Giáo trình Logic học đại cương - Nguyễn Thúy Vân
Tóm tắt Giáo trình Logic học đại cương - Nguyễn Thúy Vân: ...h khi phải đồng thời thoả mãn hai điều kiện: Thứ nhất, khái niệm dùng để định nghĩa và khái niệm được định nghĩa phải nằm trong quan hệ mâu thuẫn. 57 Thứ hai, nội hàm của khái niệm dùng để định nghĩa đã được làm rõ bằng định nghĩa khẳng định. Ví dụ: trong luật học, có định nghĩa về tài ...ối tượng khác. 102 Thứ hai, các đối tượng luôn vận động, biến đổi; bản thân chúng có nhiều hình thức thể hiện trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tư duy khi phản ánh đối tượng phải ý thức được nó đang phản ánh đối tượng ở hình thức nào, ở giai đoạn phát triển nào, chứ không đượ...B Học chăm chỉ. A ---- Điểm thi sẽ tốt B Thứ hai là modus tollens – phủ định hệ quả để phủ định điều kiện. Ví dụ: Nếu học chăm chỉ, thì điểm thi sẽ tốt. A B Điểm thi không tốt . 7B ---- Học không chăm. 7A Sở dĩ chỉ có 2 modus này là đúng, vì xét đến cùng tính đúng đắn của chúng được ...
ợc đặt ra như sau: nếu dữ kiện được ghi nhận tương thích với lý thuyết, còn lý thuyết lại là sự khái quát của nó, thì tại sao lại có thể có mâu thuẫn giữa chúng. Có thể tìm câu trả lời theo các cách sau. Các khả năng của lý thuyết không phải là hạn hẹp đến mức để, như nhà phương pháp luận khoa học nổi tiếng I. Lakatôs nói, trở thành “nhà tù của các khái niệm”. Lý thuyết đang phát triển luôn là hệ thống mở, có động lực và nguồn nội lực để mở rộng các ranh giới của mình, để lôi cuốn vào vùng ảnh hưởng của mình “những vật thể lạ”. Tính đa dạng của ngôn ngữ lý thuyết cho phép nhà nghiên cứu cuốn hút thêm những dữ liệu mới, mà tạm thời chưa khuôn vào được những quan niệm lý thuyết đang có. Khi một lý thuyết không còn thực hiện được các chức năng nhận thức luận của mình đối với những dữ kiện mới nữa, sẽ bị nghi ngờ về tính đúng đắn tuyệt đối và 188 phổ biến của nó, nhưng không phải là bị nghi ngờ về sự vô dụng hoàn toàn hay sai lầm tuyệt đối của nó. Những ranh giới phát triển và ứng dụng của nó đã được xác lập, mà chỉ có trong đó nó vẫn còn đảm đương có hiệu quả các chức năng nhận thức luận. Ví dụ, hình học Ơcơlit không mất đi giá trị của mình đối với không gian ba chiều, mặc dù đã khám phá ra những hình học phi Ơcơlit, mà hình học Ơcơlít chỉ là trường hợp riêng của chúng. Trong thế giới các vật thể vĩ mô thì cơ học Niutơn cũ kỹ vẫn phục vụ tốt cho loài người. Vẫn không có một học thuyết kinh tế nào có thể mô tả kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản “hoang sơ” chính xác hơn hay chí ít là được bằng như học thuyết của C. Mác, mặc dù ngày nay đã có không ít các lý thuyết kinh tế hiện đại hơn. Lý thuyết kiểu ấy khác biệt với những lý thuyết khác bởi tính định hình đã xong xuôi của nó, và sự phát triển tiếp theo của nó chỉ đi theo chiều rộng, nhờ việc xem xét những khách thể đã biết về nguyên tắc, đồng dạng hay tương tự về phẩm chất với đối tượng của nó. Trong khi đó thì những dữ kiện mới lại đòi có luận giải riêng cho chúng. Sự thiếu hụt một luận thuyết tương ứng có thể giải thích thoả đáng những dữ kiện mới biểu thị tình trạng khủng hoảng của khoa học. Những tìm tòi được bắt đầu để thoát khỏi tình trạng ấy luôn chứng tỏ, khoa học lại bước vào thời kỳ phát triển về chiều sâu, có những hình thức đặc trưng cho nó – trước hết là nhận ra vấn đề và nhiệm vụ. Như vậy, con đường để xây dựng một lý thuyết khoa học, đi tới chân lý tất yếu phải trải qua giai đoạn đặt nhiệm vụ và nêu vấn đề. Nhiệm vụ khoa học là vấn đề khoa học phải giải quyết, và phải được đặc trưng bằng sự đầy đủ các phương tiện cần cho sự giải quyết nó. Còn nếu như phương tiện cho việc giải quyết vấn đề nêu ra là chưa đủ, thì nó chỉ được gọi là vấn đề khoa học (như vậy nhiệm vụ chỉ được đặt ra khi đã hội đủ các điều kiện và phương tiện giải quyết nó, còn nếu chưa thể giải quyết được thì điều đặt ra là vấn đề khoa học đang để ngỏ). Cũng như cấu trúc của bài toán, cấu trúc của nhiệm vụ và vấn đề gồm có: a/ điều chưa biết (điều cần tìm); b/ điều đã biết (điều kiện và các tiền đề của nhiệm vụ hay vấn đề). Cái chưa biết gắn bó hữu cơ với cái đã biết. Cái đã biết, thứ nhất, chỉ ra 189 những dấu hiệu, mà cái chưa biết cần phải có và, do vậy, ở mức độ nhất định vạch ra nội dung của cái chưa biết, thứ hai, ghi lại miền của cái chưa biết – lớp các đối tượng, mà trong đó có cái chưa biết, tức là thông báo về ngoại diên của nó. Như vậy là cái chưa biết ở nhiệm vụ hay ở vấn đề không tuyệt đối là cái chưa biết. Nó thực ra là cái gì đó, mà ta đã đôi điều biết về nó, và những tri thức ấy thể hiện là cái định hướng và phương tiện cho sự tìm tòi tiếp theo. Các mâu thuẫn giữa lý thuyết và các dữ kiện là động lực chính làm xuất hiện trong khoa học những vấn đề và nhiệm vụ. Chính ở nghĩa này mà triết gia Popper cho rằng, một lý thuyết chỉ được xem là khoa học khi chứa đựng những yếu tố tự phủ định nhằm tạo điều kiện cho lý thuyết mới ra đời. Sự hiện hữu của mâu thuẫn ấy có thể xác định như trạng thái tiền vấn đề của các tri thức khoa học. Đầu tiên là vấn đề, còn sau đó là nhiệm vụ chỉ nảy sinh khi xuất hiện nhu cầu loại trừ mâu thuẫn. Sau khi vấn đề khoa học hoặc nhiệm vụ giải quyết vấn đề ấy đã được đặt ra thì công cuộc tìm kiếm lời giải cho nó cũng bắt đầu. Tại giai đoạn phát triển này của tri thức khoa học thì vị trí trung tâm thuộc về giả thuyết. 2. Bản chất và đặc điểm của giả thuyết Giả thuyết là sự giải quyết giả định một vấn đề nào đó. Cả câu trả lời chân thực hiển nhiên đã có, lẫn câu trả lời hiển nhiên giả dối đều không thể là giả thuyết. Giá trị lôgíc của nó nằm đâu đó ở khoảng giữa chân thực và giả dối và có thể tính được nhờ các định luật lý thuyết xác suất. Do vậy mà giả thuyết luôn được cấu trúc dưới dạng một, hay một phức hợp các phán đoán khả năng dạng: “S có thể là P”. Tuy nhiên, vấn đề mà giả thuyết khoa học đề cập đến phải liên quan đến bản chất, nguyên nhân hay những mối liên hệ mang tính quy luật của một hiện tượng nào đó mà khoa học ấy quan tâm khám phá. Như vậy, giả thuyết là một loại hình tri thức. Giả thuyết có một số đặc điểm cơ bản sau: 190 2.1. Giả thuyết cũng là một hình thức của tư duy hoạt động có mục đích, nó xuất hiện do nhu cầu nhận thức, đánh giá, nhận định, luận giải về các sự kiện thực tiễn. Hoạt động của con người là có mục đích. Trong cuộc sống cũng như trong nghiên cứu khoa học con người luôn phải đối mặt với sự chọn lựa, mà để lựa chọn được đúng và đưa ra quyết định hợp thời thì phải nhận thức chính xác bản chất hiện thực. Song khả năng con người ở thời điểm và không gian xác định không phải là vô biên cho nên không thể nhận thức được ngay một lúc tất cả chân lý khách quan. Chính vì vậy nhằm giúp cho việc lựa chọn dựa trên những tri thức đã có, những tri thức nhận được do quan sát, làm thí nghiệm về đối tượng, tư duy đưa ra dự báo giải thích về nguyên nhân, bản chất, quy luật vận động và phát triển của nó nhằm định hướng hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. 2.2. Mọi giả thuyết đều được xây dựng trên cơ sở liên kết những cái đã biết với những cái chưa biết. Giả thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các lý thuyết khoa học. Giả thuyết là giả định có căn cứ, không mâu thuẫn với những dữ kiện đã được xác lập một cách khoa học về các nguyên nhân gây ra một số sự kiện, hiện tượng xác định, về các hình thức liên hệ giữa các hiện tượng. Giả thuyết là hình thức chuyển tiếp từ chưa biết đến tri thức, từ nhận thức các sự kiện đến nhận thức các mối liên hệ, các tính quy luật tất yếu, đến việc hình thành lý thuyết khoa học, bước chuyển tiếp từ một lý thuyết biểu hiện một trình độ tri thức xác định của con người ở một lĩnh vực tương ứng nào đó sang lý thuyết khác với trình độ tri thức cao hơn. 2.3. Trong khoa học cũng hay có những giả định, mà chưa thể được luận chứng hợp lý ở trình độ phát triển hiện thời của khoa học và thực tiễn xã hội, và vì thế chúng thể hiện ra dưới dạng phỏng đoán. Và chỉ sau đó, theo đà tích luỹ tài liệu thực nghiệm và lý luận tương ứng, chúng mới dần được chuyển thành các giả thuyết được luận chứng khoa học, và sau đó – thành các lý thuyết khoa học, nếu như tính chân thực của chúng có được sự chứng minh lý thuyết và thực tiễn toàn diện. Ví dụ điển hình của phỏng đoán thiên tài là giả định của các nhà tư tưởng Hy lạp cổ đại về cấu tạo nguyên tử của vật chất. Điều kiện chính mà giả thuyết khoa học cần phải thoả mãn là tính có căn cứ của nó. Giả thuyết cần phải có tính chất ấy không phải ở cái nghĩa của tính 191 chứng minh được của nó. Vì rằng, giả thuyết được chứng minh - đó đã là một phần đáng tin cậy của lý thuyết nào đó. 3. Phân loại giả thuyết 3.1. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu giả thuyết được chia thành: - Giả thuyết chung là giả thuyết về một lớp sự vật, hiện tượng được lấy trong toàn bộ tính chỉnh thể vẹn toàn của nó. Trên cơ sở các dữ kiện khoa học người ta đưa ra những phán đoán về nguyên nhân hay quy luật vận động, phát triển của cả lớp sự vật, hiện tượng đó. Giả thuyết chung thường được đưa ra nhằm giải thích các hiện tượng mang tính phổ quát trong một phạm vi thời gian, không gian rộng lớn. Ví dụ: giả thuyết vụ nổ lớn về sự hình thành vũ trụ, giả thuyết về các nền văn minh ngoài trái Đất, dự báo của C. Mác về một khoa học thống nhất trong tương lai, là những giả thuyết chung. - Giả thuyết riêng là những giả thuyết về nguồn gốc, nguyên nhân, quy luật của một bộ phận hay một đối tượng riêng rẽ, một mặt, một khía cạnh riêng nào đó của đối tượng. Giả thuyết riêng thường gắn với các sự vật, hiện tượng cụ thể mang tính cá biệt. Ví dụ, ý kiến của C. Mác và Ph. Ănghen về phương thức sản xuất châu á và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước lạc hậu, kém phát triển. Tuy nhiên, cũng như mọi sự phân chia, việc phân chia giả thuyết nêu trên chỉ là tương đối. Trong một giới hạn nhất định của nhận thức và thực tiễn, một giả thuyết được coi là chung, nhưng trong phạm vi các quan hệ khác nó lại được coi là ngược lại. 3.2. Dựa vào mục tiêu nhận thức giả thuyết được chia thành: - Giả thuyết hoàn chỉnh là giả định toàn bộ cuối cùng ở đích mà mọi nỗ lực nhận thức của con người về bản chất, quy luật của đối tượng phải hướng tới để luận chứng hoặc bác bỏ. Các ví dụ vừa nêu trên đều là những ví dụ về giả thuyết loại này. - Giả thuyết trung gian là những giả định bổ trợ thường được nêu ra ở giai đoạn đầu của quá trình đưa ra giả thuyết, chúng mang tính tạm thời, mỗi một trong chúng 192 góp phần làm rõ một mặt, một khía cạnh nào đó của đối tượng mà giả thuyết toàn bộ hướng vào luận giải. Việc luận chứng lần lượt cho từng giả thuyết trung gian là các bước tiến dần đến luận chứng cho giả thuyết toàn bộ. Mỗi giả thuyết trung gian xác thực là góp thêm phần xác thực cho giả thuyết toàn bộ. 4. Xây dựng giả thuyết Xét trong toàn bộ quá trình xây dựng một lý thuyết khoa học nào đó, thì giả thuyết không là khởi đầu của quá trình hình thành lý thuyết. Trước khi định hình một giả định nào đó có căn cứ khoa học, thì trước đó đã phải có tích luỹ sơ bộ những dữ liệu thực nghiệm và lý luận cần thiết cho điều đó. Vì rằng, không phải mọi giả định tuỳ ý nào đó đều có thể là giả thuyết, thực ra chỉ có giả định, mà, thứ nhất, hoà hợp được với những luận điểm đã được xác lập một cách khoa học trong lĩnh vực tri thức tương ứng, và, thứ hai, xác suất chân thực của luận điểm ấy tương đối đủ lớn. Trước khi phát biểu được điều gì đó về bản chất các hiện tượng, về tính chất các mối liên hệ và các tính quy luật của chúng, cần phải nghiên cứu chúng một cách cẩn trọng, nhận diện được các nét đặc trưng của chúng, nghiên cứu các hoàn cảnh nảy sinh ra chúng, mối liên hệ với các hiện tượng khác v. v.. Chỉ có sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các hiện tượng ấy nhà khoa học mới có thể đặt ra giả định ít nhiều được luận chứng, rồi trên cơ sở đó mới xây dựng giả thuyết. Như vậy việc xây dựng giả thuyết bất kỳ sẽ phải trải qua hai giai đoạn: - Giai đoạn phân tích: bắt đầu từ sự quan sát, so sánh, đối chiếu các dữ kiện riêng lẻ, mối quan hệ giữa chúng nhằm tìm ra sự đa dạng các đặc tính cá biệt của chúng. - Giai đoạn tổng hợp: là quá trình tập hợp một cách lôgíc những sự kiện, những tri thức thu nhận được ở quá trình trước vào một hệ thống xác định và theo một ý đồ định trước của nhà nghiên cứu. Thực chất của giai đoạn này là kết thúc việc xây dựng giả thuyết về nguyên nhân, bản chất, quy luật của các sự kiện được phát hiện ở giai đoạn phân tích. Tuy nhiên, phân tích và tổng hợp không hoàn toàn tách rời nhau mà song hành, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Không thể nói, đầu tiên tư duy hoàn thành phân tích rồi mới chuyển sang tổng hợp. 193 5. Kiểm tra giả thuyết Mọi giả thuyết đều có xu hướng chuyển thành tri thức xác thực. Sự chuyển biến ấy luôn đồng hành với sự tiếp tục luận chứng cho giả thuyết. Sự luận chứng này từ khi vấn đề đã được nêu thành giả thuyết diễn ra không còn bó hẹp trong khuôn khổ của vấn đề, mà đã vượt mạnh sang phía so sánh, đối chiếu với các dữ liệu bên ngoài có liên quan đến nó. Giai đoạn luận chứng mới này được gọi là kiểm tra giả thuyết. Kiểm tra là thủ pháp phức tạp và có các cách thức khác nhau, đầu tiên được thực hiện bằng lập luận lôgíc – chứng minh, bác bẻ, chứng thực, bài bác. Nhà nghiên cứu so sánh hệ quả tất suy lôgíc từ giả thuyết với các sự kiện xảy ra trong thực tế. Kết quả so sánh nằm ở một trong hai khả năng: - Thứ nhất: hệ quả thu được từ giả thuyết bằng suy luận lôgíc không phù hợp với thực tế. Khi đó phải chính xác hoá lại giả thuyết, hoặc loại bỏ nó để xây dựng giả thuyết khác. Các nhà khoa học thường rất hay phải chối bỏ không thương tiếc nhiều giả thuyết. Số phận như thế đã có ở giả thuyết của Niutơn về vận tốc lan truyền ánh sáng trong thủy tinh, nước v. v. là cao hơn so với vận tốc của nó trong không khí, hay ở giả thuyết về động cơ vĩnh cửu sau khi khoa học khám phá ra các định luật bảo toàn. - Thứ hai: hệ quả thu được từ giả thuyết phù hợp với sự kiện thực tế, nhưng ngay cả trong trường hợp có sự tương thích như vậy với một số các dữ kiện, thì điều đó hoàn toàn chưa phải là, giả thuyết được chấp nhận ngay lập tức và vô điều kiện. Bởi vì với cách như trên nhà nghiên cứu thực ra mới chỉ làm cái việc khẳng định hệ quả để mong khẳng định tiền đề (giả thuyết), có nghĩa là mới chứng thực giả thuyết, chứ chưa phải là chứng minh. Những dữ kiện ấy mới làm cho giả thuyết trở lên đáng tin hơn, và là cơ sở để xây dựng giả thuyết trung gian mới. Muốn khẳng định hoàn toàn tính chân thực của giả thuyết thì phải chứng minh. Có hai phương pháp cơ bản để khẳng định hay phủ định tính chân thực của một giả thuyết. Đối với nhiều giả 194 thuyết khoa học quan trọng thì đây cũng là hai bước kết hợp với nhau để tạo ra sự ra đời của lý thuyết mới. Nếu chỉ dùng một trong hai phương pháp thì nhiều khi là chưa đủ, chưa hoàn toàn chắc chắn. - Phương pháp lôgíc: nói theo ngôn ngữ của chứng minh, giả thuyết là một biến thể của luận đề, là phán đoán còn chưa biết là chân thực hay giả dối, đó là giả định mang tính xác xuất và do đó trở thành đối tượng của chứng minh. Do vậy ở phương pháp này việc chứng minh hay bác bỏ giả thuyết hoàn toàn phải tuân theo các cách thức và quy tắc chứng minh đã nêu ở trên. - Phương pháp kiểm tra thực tế: sau khi (hoặc song song với) lập luận lôgíc để chứng minh hoặc bác bẻ giả thuyết, người ta tiến hành tìm trên thực tế những chứng cứ khẳng định hay phủ định giả thuyết. Trong nhiều lĩnh vực khoa học, thực tiễn không thể đưa ra những chứng cứ trực tiếp như vậy, thì các nhà nghiên cứu phải làm thí nghiệm mô phỏng thực tiễn, tạo ra những chứng cứ cần tìm. Trong số chúng thì các thí nghiệm kiểm tra đóng vai trò to lớn trong việc lựa chọn một trong các giả thuyết loại trừ nhau là chân thực. Những thí nghiệm này được tiến hành khi từ những giả thuyết ấy suy ra những hệ quả mâu thuẫn nhau. Sự chứng minh cho những hệ quả của một giả thuyết là sự bác bỏ các hệ quả của giả thuyết khác. Và điều đó cũng có nghĩa là cả giả thuyết, mà từ đó suy ra những hệ quả như vậy, cũng sẽ bị coi là giả dối. Còn giả thuyết, mà là giải pháp ngược của giả thuyết kia, mặc dù cũng còn chưa được thừa nhận là chân lý, nhưng cũng đã có được xác suất đúng nhiều hơn. 195 Dưới dạng sơ khai giả thuyết có thể còn xa tính xác thực, nhưng theo đà phát triển tiếp theo của nó trong tiến trình nghiên cứu khoa học cơ bản nó sẽ càng ngày càng tiến đến gần chân lý, để rồi cuối cùng được luận chứng đầy đủ thì biến thành lý thuyết. Còn nếu giả như giả thuyết ở dạng nguyên thuỷ lại không có chứa trong mình một số tri thức khách quan, mà chỉ là sự ghi nhận tuỳ tiện, thì chắc nó không khi nào trở thành lý thuyết khoa học được. Lịch sử phát triển khoa học chứng tỏ một điều là, mọi lý thuyết khoa học xác thực lớn lên từ giả thuyết không hiếm khi bằng con đường chuyển tiếp từ một giả thuyết ít xác thực hơn sang giả thuyết khác nhiều xác thực hơn. Điều đó hoàn toàn tương thích với lôgíc hiện thực của sự phát triển tri thức khoa học, của bước chuyển tiếp trong tiến trình nghiên cứu khoa học từ một chân lý tương đối này sang chân lý tương đối khác trên con đường bất tận đến chân lý tuyệt đối, từ tri thức kém chính xác sang tri thức chính xác, đầy đủ hơn. Không ít khi các giả thuyết dẫn dắt nhà khoa học đến những phát minh mới, bất ngờ, nằm ngoài tầm mong đợi. Điều đó thường hay xảy ra khi kiểm tra giả thuyết, khi từ nó dẫn ra tất cả các hệ quả có thể và so sánh chúng với các sự kiện của hiện thực khách quan và với các dữ kiện khoa học đã được kiểm tra. Trong khi kiểm tra giả thuyết nhà khoa học có thể phát hiện ra những hệ quả có hiệu lực vạch ra những hiện tượng mới của thế giới hiện thực, những mối liên hệ và tính quy luật mới, trước đây chưa từng biết. Ví dụ điển hình của trường hợp này là việc khám phá ra các tia vũ trụ. Như đã biết, các tia vũ trụ được khám phá trong quá trình kiểm tra tính chân thực của giả thuyết không khí cũng dẫn điện vì nó bị iôn hoá bởi bức xạ của các chất phóng xạ. Khi người ta bắt đầu kiểm tra tính chân thực của giả thuyết ấy bằng cách xác định mức độ iôn hoá của không khí ở các độ cao khác nhau, thì hoá ra là, ở độ cao lớn thì không khí bị iôn hoá càng nhiều hơn một cách đáng kể, so với ở bề mặt trái Đất. Điều đó chứng tỏ là, không khí bị iôn hoá không chỉ do tác động của các chất phóng xạ từ trái đất, mà còn do tác động nào đó khác nữa. Sau đó các nhà khoa học lại đưa ra giả thuyết khác nữa về chuyện không khí bị iôn hoá bởi các tia vũ trụ xuyên qua khí quyển, và giả thuyết này đã được xác nhận. 196 Tất cả những điều vừa trình bày chứng tỏ, giả thuyết với tư cách là thủ thuật nghiên cứu khoa học đặc biệt chiếm vị trí quan trọng để nhận thức các hiện tượng khách quan, nói riêng, trong việc hình thành các lý thuyết khoa học. Các giả thuyết là con đường duy nhất mà các vĩ nhân đi trên đó để phát minh ra những chân lý quan trọng nhất. Từ đó, qua bài này chúng ta thấy rõ hơn một trong các chức năng của chứng minh – là phương tiện cần thiết cho việc vạch thảo và phát triển giả thuyết thành lý thuyết. Giả thuyết Đêmôcrit về cấu trúc nguyên tử của vật chất sau này trở thành một lý thuyết cơ sở của vật lý học. Giả thuyết của Kant về nguồn gốc hệ mặt trời từ những đám tinh vân lớn khởi đầu đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cái nhìn biện chứng về thiên nhiên; các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc sự sống trên trái Đất (“sự sống tự sinh ra trong nội bộ trái Đất”; “sự sống được đưa đến từ các vật thể vũ trụ khác”) đã và sẽ còn thu hút trí lực các nhà khoa học quan tâm giải đáp. Tóm lại, giả thuyết là xương sống cho mọi sự tồn tại và phát triển của khoa học. Không có khoa học nào lại không nêu giả thuyết. Con đường đi lên của khoa học luôn luôn là sự khẳng định và phủ định những giả thuyết. Cũng có thể cái hôm này được coi là chân lý thì ngày mai đã bị phủ định bởi một giả thuyết khác. Theo dòng chảy của lịch sử, tri thức con người là không có giới hạn và mở rộng không ngừng, nhưng mọi giả thuyết phải có điểm đến và điểm xuất phát từ hiện thực. Đó là chân lý không thể thay đổi . Chỉnh sửa giả thuyết Kiểm tra thực tiễn Chứng minh hoặc bác bỏ bằng lô gích Lý thuyết khoa học Mong đợi Bất ngờ 197 Xây dựng giả thuyếtthuyết 198 Câu hỏi thảo luận và ôn tập 1) Thế nào là giả thuyết khoa học. Nêu bản chất và đặc điểm của nó. Trình bày về các bước xây dựng giả thuyết. 2) Có thể phân loại giả thuyết như thế nào? Thế nào là kiểm tra giả thuyết? Có những phương pháp cơ bản nào để thực hiện việc đó? 199 Danh mục tài liệu tham khảo - Bùi Thanh Quất: Lôgíc học hình thức, H., 1998 - Nguyễn Thuý Vân, Nguyễn Anh Tuấn: Lôgíc học đại cương, H., 2003 - Vương Tất Đạt: Lôgíc học đại cương, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2000. - Nguyễn Anh Tuấn, Tô Duy Hợp: Lôgíc học hình thức, Nxb. Đồng Nai, 2001
File đính kèm:
- giao_trinh_logic_hoc_dai_cuong_nguyen_thuy_van.pdf