Giáo trình Lí luận Văn học - Lê Lưu Oanh (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Lí luận Văn học - Lê Lưu Oanh (Phần 2): ...u sâu nội dung tác phẩm3. 12.1.2 Chức năng nghệ thuật của kết cấu 12.1.2.1 Kết cấu là phương tiện khái quát hiện thực Nhờ kết cấu mà các hiện tượng, sự vật, con người được liên kết lại trong một chỉnh thể nhằm thể hiện một nội dung đời sống nhất định. Quê hương trong kỉ niệm của Đỗ Trung Quân là...u. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông: - Ông ơi, đúng là có ...ng tượng là khả năng cấu trúc mới các yếu tố của kinh nghiệm, giúp phá vỡ những giới hạn không gian, thời gian để tạo thành những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ. Có người nói, sáng tạo nghệ thuật là sự tổng hợp bất thường những tài liệu bình thường cũng là nói ý đó. Hình tượng nghệ thuật, về bản chất...

pdf107 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Lí luận Văn học - Lê Lưu Oanh (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Tổ quốc ở xa xôi hóa ra như là trừu tượng. Đây là một cuộc sum họp, đây
là một sự tái sinh”.
Trong bút kí văn học, tác giả thường khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tô
đậm những phát hiện, nhận thức riêng của mình, tác động đến độc giả. Bút kí có thể thiên
về khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống (chú ý nhiều đến việc sử dụng các biện
pháp nghệ thuật: xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tố liên tưởng, trữ tình... để điển
hình hóa những tính cách), hoặc thiên về chính luận (mô tả các hiện tượng đời sống một
cách chính xác, sinh động, kèm theo những nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật,
phân tích, đánh giá cuộc sống được mô tả; sử dụng yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước).
Trong bút kí Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (viết năm 1965), Thép Mới thể hiện
niềm tự hào về dân tộc:
“Nói đến Việt Nam ngày nay, bạn nước ngoài nghĩ ngay đến tên Hồ Chí Minh. Sau tên
quý yêu của lãnh tụ ta còn có một danh từ Việt Nam nữa mà người ở khắp thế giới vào nửa
cuối thế kỉ XX này khá thuộc. Đối với đồng chí, anh em thân và bạn xa gần, danh từ đó bát
ngát một niềm tự hào chung. Nó vang lên như kèn xung trận, hát mãi ngợi chào tự do, sáng
như cả một rừng hoa ban và thơm mãi như hương lúa đồng quê, như cốm mới, như đời đời
máu của chúng ta thơm thắm. Đối với kẻ thù, cả bầy sói lang thực dân, đế quốc và lũ rắn
rết, giòi bọ tay sai của chúng, tên đó vẫn làm choáng óc và nghe bi ai như một hồi chuông
nguyện báo giờ gần đất xa trời.
Điện Biên Phủ! Danh từ Việt Nam đó là ba chữ: Điện Biên Phủ ”.
Khi tác phẩm nghiêng về yếu tố trữ tình, bút kí có hướng chuyển sang tùy bút. Ví dụ:
Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường với nhịp điệu... hết sức
chậm rãi... nghiêng hẳn về chất thơ thi vị, ngọt ngào10.
9Trần Đình Sử. Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1996, trang 253
10Trần Đình Sử. Lí luận và phê bình văn học (sách đã dẫn), trang 255
203
17.2. Phân loại kí
17.2.3 Phóng sự
Phóng sự là loại kí ghi chép kịp thời một vấn đề có ý nghĩa thời sự với một địa phương hay
toàn xã hội. Phóng sự được sáng tác nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng về
một vấn đề, một hiện tượng xã hội nào đó. Phóng sự rất xác thực trong việc ghi chép, phản
ánh sự việc và chi tiết đời sống đang diễn ra hay vừa kết thúc, nhưng có khuynh hướng rõ
rệt trong việc nêu bật thực chất và xu thế vận động, phát triển của vấn đề. Để trình bày
một cách trung thực, khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời nêu bật một
kết luận, đề xuất những vấn đề xã hội nhất định, người viết phóng sự thường sử dụng những
biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn ghi chép tại chỗ, các phương tiện ghi
âm, ghi hình... Sự phân biệt phóng sự báo chí hay phóng sự văn học tùy thuộc ở mức độ sử
dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình
ảnh, hướng vào thế giới nội tâm của nhân vật...
Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng lại dõi theo cuộc hành hương của
những đoàn nông dân rách rưới, lam lũ, bị xua đuổi khỏi làng quê bởi đủ thứ tai hoạ: nạn
bão lụt, hạn hán, nạn sưu cao thuế nặng, nạn quan lại cường hào, nạn đình đám xôi thịt...,
chẳng quản mưa nắng, đói khát, đến bước về thành phố - vùng ánh sáng rực rỡ đêm đêm
vẫn hiện lên ở phía chân trời - mong tìm được công ăn việc làm và miếng cơm manh áo ở
chốn “thiên đường” ấy; để rồi tự biến mình thành món: “hàng tươi sống” rẻ mạt, phải nằm
ngồi trên những cống rãnh, rác rưởi sặc mùi cá thối, mùi phân, nước tiểu, đờm dãi, mùi bùn
và rêu lưu niên. Thành phố vẫy gọi họ đến với nó chỉ để “chết đói một lấn thứ hai sau khi bỏ
cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho bọn trẻ đực vào Hoả Lò với một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm”.
Tác giả cũng nhập sâu vào mọi ngõ ngách đời sống thị dân Hà Nội ngày trước, phát hiện,
phơi bày thủ đoạn xảo quyệt của những mụ chủ nơi chợ bán người; bao tấn bi hài kịch thầm
kín giữa bố và con, vợ và chồng, chủ và tớ, phân tích và lí giải nhiều hiện tượng xã hội một
cách sắc sảo, khiến người đọc phải “hãi hùng kinh ngạc về loài người”. Trong văn học hiện
đại, nhịp độ chuyển biến của xã hội rất đa dạng, gấp gáp, phóng sự vẫn là một tiểu loại kí
nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng bạn đọc11.
17.2.4 Du kí
Có thể hiểu du kí là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời,
những cảm nhận suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn, du lịch. Du kí
phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân
người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, những nơi mọi người
ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức của du kí rất da dạng, có thể là ghi chép, nhật kí,
thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại thông tin, tri thức và cảm xúc tươi mới về phong cảnh,
phong tục, dân tình của xứ sở còn ít người biết đến, làm giàu cho nhận thức, kinh nghiệm,
tình cảm của người đọc. Ví dụ: Hành trình quá ba bể của nhà văn Nga Niculin viết về Ấn
Độ thế kỉ XV, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Kí (1881); những thưởng
ngoạn, nhận xét về danh lam thắng cảnh đất nước: Bao Thiên sơn kí của Vương An Thạch
đời Tống, Bút kí tháp Linh Tế núi Dục Thúy của Trương Hán Siêu, Bài kí chơi núi Phật
Tích của Nguyễn án; các tác phẩm có tính chất du kí như: Nhị Thanh kí sự, Song Tiên sơn
11Lí luận văn học, Hệ Cao đẳng (sách đã dẫn), trang 258-60
204
17.2. Phân loại kí
động kí, Nhị Thanh động nội sóng kí của Ngô Thì Sĩ; nhiều tác phẩm tùy bút của Nguyễn
Tuân cũng đậm màu sắc du kí...
Tác giả du kí thường bộc lộ nỗi niềm say mê sơn thuỷ, thú phiêu lưu, khát khao tìm hiểu,
khám phá của mình. Ngô Thì Sĩ bộc bạch hồn nhiên: “Khi công việc rảnh rỗi tôi đi xem xét
hỏi han dân tình, phong tục. Nhân có được thung dung giữa chốn núi khe tìm chỗ sâu, trèo
chỗ hiểm, không nơi nào không đến, mỏi mệt mới về ” (Nhị Thanh kí sự), “Tôi ham thích
suối đa, nghe nói trong vùng có cảnh đẹp thì chưa từng vì ngại lam chướng, sự hiểm xa mà
không đến chơi mỏi mới về ” (Song Tiên sơn động kí ); “Núi may mà gặp tôi, cùng nhau lui
tới đã lâu, tưởng núi cũng “nghiện người”, chả phải chỉ mình tôi nghiện núi ” (Quan lan kí
sự). Với Nguyễn Tuân, ham thích “đi”, khao khát tìm hiểu càng cháy bỏng, như đã thành
“bệnh”...
Du kí gắn với khả năng quan sát, phát hiện, với độ xa rộng của tầm nhìn và trí tưởng
tượng kì thú của tác giả. Quả thật ruộng đồng sông núi những chốn danh lam thắng cảnh
đã độc đáo, đặc sắc, với các tác phẩm du kí lại càng trở nên đẹp đẽ, hữu tình. Đây là phong
cảnh động Nhị Thanh dưới ngòi bút Ngô Thì Sĩ: “Núi mở ra hai cửa, giống như hình cửa
ống của La Thành, nghĩ rằng bên trong có rất nhiều cảnh trí đẹp, tôi sai đóng ngựa tới chơi.
Đến nơi thấy trong hai cửa đều có động. Động thứ nhất thế đất nổi cao lên, trong có thạch
nhũ rủ xuống, hai bên tả hữu thường có lỗ thông ánh mặt trời. Men theo mà lên lại thấy
một động nhỏ thành một quy mô riêng. Động thứ hai thấp hơn có một dòng nước từ trong
hang núi quanh co chảy ra làm thành một con suối rồi đọng lại thành ao, nước xanh biếc
trong suốt có thể soi gương được. Chỗ đất cao đục một hốc đá, bắc thang tre dài hai trượng
thì có thể lên được. Hốc đá rộng vừa bằng chiếc chiếu, trên như bành voi che lọng, cửa như
bình phong, vách đá như khám thờ. Cúi xuống ngẩng lên nhìn đều đẹp...” (Nhị Thanh kí sự).
Nhiều tác phẩm kí Nguyễn Tuân đã soi rọi ánh sáng mới, cách hiểu mới, ý nghĩa mới không
chỉ cho những cảnh vật ta chỉ biết qua tác phẩm của ông, mà cả với những điều ta dã từng
biết đến quen thuộc mà chưa hề khám phá để có cách nhìn, cách hiểu như tác giả (Sông Đà,
Cửa Đại, Cô Tô, Vĩnh Linh - đất lửa, thậm chí là cả Một ít lịch sử Hà Nội...). Tác phẩm du
kí có yếu tố thuật, kể, miêu tả, có nhiều chi tiết kì thú, bất ngờ, nhưng cũng thường đậm
chất trữ tình12.
17.2.5 Hồi kí
Đặc điểm nổi bật của hồi kí là ở chỗ chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, người đã
sống, đã trải nghiệm và là nhân vật chính. Hồi kí có thể viềt về một giai đoạn quan trọng
của đời người, hoặc viết về một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc như Nhớ lại và
suy nghĩ (Giucốp), Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp). Nhưng hồi kí
cũng có thể là những chuyện đời tư, cá nhân, thường là của những người có phần nào nổi
tiếng. Trong hồi kí, tính xác thực cũng là một tiêu chuẩn quan trọng.
17.2.6 Tùy bút
Đây là loại kí thiên về trữ tình. Nhà văn tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy
tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày... “Tùy bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc
tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể
12Lí luận văn học, Hệ Cao đẳng (sách đã dẫn), trang 255-265
205
17.2. Phân loại kí
và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng”13.
Nét nổi bật của tùy bút so với các loại kí khác là những chi tiết về con người và sự kiện cụ
thể, có thực được ghi chép trong tác phẩm thường chỉ là cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc,
suy tư và nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống. Mỗi tác phẩm tùy bút
có giá trị thường đem lại cho người đọc một điều gì đó mới mẻ trong cách nhìn nhận, phát
hiện và lí giải các hiện tượng của đời sống. Yếu tố đóng vai trò thống nhất tổ chức của tác
phẩm, chi phối việc phản ánh trung thực cuộc sống, con người, chi phối ấn tượng và sức tác
động của tùy bút là chất trữ tình, những yếu tố suy tưởng, triết lí, chính luận là mạch tư
tưởng của tác giả. Cái hay của tùy bút là qua tác phẩm làm hiện lên một nhân cách, một
chủ thể uyên bác, sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm hồn, trí tuệ.
Cấu trúc của tùy bút nói chung ít bị ràng buộc, câu thúc bởi trình tự diễn biến của sự
việc hay quan hệ của những con người ngoài đời thực. Trong tùy bút, sự kiện khách quan
thường không được trình bày liên tục do sự xen kẽ của các cảm xúc chủ quan, các yếu tố
trữ tình của người viết, hoặc vì những sự kiện đó được khai thác từ nhiều địa điểm và thời
gian khác nhau tùy theo dòng liên tưởng, suy tưởng của tác giả, nhăm triển khai một cảm
hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Người viết tùy bút phải làm nổi bật trong
tác phẩm bản lĩnh riêng, cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc sống, con người.
Ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ. Tác giả tùy bút thường dùng
hàng loạt từ đồng nghĩa để vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng về những sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống. Cùng nói về một hạt cát lọt vào lòng trai biển, Nguyễn Tuân đã
dùng đến hàng chục cách gọi: hạt cát, hạt bụi biển, cái bụi bậm khách quan, cái hạt buốt
sắc, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình con, một vết thương lòng... (Tờ hoa). Câu văn tùy
bút thường giàu nhịp điệu, âm điệu hài hòa, trầm bổng. Chẳng hạn, một đoạn trong tùy
bút Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành: “Có gì đây đang trào dậy trong lòng tôi,
như một linh cảm mơ hồ, như một hơi men say, một con sóng ngầm xao động ở tận chỗ sâu
kín nhất của tâm hồn (...). Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của
đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại,
đứng im không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát
người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát, như cánh cò trên cánh đồng
lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có
lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những
con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng...”.
Mỗi tác phẩm tùy bút thường rất độc đáo về cả màu sắc thẩm mĩ và phong cách biểu
hiện, cần phải được cảm nhận, phân tích cụ thể14.
17.2.7 Tản văn
Tản văn là một thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể xếp vào thể kí. Nó không đòi
hỏi phải có một cốt truyện đầy đủ hay phải sáng tạo những nhân vật hoàn chỉnh. Cấu tứ
tác phẩm được triển khai từ một vài tín hiệu thẩm mĩ đóng vai trò trung tâm trong thế
giới nghệ thuật. Đó có thể là những hình ảnh, chi tiết hoặc một hiện tượng đời sống cụ thể.
Những tín hiệu thẩm mĩ này là điểm hội tụ toàn bộ nội dung tư tưởng và vẻ đẹp nghệ thuật
13Từ điển bách khoa văn học, Dẫn theo Vương Trí Nhàn, Nguyễn Tuân và thể tùy bút, Tạp chí Văn học, số 6, 1997, trang 32
14Lí luận văn học, Hệ Cao đẳng, Sách đã dẫn, trang 258-60
206
17.2. Phân loại kí
của tác phẩm. Người viết tản văn thường lựa chọn vài ba nét từ chất liệu đời sống, nương
vào đó để bày tỏ thế giới nội tâm, những suy cảm của mình về thế giới. Ví dụ, từ một chiếc
que cời bếp có thể nghĩ về những cuộc đời lam lũ, thầm lặng, bình dị của bao người (Chiếc
que cời - Băng Sơn); bát cháo trắng ăn với củ cải muối có thể khơi dậy bao tình cảm gia
đình, tình cảm quê hương (Ăn cháo Tiều - Lí Lan). Với sự tiết chế chất liệu như vậy, những
chi tiết xuất hiện trong tản văn thường rất tinh lọc, hàm súc, giàu sức gợi.
Kết cấu tác phẩm tản văn không lệ thuộc vào sự sắp đặt sự kiện, nhân vật mà dựa trên
mối tương liên giữa các hình ảnh, chi tiết. Quan hệ giữa chúng là quan hệ liên tưởng; quan
hệ này thống nhất những điều tưởng như rời rạc, tản mạn, ngẫu hứng trong một trường
nghĩa. Ví dụ, trong Tờ hoa (Nguyễn Tuân) những chi tiết tổ ong, hành trình làm mật của
con ong, hạt cát, quá trình làm ngọc của con trai biển và công việc của người sáng tạo văn
chương có một sự gắn kết dựa trên quan hệ tương đồng. Để làm nổi rõ khuynh hướng tư
tưởng, ngoài việc thiết lập những mối tương liên này, tản văn thừa nhận sự “can dự” của chủ
thể lời như một cách tạo nghĩa cho tác phẩm. Vì thế trong lời văn thường xuất hiện những
đoạn phẩm bình, thuyết minh, bày tỏ trực tiếp quan niệm của người viết. Trong Con gà đất
của tôi, Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về những đồ chơi dân dã thuở ấu thơ. Tác giả không chỉ
giới thiệu về những món đồ chơi của tuổi thơ một thời, đặc biệt là con gà trống nặn bằng
đất sét, mà còn cho thấy một cách nhìn, một cách cảm nhận về chúng: “Bây giờ tôi hiểu ra,
những đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi chính tính mong manh của chúng”, “những đồ
chơi dân gian kia, vốn dĩ chất phác thôi, nhưng đã từng truyền cho tôi hơi thở sâu dày ngàn
vạn năm của điều mà ta gọi là văn hóa dân tộc”. Chính sự bày tỏ này đã xác định khuynh
hướng tư tưởng của người viết, khơi sâu ý nghĩa cho những chi tiết nghệ thuật trong tác
phẩm.
Ở tản văn, có một loại nhân vật trung tâm đóng vai chủ thể lời nói nghệ thuật, thường
đưa ra những kiến giải, phát biểu những cảm nghĩ riêng đối với vấn đề đang được đề cập;
nhân vật này thường mang bóng dáng của tác giả, là phiên bản của tác giả. Người viết tản
văn thường coi trọng nguyên tắc tự biểu hiện, do đó họ có xu hướng lấy ngay sự sống của
mình ra làm chất liệu xây dựng tác phẩm. Đọc tản văn Tản Đà, Nguyễn Tuân, Mai Văn
Tạo, Lí Lan, Nguyễn Ngọc Tư... ta đều có thể nhận thấy dấu vết cuộc đời của người viết
trên từng trang sách. Đây là thể loại mà nhà văn biểu hiện rõ nhất bản tướng của con người
mình trong những cách nghĩ, cách cảm, cách nhìn riêng độc đáo, bất ngờ, đầy ngẫu hứng.
Điều đáng chú ý là người viết tản văn thường có tâm thế nhàn tản, viết để chơi, không nhằm
bút chiến. Tản văn thích hợp với sự ngâm ngợi, chiêm nghiệm. Vì vậy, giọng điệu thường là
giọng chuyện trò, tâm sự.
Tản văn là thể loại rất tự do trong cách thức biểu hiện. Nó có thể kết hợp nhiều kiểu loại
chi tiết: chi tiết liên quan đến những đối tượng, những thông tin có thực, cụ thể, chính xác;
những cứ liệu, số liệu xác thực; chi tiết mang tính hư cấu, kì ảo, hoang đường... Tản văn
cũng vận dụng các thủ pháp của các loại hình nghệ thuật khác như đối thoại trong kịch, ám
dụ trong ngụ ngôn, lập thể trong hội họa... Tản văn có sự kết hợp các thao tác tự sự, trữ
tình, nghị luận. Tính chất tự do trong cách thức biểu hiện một mặt đem lại cho người viết
nhiều cơ hội phá cách cho ngòi bút, mặt khác tạo cho bản thân thể loại một sức cuốn hút
do có độ co giãn, dễ thích ứng và giàu khả năng tạo ra cái mới.
Tản văn có nhiều loại hình khác nhau: tản văn triết luận, tản văn hồi tưởng, tản văn cảm
207
17.3. Hướng dẫn học tập
thời... Tản văn mỗi loại hình khác nhau có những đặc điểm riêng về cấu tứ, về nội dung tư
duy thẩm mĩ.
***
Thực ra, các cách phân chia này không phải hoàn toàn tối ưu. Có những tác phẩm có
thể xếp vào loại này hay loại khác. Điều đó phụ thuộc vào nội dung cơ bản của tác phẩm
nghiêng về hướng nào.
17.3 Hướng dẫn học tập
Kiến thức cần nắm vững
1. Đặc điểm của kí văn học:
∙ Kí văn học là một loại tự sự.
Xếp kí vào loại tự sự là căn cứ vào phương thức tiếp cận đời sống trong kí là phương
thức khách quan, miêu tả, kể lại và ghi chép về những điều xảy ra bên ngoài tác giả và
xác định nguyên tắc tổ chức tác phẩm: có nhân vật, có sự kiện và có khi có tác phẩm
kí có cốt truyện. Tuy nhiên, kí là một loại tự sự đặc biệt.
∙ Xếp kí vào loại tự sự đặc biệt là vì:
– Tính xác thực: Kí thường viết về người thật, việc thật.
– Kí tập trung phản ánh những vấn đề xã hội của con người.
– Tính chất, phạm vi, mức độ hư cấu của kí khác với tiểu thuyết, truyện vừa, truyện
ngắn. Nếu ở các thể loại trên nhân vật và sự kiện do nhà văn hư cấu thì nhân vật,
sự kiện trong kí lại nói về người thật, việc thật. Tính chất hư cấu của kí là ở chỗ
người viết kí biết sắp xếp, biết lựa chọn các chi tiết, biết bồi bổ thêm những vấn
đề thấy cần thiết để làm cho con người và sự kiện được miêu tả, được thể hiện một
cách trọn vẹn.
– Nhân vật trần thuật trong kí thường là chính tác giả. Vì vậy, khuynh hướng của
tác phẩm kí biểu hiện một cách rất cụ thể khen hoặc chê, yêu hoặc ghét, khẳng
định hay phủ định phân minh, rạch ròi.
2. Cần nắm vững các thể loại kí:
∙ Kí sự: ghi chép, mô tả thiên về những sự kiện.
∙ Bút kí: không chỉ thể hiện xác thực sự kiện con người mà còn bộc lộ rõ những quan
điểm và cảm xúc cá nhân
∙ Hồi kí: ghi chép về chính cuộc đời tác giả
∙ Du kí: ghi chép và cảm xúc nhân một cuộc du ngoạn
∙ Tùy bút: ghi chép miên man theo dòng cảm xúc
∙ Tản văn: ghi chép về những điều nhỏ nhặt nhưng có ý vị triết lí nhân sinh
208
17.3. Hướng dẫn học tập
Câu hỏi
1. Nêu những đặc điểm cơ bản của kí văn học?
2. Nêu tóm tắt đặc điểm của các thể kí. Cho ví dụ.
Bài tập
1. Qua tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của
mình về những vấn đề sau đây:
a. Nhân vật chị Út Tịch khác với nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa và
kịch ở chỗ nào?
b. Kí văn học có hư cấu nghệ thuật không?
c. Tại sao tác phẩm này lại gọi là truyện kí?
2. Tác phẩm Sống như Anh của Trần Đình Vân thuộc thể loại nào của kí?
Câu chuyện về người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được chị Quyên kể lại. Vậy vai
trò của tác giả trong truyện kí này thể hiện ở những phương diện nào?
Tài liệu tham khảo
(Chung cho cả môn học)
1. Arixtôt. Nghệ thuật thơ ca. Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, Hà Nội, 1970
2. M. Bakhtin. Những vấn đề văn học và mĩ học. Nxb Văn học - Nghệ thuật, Matxcơva, 1975
3. I. Bôrep. Mĩ học. Nxb Văn học - Nghệ thuật. Matxcơva, 1975
4. Hà Minh Đức. Kí viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nxb Quân
đội nhân dân. Hà Nội, 1980
5. M. Gorki. Bàn về văn học. Nxb Văn học. Hà Nội, 1965
6. N. A. Gulaiép. Lí luận văn học. Nxb Đại học và THCN. Hà Nội, 1982
7. V. I. Lênin. Về văn học nghệ thuật. Nxb Văn học, Hà Nội, 1976
8. Phương Lựu, Trần Đình Sử. Lí luận văn học. 3 tập. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1985
9. C. Mác, F. Ăngghen, V. I. Lênin. Về văn học nghệ thuật. Nxb Sự thật. Hà Nội, 1962
10. Nhiều tác giả. Giáo trình Lí luận văn học, hệ Từ xa đào tạo giáo viên Văn THCS. Nxb
ĐHSP HN, 2006
11. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức. Thơ ca Việt Nam (hình thức thể loại). Nxb Khoa học
xã hội. Hà Nội, 1971
12. G. V. Plêkhanốp. Nghệ thuật và đời sống xã hội. Nxb Văn hóa - Nghệ thuật. Hà Nội,
1963
13. L. I. Timôphêep. Nguyên lí lí luận văn học. Nxb Văn học. Hà Nội, 1962
14. N. G. Tsecnưsepxki. Quan hệ thẩm mĩ giữa nghệ thuật và hiện thực. Nxb Văn hóa - Nghệ
thuật. Hà Nội, 1962
15. A. Xâytlin. Lao động nhà văn. Nxb Văn hóa. Hà Nội, 1968
16. Lưu Hiệp. Văn tâm điên long. Nxb Văn học. Hà Nội, 1999
209

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_li_luan_van_hoc_le_luu_oanh_phan_2.pdf