháng ? 
1.4. Nêu các hoạt động trong sản xuất rau công nghệ cao trong 12 tháng ? 
1.5. Lập bảng biểu kế hoạch sản xuất rau công nghệ cao trong năm 2013 ? 
1.6. Lập kế hoạch chung cho các hoạt động trong 1 năm ? 
2. Các bài tập thực hành 
2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Xử lý giá thể sơ dừa 
2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Hun trấu 
2.3. Bài thực hành số 1.2.3: Cày đất và xử lý đất 
2.4. Bài thực hành số 1.2.4: Bón phân lót và phủ màng nilongg 
 72 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: 
+ Mô đun chuẩn bị trước gieo trồng là mô đun bắt buộc được bố trí đầu tiên 
trong nghề trồng rau công nghệ cao. 
 - Tính chất: 
+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng của nghề trồng rau công nghệ 
cao. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành; 
+ Nội dung mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm trang bị 
cho học viên những kiến thức và kỹ năng về thiết lập vườn trồng rau công nghệ 
cao, lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguyên, vật liệu trồng. 
II. Mục tiêu: 
- Liệt kê được một số ứng dụng trong sản xuất rau như: Ứng dụng nhà có 
mái che, công nghệ trồng rau không dùng đất và công nghệ ghép rau; 
- Thực hiện được các công việc lắp giáp hệ thống trồng rau đơn giản , xây 
dựng nhà sản xuất rau công nghệ đơn giản, lập kế hoạch và chuẩn bị nguyên vật 
liệu trồng 
- Nhận thức được ý nghĩa của công tác chuẩn bị trước gieo trồng trong sản xuất 
rau công nghệ cao. 
 III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên các bài trong mô đun 
Địa 
điểm 
Loại 
bài 
dạy 
Thời gian (giờ) 
Tổ
ng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
1 Thiết lập nhà trồng rau công 
nghệ cao 
Lớp + 
vườn 
46 8 34 4 
2 Lập kế hoạch sản xuất và 
chuẩn bị nguyên, vật liệu 
trồng 
Lớp + 
vườn 
34 14 18 2 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 
 Cộng 84 22 54 8 
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra 
được tính trong tổng số giờ thực hành 
 73 
IV. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 4.1. Bài 1: Thiết lập nhà trồng rau công nghệ cao 
4.1.4. Bài thực hành số 1.1.1: Lắp giáp hệ thống thủy canh tuần hoàn 
- Nguồn lực: Giá đỡ ống nhựa, bể cấp dinh dưỡng, bể thu hồi dinh dưỡng, 
ống dẫn dinh dưỡng, máy bơm 2 chiều 
- Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), 
- Nhiệm vụ của nhóm: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ lắp giáp hệ thống thủy canh 
tuần hoàn 
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo sản phẩm hoàn thành lắp giáp xong hệ thống thủy canh tuần hoàn 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được 
 + Lắp giáp hoàn chỉnh hệ thống thủy canh tuần hoàn 
4.1.2. Bài thực hành số 1.1.2: Lắp giáp hệ thống thủy canh tĩnh 
- Nguồn lực: Thùng xốp, rọ nhựa, lắp đậy chưa khoan lỗ 
- Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), 
- Nhiệm vụ của nhóm: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ bôi sơn đen lên đáy thùng, 
đục lỗ lên nắp đậy, 
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo sản phẩm hoàn thành làm xong hệ thống thủy canh tĩnh 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được 
 + Lắp giáp hoàn chỉnh hệ thống thủy canh tĩnh 
4.1.3. Bài thực hành số 1.1.3: Lắp giáp hệ thống tưới nhỏ giọt 
- Nguồn lực: Ống nhỏ rọt, ống nhựa 34, đầu vít nắp, keo dán.... 
- Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), 
- Nhiệm vụ của nhóm: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ lắp hệ thống ống tưới nhỏ 
giọt ra lêm luống trồng rau 
- Thời gian hoàn thành: 18 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo sản phẩm hoàn thành làm xong hệ thống tưới nhỏ giọt 
 74 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được 
 + Lắp giáp hoàn chỉnh hệ thống tưới nhỏ giọt 
 4.2. Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất và chuẩn bị nguyên, vật liệu trồng 
4.2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Xử lý giá thể sơ dừa 
- Nguồn lực: Sơ dừa, nước, thùng đựng nước, vôi bột 
- Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), 
- Nhiệm vụ của nhóm: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ xử lý 10 kg sơ dừa 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo sản phẩm hoàn thành xử lý sơ dừa 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được 
 + Sơ dừa không còn chua, tiệt trùng sạch sâu bệnh 
4.2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Hun trấu 
- Nguồn lực: Trấu, hệ thống hun trấu 
- Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), 
- Nhiệm vụ của nhóm: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ hun 100 kg trấu 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo sản phẩm hoàn thành hun trấu 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được 
 + Trấu hun tiệt trùng, sạch sâu bệnh 
4.2.3. Bài thực hành số 1.2.3: Cày đất và xử lý đất 
- Nguồn lực: Máy cày, cuốc, xẻng, vôi bột 
- Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), 
- Nhiệm vụ của nhóm: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ cày 100 m2 đất 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo hoàn thành cày 100 m
2 đất và phủ đều vôi trên bề mặt 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được 
 + Đất cày nhỏ tơi, vôi rắc đều trên bề mặt 
4.2.4. Bài thực hành số 1.2.4: Bón phân lót và phủ màng nilongg 
 75 
- Nguồn lực: Phân chuồng, màng nilongg, dụng cụ bón phân và phủ màng 
- Cách thức tiến hành: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), 
- Nhiệm vụ của nhóm: mỗi nhóm nhận nhiệm vụ bón phân và phủ màng 
nilongg 100 m
2 đất 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo hoàn thành bón phân lót và phủ màng 100 m2 đất 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được 
 + Phân bón đều trên luống ( hốc) ni long phủ trên mặt luống 
 V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Bài 1: Thiết lập nhà trồng rau công nghệ cao 
 5.1.1. Bài thực hành số 1.1.1: Lắp giáp hệ thống thủy canh tuần hoàn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Lắp giáp giá đỡ 
- Lắp giáp giá đỡ đúng yêu cầu kỹ thuật 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 2: Lắp hệ thống cung cấp dinh 
dưỡng 
- Lắp hệ thống cung cấp dinh dưỡng 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 3: Vận hành hệ thống 
- Đảm bảo dung dịch dinh dưỡng chảy 
hồi lưu 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
 5.1.2. Bài thực hành số 1.1.2: Lắp giáp hệ thống thủy canh tĩnh 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Bôi đen thùng xốp 
- Kích thước hộp xốp (45 x 60 x 15 cm) 
- Hộp xốp có sơn đen bên trong 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 2: Đục lỗ thùng xốp 
- Khoảng các giữa các lỗ đảm bảo đúng 
khoảng cách 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 3: Cho rọ nhựa vào nắp thùng 
xốp 
- Rọ nhựa cho đảm bảo đúng kỹ thuật 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
 76 
 5.1.3. Bài thực hành số 1.1.3: Lắp giáp hệ thống tưới nhỏ giọt 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Xác định khoảng cách giữa 
đầu nhỏ giọt trên ống nhỏ giọt 
- Khoảng cách đầu nhỏ giọt phải được 
cân nhắc với kết cấu đất và yêu cầu của 
cây trồng. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 2: Lắp giáp các đường ống trên 
luống rau 
- Định vị cọc cố định ống đúng ký thuật 
- Khoảng cách giữa các đầu nhỏ ống 
phù hợp từng loại cây trồng 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 3: Lắp đặt bồn chứa nước và 
máy bơm đẩy 
- Đảm bảo cho hệ thống vận hành tốt 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 4: Lặp đặt hệ thống hẹn giờ 
- Đảm bảo thời gian mở, tắt đúng giờ 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
5.2. Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất và chuẩn bị nguyên, vật liệu trồng 
5.2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Xử lý giá thể sơ dừa 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ lượng sơ 
dừa cần xử lý 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 2: Mang bảo hộ lao động đúng 
yêu cầu 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 3: Xử lý sơ dừa đúng yêu cầu 
kỹ thuật 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
 77 
5.2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Hun trấu 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy đủ lượng trấu, 
dụng cụ cần hun 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 2: Mang bảo hộ lao động đúng 
yêu cầu 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 3: Xử lý trấu hun đúng yêu cầu 
kỹ thuật 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
5.2.3. Bài thực hành số 1.2.3: Cày đất và xử lý đất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị đầy phương tiện, 
dụng cụ để xử lý và cày đất 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 2: Cày đất đảm bảo phù hợp 
từng loại rau 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 3: Xử lý đất đúng yêu cầu kỹ 
thuật 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
5.2.4. Bài thực hành số 1.2.4: Bón phân lót và phủ màng nilongg 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Bón đầy đủ phân bón trên 
luống 
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm 
 Tiêu chí 2: Trải màng phủ 
- Màng phủ được trải dọc trên liếp 
đất 
- Mặt màu đen của màng phủ nằm 
phía dưới 
Giáo viên nhận xét, đánh giá và 
ghi điểm 
 78 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 3: Cố định màng phủ 
- Khoảng cách giữa 2 điểm cố định 
là 50cm. 
- Màng phủ phẳng, không bị rách 
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi 
điểm cho các học viên trong nhóm 
Tiêu chí 4: Tạo lỗ trồng. 
Lỗ trồng được tạo đúng kỹ thuật 
Giáo viên đánh giá và ghi điểm 
cho các học viên trong nhóm . 
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: 
1. Nông nghiệp Việt nam . http.// favri.org.vn 
2. Trồng rau công nghệ cao. http.//timtailieu.com 
3. Ngô Xuân Chinh , Quy trình kỹ thuật trồng cà chua trong nhà màng theo 
hướng nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng. Viện Khoa học Kỹ thuật 
Nông nghiệp miền Nam 
4. Hồng Ngọc Lược, Canh tác ớt trong nhà lưới để xuất khẩu đi EU 
www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/chuyengiatuvan/1 
5. Trần Thị Ba, Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng một số loại 
rau www. Khuyennongvn.gov.vn 
 79 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông: Phạm Thanh Hải 
2. Bà: Trần Thị Anh Thư 
3. Ông: Phùng Trung Hiếu 
4. Bà: Kiều Thị Thuyên 
5. Bà: Nguyễn Thị Thao 
6. Bà: Lê Phương Hà 
Chủ tịch
Phó chủ tịch
Thư ký
Ủy viên
Ủy viên 
Ủy viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 1347 /BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông: Đỗ Văn Chung 
2. Bà: Đào Thị Hương Lan 
3. Ông: Nguyễn Bình Nhự 
4. Ông: Hồ Tấn Mỹ 
5. Bà: Trịnh Thị Nga 
Chủ tịch
Thư ký
Ủy viên 
Ủy viên 
Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_truoc_gieo_trong_ma_so_md_01_nghe_trong.pdf
Ebook liên quan