Giáo trình Công pháp quốc tế - Trần Thị Vân Trà (Phần 1)
Tóm tắt Giáo trình Công pháp quốc tế - Trần Thị Vân Trà (Phần 1): ...bên trong tranh chấp quốc tế có toàn quyền tự do lựa chọn hay sáng tạo biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp của mình. Bên cạnh đó các bên tranh chấp phải từ bỏ bất kỳ hành vi nào có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại, đe dọa hoặc phá hoại hòa bình và an ninh thế giới. Các bên..., quan điểm kế thừa toàn bộ lãnh thổ, dân cư, thành viên tổ chức quốc tế, quyền và nghĩa vụ của quốc gia trước cách mạng xã hội đã xác lập với quốc gia khác. Thứ hai, quan điểm kế thừa chọn lọc, tức là quốc gia kế thừa sẽ kế thừa có chọn lọc các quyền và nghĩa vụ của quốc gia trước đó. 37 T... trong Hiến pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm xác lập địa vị pháp lý của công dân – bộ phận quan trọng nhất trong khối dân cư của quốc gia. Về phương diện lịch sử, quốc tịch là một khái niệm được ra đời vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Chế định này là một bước phát triển quan trọn...
trên thực tế giữa các quốc gia trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất. Luật quốc tế mặc nhiên thừa nhận vùng lòng đất kéo dài đến tận tâm trái đất. 2.2. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ 2.2.1. Khái niệm Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của mỗi quốc gia đối với lãnh thổ của mình. 2.2.2. Nội dung quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ Nội dung quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diện cơ bản: * Phương diện quyền lực Theo phương diện này, quyền đối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống một quốc gia. Quyền lực nhà nước mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất kỳ quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của từng quốc gia. Tất cả dân cư và hoạt động diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đều thuộc về quyền lực này. Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế, trừ trường hợp vì lợi ích của toàn thể cộng đồng hay vì lợi ích của một số quốc gia nhất định và ý chí chủ quyền của nhân dân. Trong phạm vi lãnh thổ, quốc gia có quyền tiến hành mọi hoạt động với điều kiện không bị luật quốc tế cấm. Đi đôi với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, quốc gia còn có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm của quốc gia khác. Đây là nghĩa vụ xuất phát từ nguyên tắc quan trọng của luật quốc tế, nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ phải chấp nhận các ngoại lệ sau: - Quốc gia không được áp dụng pháp luật nước mình đối với một số công dân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình, đó là các viên chức ngoại giao và lãnh sự. - Không được loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của mình nếu điều này được quy định trong luật quốc gia, điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. - Hiệu lực pháp luật của các cơ quan tư pháp của một quốc gia có thể được mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ nếu luật của quốc gia sở tại và điều ước quốc tế liên quan cho phép. * Phương diện vật chất 65 Nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia là toàn bộ môi trường tự nhiên của quốc gia, nằm trong giới hạn đường biên giới quốc gia và thuộc về quốc gia, bao gồm đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng lòng đất, Quốc gia có quyền sử hữu lãnh thổ một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản. Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt liên quan đến số phận của một vùng đất nào đó của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết mới được coi là hợp pháp. 2.3. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia Nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia gồm: - Quyền tự do lựa chọn chế độ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. - Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia và các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn này. - Quyền tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia. - Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình. - Thực hiện quyền tài phán đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia quy định khác. - Áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các cá nhân, tổ chức nước ngoài, kể cả các trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của cá nhân, tổ chức nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường. - Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sinh sống trên vùng lãnh thổ đó. 2.4. Xác lập chủ quyền lãnh thổ Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm, nhưng vẫn có thể có những thay đổi một cách hợp pháp dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Trước đây, khi chiến tranh được oil à phương tiện hợp pháp để giải quyết các tranh chấp quốc tế thì cơ sở xác lập chủ quyền lãnh thổ và thay đổi lãnh thổ quốc gia chủ yếu thông qua chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ. Hiện nay, luật quốc tế hiện đại thừa nhận và khẳng định nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực đã làm thay đổi cơ sở xác lập chủ quyền lãnh thổ. Các điều kiện pháp lý để xác lập hợp pháp danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia là: - Việc xác lập này phải dựa vào các phương thức thụ đắc lãnh thổ hợp pháp, bao gồm phương pháp chiếm cứ hữu hiệu và chuyển nhượng tự nguyện. Bên cạnh đó chủ 66 thể xác lập danh nghĩa chủ quyền này phải có tư cách quốc gia và được thực hiện theo đúng cách thức mà luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ quy định. - Xác lập chủ quyền lãnh thổ cần phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết của cư dân sống trên phần lãnh thổ được thụ đắc. Trong thực tiễn có hai phương thức thụ đắc lãnh thổ. * Thụ đắc lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu Chiếm cứ hữu hiệu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó. Đối tượng của phương thức thụ đắc này là lãnh thổ vô chủ và lãnh thổ bị bỏ rơi. Lãnh thổ vô chủ là lãnh thổ có các điều kiện sau: - Lãnh thổ phải không có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện việc chiếm cứ. - Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào vào thời điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó. Lãnh thổ bị bỏ rơi là lãnh thổ được tạo ra bởi hai yếu tố: về phương diện vật chất là sự vắng mặt của một sự quản lý thật sự trên lãnh thổ; về phương diện tâm lý là ý định từ bỏ lãnh thổ của một quốc gia đã từng là người chủ của lãnh thổ đó. Cụ thể: - Lãnh thổ này không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng của pháp luật quốc gia nữa. - Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế trên hoặc trong lãnh thổ. - Quốc gia xóa bỏ các thiết chế quản lý trên lãnh thổ. - Quốc gia không thực hiện các hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ bỏ việc bảo hộ lợi ích của cư dân sống trên lãnh thổ. Chủ thể thực hiện việc chiếm cứ phải là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công được nhà nước ủy quyền. Nội dung của chiếm cứ hữu hiệu bao gồm: - Phải là sự chiếm cứ hợp pháp – đúng đối tượng và bằng phương pháp hòa bình. - Phải có sự chiếm cứ thực sự. - Chiếm cứ phải liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh chấp. - Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ. * Thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện 67 Thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện là sự chuyển giao một cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua nhiều hình thức như điều ước quốc tế, mua bán, trao đổi. Phương thức này chuyển cho người chủ mới một danh nghĩa hợp pháp. 3. BIÊN GIỚI QUỐC GIA 3.1. Khái niệm 3.1.1. Định nghĩa Thuật ngữ biên giới quốc gia bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIV và trong một thời gian dài thuật ngữ này dùng để chỉ các vùng tiếp giáp chứ không phải đường biên giới theo đúng nghĩa của từ biên giới. Trong thời kỳ cổ đại, biên giới quốc gia được xác định bởi những địa hình tự nhiên như núi, rừng, sông, sa mạc, Biên giới theo nghĩa hiện đại của từ này bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ XVII trong Hiệp ước Pyréné năm 1959 giữa Pháp và Tây Ban Nha. Và theo cách hiểu đó, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia không có quyền chủ quyền. Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Về mặt định nghĩa, biên giới quốc gia là giới hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. 3.1.2. Các bộ phận của biên giới quốc gia Biên giới của một quốc gia thường được hợp thành bởi 4 bộ phậnlà biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới lòng đất. Trong số đó, biên giới trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa, Biên giới này thường được hoạch định dựa trên các điều ước quốc tế song phương giữa các quốc gia hữu quan. Biên giới trên biển là đường ranh giới ngoài của lãnh hải của quốc gia ven biển. Nếu bờ biển của quốc gia có vùng tiếp liền hoặc đối diện với bờ biển của quốc gia khác thì bộ phận này của đường biên giới trên biển sẽ là kết quả thỏa thuận, thương lượng của các quốc gia có liên quan, thậm chí là thông qua phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. Những bộ phận khác của đường biên giới trên biển của quốc gia ven biển sẽ là công việc của chính quốc gia đó, tuân thủ các quy định của luật quốc tế. Biên giới trên không của quốc gia gồm hai loại, là biên giới bao quanh và biên giới trên cao. Biên giới bao quanh chính là mặt phẳng đứng đi qua đường biên giới trên bộ và đường biên giới trên biển. Đường biên giới trên cao thì chưa được xác định. Biên giới lòng đất là mặt phẳng đứng đi qua đường biên giới trên bộ và đường biên giới trên biển kéo dài xuống tâm Trái đất. 3.2. Xác định biên giới quốc gia 68 Vì biên giới trên không và biên giới lòng đất được xác định trên cơ sở của đường biên giới trên bộ và trên biển nên việc xác định biên giới quốc gia chỉ đặt ra đối với biên giới trên bộ và trên biển. 3.2.1. Xác định biên giới trên bộ Vùng đất của các quốc gia có một đặc điểm riêng biệt là tiếp liền nhau. Vì thế việc xác định biên giới trên bộ bao giờ cũng là công việc của các quốc gia hữu quan. Các bước xác định biên giới trên bộ bao gồm: hoạch định, phân giới và cắm mốc. * Hoạch định biên giới quốc gia Hoạch định biên giới quốc gia là giai đoạn các quốc gia hữu quan thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm thống nhất các nguyên tắc xác định biên giới và lựa chọn các yếu tố tạo nên một đường biên giới hoàn chỉnh. Việc tiến hành giai đoạn này phải được thể hiện trên điều ước quốc tế giữa các quốc gia. Nguyên tắc hoạch định là toàn bộ việc hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền giữa các quốc gia hữu quan, bình đẳng và cùng có lợi. Phương pháp hoạch định thông qua đàm phán và các phương pháp hòa bình khác. Nếu có tranh chấp các bên không tự giải quyết được thì phải nhờ đến bên thứ ba. Những yêu cầu của hoạch định biên giới là: - Phải đưa ra được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biên giới. - Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới phải rõ ràng, tránh mơ hồ hay gây khó dễ, gây tranh chấp cho quá trình phân giới, cắm mốc sau này. Việc lựa chọn phải vừa đạt độ chính các cao, vừa phù hợp với các yếu tố địa hình thực tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có các hình thức hoạch định biên giới là hoạch định biên giới mới và sử dụng các đường ranh giới đã có. Hoạch định biên giới mới là việc áp dụng các loại biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo để xác định đường biên giới mới. Trong đó biên giới tự nhiên được xác định theo địa hình thực tế như núi, sông, hồ, Mỗi địa hình cụ thể có nguyên tắc xác định khác nhau. Còn biên giới nhân tạo được xác định không dựa vào địa hình cụ thể. Có hai loại biên giới nhân tạo: biên giới thiên văn – là đường biên giới được xác định theo các đường kinh tuyến và vĩ tuyến; biên giới hình học – là đường biên giới được xác định bằng các đường hình học hoặc các đường thằng nối hai điểm xác định hay đường vòng cung mà tâm điển và bán kính đã được thỏa thuận. * Phân giới và cắm mốc thực địa Phân giới và cắm mốc thực địa là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong điều ước quốc tế về hoạch định biên giới giữa các quốc gia hữu quan. Đây là phần công việc mang tính vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định ra thực địa, cố định nó bằng các mốc dấu biên giới với các phương pháp kỹ thuật đo đạc chính xác. 69 Các phương pháp cắm mốc bao gồm: phương pháp cuốn chiếu – phân giới đến đâu cắm mốc đến đó; phân giới xong mới thực hiện cắm mốc. Mốc dấu biên giới có vai trò quan trọng là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới trên thực địa. Vì thế yêu cầu mức độ chính xác của các mốc dấu rất cao và hai bên phải cùng làm. Căn cứ vào địa hình cụ thể, cột mốc biên giới thường đặt tại mỗi cửa khẩu, các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnh núi, chân núi hoặc các địa điểm quan trọng, các điểm trên đường quốc lộ, đường sắt, sông, suối mà đường biên giới cắt ngang qua. Đối với mỗi một cột mốc được xây dựng, đều phải lập hồ sơ cột mốc. Mỗi khi cần sửa chữa, thay đổi, phục hồi hay hủy bỏ mốc dấu biên giới đều phải do các quốc gia thỏa thuận cùng tiến hành, nhưng không được làm thay đổi hướng đi của đường biên giới đã được hoạch định, phân vạch và cắm mốc chính thức. Kết thúc quá trình cắm mốc, các quốc gia hữu quan phải lập bản đồ về đường biên giới kèm theo điều ước quốc tế về biên giới để các bên cùng ký kết hay phê chuẩn. 3.2.2. Xác định biên giới trên biển Xác định biên giới trên biển là việc vạch đường ranh giới ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Sau khi xác định cụ thể đường biên giới trên biển thì quốc gia phải công bố công khai, chính thức và thể hiện rõ ràng trên hải đồ tỷ lệ lớn. Trường hợp hai quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau mà vùng lãnh hải chồng lấn lên nhau thì đường biên giới quốc gia trên biển sẽ được phân định trong các điều ước quốc tế song phương giữa các quốc gia hoặc theo quyết định có hiệu lực của cơ quan tài phán quốc tế. Phương pháp phân định biên giới trên biển của các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau có thể kể đến là: phương pháp đường trung tuyến, phương pháp công bằng. 3.3. Chế độ pháp lý biên giới quốc gia Chế độ pháp lý biên giới của một quốc gia do pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế về biên giới do quốc gia đó ký kết với các quốc gia láng giềng có chung đường biên giới quy định. Các điều ước quốc tế về biên giới giữa các quốc gia luôn luôn là các điều ước vô thời hạn. Các quốc gia thường ban hành các luật lệ, quy chế biên giới hoặc ban hành Luật biên giới đi đôi với các điều ước quốc tế về biên giới. Nội dung chế độ pháp lý biên giới quốc gia thông thường bao gồm: - Các nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia. - Quy chế biên giới: quy chế qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên,.. ở vùng biên giới. - Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới. - Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới. Thẩm quyền giải quyết vấn đề biên giới – lãnh thổ thuộc về các cơ quan trung ương như quốc hội/nghị viện, chính phủ. 70 Các ngguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới – lãnh thổ bao gồm có đi có lại và tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia. Trong đó nguyên tắc tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia là nguyên tắc quan trọng khi xem xét quy chế pháp lý của biên giới quốc gia. Nguyên tắc này yêu cầu như sau: Thứ nhất, các quốc gia có chung biên giới phải duy trì sự ổn định, lâu dài và bất khả xâm phạm của đường biên giới quốc gia. Không được tùy tiện xâm nhập, vi phạm quy chế pháp lý của biên giới quốc gia. Thứ hai, cấm sử dụng bất kỳ hình thức, biện pháp, thủ đoạn nào để gây rối, di dời hoặc thay đổi một cách bất hợp pháp đường biên giới quốc gia. Thứ ba, mỗi quốc gia đều có quyền bảo vệ biên giới của mình, điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến đường biên giới hoặc khu vực biên giới. 4. BẮC CỰC 4.1. Khái quát Bắc Cực là một bộ phận của Trái đất, có nhiều nước tiếp giáp là Nga, Mỹ, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland. Các quốc gia tiếp giáp này đã sớm có mục đích thăm dò và thiết lập danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ đối với Bắc Cực. Tháng 5/1925 Canada tuyên bố khu vực Bắc Cực thuộc Canada và là bộ phận cấu thành lãnh thổ Canada, Canada có chủ quyền trên các cùng đất và đảo ở khu vực này. Năm 1916 chính phủ Nga trong công hàm – thư điện gửi cho các nước đồng minh và láng giềng đã thông báo việc sát nhập các đảo, các vùng đất nằm ở khu vực phía bắc bờ biển Châu Âu và Châu Á của nước Nga vào lãnh thổ của Nga. Đan Mạch chiếm hữu phần Tây nam của đảo Groenland trong thời gian 100 năm. Năm 1922 nảy sinh tranh chấp giữa Na Uy và Đan Mạch về đảo này và theo phán quyết của Tòa án quốc tế năm 1933 thì chủ quyền của Đan Mạch đối với Groenland được khẳng định. Một số nước tuyên bố chủ quyền của mình đối với phần đất Bắc Cực trên cơ sở thuyết lãnh thổ kề cận chỉ áp dụng riêng với Bắc Cực, có tên gọi là “Thuyết những khu vực của Bắc Cực”, và sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan. 4.2. Chế độ pháp lý Các quốc gia Bắc Cực có quan điểm khác nhau về vấn đề xác lập chủ quyền và quyền lực ở Bắc Cực. Việc quốc gia này hay quốc gia kia quy định khu vực Bắc Cực không giải quyết vấn đề chế độ pháp lý của vùng lãnh thổ này. Giải quyết vấn đề chế độ pháp lý Bắc Cực đã hình thành quan điểm quốc tế hóa Bắc Cực nhưng vấp phải sự phản đối của một số quốc gia, điển hình là các quốc gia Bắc Cực. Hiện nay, quá trình quốc tế hóa Bắc Cực đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể là sự thành lập Hội đồng Bắc Cực được thông qua tại Ottawa năm 1966. Thành viên của Hội đồng này bao gồm các quốc gia Bắc Cực và Hiệp hội những người thiểu số bản xứ ở Bắc Cực, Siberia và Viễn đông. 5. NAM CỰC 5.1. Khái quát Nam Cực bao gồm Châu Nam Cực, các đảo tiếp giáp Châu Nam Cực và các phần của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương ở khu vực Nam Cực với diện tích khoảng 50 triệu km2. Việc nghiên cứu và chinh phục Nam Cực khởi đầu vào thế kur 71 XVIII và các nhà thủy thủ - khoa học Nga đã khám phá ra Châu Nam Cực trong cuộc thám hiểm 1819 – 1821. Có nhiều quốc gia đưa ra yêu sách để thiết lập danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ như Anh vào các năm 1908 và 1917, Pháp vòa năm 1924, Chile năm 1940, Achentina năm 1940. Xuất hiện học thuyết “Khu vực Nam Cực” mà đỉnh của khu vực này là điểm cực nam, đường biên giới bên cạnh là các kinh tuyến, đáy là bờ biển của các nước tiếp giáp hoặc đường vĩ tuyến. 5.2. Chế độ pháp lý Hội nghị quốc tế về Nam Cực được tổ chức vào ngày 15/10/1959 với thành phần tham dự là Áo, Achentina, Bỉ, Anh, Newdiland, Na Uy, Liên Xô (cũ), Mỹ, Pháp, Chile, Nam Phi, Nhật Bản. Các nước này đã thông qua Hiệp ước về Nam Cực, trong đó xác lập chế độ pháp lý quốc tế của Nam Cực. Cùng với Hiệp ước Nam Cực và các biện pháp có hiệu lực trong khuôn khổ của hiệp ước, các điều ước quốc tế khác có mối quan hệ với hiệp ước Nam Cực và các biện pháp có hiệu lực trong khuôn khổ các điều ước này tạo thành hệ thống hiệp ước về Nam Cực để điều chỉnh chế độ pháp lý quốc tế Nam Cực. Như vậy, Nam Cực và các vùng trong giới hạn 60 vĩ độ nam là vùng được sử dụng vào mục đích hòa bình. Đối với các yêu sách lãnh thổ của các nước đưa ra, Công ước không làm ảnh hưởng đến chúng nhưng cũng không công nhận các yêu sách này mà thực tế là “ướp lạnh” chúng. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Phân tích khái niệm lãnh thổ và các loại lãnh thổ? 2. Trình bày khái niệm lãnh thổ quốc gia và quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ? 3. Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ? 4. Phân tích khái niệm biên giới quốc gia? Vấn đề xác định biên giới quốc gia và chế độ pháp lý biên giới quốc gia?
File đính kèm:
- giao_trinh_cong_phap_quoc_te_tran_thi_van_tra_phan_1.pdf