Giáo trình Hình thái giải phẫu thực vật (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Hình thái giải phẫu thực vật (Phần 1): ...ế bào thực vật non, vách tế bào co dãn dễ dàng nên khi hủy thể trương nước, tế bào phình dài ra làm cho cây con chóng lớn. 2.10. Chiên mao / roi (Flagella) và tiêm mao / tơ (Cilia) Chiên mao và tiêm mao được xem như là các phần phụ nhô ra bên ngoài một số tế bào đặc biệt có sự chuyển động. ...h của thực vật. Như vậy, “Mô là tập hợp những tế bào được chuyên hoá về chức năng như nhau và được phân hóa về hình thái giống nhau để cùng hoàn thành một nhiệm vụ”. Tuy nhiên, một số tế bào có hình dạng khác nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ, nhưng có những tế bào có cùng nguồn gốc và hình d...phình ra ngoài. Tế bào bổ sung ở phía ngoài mặt nơi tiếp xúc với khí quyển sẽ chết đi và bong ra, và lại được thay thế bởi những tế bào mới do tầng sinh bần sinh ra. Tế bào bổ sung là những tế bào chết nhưng vách tế bào không hóa bần, nhờ đó cây có thể hấp thu nước hay thải lượng nước thừa t...

pdf82 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Hình thái giải phẫu thực vật (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 to lúc tế bào còn non 
và cũng biến mất lần khi tế bào chuyên hóa, lạp vẫn còn và mạng nội chất nhiều. 
 Tế bào ống sàng thường chỉ tồn tại trong một mùa sinh trưởng, tuy nhiên 
giữa các nhóm thực vật khác nhau thì hoạt động của các yếu tố rây cũng khác 
nhau. Chất caloz trong tế bào sẽ đóng các lỗ sàng lại, khi đến mùa dinh dưỡng thì 
chất này có thể tan ra và các ống sàng sẽ dẫn truyền bình thường. 
Ở các nhóm thực vật khác nhau, hình dạng, cấu tạo của tế bào ống sàng 
cũng khác nhau: một số thân leo bám, thân thảo, thân thủy sinh có các tấm sàng 
 68
rõ rệt hơn cả, đường kính có thể lên đến 200-300µ; các nhóm khác có đường kính 
tế bào rây nhỏ, có khi chỉ bằng đường kính các lỗ giao thông liên bào 15-20µ. 
Hình dạng của ống sàng trên lát cắt ngang và cắt dọc, độ dày của vách tế 
bào, kích thước của cả thành phần ống sàng rất khác nhau ở các thực vật khác 
nhau; đặc biệt sự khác nhau thể hiện cả ở các tấm sàng, cách sắp xếp của chúng 
cũng như khác nhau về cả mức độ phát triển của chất caloz. 
Ở cây hột trần, sàng có ở mọi vách của tế bào; ở cây hột kín, sàng chỉ còn 
lại ở vách ngăn ngang mà thôi. 
4.2.1.2. Tế bào kèm 
 Nằm bên cạnh tế bào ống sàng và nhỏ hơn tế bào ống sàng, là loại nhu mô 
đặc biệt chuyên hóa cao nhất trong tất cả các loại nhu mô của libe. 
 69
 H.3.28. Sự phát triển của các yếu tố rây và của các tế bào kèm ở cây bí đỏ (Cucurbita pepo) 
A.Lát cắt dọc, B-G. Lát cắt ngang 
 Trong tế bào kèm còn chất nguyên sinh và có nhân tồn tại cho đến cuối đời sống 
của tế bào, trong tế bào chất có thể chứa lạp không màu và lục lạp. Vách tế bào kèm bằng 
celuloz mỏng và có các sợi liên bào thông thương với tế bào ống 
sàng, sự tiếp xúc này rất chặt chẻ và khó tách rời. Số lượng tế bào kèm bên cạnh tế bào 
ống sàng thay đổi tùy loài cây và có khi ngay cả trên một cây. Nhiệm vụ của tế bào kèm 
dường như là giúp cho tế bào ống sàng vẫn sống và hoạt động bình thường dù thiếu nhân. 
 70
 Tế bào kèm chỉ gặp ở thực vật Hột kín và đó là đặc điểm tiến hóa, nó 
không có trong cây Hột trần kể cả cây Hột kín nguyên thủy; nhưng trong nhóm 
tùng bách và Ginkgo, trong số các tế bào nhu mô libe có những tế bào có thể có 
nhiệm vụ giống tế bào kèm. 
Tế bào kèm có cùng nguồn gốc với tế bào ống sàng nhưng do sự phân cắt 
muộn mà ra. Tế bào mẹ khởi sinh sẽ phân chia theo vách dọc cho 2 tế bào kích 
thước không đồng đều: tế bào to sẽ phân hóa thành tế bào ống sàng, tế bào nhỏ 
hơn sẽ phân chia vài lần theo hướng ngang để hình thành tế bào kèm. Số lượng tế 
bào kèm quanh tế bào ống sàng thay đổi ngay cả trên cùng một cây. 
4.2.1.3. Nhu mô libe và tia libe 
Nhu mô libe và tia libe đều có nguồn gốc chung với các yếu tố khác của 
libe và hai loại này thường phổ biến trong mô libe, nhưng hình thái cấu tạo và 
mức độ chuyên hóa của các yếu tố này thì có thể khác nhau ở các loài khác nhau. 
* Nhu mô libe thường nằm chung quanh và dính với tế bào ống sàng, như thế có 
thể xem là sự chuyển tiếp với các tế bào kèm, tế bào nhu mô libe thường dài và 
sắp xếp theo trục của cơ quan, vách sơ cấp của tế bào bằng celuloz và không hóa 
gỗ. Trong một số trường hợp vách tế bào có thể hóa gỗ và trở thành thạch bào. 
* Tia libe là nhu mô của libe thứ cấp, thường ở giữa xen kẽ với các bó mạch và xếp 
thành dãy xuyên tâm; tia này nối tiếp với tia gỗ chạy từ phần tủy ra và tập hợp hai tia 
này tạo thành tia tủy. Trong các tia, thường gặp hai loại tế bào khác nhau về hình 
thái và vị trí: một loại tế bào dài và thấp chạy dài theo trục của tia là tế bào nằm, một 
loại tế bào cao, ngắn và kéo dài theo trục của cơ quan là tế bào đứng. 
Trong cấu tạo sơ cấp, các tế bào tia libe và tế bào nhu mô libe không khác 
biệt nhau, trong cây không có cấu tạo thứ cấp thì tia libe không được phân hóa để 
tạo thành. Cây có cấu tạo thứ cấp, tia libe về sau có nhiều biến đổi đáng kể. 
4.2.1.4. Sợi libe 
 Là yếu tố cơ học nằm trong mô libe, có thể có ở cả mô libe sơ cấp và mô libe 
thứ cấp; sợi sơ cấp thường phát triển trong các cơ quan còn đang kéo dài và các sợi này 
có chiều dài khá lớn. Sợi thứ cấp có thể dài ra ở đầu nhưng không dài bằng sợi sơ cấp. 
Vách tế bào ở sợi libe thứ cấp rất dày: ở cây lanh, vách tế bào có thể chiếm 90% 
diện tích tế bào cắt ngang. Ở các loài khác nhau, sợi libe cũng tồn tại ở những dạng khác 
nhau, sợi libe thứ cấp có thể tẩm lignin chuyên hóa trở nên bền cứng thực hiện chức năng 
cơ học; một số loài có vách hậu lập chỉ phát triển khi các yếu tố rây ngưng hoạt động. Sợi 
libe phát triển khi cơ quan kết thúc sự sinh trưởng theo chiều dài và thường chỉ gặp sợi 
trong libe hậu lập và làm thành lớp (có tầng). 
 Nhiều loài có lá rụng theo mùa, thường tế bào libe chỉ hoạt động có một 
mùa hay một năm mà thôi, nhiều loài lá không rụng theo mùa, ống sàng có khi 
già đến 50 năm vẫn còn hoạt động. 
4.2.2. Phân loại 
4.2.2.1. Mô libe sơ cấp 
 Có nguồn gốc từ tầng trước phát sinh của mô phân sinh ở đỉnh ngọn thân 
và rễ. Theo trình tự của sự phân hóa mà người ta cũng phân biệt libe trước (tiền 
libe) và libe sau (hậu libe). 
* Libe trước (Protophloem) là libe sơ cấp được phân hóa từ tầng trước phát 
sinh trong thời kỳ sinh trưởng mạnh của cơ quan về chiều dài. Tế bào ống sàng 
chưa chuyên hóa đầy đủ nhưng trong tế bào vẫn không có nhân, không có lỗ sàng 
trên vách ngăn ngang và thường không có tế bào kèm. Các tế bào ống sàng 
thường bị thoái hóa sau một thời gian ngắn. 
* Libe sau ( Metaphloem) là libe sơ cấp được phân hóa trong các cơ quan non, 
cũng từ tầng trước phát sinh sau khi đã hình thành xong các yều tố của libe trước. 
 Đây là yếu tố dẫn truyền chính các chất hữu cơ trong cơ quan có cấu tạo 
sơ cấp. Những nhóm thực vật không có cấu tạo thứ cấp thì libe sau thường sẽ 
được giữ lại trong suốt đời sống của cây; trái lại ở những cây có cơ cấu thứ cấp 
thì libe sau tồn tại và hoạt động trước khi tầng phát sinh được hình thành và phân 
hóa thành libe thứ cấp, lúc đó libe sau mất khả năng dẫn truyền và bị tiêu hủy đi. 
Ở những cây song tử diệp, libe sau thường không hóa sợi, nhưng ở những cây 
đơn tử diệp, sợi có thể xuất hiện trong libe sau, riêng các loài thân thảo, libe sau hoàn 
toàn biến thành sợi cơ học tức là hoá mô cứng sau khi các yếu tố rây chết đi. Sự phân 
hóa của libe sơ cấp là một quá trình liên tục, sự phân biệt giữa tiền libe và hậu libe 
không thật rõ ràng vì nó có liên quan với nhiều dạng có cấu tạo chuyển tiếp. 
4.2.2.2. Mô libe thứ cấp 
 Được hình thành trong những cây và những cơ quan có cấu tạo thứ cấp 
nghĩa là có sự hoạt động của tầng phát sinh. Thường trong mô libe thứ cấp có hai 
hệ thống tổ chức có hình thái tế bào khác nhau rõ rệt: một loại cấu tạo từ tế bào 
kèm, nhu mô libe và các sợi, loại thứ hai gồm những tế bào chạy theo hướng 
xuyên tâm thẳng góc với các cơ quan, đó là những tia. Ở các loại cây khác nhau, 
tùy theo hình thái của tầng phát sinh và mức độ dài ra của các yếu tố libe trong 
quá trình phân hóa, các tế bào libe có thể xếp thành tầng hoặc không thành tầng 
hoặc kiểu trung gian. 
H.3.29. Khối libe thứ cấp và tầng phát sinh H.3.30. Khối libe thứ cấp và tầng phát sinh 
của cây trắc bá diệp Thuja occidentalis của cây song tử diệp Liriodendron tulipifera 
 Ở cây Hột trần, libe thứ cấp tương đối đơn giản và gồm: tế bào ống sàng, 
nhu mô libe, tia libe, có khi có sợi libe; các yếu tố này thường phân bố dọc theo 
 71
hướng xuyên tâm. Trong tế bào nhu mô libe có thể chứa tinh bột, có khi có nhiều 
dầu và tanin. Cấu tạo của mô libe trong cây Hột trần cũng rất khác nhau và mang 
đặc điểm phân loại. Ở một số cây hột kín, libe thứ cấp phát triển đa dạng hơn về 
thành phần cấu tạo cũng như cách sắp xếp của tế bào. Tế bào của libe thứ cấp có 
thể xếp thành tầng hoặc không thành tầng, tia có thể là một hay nhiều dãy tế bào. 
Các yếu tố của libe thứ cấp gồm tế bào ống sàng, tế bào kèm, nhu mô libe, tia 
libe và sợi libe xếp thành dãy xuyên tâm. Sàng trong tế bào ống sàng nằm ngang 
hay hơi nghiêng. 
 Thường libe thứ cấp chỉ hoạt động trong một mùa dinh dưỡng; những cây 
sống trong vùng nhiệt đới có thời gian sống và hoạt động kéo dài hơn, ở đây sự 
phân hóa của tầng phát sinh là liên tục nên các yếu tố sản phẩm hoạt động của 
tầng phát sinh cũng liên tục được tạo thành và liên tục mất đi. 
4.3. Các bó mạch dẫn 
 Trong các thành phần của mô libe và mô gỗ, có những thành phần ít hay 
không làm chức năng dẫn truyền mà đảm nhận những những nhiệm vụ khác như nâng 
đở (các bó sợi) hay dự trữ chất dinh dưỡng (nhu mô gỗ). Tuy nhiên không thể tách rời 
các thành phần này được vì ngoài nguồn gốc hình thành chung của chúng, giữa các 
thành phần đó còn có những mối liên quan khác về vị trí sắp xếp, tính chất cấu tạo và 
đặc biệt là những chuyển tiếp trong quá trình tiến hóa thể hiện tính chất trung gian của 
chức năng mà chúng phải hoàn thành. Ví dụ: trong cây Hột trần, quản bào là yếu tố 
dẫn truyền duy nhứt do chưa có mạch hoàn toàn, sợi cơ học cũng chưa hình thành nên 
quản bào cũng chính là yếu tố cơ học duy nhứt của chúng. 
 Mô gỗ và mô libe trong cơ thể thực vật được sắp xếp bên cạnh nhau do 
hoạt động của các mô phân sinh là tầng trước phát sinh và tầng phát sinh tạo nên, 
các yếu tố cấu tạo thành các mô thường đi chung với nhau; tập hợp các yếu tố 
của mô gỗ và mô libe làm thành hệ thống dẫn. 
H.3.31. Bó mạch kín ở thân bắp (Zea mays) 
 H.3.32. Bó mạch hình chữ V ở thân măng tây (Asparagus officinalis) 
 72
 Hệ thống dẫn ở các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo theo một thứ tự 
nhứt định, chúng có thể tập hợp với nhau làm thành từng nhóm riệng biệt và gọi 
là bó libe gỗ, có thể xếp thành một hay nhiều vòng bên trong trụ trung tâm, hoặc 
ở giữa các cơ quan và không theo thứ tự nào cả; cách này thường là cấu tạo và 
phân bố trong cơ quan non của đa số các cây. Trong giai đoạn phát triển về sau 
của phần lớn cây song tử diệp và cây Hột trần, hệ thống dẫn thường dính nhau 
làm thành một trụ liên tục; trái lại ở cây đơn tử diệp các bó libe gỗ rời nhau có 
thể xếp trên một hay nhiều đồng tâm và giữ suốt quá trình sống của cây. Trong 
các bó, có khi đủ cả mô libe và mô gỗ, nhưng ở một số trường hợp, có khi chỉ có 
gỗ hoặc chỉ có libe và lúc đó các bó được gọi bó mạch thiếu, thường gặp ở rễ các 
cây đơn tử diệp và trong cấu tạo sơ cấp một số ít rễ cây song tử diệp. 
Tùy theo vị trí sắp xếp của các bó libe và bó gỗ mà ta phân biệt: 
- Bó libe gỗ chồng chất với libe nằm ngoài và gỗ nằm trong, kiểu này phổ 
biến nhất trong thân sơ cấp đa số cây song tử diệp. Đôi khi có thể có bó libe nằm 
bên trong bó gỗ và gọi kiểu chồng chất kép ở họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Cà 
(Solanaceae), họ Cúc (Asteraceae) chỉ có tầng phát sinh giữa bó gỗ và bó libe 
ngoài là hoạt động, tầng phát sinh trong không có nếu có thì chỉ có vài lớp tế bào. 
- Bó libe gỗ đồng tâm có nghĩa là bó gỗ có thể bị bó libe bao lấy hay 
ngược lại bó gỗ bao quanh bó libe; kiểu này thường gặp trong một số thân rễ mọc 
ngầm bên dưới đất. 
- Bó libe gỗ hình chữ V trong đó bó gỗ có hình dạng hai nhánh của chữ V 
và bó libe nằm giữa hai nhánh chữ V đó. 
5. MÔ TIẾT 
Câu hỏi: 1. Thế nào là mô tiết? Các loại mô tiết được phân biệt như thế nào? 
 2. Hãy giải thích cách thành lập ống tiết và túi tiết 
 Mô tiết là tập hợp những tế bào sống vách bằng celuloz mỏng, có nhiệm 
vụ tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Những sản phẩm được tiết ra có 
thể được đưa trực tiếp ra ngoài hay được tích lũy lại trong những cơ cấu đặc biệt 
để thải ra ngoài bằng cách khác, hoặc được giữ lại trong các cấu tạo đó. 
 Chất tiết có thể là chất vô cơ như oxalat calci, carbonat calci  , chất hữu 
cơ như acid, đường glucoz, saccharoz, tinh bột  , lipid dưới dạng các giọt dầu, 
protid dưới dạng đạm lạp, các chất nhày, tanin, tinh dầu, alcaloid, cafein, heroin 
 Chất tiết có thể ở thể rắn hay thể lỏng. 
 Mô tiết có thể gồm những tế bào tiết nằm rời rạc hay tập hợp lại thành các bộ 
phận đặc biệt, có thể nằm bên ngoài là mô tiết ngoài hay mô tiết bên trong cơ quan. 
5.1. Mô tiết nằm bên ngoài cơ quan 
5.1.1. Lông tiết 
H.3.33. Vài dạng lông tiết 
(A. ở lá Pelargonium,B. ở Lavandula, C. ở Humulus lupulus, D. ở Ligustrum) 
 73
 74
Thường nằm ở mặt ngoài của lớp biểu bì, có thể có nguồn gốc từ tế bào biểu 
bì hoặc từ những tế bào nằm sâu bên trong. Lông tiết và lông tuyến có cấu tạo: 
- Phần bên dưới là chân đơn hay đa bào. 
- Phần trên là tế bào tiết với tế bào chất đậm đặc bên trong; thường đầu 
lông tiết không nhọn như đầu lông che chở. 
 Ở húng quế, tế bào tiết làm thành nhóm trên đầu lông. Ở rau cần dày lá, chất tiết 
nằm bên trong tế bào tiết khi lông tiết còn non; khi lông tiết già, chất tiết được phóng 
thích ra ngoài làm thành khối hình cầu giữa lớp cutin và tế bào tiết bên dưới. Ở cẩu mã 
trảo Humulus lupulus, lông tiết có hình đầu to. Lông tiết nước thường thấy ở các lá non, 
lông ngứa ở họ Gai có nhiều chất phức tạp như histamin và acetylcolin. 
5.1.2. Tuyến tiết 
 Nhiều khi tế bào biểu bì biến thành tuyến tiết với tế bào to hơn và nằm 
khít nhau hơn làm cho cho vùng nơi đó phù cao lên. Tế bào chất bên trong đậm 
đặc, háo kiềm, nhân tế bào to. Ở thực vật, có hai loại tuyến tiết: 
5.1.2.1. Tuyến tiết mật 
 Thường có ở hoa và có trên các cơ quan dinh dưỡng của cây như thân, lá, 
lá kèm và cuống hoa. Vị trí, hình dạng và cấu tạo của tuyến tiết mật rất khác nhau 
ở các cây khác nhau. 
- Rất thường gặp ở tràng hoa: cánh hoa trong họ Mao cấn (Ranunculaceae) 
có một tuyến hình vẩy; nhiều hoa cánh dính có đáy ống hoa tiết mật. 
- Nhiều đáy tiểu nhị có tuyến tiết mật, gặp ở trà, nho biển, Geraniales  
Trong cây Malpighia, Hyptage, có một hay nhiều tuyến dài nằm phía ngoài đài hoa, 
ở bụp Hibiscus rosa- sinensis có một tuyến hình vòng nằm bên trong đài hoa. 
- Nhiều cây trong họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) thuộc nhóm hoa có dĩa 
mật. Quanh bầu noãn nhiều cây xoài, táo  có một tuyến hình dĩa hay nhiều 
tuyến rời tiết mật. Dĩa mật có thể ở ngoài tiểu nhị (Sapindales, Rutales ) hay ở 
giữa tiểu nhị và bầu noãn (Celastrales), hay là một dĩa ôm lấy bầu noãn (Theales, 
Ericales, Polemoniales, Solanales, Lamiales ) 
- Nhiều cây họ Hường (Rosaceae) đế hoa tiết mật nằm giữa cánh hoa và nhụy. 
5.1.2.2. Tuyến thơm 
 Một số cây có hương thơm được tiết ra từ những tuyến thơm (họ Thiên lý 
Asclepiadaceae), Ráy (Araceae), Lan (Orchidaceae)  Tuyến thơm có thể được 
phân hóa từ các phần khác nhau của hoa, hương thơm thường là các chất tinh dầu. 
5.1.2.3. Tuyến tiết phân hóa tố tiêu hóa 
Chỉ gặp tuyến này ở vài loài câythực nhục. Các tuyến tiết ra một dịch có 
chứa phân hóa tố tiêu hóa protein. Gặp ở cây nắp bình N epenthes, trong bình có 
những có những vùng của lớp biểu bì biến đổi bì biến đổi thành tuyến tiết; ở cây 
trường lệ Drosera, các tế bào tiết nằm trên đầu các vòi. 
H.3.34. Tuyến tiết phân hóa tố tiêu hóa trong bình của Nepenthes 
5.2. Mô tiết bên trong cơ quan 
5.2.1. Tế bào tiết 
 Ở nhiều thực vật, tế bào tiết nằm rời rạc nhau, chất tiết được chứa luôn 
trong tế bào. Tế bào tiết có thể có hình dạng tương tự như các tế bào nhu mô 
chung quanh nhưng kích thước tế bào tiết có thể nhỏ hơn hay lớn tế bào nhu mô. 
 Tế bào tiết thường có trong nhu mô vỏ, ít khi ở libe hay trong nhu mô tủy. Ví 
dụ tế bào tiết tinh dầu ở quế, bồ bồ, tế bào tiết mirosin ở họ Thập tự, tế bào chứa 
oxalat thường gặp trong các cây hột kín, tế bào nhu mô tủy tiết tanin ở cây hoa hồng. 
H.3.35. Tế bào tiết tinh dầu trong tủy ở thân cây hồng 
5.2.2. Ống tiết 
 Các tế bào tiết có thể tổ chức thành ống tiết với cơ cấu như sau: 
 75
G
b
Ở 
t 
l
t
g
H.3.36. Ống tiết ở thân lốt cắt ngang 
iữa là xoang ống tiết, nơi chất tiết được thải ra và tích trữ. Quanh xoang là tế 
ào tiết có vách celuloz mỏng và tế bào chất đậm đặc, bên trong có chất tiết. 
 lát cắt ngang, số tế bào tiết thay đổi tùy loài: 3, 4 ở cà rốt, rất nhiều tế bào 
iết và xoang ống tiết rất to như ở xoài.Vị trí ống tiết trong thân thay đổi tùy 
oài, nhưng vị trí này nhất định và đặc sắc trong cùng một loài. Ví dụ: ống tiết 
rong nhu mô vỏ (họ Quế, Cúc, Xoài), trong libe (carốt), trong gỗ (làm cho 
ỗ có mùi thơm như ở họ Tùng bách), trong nhu mô tủy (họ Cà na ). 
H.3.37. Các cách thành lập ống tiết và túi tiết 
 76
5.2.3. Túi tiết 
Khi cắt ngang, túi tiết có cơ cấu giống như ốn tiết nhưng đó là những bị ngắn 
không dài như ốn tiết. Túi tiết thường gặp ở họ Cam chanh (Rutaceae), họ Mận 
(Myrtaceae), họ Xoài (Anacardiaceae) 
* Cách thành lập ống tiết và túi tiết: túi tiết và ống tiết thường liên quan với nhau; 
nhiều loài có ống tiết ở thân và có túi tiết ở lá như họ Cam chanh (Rutaceae), hay ở 
trái (họ Xoài Anacardiaceae)  Có 3 cách thành lập ống tiết và túi tiết: 
 - Bằng ly bào: xoang ống tiết do các tế bào xa nhau mà ra, gặp ở họ Dầu 
(Dipterocarpaceae), họ Mận (Myrtaceae)  
 - Bằng tiêu bào: xoang ống tiết có được là do tế bào của vùng đó tan đi. 
 - Bằng ly tiêu bào: xoang ống tiết vừa do tế bào nớI ra vừa do tế bào nơi 
đó tan đi, gặp ở họ Cam quít (Rutaceae)  
5.2.4. Nhũ quản 
 Là những tế bào hay ống tiết đặc biệt mà chất tiết thường là một nhũ dịch 
(nhũ tương) trắng, đôi khi có màu (Chelidonium) nhưng ít khi trong (gặp ở vài 
loài trong họ Thiên lý Asclepiadaceae). 
 Vách của nhũ quản có khi rất dày bằng celuloz, bên trong có nhiều nhân. 
Tế bào chất khó thấy và làm thành lớp mỏng bao lấy thủy thể to. Ở trạng thái 
trưởng thành, nhân của nhũ quản đôi khi bị hoại đi 
 Nhũ dịch thường là một nhũ tương trắng chứa nhiều nước, bên trong có 
các chất lơ lững như: glucid, đường (họ Cúc), tanin ở chuối Musa, acid hữu cơ, 
lipid ở Ficus callosa, alcaloid ở thuốc phiện Papaver, tinh dầu terpen, resin, phân 
hóa tố papainaz ở đu đủ  
5.2.4.1. Phân loại 
 Có hai loại nhũ quản: nhũ quản thật và nhũ quản có đốt. 
* Nhũ quản thật là những ống có thể phân nhánh hay không, bên trong không có 
vách ngăn. Ở các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae)  nhũ 
quản chia nhánh và các nhánh có thể thông vào nhau. Ở họ Trúc đào (Apocynaceae), 
họ Gai (Urticaceae), họ Dâu tằm (Moraceae)  nhũ quản không phân nhánh. 
 Convolvulaceae Compositae 
* Nhũ quản có đốt là những chuỗi tế bào mà vách ngăn ngang còn, mỏng đi, hay đôi 
khi teo mất. Nhũ quản có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh và thông vào nhau. 
5.2.4.2. Vị trí 
- Nhũ quản có thể nằm rãi rác khắp cùng: thường đó là nhũ quản thật; ở 
chuối, nhũ quản có ở các bó mạch và trong nhu mô vỏ. 
 77
 78
- Quanh hay trong libe: thường là nhũ quản có đốt. Ở cao su nhũ quản 
trong libe và làm thành nhiều vòng đồng tâm, vòng này không liên hệ với vòng 
kia. Ở đu đủ, nhũ quản trong libe và trong gỗ. 
- Trong nhu mô vỏ: ở hành, hẹ, các Euphorbia  
5.2.4.3. Nguồn gốc 
 Nhũ quản có đốt chuyên hóa từ gốc đến ngọn. Còn nhũ quản thật do 
những tế bào đã có từ trong mầm, tế bào rất dễ nhận vì tế bào chất dày đặc và 
chiết quang, chúng thường ở nách các tử diệp. Khi cây mọc, các tế bào dài ra 
theo sự sinh trưởng chen và mọc nhánh ăn luồn khắp cơ thể cây. Trong lúc đó, 
nhân phân cắt mãi mà không thành lập vách tế bào. 
5.2.4.4. Nhiệm vụ 
 Nhiệm vụ của nhũ quản còn mù mờ. Hiện nay, người ta cho đó cũng là hệ 
thống như các ống tiết; do trong cây có tổ chức tiết thì không có nhũ quản và các 
nhũ dịch dường như được thành lập không bao giờ dừng lại. Vì thế trong các nhũ 
quản vừa là một tổ chức tiết vừa là một tổ chức chứa. 
Câu hỏi: 1. Mô tả các thành phần cấu tạo của mô che chở sơ cấp. 
 2. Lớp cutin được hình thành từ đâu? Vai trò của nó đối với cơ thể thực vật. 
 3. Cơ cấu nào giúp giảm bớt sự thoát hơi nước qua bề mặt của lá? 
 4. Hãy phân biệt giữa nhu mô và lục mô. 
 5. Loại tế bào nào còn được gọi là "mô cơ bản"? Vì sao được gọi tên như thế? 
 6. Tế bào thực vật có loại là tế bào sống, tế bào chết. Hãy giải thích vì sao gọi như 
 thế? 
 7. Có mấy loại cương mô? chúng khác nhau hay giống nhau? 
 8. Thế nào là mô tiết? Hãy giải thích các cách thành lập ống tiết và túi tiết. 
 9. Hãy giải thích sự vận chuyển qua tế bào mạch gỗ và tế bào ống sàng. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hinh_thai_giai_phau_thuc_vat_phan_1.pdf
Ebook liên quan