Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính - Nguyễn Văn Quang (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính - Nguyễn Văn Quang (Phần 2): ...n, tổ chức có thẩm quyền tiến hành trên căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự nếu đạt yêu cầu có thể được bổ nhiệm ...hại về vật chất, phục hồi danh dự.,không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Ðiều 73-hiến pháp 1992); Luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Không ai được tự động vào chỗ ở của người khác trừ trường hợp pháp luật c...ợng đó; cụ thể là: Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện Kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư t...

pdf87 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính - Nguyễn Văn Quang (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm trọng trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì thời 
hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của người có quyền kháng nghị không phụ 
thuộc vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 215 Luật tố tụng hành chính. 
+ Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: 
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có 
quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại 
Điều 233 của Luật tố tụng hành chính. 
5.3. Phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm 
5.3.1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm 
- Hội đồng giám đốc thẩm Toà án cấp tỉnh là Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp 
tỉnh; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải 
có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án cấp tỉnh làm Chủ 
tọa phiên tòa giám đốc thẩm. 
Hội đồng giám đốc thẩm của Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm ba 
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định 
đã có hiệu lực pháp luật thì phải có đủ ba Thẩm phán tham gia; Chánh toà Tòa hành 
chính Tòa án nhân dân tối cao phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa giám 
đốc thẩm. 
Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Toà 
án nhân dân tối cao; khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực 
pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Chánh án Tòa án 
nhân dân tối cao làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm. 
- Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm vụ án hành chính 
 183
+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu 
lực pháp luật. 
Đây là trường hợp hội đồng xét xử thấy không có sự vi phạm nghiêm trọng 
trong việc giải quyết các vụ án hành chính, không sai về thủ tục tố tụng cũng như việc 
áp dụng pháp luật, không thấy tình tiết mới mà những tình tiết này nếu có sẽ làm thay 
đổi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. 
 + Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên 
bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa. 
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ 
thẩm hoặc phúc thẩm lại. 
Trường hợp này xuất hiện khi có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hành 
chính trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm hay phúc thẩm 
trước đó; Việc xác minh thu thập chứng cứ không đầy đủ mà hội đồng xét xử giám đốc 
thẩm, tái thẩm không thể không bổ sung được; sau khi tiến hành xét xử, hội đồng xét 
xử thấy rằng bản án hay quyết định của tòa án cấp dưới là sai, không phù hợp với thực 
tế khách quan của vụ án hành chính. 
+ Hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải 
quyết vụ án. 
Đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính là việc thẩm phán được phân công 
chủ tọa phiên tòa hoặc hội đồng xét xử ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án 
hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. 
Đình chỉ vụ án trước khi mở phiên tòa do thẩm phán được phân công chủ tọa 
phiên tòa quyết định; trong phiên tòa do hội đồng xét xử quyết định. 
- Hội đồng xét xử tái thẩm vụ án hành chính gồm 3 thẩm phán, không có hội 
thẩm nhân dân tham gia. 
Hội đồng xét xử tái thẩm của Tòa hành chính tòa án nhân dân tối cao gồm 3 
thẩm phán. 
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh 
xét xử theo thủ tục tái thẩm phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia. 
- Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm 
+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực 
pháp luật. 
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo 
thủ tục do Luật này quy định. 
+ Hủy bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ 
án. 
- Nguyên tắc chung khi xét xử vụ án hành chính được khách quan, đúng pháp 
luật, những thẩm phán kể trên phải từ chối tham gia giải quyết vụ án nếu họ đã tham 
gia xét xử cùng một vụ án với tư cách là thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Nhưng ở thủ 
tục giám đốc thẩm, tái thẩm, cho phép các thẩm phán là thành viên của Hội đồng thẩm 
phán tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban thẩm phán tòa án cấp Tỉnh được tham gia xét xử 
nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 
5.3.2. Thời hạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính 
Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ 
án, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên toà để giám đốc thẩm vụ án. 
Trong thời gian 2 tháng, phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm phải trải qua các 
trình tự sau: 
 184
- Nhận hồ sơ vụ án hành chính kèm theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp 
luật nhưng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 
- Thẩm phán phụ trách phải nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung kháng nghị để nằm 
bản chất vấn đề cần giải quyết trong phiên tòa xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc 
tái thẩm. 
- Thẩm phán phụ trách tiếp tục nghiên cứu hồ sơ vụ án cùng bản án, quyết định 
đã có hiệu lực pháp luật để xác định có hay không những sai lầm của tòa án cấp dưới 
khi giải quyết vụ án hành chính 
- Thẩm phán phụ trách có thể phải tiến hành thu thập chứng cứ hay xác minh 
thu thập thêm các tình tiết liên quan hoặc có thể ủy quyền cho tòa án cấp dưới tiến 
hành. 
- Đưa ra kết luận sơ bộ cần phải giải quyết trong phiên tòa giám đốc thẩm, tái 
thẩm. 
5.3.3. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính 
Trong phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì sự có mặt của người tham gia tố 
tụng hành chính không phải là bắt buộc nên phiên tòa vẫn có thể được tiến hành nếu 
những người không được mời đến phiên tòa do lý do nào đó mà không có mặt, trừ đại 
diện của Viện kiểm sát. 
 - Sau khi Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà, một thành viên Hội đồng xét 
xử trình bày nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, phần quyết định của bản án, quyết 
định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của 
kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. 
Trường hợp Toà án có triệu tập những người tham gia tố tụng thì người được 
triệu tập trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát 
trình bày ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. 
Các thành viên của Hội đồng xét xử và phát biểu ý kiến của mình về việc giải 
quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải 
quyết vụ án. 
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, 
Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội 
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán 
thành. 
Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà 
hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối 
cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; 
nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán 
Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân 
tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì 
phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, 
Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà hành chính 
Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải tiến hành 
xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên. 
- Những quyết định trong bản án của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm 
có hiệu lực ngay kể từ khi ra bản án hoặc quyết định. Bản án, quyết định này được gửi 
cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bản sao bản án hay quyết định được gửi cho các 
đương sự liên quan đến vụ án hành chính. 
 185
6. THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN 
Đây là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hành chính. Bản án, quyết định của tòa 
án là những kết quả của các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo 
quy định của pháp luật tố tụng. 
Quyết định của tòa án bao gồm các loại quyết định như: quyết định tạm đình 
chỉ việc giải quyết vụ án, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định xét kháng 
cáo, kháng nghị quá hạn và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết 
định của cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tất cả các quyết định đó phải được thể 
hiện bằng văn bản và được thi hành. Trong các loại quyết định đó thì bản án hành 
chính là loại quyết định rất quan trọng và là kết quả của việc giải quyết vụ án hành 
chính tại phiên tòa ở các cấp xét xử. 
Bản án hành chính là kết quả của sự xem xét, đánh giá một cách khách quan 
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện và bảo vệ tính hợp pháp 
của các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc 
đã bị khởi kiện, bản án hành chính cũng là cơ sở pháp lý để xác định tính hợp pháp 
hay không hợp pháp của đối tượng khởi kiện. Vì vậy, bản án hành chính có hiệu lực 
phải được thi hành. 
Bản án, quyết định của tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật phải 
được thi hành trong thực tế và phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tôn 
trọng. Do vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phải 
đưa bản án, quyết định của tòa án ra thi hành. 
Hiến pháp 1992 quy định: “Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có 
hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các 
đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan 
phải nghiêm chỉnh chấp hành” 
- Ý nghĩa của thi hành bản án, quyết định của tòa án: 
Thi hành bản án, quyết định của tòa án có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ 
chính quyền, xây dựng chính quyền, khắc phục tình trạng lộng quyền, lạm quyền hoặc 
thiếu trách nhiệm của cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức nhà nước. Đồng thời, 
thi hành bản án, quyết định của tòa án cũng là phương thức để kiểm soát và giám sát 
hiệu quả hoạt động của cơ quan công quyền hiện nay. 
Thi hành bản án, quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc bảo vệ triệt để 
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức trước sự xâm hại từ cơ 
quan nhà nước. 
- Việc thi hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính đối với bản 
án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng 
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật; Bản án, quyết định 
của Toà án cấp phúc thẩm;Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Quyết 
định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết 
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị, 
được thực hiện như sau: 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án về việc không chấp nhận yêu cầu 
khởi kiện quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải 
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri thì các bên 
đương sự phải tiếp tục thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi 
việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách 
cử tri theo quy định của pháp luật; 
 186
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy toàn bộ hoặc một phần 
quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc 
cạnh tranh thì quyết định hoặc phần quyết định bị hủy không còn hiệu lực. Các bên 
đương sự căn cứ vào quyền và nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của 
Toà án để thi hành; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã hủy quyết định kỷ luật buộc 
thôi việc thì quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị hủy không còn hiệu lực. Trong thời 
hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, người đứng đầu cơ 
quan, tổ chức đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thực hiện bản án, quyết định 
của Toà án; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã tuyên bố hành vi hành chính đã 
thực hiện là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải đình chỉ thực hiện hành vi 
hành chính đó, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án tuyên bố hành vi không thực hiện 
nhiệm vụ, công vụ là trái pháp luật thì người phải thi hành án phải thực hiện nhiệm vụ, 
công vụ theo quy định của pháp luật, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà 
án; 
+ Trường hợp bản án, quyết định của Toà án buộc cơ quan lập danh sách cử tri 
sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc 
sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Toà án; 
+ Trường hợp Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì 
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thi hành ngay khi nhận được quyết 
định; 
+ Các quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Toà án được thi 
hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 
Người phải thi hành án phải thông báo bằng văn bản về kết quả thi hành án cho 
cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó. 
.- Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính: 
Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, 
quyết định của Toà án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử 
lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Nếu người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy 
từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách 
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 
Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân 
theo pháp luật của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành 
bản án, quyết định của Toà án nhằm bảo đảm việc thi hành bản án, quyết định kịp thời, 
đầy đủ, đúng pháp luật.Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức 
có nghĩa vụ thi hành án hành chính và cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, 
tổ chức phải chấp hành bản án, quyết định của Toà án để có biện pháp tổ chức thi hành 
nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án. 
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính 
trong phạm vi cả nước; phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân 
tối cao trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; định kỳ hàng năm 
báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án hành chính. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm 
trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án hành chính. Cơ quan quản 
lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ 
Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính, thực hiện nhiệm vụ 
 187
theo quy định của Luật tố tụng hành chính và theo quy định của Chính phủ.. Như vậy 
không có cơ quan chuyên trách về thi hành án hành chính. 
Tóm lại, Luật tố tụng hành chính quy định cụ thể về việc thi hành bản án, quyết 
định của Tòa án về vụ án hành chính, bao gồm: Những bản án, quyết định của Tòa án 
về vụ án hành chính được thi hành; giải thích bản án, quyết định của Tòa án; thi hành 
bản án, quyết định của Tòa án; yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án; trách 
nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án; quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; xử 
lý vi phạm trong thi hành án hành chính và kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định 
của Tòa án. 
Có thể nói, các quy định cụ thể về trách nhiệm của người phải thi hành bản án, 
quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành án của người 
được thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thi hành án cũng như việc đôn đốc, 
kiểm sát trong công tác thi hành án hành chính... là để khắc phục những tồn tại, vướng 
mắc trong việc thi hành án hành chính trong thời gian qua và bảo đảm thi hành trên 
thực tế. 
Nhiếu quốc gia trên thế giới không quy định việc cưỡng chế thi hành quyết 
định, bản án xét xử hành chính. Vì thực tế các bản án, quyết định xét xử hành chính 
được thực hiện rất nghiêm túc và tôn trọng pháp luật triệt để từ phía chủ thể phải thi 
hành bản án quyết định của tòa án. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Phân tích khái niệm khởi kiện vụ án hành chính, ý nghĩa của việc thực hiện 
quyền khởi kiện vụ án hành chính? 
2. Trình bày thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính? 
3. Phân tích giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính? 
4. Khái niệm và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hành chính? 
5. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng xét xử sơ thẩm? Trong những trường 
hợp nào hội đồng xét xử được hoãn phiên tòa? 
6. Phiên tòa xét xử phúc thẩm được tiến hành như thế nào? Khi nào hội đồng 
xét xử không phải mở phiên tòa? 
7. Căn cứ giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hành chính? Thẩm quyền kháng 
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm? 
8. Ý nghĩa của việc thi hành án hành chính? 
 188
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) 
2. Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009) 
3. Luật về tổ chức nhà nước; Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ; 
Luật tổ chức tòa án nhân dân; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật tổ chức Hội 
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 
4. Luật cán bộ, công chức 2008. 
5. Luật tố tụng hành chính 2010. 
6. Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung 2004, 2005). 
 7. Luật thanh tra 2004 
 8. Luật trưng mua, trưng dụng tài sản ngày 03/06/2008. 
 9. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 
2008), , các Nghị định hiện hành hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành 
chính 2002 và quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực của 
quản lý nhà nước. 
 10. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 
 11. Pháp lệnh phí và lệ phí 2001. 
 12. Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14/1/2004. 
 13. Luật luật sư. 
GIÁO TRÌNH 
 14. Giáo trình Luật hành chính, Khoa Luật Trường đại học Luật Hà nội 2010. 
 15. Giáo trình Luật hành chính, PTS Đinh Văn Mậu, PTS Phạm Hồng Thái, Học 
viện hành chính Quốc gia, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh 1996. 
 16. Giáo trình Luật hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân 
dân, 2005. 
 17. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nôi, Nxb 
Công an nhân dân. 
 18. Giáo trình Luật tố tụng hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công 
an nhân dân. 
SÁCH, TẠP CHÍ 
 19. Bình luận khoa học Hiến pháp năm 1992, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 
 20. Học viện Hành chính quốc gia (1996) Cưỡng chế hành chính nhà nước. 
 21. Tạp chí Luật học (2003), Đặc san về xử lý vi phạm hành chính. 
 22. Đỗ Ngọc Hải, Bàn về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện xây dựng và 
hoàn thiện nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổ chức nhà nước, số 
 189
12 năm 2009. 
 23. Đoàn Trọng Truyến (1996), Hành chính học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
 24. Lê Hữu Nghĩa, Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền, Tạp chí 
cộng sản, Số 1(122) năm 2007. 
 25. French Administrative Law (1998) Luật hành chính của Pháp. 
 26. Nguyễn Thế Quyền và Đinh Văn Minh, Hỏi đáp về pháp luật tố tụng hành 
chính, Nxb. Thống kê, 1996. 
 27. Nguyễn Duy Gia (1994), Nâng cao quyền lực – Năng lực – Hiệu lực quản lý 
nhà nước, Nxb Lao động, Hà Nội. 
 28. Nguyễn Trọng Điều (2006), Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ 
công vụ ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước. 
 29. Nguyễn Phước Thọ, Vấn đề cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ 
chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, Nhà nước và Pháp luật, số 11 
năm 2006. 
 30. Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về tòa hành chính 2001 
 31. Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà nước – Thực trạng và giải 
pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
 32.Học viện hành chính quốc gia (1991), Về nền hành chính nhà nước Việt Nam – 
Những kinh nghiệm xây dựng và phát triển, Nxb Sự thật, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hanh_chinh_va_to_tung_hanh_chinh_nguyen_van.pdf