Giáo trình Kế toán quản trị

Tóm tắt Giáo trình Kế toán quản trị: ...ơn toàn cảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó nhà quản trị có thể ra những quyết định kinh doanh phù hợp. Sự chênh lệch về lợi nhuận trong hai cách trình bày còn liên quan đến mức tồn kho của doanh nghiệp. Mối quan hệ này giúp nhà quản trị có chính sách quản lý tồn kho phù hợp, tiên l...) 17.600 30.400 23.200 d. Dự toán cung ứng vật liệu Bảng 5.14. Dự toán cung ứng vật liệu Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 1. Tổng lượng vật liệu dùng vào SX (kg) 880 1.520 1.160 2. Lượng vật liệu tồn cuối kì (kg) 152 160 170 3. Tổng nhu cầu về lượng vật liệu (kg) 1.032 1.680 1.3...đơn vị tính: 1.000đ) Tổng số Phần trăm Doanh thu (8.000sp x 50) 400.000 100.0 Biến phí của giá vốn hàng bán 240.000 60.0 Biến phí bán hàng và QLDN 40.000 10.0 Số dư đảm phí 120.000 30.0 Định phí Định phí SXC 110.000 27.5 Định phí bán hàng và QLDN 40.000 10.0 Lỗ (30.000) (7.5) ...

doc182 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các quyết định liên quan đến việc đầu tư vốn vào các loại tài sản dài hạn nhằm hình thành hoặc mở rộng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, như:
- Quyết định về việc mua sắm máy móc thiết bị mới.
- Quyết định thay thế, cải tạo máy móc thiết bị cũ.
- Quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, v.v..
Các quyết định này có ảnh hưởng lớn đến qui mô cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư và sinh lợi phải trải qua nhiều năm nên phải đối diện với vô số điều không chắc chắn, khó dự đoán và độ rủi ro cao. Do vậy, các quyết định dài hạn đòi hỏi người ra quyết định sự cẩn trọng, sự hiểu biết căn bản về vốn đầu tư dài hạn cũng như kỹ năng sử dụng các phương pháp tính toán đặc thù liên quan đến nó làm cơ sở cho việc ra quyết định. 
3.1 Đặc điểm của vốn đầu tư dài hạn và nội dung các dòng thu, chi tiền mặt
3.1.1 Đặc điểm của vốn đầu tư dài hạn
Vốn đầu tư dài hạn có hai đặc điểm chính cần được xem xét trước khi nghiên cứu các phương pháp dự tính vốn:
 Một là, vốn đầu tư dài hạn đa số gắn liền với các tài sản dài hạn có tính hao mòn.
Đầu tư dài hạn là đầu tư vào các tài sản dài hạn, là những tài sản có đặc điểm: tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất không thay đổi nhưng giá trị của nó giảm dần theo thời gian phục vụ. Đó chính là tính hao mòn dần của tài sản dài hạn, cho đến khi hết thời hạn sử dụng thì giá trị sử dụng của nó còn lại rất ít hoặc không còn giá trị. Do vậy, lợi tức thực sự mà vốn đầu tư dài hạn mang lại cho doanh nghiệp chỉ được tính là phần còn lại từ nguồn lợi kinh tế của vốn đầu tư dài hạn sau khi đã bồi hoàn phần hao hụt của nó trong quá trình phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Hai là, thời gian thu hồi vốn đầu tư thường kéo dài nhiều năm. Do vậy, việc xác định giá trị thực của các khoản thu và chi tiền ở các thời điểm khác nhau trong quá trình đầu tư phải tính toán đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ (the time value of money). Vấn đề này đã được nghiên cứu kỹ ở các môn học thuộc lĩnh vực tài chính, ở đây chỉ nhắc lại các khái niệm cơ bản và các công thức tính giá trị tương lai và giá trị hiện tại của tiền tệ:
- Giá trị tương lai của tiền tệ (the future value of money) là giá trị gia tăng của tiền tệ sau một khoảng thời gian trong tương lai đặt trong giả thiết được đem đầu tư vào ngày hôm nay để hưởng một tỉ lệ lãi suất nhất định. 
Nếu ta gọi:
 P: Giá trị ban đầu của lượng tiền đầu tư (the principat)
 r: lãi suất đầu tư mỗi năm (the interest rate of year)
 Fn: Giá trị tương lai của lượng tiền đầu tư sau năm thứ n
Thì: 1) Giá trị tương lai của dòng tiền đơn được tính:
 Fn = P
 2) Giá trị tương lai của dòng tiền kép được tính: 
 Fn = P
 =P 
Giá trị của hệ số (1+r)n và được tra từ bảng tính giá trị tương lai của dòng tiền đơn và dòng tiền kép tương ứng (xem phụ lục).
- Giá trị hiện tại của tiền tệ (the present value of money) là việc xem xét các khoản tiền dự tính phát sinh trong tương lai sẽ mang một giá trị thực chất bao nhiêu tại thời điểm xem xét (thời điểm hiện tại).
Cũng với cách đặt vấn đề như khi tính giá trị tương lai:
 1) Giá trị hiên tại của dòng tiền đơn được tính: 
 P = Fn [1/ (1+r)n] 
 2) Giá trị hiện tại của dòng tiền kép được tính:
 P = F [1 - 1/(1 + r)n] / r
Giá trị các hệ số [1/(1 + r)n] và [1 - 1/(1 + r)n] / r cũng được tra từ bảng tính giá trị hiện tại của dòng tiền đơn và dòng tiền kép (xem phụ lục).
3.1.2 Nội dung các dòng thu và chi tiền mặt
Phân tích các quyết định đầu tư dài hạn chú trọng đến các dòng thu tiền mặt và chi tiền mặt dự tính. Chỉ tiêu thu nhập thuần tuý sử dụng trong các báo cáo tài chính cũng như cách tính toán chỉ tiêu này, mà cụ thể là sử dụng khái niệm khấu hao để ước tính trừ dần giá trị các tài sản dài hạn, là không phù hợp cho việc xem xét các dự án đầu tư dài hạn. Các báo cáo tài chính thường được lập theo từng kỳ hạch toán (thường là năm) và do vậy đã có sự chia cắt thời gian hoàn vốn của các dự án đầu tư dài hạn thành nhiều kỳ để thuận tiện cho việc tính toán các chỉ tiêu, trong đó có thu nhập thuần tuý. Việc tính toán chỉ tiêu thu nhập hàng năm trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí hàng năm. Có sự tách rời giữa doanh thu hàng năm với dòng tiền thực thu, giữa chi phí hàng năm với dòng tiền thực chi cho nên thu nhập hàng năm tính được cũng không trùng hợp với lượng tiền thuần tăng lên. Việc không sử dụng chỉ tiêu khấu hao các tài sản dài hạn trong việc xem xét các dự án đầu tư dài hạn cũng được giải thích tương tự như vậy. Khấu hao cũng là một khái niệm và đồng thời là một phương pháp sử dụng trong kế toán tài chính để ước tính nhằm khấu trừ dần giá trị của các tài sản dài hạn, tính toán thu nhập thuần tuý của từng kỳ hạch toán, và do vậy nó tách rời so với các luồng tiền chi ra và không có ý nghĩa gì khi xem xét lợi ích mang lại trong toàn bộ thời gian của một dự án đầu tư vốn dài hạn.
Vấn đề trọng tâm cần xem xét ở đây là nội dung của các dòng tiền chi và các dòng tiền thu liên quan đến các dự án đầu tư dài hạn. 
- Các dòng chi tiền mặt: Dòng chi tiền mặt đầu tiên dễ dàng hình dung nhất là vốn đầu tư ban đầu vào các dự án. Ngoài ra, gắn liền với việc đầu tư bao giờ cũng kèm theo yêu cầu tăng lên về vốn lưu động để phục vụ cho qui mô kinh doanh sẽ lớn lên, đó chính là nhu cầu tăng thêm về tiền mặt, lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu, ... dùng để phục vụ cho hoạt động hàng ngày. Tất cả nhu cầu vốn luân chuyển tăng lên đều phải được dự tính và phải được xem như là một phần của vốn đầu tư. Tương tự như vậy là các khoản tiền dự tính cho việc sửa chữa và bảo trì định kỳ phục vụ cho hoạt động của các máy móc thiết bị, các tài sản dài hạn khác hình thành qua đầu tư. 
Tóm lại, các dòng chi tiền mặt sau đây là phổ biến ở các dự án đầu tư dài hạn:
+ Vốn đầu tư ban đầu
+ Nhu cầu tăng lên về vốn lưu động.
+Vốn cho việc bảo trì, sửa chữa...
- Các dòng thu tiền mặt: Các dòng thu tiền mặt điển hình của một dự án đó là các khoản thu nhập tạo ra từ dự án hoặc lượng chi phí tiết kiệm được từ dự án, tuỳ thuộc mục đích của dự án đầu tư. Trong quá trình hoạt động thuộc dự án, lượng vốn lưu động giảm được dùng cho các mục đích khác (hoặc dự án khác) cũng phải được xem như là thu nhập của dự án. Ngoài ra kể vào thu nhập của dự án còn bao gồm cả khoản giá trị tận dụng ước tính của các tài sản dìa hạn khi kết thúc dự án.
Tóm lại, các dòng thu tiền mặt phổ biến gồm:
+ Thu nhập thu được từ hoạt động của dự án.
+ Chi phí tiết kiệm được như là kết quả của dự án.
+ Lượng vốn lưu động được giải phóng.
+ Giá trị tận dụng của tài sản dài hạn.
Các quyết định về vốn đầu tư dài hạn dựa trên việc xem xét , so sánh các luồng tiền thu và tiền chi của các dự án đầu tư dài hạn. Có hai phương pháp thường được sử dụng để thực hiện vấn đề này: phương pháp hiện giá thuần và phương pháp tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian.
3.2 Phương pháp hiện giá thuần (The net present value method)
Hiện giá thuần của một dự án đầu tư là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền thu với giá trị hiện tại của các dòng tiền chi liên quan đến dự án. Hiện giá thuần chính là cơ sở cho việc xem xét và ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư dài hạn.
Phương pháp hiện giá thuần được thực hiện qua trình tự các bước như sau:
Bước 1: Chọn lựa khoảng thời gian thích hợp để tính toán giá trị hiện tại của các dòng tiền thu và các dòng tiền chi dự tính liên quan đến dự án. Thông thường, khoảng thời gian thích hợp được lựa chọn chiết khấu các dòng tiền thu và chi là năm, phù hợp với kỳ hạch toán qui định cho các doanh nghiệp hiện nay.
Bước 2: Lựa chọn tỉ suất chiết khấu các dòng tiền thích hợp. Tỉ suất chiết khấu thường được lựa chọn là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, thể hiện yêu cầu sinh lợi tối thiểu đối với dự án nhằm bù đắp đủ chi phí của các loại vốn huy động cho dự án. 
Bước 3: Dự tính các dòng tiền thu và các dòng tiền chi của dự án.
Bước 4: Căn cứ vào đặc điểm của các dòng tiền thu và dòng tiền chi, tính chiết khấu các dòng tiền về giá trị hiện tại.
Bước 5: Xác định hiện giá thuần theo giá trị hiện tại của các dòng tiền thu và các dòng tiền chi: 
 Hiện giá = Gía trị hiện tại của - Gía trị hiện tại của 
 thuần các dòng tiền thu các dòng tiền chi
Các quyết định đưa ra:
- Phương án đầu tư sẽ được chọn nếu hiện giá thuần lớn hơn 0 (hoặc bằng 0).
- Trong trường hợp có nhiều phương án để xem xét thì phương án nào có hiện giá thuần lớn hơn sẽ là phương án được chọn.
Để minh hoạ việc ứng dụng phương pháp hiện giá thuầntrong việc phân tích, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư, chúng ta xem xét ví dụ sau:
Công ty ABC đang xem xét so sánh việc cải tạo lại một thiết bị cũ đang sử dụng với việc mua một thiết bị mới để thay thế. Thiết bị này có thể cải tạo lại với một khoản chi phí ước tính là 20 triệu đồng, và có thể sử dụng trong 10 năm nữa với điều kiện phải đầu tư 8 triệu đồng để sửa chữa bổ sung sau 5 năm. Giá trị tận dụng của thiết bị khi hết thời hạn sử dụng là 5 triệu đồng. Chi phí hoạt động của thiết bị hàng năm là 16 triệu đồng, và các nguồn thu tổng cộng hàng năm là 25 triệu đồng.
Công ty cũng có thể bán máy cũ với giá ngang bằng với giá trị còn lại là 7 triệu đồng để mua một máy mới với giá mua 36 triệu đồng. Thời hạn sử dụng của máy mới là 10 năm, với chi phí sửa chữa cần có ở năm thứ 5 là 2,5 triệu đồng. Giá trị tận dụng khi hết thời hạn sử dụng là 5 triệu đồng. Chi phí hoạt động mỗi năm cho máy mới là 12 triệu đồng, tổng các nguồn thu hàng năm là 25 triệu đồng.
Đồng thời, ở công ty, yêu cầu sinh lợi tối thiểu là 18%/năm đối với tất cả các dự án đầu tư. Vậy công ty nên mua máy mới hay nên khôi phục lại máy cũ.
Để giải quyết vấn đề, trước hết chúng ta hãy tính toán hiện giá thuần của các phương án. Ta lập bảng tính toán như sau:
 Bảng tính toán hiện giá thuần
 Đơn vị tính: nghìn đồng
 Dòng tiền Số năm Lượng tiền Giá trị Giá trị 
 chiết khấu hiện tại
1. Phương án mua máy mới
- Thu bán thiết bị cũ Hiện tại 7.000 1,000 7.000
- Thu tiền mặt hàng năm 1 - 10 25.000 4,494 112.350
-Giá trị tận dụng 10 5.000 0,191 955
- Chi đầu tư ban đầu Hiện tại (36.000) 1,000 (36.000)
-Chi phí hoạt động hàng năm 1 - 10 (12.000) 4,494 (53.928)
- Chi phí sửa chữa 5 (2.500) 0,437 (1.093)
Hiện giá thuần 29.284
2. Phương án cải tạo:
- Thu tiền mặt hàng năm 1 - 10 25.000 4,494 112.350
- Giá trị tận dụng 10 5.000 0,191 955
- Chi cải tạo Hiện tại (20.000) 1,000 (20.000)
- Chi hoạt động hàng năm 1 - 10 (16.000) 4,494 (71.904)
- Chi sửa chữa 5 (8.000) 0,437 (3.496)
Hiện giá thuần 17.905
(Các hệ số chiết khấu được tra từ các bảng tính chiết khấu liên quan)
Từ kết quả tính toán trên, ta thấy hiện giá thuần của phương án mua máy mới lớn hơn so với phương án cải tạo máy cũ (29.284.000 - 17.905.000) là 11.379.000. Kết luận là nên lựa chọn đầu tư mua máy mới.
 3.3 Phương pháp tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian (hay phương pháp tỉ lệ sinh lời nội bộ - The internal rate of return method - IRR)
Chúng ta đã biết, với phương pháp hiện giá thuần, ta sử dụng một tỉ lệ chiết khấu tương ứng với tỉ lệ chi phí vốn của doanh nghiệp để chiết khấu các dòng tiền thu và chi nhằm xác định số chênh lệch về giá trị hiện tại của chúng. Các phương án đầu tư cũng thường được xem xét theo một cách khác là xem xét theo tỉ lệ sinh lời của chúng (gọi là tỉ lệ sinh lời nội bộ hay tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian). Tỉ lệ sinh lời của một phương án được hiểu là tỉ lệ lợi tức thực sự mà một phương án hứa hẹn mang lại qua thời gian hữu dụng của nó, được dùng so sánh với tỉ lệ chi phí vốn của đơn vị để ra quyết định. Xét về cách tính, tỉ lệ sinh lời nội bộ là một tỉ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của vốn đầu tư cân bằng với giá trị hiện tại của các nguồn thu dự tính của phương án, hay nói một cách khác, tỉ lệ sinh lời nội bộ là tỉ lệ chiết khấu làm cho hiện giá thuần của một phương án bằng 0.
Phương pháp IRR được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Dự tính các dòng tiền thu và chi của dự án.
Bước 2: Xác định tỉ lệ chiết khấu các dòng tiền thu và dòng tiền chi làm cho hiện giá thuần của dự án bằng 0. Tỉ lệ chiết khấu này chính là tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) của dự án.
Bước 3: Ra quyết định lựa chọn dự án:
- Dự án sẽ được chọn nếu tỉ lệ sinh lời nội bộ của nó lớn hơn tỉ lệ chi phí vốn của doanh nghiệp.
- Trường hợp quyết định lựa chọn đối với nhiều dự án thì dự án nào mang lại tỉ lệ sinh lời nội bộ lớn hơn là dự án được chọn.
Chúng ta xem xét ứng dụng của phương pháp này qua ví dụ sau:
Công ty ABC dự tính mua một thiết bị sản xuất với giá mua là 16.950.000 đ và có thời hạn sử dụng là 10 năm. Thiết bị này sẽ được sử dụng nhằm giảm nhẹ khâu lao động thủ công, do vậy chi phí tiết kiệm được hàng năm dự tính là 3.000.000 đ. Giá trị tận dụng của máy khi hết thời hạn sử dụng rất nhỏ có thể bỏ qua.
Trước hết, chúng ta cần xác định tỉ lệ sinh lời nội bộ mà phương án mua thiết bị đem lại. Đó chính là tỉ lệ chiết khấu làm cho giá trị thuần tuý hiện tại của dự án bằng 0. Cách xác định tỉ lệ chiết khấu này như sau:
 - Xác định hệ số của tỉ lệ sinh lời (H), bằng cách đem chia vốn đầu tư với dòng tiền thu được hàng năm theo dự tính. Ta có:
 Vốn đầu tư cho dự án
 H = 
 Dòng tiền thu hàng năm
 Với phương án mua thiết bị trên, ta có H = 16.950.000 đ/3.000.000 đ = 5,650.
- Dùng các bảng tính giá trị hiện tại để tra và tìm tỉ lệ chiết khấu (tỉ lệ sinh lời nội bộ) tương ứng của hệ số H. 
Tỉ lệ chiết khấu ứng với hệ số 5,650 ở dòng n = 10 là 12%. Đây chính là tỉ lệ sinh lời nội bộ mà dự án mang lại.
Để kiểm chứng, chúng ta lập bảng tính để xem xét tỉ lệ chiết khấu 12% này có thoả mãn điều kiện làm cho hiện giá thuần của dự án bằng 0 hay không.
 Chỉ tiêu Số năm Lượng tiền Chiết khấu 12% Gtrị hiện tại
C.phí tiết kiệm hàng năm 1 - 10 3.000.000 5,650 16.950.000
Vốn đầu tư ban đầu Hiện tại 16.950.000 1,000 16.950.000
Hiện giá thuần 0
Như vậy, dự án mua thiết bị mới sẽ được chọn nếu tỉ suất sinh lời 12% của nó lớn hơn tỉ lệ chi phí sử dụng vốn hàng năm của công ty.
3.4 Các phương pháp khác sử dụng cho quyết định đầu tư dài hạn
Các phương pháp xác định giá trị thuần hiện tại và tỉ suất sinh lời nội bộ như trên thường được sử dụng phổ biến nhất khi xem xét các phương án đầu tư vốn. Ngoài ra, một phương án đầu tư vốn cũng có thể được xem xét ở những khía cạnh khác như xem xét thời gian thu hồi vốn đầu tư hay xem xét so sánh giữa tỉ suất sinh lời trên một đồng vốn đầu tư mà phương án dự tính mang lại với tỉ suất sinh lời của vốn hiện tại của doanh nghiệp.
3.4.1 Phương pháp kỳ hoàn vốn (The payback method)
Phương pháp này xem xét khoảng thời gian cần thiết đối với một dự án đầu tư để bù đắp đủ vốn đầu tư ban đầu từ các dòng tiền thu hàng năm mà nó sinh ra. Khoảng thời gian này được gọi là kỳ hoàn vốn (payback period) của dự án. Kỳ hoàn vốn thể hiện tốc độ chu chuyển của vốn, do vậy các dự án có thời gian hoàn vốn càng nhanh thì càng được ưu tiên.
Kỳ hoàn vốn của một dự án được xác định theo công thức:
 Nhu cầu vốn đầu tư
 Kỳ hoàn vốn = 
 Dòng thu tiền thuần hàng năm
Cần chú ý khi tính toán dòng thu tiền thuần hàng năm trong công thức xác định kỳ hoàn vốn trên. Dòng thu tiền thuần hàng năm là khoản chênh lệch giữa dòng tiền thu và dòng tiên chi gắn liền với dự án đầu tư phát sinh hàng năm. Đây phải là dòng thu và chi tiền mặt thuần tuý do vậy nếu sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần hàng năm trong các báo cáo tài chính thì phải tính cộng thêm vào đó các khoản chi phí ước tính không phát sinh bằng tiền đã loại trừ khỏi thu nhập thuần như chi phí khấu hao TSCĐ, các khoản trích trước và các khoản dự phòng, ...
Chúng ta minh hoạ phương pháp kỳ hoàn vốn bằng ví dụ sau:
Công ty ABC đang xem xét lựa chọn việc mua các thiết bị cùng loại là X và Y. Các số liệu dự tính:
 Đơn vị tính: nghìn đồng
 Chỉ tiêu Thiết bị X Thiết bị Y
Giá mua 120.000 150.000
Thu nhập hàng năm 20.000 20.000
Khấu hao thiết bị hàng năm 12.000 15.000
Sử dụng số liệu trên, kỳ hoàn vốn đầu tư vào thiết bi X và Y được tính như sau:
 120.000.000
 Kỳ hoàn vốn của thiết bị X = = 3,75
 20.000.000 + 12.000.000
 150.000.000
 Kỳ hoàn vốn của thiết bị Y = = 4,29
 20.000.000 + 15.000.000
Như vậy, công ty nên mua thiết bi X thay cho thiết bị Y vì thiết bị X chỉ cần 3,75 năm để hoàn vốn thay vì 4,29 năm của thiết bị Y.
Một số nhận xét về phương pháp kỳ hoàn vốn:
- Việc tính thời gian hoàn vốn sẽ phức tạp hơn khi thu nhập mang lại từ dự án là không đều nhau giữa các năm. Trong các trường hợp như vậy, vốn đầu tư ban đầu phải đựơc tính bù đắp dần lần lượt qua từng năm cho đến khi bù đắp đủ.
- Vốn đầu tư được bồi hoàn nhanh hay chậm thể hiện tốc độ chu chuyển vốn do vậy xem xét các dự án đầu tư theo phương pháp này tỏ ra thích hợp với các doanh nghiệp xem việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng khan hiếm về vốn hoặc khó khăn trong việc huy động vốn.
- Nhược điểm của phương pháp này là bỏ qua việc xem xét đến khả năng sinh lợi của dự án đầu tư và giá trị thời gian của tiền tệ. Do vậy, các dự án có thể mang lại khả năng sinh lợi cao có thể bị bỏ qua nếu thời gian thu hồi vốn không như mong muốn của nhà quản trị.
3.4.2 Phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn (The simple rate of return method)
Gọi là phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn bởi vì chỉ tiêu thu nhập sử dụng để tính tỉ lệ sinh lời theo phương pháp này chỉ là thu nhập thuần tuý của kế toán, tức là không xem xét đến giá trị hiện tại của các dòng tiền thu và chi hàng năm gắn liền với thời gian đầu tư cũng như các chi phí phát sinh không liên quan đến sự lưu chuyển thực sự của dòng tiền.
Theo phương pháp này, tỉ lệ sinh lời giản đơn được tính:
 Thu nhập thuần tuý hàng năm
Tỉ lệ sinh lời giản đơn = 
 Vốn đầu tư ban đầu
Hoặc nếu đầu tư với mục đích tiết kiệm chi phí hoạt động, thì:
	 Chi phí tiết kiệm hàng năm - Chi phí khấu hao máy mới
Tỉ lệ sinh lời giản đơn = 
 Vốn đầu tư ban đầu
Để lựa chọn các phương án đầu tư, tỉ lệ sinh lời của các phương án được so sánh với tỉ lệ sinh lời hiện tại của doanh nghiệp hoặc so sánh tỉ lệ sinh lời giữa các phương án khác nhau. Sẽ là ưu tiên với phương án mang lại tỉ lệ sinh lời cao nhất.
 Ta khảo sát ví dụ sau:
Công ty ABC dự tính mua một máy mới cho mục đích tiết kiệm chi phí hoạt động. Các tài liệu dự tính như sau:
 Đơn vị tính: nghìn đồng
 Chỉ tiêu Sử dụng máy cũ Sử dụng máy mới
Chi phí đầu tư mới - 200.000
Giá trị tận dụng máy cũ 25.000 -
Chi phí hoạt động hàng năm 80.000 20.000
Khấu hao máy - 25.000
Ta tính được tỉ lệ sinh lời của máy mới:
 Thu nhập thuần bình quân
 Tỉ lệ sinh lời = 
 Vốn đầu tư
 (80.000.000 - 20.000.000) - 25.000.000
 = 
 200.000.000 - 25.000.000
 = 0,2 hay 20%.
Vậy việc mua máy mới để thay thế máy cũ sẽ được lưa chọn nếu tỉ lệ sinh lời 20% này là cao hơn tỉ lệ sinh lời của vốn hiện tại của doanh nghiệp.
Tóm lại: Nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để phục vụ cho các quyết định về vốn đầu tư dài hạn. Mỗi phương pháp được xây dựng theo những cách đặt vấn đề khác nhau về tính hiệu quả của vốn đầu tư dài hạn và đều có những ý nghĩa nhất định phục vụ cho sự chọn lựa của nhà quản trị. Phương pháp hiện giá thuần và phương pháp tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian là các phương pháp có xem xét đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ trong quá trình tính toán hiệu quả của vốn đầu tư nên được xem là các phương pháp khá hoàn hảo và thường được ứng dụng nhiều trong các quyết định dài hạn. Phương pháp kỳ hoàn vốn tính toán khoảng thời gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư ban đầu, phương pháp này thích hợp cho những doanh nghiệp mà thời hạn thu hồi vốn đầu tư là mối quan tâm hàng đầu do sự hạn hẹp về vốn hoặc để hạn chế rủi ro từ môi trường kinh doanh. Sau cùng, phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn có thể được sử dụng để tính toán và so sánh tỉ lệ sinh lời trên một đồng vốn đầu tư mang lại từ các dự án đang xem xét hoặc so sánh với tỉ lệ sinh lời hiện tại của doanh nghiệp. Quyết định về vốn đầu tư dài hạn thường là các quyết định phức tạp, nhiều phương pháp xem xét vốn đầu tư được xây dựng nhằm tăng cường khả năng lựa chọn của nhà quản trị. 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ke_toan_quan_tri.doc
Ebook liên quan