Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền

Tóm tắt Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền: ...m “người thiểu số” qua những đặc điểm cơ bản sau: Những đặc điểm khách quan:  Về số lượng: Có số lượng ít (thiểu số), nếu so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên cùng lãnh thổ.  Về vị thế xã hội: Là nhóm yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai trò và ảnh hưởng của nhóm tới đờ...c họp thường niên của AICHR được tổ chức luân phiên tại Ban Thư ký ASEAN và nước thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN. AICHR phải trình báo cáo thường niên và các báo cáo khác tới Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. AICHR định kỳ công khai công việc và các hoạt động của mình thông qua các phương ti...1998 và 2004)... 9.1.2.6. Quyền được bào chữa và được trợ giúp của luật sư ngay khi bị bắt hoặc bị giam giữ Liên quan đến quyền được bào chữa, Điều 132 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”. Cụ...

pdf156 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược Quốc Hội 
thông qua. 
Hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực quyền con 
người nói riêng, còn chưa đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn 
tới khó khăn, thậm chí hiểu sai, trong quá trình vận dụng và thực thi pháp 
luật. Đây chính là vật cản lớn đối với sự phát triển của xã hội cũng như 
trong việc bảo đảm thực hiện, phát triển con người. Nhận diện thách thức 
đó, Chính phủ Việt Nam đang triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn 
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam định hướng đến năm 2020, trước mắt 
là rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại 
bỏ các văn bản luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 525
thực tiễn; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất, tính khả thi, công khai, 
minh bạch, dễ tiếp cận và dễ thực hiện của các văn bản quy phạm pháp 
luật này, bảo đảm có hệ thống pháp luật và pháp chế thống nhất phản ánh 
những nhu cầu thực tiến của xã hội, những gì xã hội có, xã hội cần, xã hôi 
có thể chấp nhận và thực hiện được, một hệ thống pháp luật vì con người 
và sự phát triển của con người. 
Trình độ và nhận thức về quyền con người của một bộ phận cán bộ 
lãnh đạo và quản lý các cấp trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống 
chính trị, trong các tổ chức, đoàn thể xã hội còn nhiều hạn chế, kể cả ở 
trung ương và địa phương, trong tất cả các ngành và các lĩnh vực công 
tác. Sự hạn chế về nhận thức không chỉ ở chỗ không hiểu biết các quy 
định của luật pháp quốc tế và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc 
gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, mà còn 
chưa hiểu biết đầy đủ sứ mệnh phục vụ nhân dân trong thực thi công vụ 
và những yêu cầu cơ bản về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 
Không hiểu rõ chính sách, pháp luật và nhận thức hạn chế về quyền con 
người là một nguyên nhân của căn bệnh quan liêu hành chính và cách 
điều hành tùy tiện để xảy ra các vụ việc vi phạm, làm hạn chế và ảnh 
hưởng đến việc thụ hưởng quyền của người dân, là thách thức lớn với 
sự vận hành của cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con 
người. 
9.4.2. Các ưu tiên phát triển trong cơ chế thực hiện và 
thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam 
Để vượt qua khó khăn, thách thức đối với sự vận hành của cơ chế 
bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người và để đạt được nhiều 
tiến bộ hơn nữa trong việc nâng cao giá trị quyền con người, đất nước ta 
cần thực hiện một số ưu tiên quốc gia trong Kế hoạch phát triển kinh tế 
xã hội đến năm 2015, trong tầm nhìn phát triển đất nước đến 2020 và 
những năm tiếp theo. 
Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với công bằng, bình đẳng. Phát 
triển kinh tế thị trưởng phải gắn bó chặt chẽ với tiến bộ xã hội, phát 
triển đất nước giầu mạnh đồng thời xóa đói giảm nghèo tiến tới không 
còn hộ nghèo là một trong các ưu tiên hàng đầu để thực hiện và phát 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 526 
triển quyền con người. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên 
đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo trước thời hạn 10 
năm so với hạn đề ra của Tuyên bố Thiên niên kỷ, song những kết quả 
đạt được chưa thực sự bền vững. Chương trình Mục tiêu quốc gia về 
giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 đã giành ưu tiên cho đối tượng thuộc 
các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người 
già, người tàn tật, trẻ em... với tổng kinh phí khoảng trên 43.000 tỷ 
đồng, chương trình này cần được tiếp tục thực hiện trong kế hoạch 
phát triển kinh tế xã hội đến năm 1015. Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo; 
củng cố thành quả giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống và điều 
kiện sản xuất của nhóm hộ nghèo; tiến tới xóa nghèo trong toàn quốc. 
Cần hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, khoảng cách về 
mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, 
tạo cơ hội để thực hiện mục tiêu "dân giàu" là một hướng ưu tiên của 
cơ chế bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. 
Vấn đề giải quyết lao động và việc làm cần tiếp tục là một hướng 
ưu tiên quốc gia, không chỉ để giải quyết những vấn đề bức xúc hiện tại 
về dân số và phân công lao động xã hội mà có ý nghĩa cơ bản trong 
chiến lược phát triển con người. Theo Chương trình Quốc gia về việc 
làm, Việt Nam phấn đấu bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu lao 
động, tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006 - 2010 và 
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010. Để đạt 
được mục tiêu này, Việt Nam đang tiếp tục triển khai các dự án vay vốn 
tạo việc làm, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ 
phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên thực hiện ưu tiên quốc gia này 
vừa đòi hỏi phải nâng cao trình độ nguồn năng lực lao động đáp ững 
nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới vừa đòi hỏi các giá trị lao động của 
con người Việt Nam cần phải được tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm thực 
hiện và phát triển quyền con người. 
Các chương trình cải cách pháp luật, cải cách hành chính và cải cách 
tư pháp cần tiếp tục được đẩy mạnh hướng tới xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. 
ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ, 
bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Tổ chức bộ máy nhà 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 527
nước thống nhất có phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành 
pháp và tư pháp cần được phát triển theo hướng mọi quyền lực nhà nước 
thuộc về nhân dân, nhân dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền lực 
của nhà nước, đồng thời tạo cơ chế giám sát hữu hiện ngay trong tổ chức 
bộ máy nhà nước để chống lạm quyền, bảo đảm mọi tổ chức và cá nhân 
hoạt động tuân theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. 
Chiến lược hoàn thiện Hệ thống pháp luật thực hiện nhiệm vụ xây 
dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, 
minh bạch, một hệ thống pháp luật xã hội nhủ nghĩa của dân, do dân và 
vì dân. Trọng tâm của chiến lược này là củng cố cơ sở pháp lý về trách 
nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các điều ước quốc tế 
nhân quyền mà Việt Nam tham gia; hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà 
nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách 
nhiệm của cơ quan nhà nước; hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát 
của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân 
đối với các hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước; thể 
chế hóa các chính sách về công bằng xã hội để đảm bảo mọi công dân 
được tiếp cận và hưởng thụ các loại dịch vụ công về văn hóa, giáo dục, 
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo. 
Cải cách hành chính có trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính 
theo hướng đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành 
chính, đồng thời đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động của chính phủ và 
hệ thống cơ quan hành pháp và các cơ quan hành chính nhà nước theo 
hướng thống nhất, tinh giản, gon nhẹ, hiện đại, phục vụ nhân dân. Luật 
hóa cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính phủ, tổ chức bộ máy quản lý 
theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đồng thời quản lý chuyên sâu 
và phân công hợp lý, phân cấp và giao quyền mạnh hơn cho chính 
quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, 
đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đổi mới tổ chức 
và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo 
đảm tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương 
theo quy định của pháp luật. Cải cách hành chính nhà nước phải bảo 
đảm vai trò giám sát của Quốc Hội, HĐND và quyền giám sát trực tiếp 
của nhân dân đối với toàn bộ hệ thống cơ quan hành pháp; bảo đảm bộ 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 528 
máy thông suốt và có hiệu lực, hiệu quả,; bảo đảm có đội ngũ cán bộ 
công chức có trách nhiệm công vụ cao và tận tụy phục vụ nhân dân. 
Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 thực hiện nhiệm vụ xây 
dựng một nền tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, 
bảo vệ công lý, độc lập xét xử và có hiệu quả, hiệu lực cao. Các trọng tâm 
triển khai Chiến lược Cải cách Tư pháp bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện 
hệ thống pháp luật về hỗ trợ tư pháp theo hướng đáp ứng ngày càng đầy 
đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân; Cải 
cách thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, 
minh bạch, chặt chẽ, bảo đảm sự tham gia đúng luật và có chất lượng cao 
của các chủ thể quan hệ tố tụng; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các 
phiên toà xét xử; bảo đảm xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, 
không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Hoàn thiện pháp 
luật về hình sự theo hướng hạn chế áp dụng hình phạt tử hình và chỉ áp 
dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tiến tới xóa 
bỏ hình phạt tử hình; quy định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt 
nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có chức vụ quyền hạn 
trong tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị, người có thẩm 
quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn 
để phạm tội, vi phạm các quyền và tự do cơ bản của con người. 
Ưu tiên phát triển các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo 
đảm chất lượng quyền sống của con người, nâng cao thể chất và sức 
khỏe của từng người dân. Đẩy mạnh việc chủ động phòng, chống các 
bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, phát hiện dịch sớm, xử lý kịp thời, 
không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đề cao trách nhiệm bảo vệ, 
chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo cung cấp nước sạch, dịch vụ vệ 
sinh môi trường cho mọi người dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực 
phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới. Ưu 
tiên hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đối tượng nghèo, gia đình 
chính sách, vùng đồng bào dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn. Từng 
bước đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn ma tuý, bạo lực xã hội, bạo lực gia đình và 
các tệ nạn xã hội khác. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu 
quốc gia về phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và 
HIV/AIDS, về dân số, kế hoạch hóa gia đình, về nước sạch và vệ sinh 
môi trường nông thôn, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng, chống 
ma tuý. 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 529
Phát triển mạng lưới an sinh xã hội, hạn chế và triệt tiêu những tác 
động tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm ổn định và phát triển đời 
sống dân cư. Đa dạng hóa và bảo đảm chất lượng các loại hình bảo hiểm 
xã hội và cung cấp các dịch vụ xã hội, quan tâm thiết thực và có hiệu 
quả đến chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm người 
dễ bị tổn thương: người nghèo, người tàn tật và khuyết tật, người cao 
tuổi, người dân tộc thiểu số, nạn nhân chất độc da cam và nạn nhân 
chiến tranh... 
Ưu tiên phát triển giáo dục, thực hiện phát triển giáo dục là quốc sách 
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, ngân sách nhà nước giữ vai trò 
chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư 
cho giáo dục và phát triển giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền và 
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước 
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Phát triển giáo dục 
hướng tới việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo 
đức, có trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bòi 
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà nước ưu tiên và tạo điều 
kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện 
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các đối tượng được hưởng chính sách xẫ 
hội, người tàn tật, khuyết tật thực hiện quyền được học tập; thực hiện 
chính sách công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điêu kiện để ai cũng được 
học hành, người nghèo được học tập, người có năng khiếu được phát triển 
tài năng, người lao động được nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. 
Mọi người trong xã hội không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam 
nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều được bình 
đẳng về cơ hội học tập. 
Các ưu tiên phát triển trên đây thực hiện mục tiêu "dân giàu nước 
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", giải phóng mạnh mẽ và 
không ngừng phát triển sức sản xuất và các nguồn lực xã hội, nâng cao 
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm 
nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng và tạo cơ 
hội để mọi người trong cộng đồng thoát nghèo, tiến tới xóa nghèo; thực 
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước thực hiện các 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 530 
chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đồng thời phát triển văn hóa, 
giáo dục, y tế, giải quyết có hiệu quả các vần đề xã hội vì sự phát triển con 
người, bảo đảm thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người. 
------- 
Chủ đề thảo luận Chương IX 
(75). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền dân sự. 
(76). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền chính trị. 
(77). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền kinh tế. 
(78). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền xã hội. 
(79). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền văn hóa. 
(80). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền cơ bản của trẻ em. 
(81). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền bình đẳng của phụ nữ. 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 531
(82). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền của người thiểu số. 
(83). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền của người khuyết tật. 
(84). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền của người lao động di trú. 
Tài liệu tham khảo của Chương IX 
(85). Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và1992, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 
(86). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hỏi – Đáp về quyền 
con người, NXB Công an Nhân dân, 2010. 
(87). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tư tưởng về quyền 
con người – Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, NXB 
Lao động-Xã hội, 2011. 
(88). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật nhân quyền quốc 
tế - Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động-Xã hội, 2011. 
(89). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về 
quyền của những nhóm người dễ bị tổn thương, NXB 
Lao động-Xã hội, 2011. 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 532 
(90). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền kinh tế, xã hội, 
văn hoá trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, NXB 
Lao động-Xã hội, 2011. 
(91). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Những điều cần biết 
về hình phạt tử hình, NXB Lao động-Xã hội, 2010. 
(92). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền của người lao 
động di trú,, NXB Lao động-Xã hội, 2010. 
(93). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Lao động di trú trong 
pháp luật quốc tế và Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, 2011. 
(94). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ 
bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc 
gia, 2011. 
(95). Lê Thi, Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam dưới chế độ xã 
hội chủ nghĩa, trong Phụ nữ Việt Nam, số 2, 1987. 
(96). Chính phủ, Báo cáo quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện 
ICCPR, năm 2002. 
(97). Chính phủ, Báo cáo ghép lần thứ năm và thứ sáu về tình 
hình thực hiện CEDAW tại Việt Nam giai đoạn 2000-
2003. 
(98). Chính phủ, Báo cáo quốc gia về việc thực hiện CEDAW 
lần thứ ba. 
(99). Chính phủ, Báo cáo quốc gia cập nhật việc thực hiện 
Công ước về quyền trẻ em giai đoạn 1998-2002. 
(100). UNICEF và Uỷ ban Dân tộc Miền núi, Một số vấn đề về 
người thiểu số trong luật quốc tế, Hà Nội, 2001. 
(101). UNDP Vietnam, Gender Briefing Kit, 2004. 
(102). Marr, David. Vietnamese Tradition on Trial. Berkeley: 
University of California Press,1981. 
(103). Mai Thi Thu and Le Thi Nham Tuyet. Women in Viet 
Nam, Foreign Languages Publishing House, Hanoi, 1978. 
(104). Hội Luật gia Việt Nam, Pháp luật quốc gia và quốc tế về 
bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Nxb. 
Hồng Đức, Hà Nội, 2007. 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 533
(105). Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo 
ở Việt Nam, Hà Nội, 2006. 
(106). Bộ Ngoại giao, Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con 
người ở Việt Nam, Hà Nội, 2006. 
(107). Chính phủ, Sách trắng về thành tựu quyền con người của 
Việt Nam (tại  
(108). Chính phủ, Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện 
quyền con người ở Việt Nam năm 2009 (tại: 
Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam (tại 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ QUAN TRỌNG VỀ 
QUYỀN CON NGƯỜI MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN 184 
Stt Tên điều ước Tham gia 
1 
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, 
văn hoá, 1966 
24-9-1982 
2 
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 
1966 
24-9-1982 
3 
Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân 
biệt đối xử về chủng tộc, 1965 
9-6-1981 
1 Nguồn:  
standards/normes/appl/index.cfm?lang=EN 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 534 
4 
Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối 
xử chống lại phụ nữ, 1979 
18-12-1982 
5 Công ước về quyền trẻ em, 1989 20-2-1990 
6 
Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước 
về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại 
dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, 
2000 
20-12-2001 
7 
Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước 
về quyền trẻ em về việc lôi cuốn trẻ em tham gia 
xung đột vũ trang, 2000 
20-12-2001 
8 
Công ước về cấm và hành động ngay để xoá bỏ 
các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 
19-12-2000 
9 
Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt 
chủng, 1948 
9-6-1981 
10 
Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng 
với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, 
1968 
04-6-1983 
11 
Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội ác 
Apácthai, 1968 
06-5-1983 
12 
Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 
29 của ILO), 1930 
05-3-2007 
13 
Công ước về tuổi lao động tối thiểu (Công ước số 
138 của ILO), 1973 
24-6-2003 
14 
Công ước về Trả công bình đẳng giữa lao động 
nam và lao động nữ cho những cụng việc cú giỏ 
trị ngang nhau (Cụng ước số 100 của ILO), 1951 
7-10-1997 
15 
Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm 
và nghề nghiệp (Công ước số 111 của ILO), 1958 
7-10-1997 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 535
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
16 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội 
Điện thoại: Biên tập – chế bản: (04) 39714896 
Tổng biên tập: (04) 39714897, Fax: (04) 39714899 
Giáo trình lý luận và Pháp luật 
về quyền con người 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
Giám đốc: Phùng Quốc Bảo 
Tổng biên tập: Phạm Thị Trâm 
Biên tập: Từ Huy 
Kỹ thuật vi tính: Trần Ngọc Thúy 
Sửa bản in: Trần Ngọc Thúy 
Thiết kế bìa: Nguyễn Trung Chính 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 536 
Mã số: 2L – 300ĐH2011 
In 2.000 cuốn, khổ 16x24, tại Công ty TNHH Nam Khánh 
Số xuất bản: 1063 - 2011/CXB/07 - 126 /ĐHQGHN ngày 21/9 /2011. 
Quyết định xuất bản số: 287LK-XH/QĐ - NXB ĐHQGHN 
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2011. 
Đối tác liên kết:  Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội 
Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành 
phố Hà Nội điện thoại: 04.37547787     Fax: 04.37547081     

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_va_phap_luat_ve_quyen.pdf