Giáo trình Miễn dịch học động vật thuỷ sản - Đặng Thị Hoàng Anh

Tóm tắt Giáo trình Miễn dịch học động vật thuỷ sản - Đặng Thị Hoàng Anh: ...hể phân tán hay tập trung thành từng nhóm hạch nông hay sâu ở những điểm giao lưu quan trọng như nách, họng, màng treo ruột 2.3.1.2 Lách Cơ quan này nằm trong vòng tuần hoàn máu và giữ một vai trò quan trọng trong việc thanh lọc máu. Không có mạch bạch huyết tới cơ quan này. Lách giữ vai trò...nh hơn. Hình 2.22. Cơ sở tế bào của sự hình thành kháng thể 42 2.7 Hệ thống bổ thể Trong đáp ứng miễn dịch một số thành phần huyết tương tham gia vào sự tiêu diệt, đào thải yếu tố gây bệnh và kể cả phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Những phân tử này tạo thành từng hệ thống hoạt động theo ...ũng không thể lớn lên được trong nuôi cấy. Năm 1975, Kohler và Milstein đã phát triển kỹ thuật cho phép tương bào được hòa vào các tế bào ung thư myeloma để tạo ra các tế bào lai và lớn lên. Các tế bào này có khả năng lớn lên không hạn chế mà vẫn sản xuất ra kháng thể đặc hiệu gọi là kháng thể...

pdf81 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Miễn dịch học động vật thuỷ sản - Đặng Thị Hoàng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho 
gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương hàn và uốn ván v.v. Nguyên tắc vẫn không 
có gì thay đổi là gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc vi-rút giảm độc lực, hoặc với 
một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo 
một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân 
 74
gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính. Người ta còn hướng tới triển vọng dùng vắc-
xin để điều trị một số bệnh còn nan y như ung thư, AIDS v.v. 
4.4.3 Cơ chế hoạt động của vắc-xin 
Cơ chế hoạt động của vắc-xin được thực hiện dựa trên cơ sở của đáp ứng miện dịch 
đặc hiệu tiền phát và thứ phát. Hệ miễn dịch trước tiên nhận diện vắc-xin là một vật lạ 
(kháng nguyên) nên tiến hành các đáp ứng miễn dịch để tiêu diệt kháng nguyên đồng 
thời cũng ghi nhớ kháng nguyên. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập vào 
cơ thể cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh 
chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, 
đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ) (hình 4.6). 
Hình 4.6. Cơ chế hoạt động của vắc-xin 
4.4.4 Phân loại vắc-xin 
Vắc-xin có thể là các vi-rút hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể 
không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất 
hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật. 
4.4.4.1 Các loại vắc-xin kinh điển 
Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật gây bệnh bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt (như 
formaline, β- propiolacton, cồn, nhiệt độ, UV, tia X). Các yếu tố trên chỉ làm chết mầm 
bệnh nhưng không làm biến tính protein nên vẫn giữ được độc tính của mầm bệnh. Đặc 
tính của loại vắc-xin này khi đưa vào cơ thể thì chậm sinh ra kháng thể (khoảng 7-14 
ngày). Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các 
vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải 
tiêm nhắc nhiều lần. Tuy nhiên độ an toàn của vắc-xin này rất cao. 
 75
Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc 
biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Đây là loại vắc-xin có tính miễn dịch 
tức thời và có thể dùng để dập tắt những ổ dịch đang bộc phát. Tuy nhiên, vắc-xin này 
luôn phải được theo dõi kỹ về độc lực do vi sinh vật rất dễ dàng bị đột biến, nên độ an 
toàn của vắc-xin nầy tương đối không ổ định. Vắc-xin này không nên dùng cho các 
sinh vật có tình trạng suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, đang dùng những chất 
ức chế miễn dịchlý do là trong hoàn cảnh ấy sức đề kháng miễn dịch yếu nên vi sinh 
vật có khả năng phục hồi lại độc lực và sinh bệnh. 
Vắc-xin tái tổ hợp: với công nghệ gen hiện đại, người ta cắt đoạn gen tổng hợp nên 
protein đặc trưng cho vi sinh vật gây bệnh, ghép gen này vào vi khuẩn hay tế bào nuôi 
cấy để tạo ra protein đặc hiệu cho mầm bệnh, dùng protein này đề tiêm chủng tạo miễn 
dịch đặc hiệu. Dạng vắc-xin này an toàn, ít tác dụng phụ, khả năng miễn dịch cao. Một 
điển hình của vắc-xin dạng này là vắc-xin phòng viêm gan vi-rút B thế hệ II và III. 
Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp 
chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Chúng được tiêm cho 
vật chủ khác (như ngựa) để tạo kháng thể, rồi chiết lấy kháng thể này để chữa bệnh. 
Thí dụ: các huyết thanh ngừa uốn ván và bạch hầu. 
4.4.4.2 Một số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu 
Các vắc-xin này còn được xem là vắc-xin của tương lai, có 6 hướng phát triển chính 
hiện nay: 
- Sử dụng các tá dược (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch mong 
muốn. Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpG demethyl 
hóa đưa vào vắc-xin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo hướng dịch thể (tạo 
kháng thể) thay vì tế bào. 
- Vắc-xin khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phản tác 
dụng", thí dụ dùng vi-rút vaccinia mang một số yếu tố của vi-rút viêm gan B hay 
vi-rút dại. 
- Vắc-xin polypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơn với 
các phân tử MHC: peptit nhân tạo 1/2 giống vi-rút, 1/2 kia gắn MHC; đoạn peptit 
mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitop). 
- Anti-idiotype: idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắn kháng 
nguyên, đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng. Anti-idiotype là các kháng thể đặc 
hiệu đối với idiotype, do đó anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại tương tự với 
kháng nguyên. Vậy, thay vì dùng kháng nguyên X làm vắc-xin, người ta dùng 
idiotype anti-anti-X. 
- Vắc-xin ADN: ADN của tác nhân gây bệnh được biểu hiện bởi tế bào người được 
chủng ngừa. Lợi thế của vắc-xin này là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên 
thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, chúng còn giúp 
định hướng đáp ứng miễn dịch là tác nhân gây bệnh ngoại bào được trình diện qua 
 76
MHC II, dẫn đến đáp ứng CD4 (đáp ứng miễn dịch dịch thể). Khi kháng nguyên 
của tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được trình diện qua 
MHC I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích. Tuy nhiên 
phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang ADN lạ có nguy cơ bị 
nhận diện là "tính lạ", sinh ra bệnh tự miễn. 
4.4.4.3 Vắc-xin dùng để điều trị 
Một trong những hướng nghiên cứu mới là miễn dịch liệu pháp, bao gồm miễn dịch 
liệu pháp thụ động và chủ động (tức vắc-xin liệu pháp). Người ta hy vọng là phương 
pháp này sẽ chữa được những bệnh như ung thư, AIDS và bệnh Alzheimer. 
Trong thủy sản, vắc-xin được dùng chủ yếu dưới dạng vắc-xin chết. Tuy nhiên, trong 
tương lai thì có xu hướng nghiên cứu và phát triển các loại vắc-xin theo các xu hướng: 
1. Tái tổ hợp di truyền: tổng hợp các ADN có cấu trúc giống như các ADN của các 
kháng nguyên đã có hiệu lực, sau đó đưa vào cơ thể sinh vật. 
2. Nâng cao tính sinh miễn dịch của kháng nguyên bằng cách làm lộ ra các yếu tố 
quyết định kháng nguyên (trình tự axit amin ngắn) với tế bào T. 
4.4.5 Đặc tính cơ bản của vắc-xin 
Vắc-xin khi được sử dụng để tiêm truyền cho vật chủ thì phải đảm bảo bốn đặc tính cơ 
bản là tính sinh miễn dịch, tính kháng nguyên, hiệu lực và không độc lực. 
- Tính sinh miễn dịch: là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch, dịch thể. Tính này phụ 
thuộc vào cả kháng nguyên lẫn cơ thể nhận kích thích ấy. Đáp ứng của vật chủ 
còn tùy thuộc vào loài, đường tiêm truyền và cơ địa của bản thân sinh vật. Thực 
nghiệm cho thấy, cùng một kháng nguyên nhưng ở những sinh vật khác nhau sẽ 
cho những đáp ứng khác nhau. Vắc-xin đưa qua niêm mạc sẽ sinh ra nhiều kháng 
thể IgA có hiệu lực bảo vệ đường tiêu hóa, tiêm qua da rất tốt cho đáp ứng miễn 
dịch qua trung gian tế bào. Đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc vào tuổi, tình trạng 
sức khỏe của sinh vật. 
- Tính kháng nguyên: là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch bằng kháng thể dịch thể 
hay tế bào và phản ứng kết hợp đặc hiệu với nó. Hapten cần phải liên kết với chất 
mang tải, epitop cần phải kết hợp với một protein mang tải vô hại là các tá chất 
hay các vắc-xin khác như vắc-xin đậu mùa hay trộn nhiều vắc-xin khác nhau. 
- Tính hiệu lực: các kháng thể tạo ra không phải cái nào cũng có hiệu lực tiêu diệt 
được yếu tố gây bệnh. Yếu tố gây bệnh có nhiều kháng nguyên khác nhau nên 
trong bào chế vắc-xin trước tiên phải làm sao cho đáp ứng miễn dịch chống lại 
những nhóm quyết định kháng nguyên, nghĩa là đánh vào đó thì yếu tố gây bệnh 
bị tiêu diệt hay không còn khả năng gây bệnh nữa. Vì thế việc xác định các kháng 
nguyên hay các yếu tố quyết định kháng nguyên sẽ giúp cho vắc-xin tinh khiết 
hơn và tiến tới việc tổng hợp nhân tạo các vắc-xin. Ví dụ: các loại kháng thể do 
 77
vi-rút viêm gan B sinh ra thì chỉ có kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt HBs 
là có tác dụng bảo vệ, còn kháng thể chống vỏ nhân HBc không có tác dụng ấy. 
Tính hiệu lực được đánh giá trên bình diện cá thể và trên bình diện tập thể thông 
qua thực nghiệm. Vắc-xin gây được miễn dịch trên 60% thì được coi là có hiệu 
lực. Trong việc đánh giá quần thể thì hiệu lực của vắc-xin phụ thuộc rất nhiều vào 
việc bảo quản, vận chuyển và cách sử dụng vắc-xin. 
- Tính vô hại: vắc-xin cần phải được thử nghiệm nhiều lần trong phòng thí nghiệm 
trước khi ứng dụng đại trà. Tần suất và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ 
phải được xác định trước khi sử dụng. 
4.4.6 Yếu tố ảnh hưởng tới vắc-xin và hiệu quả sử dụng vắc-xin 
4.4.6.1 Các yếu tố ảnh hưởng 
Nhiệt độ: Tính miễn dịch của cá chịu ảnh hưởng của nhiệt độ trong vài giai đoạn nhất 
định của quá trình hình thành đáp ứng miễn dịch đặc biệt là giai đoạn hoạt hoá tế bào T 
hỗ trợ. Thông thường, trong phạm vi thích ứng của loài, khi nhiệt độ càng cao thì đáp 
ứng miễn dịch càng nhanh và cường độ sẽ càng cao. Khi ở nhiệt độ thấp thì giai đoạn 
lag phase càng kéo dài và lượng kháng thể có thể bị ảnh hưởng, suy giảm hoặc hoàn 
toàn bị triệt tiêu. Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn gây ra hiện tượng ức chế khả năng sản 
xuất nhân tố hoạt hoá đại thực bào của các tế bào T. Do đó sẽ làm suy yếu cơ chế miễn 
dịch qua trung gian tế bào. Đồng thời, hiện tượng sụt giảm nhiệt độ đột ngột có thể dẫn 
đến sự vô cảm miễn dịch. Bản chất của sự ức chế miễn dịch này vẫn chưa được biết rõ. 
Tính mùa vụ: Hệ thống miễn dịch của cá có những thời kỳ bị ức chế liên quan đến mùa 
vụ mà không đơn thuần chỉ do nhiệt độ thấp. Thí dụ, ở cá rô biển Sebastiscus 
marmoratus đáp ứng miễn dịch ở con cái thành thục vào mùa sinh sản (mùa đông) lại 
thấp hơn con đực và các cá thể chưa thành thục. 
Yếu tố kim loại: Các kim loại Nhôm, Arsen, Cađimi, Crôm, Đồng, Chì, Thuỷ ngân, 
Nickel, Kẽm kìm hãm đáp ứng miễn dịch đối với động vật thuỷ sản. Các ion kim 
loại sẽ kết hợp với protein miễn dịch tạo thành một phức hợp rất bền. Vì thế sẽ ngăn 
cản đáp ứng miễn dịch của cơ thể như làm giảm hoạt hoá thực bào, giảm nồng độ 
kháng thể trong máu, giảm số lượng tế bào lympho và đồng thời sẽ làm tăng tính mẫn 
cảm với vi-rút và vi khuẩn gây bệnh. 
Hydrocacbon thơm: Các hydrocacbon thơm như Phenol, Benzen, Polychlorinated 
biphenils, Chlorinated dioxin, Polynuclear aromatic hydrocacbons (PAHs) gây suy 
giảm sức đề kháng của cá do làm sụt giảm kháng thể và hoạt tính đại thực bào, làm 
tăng agglutinin không đặc hiệu. Bởi vì các hydrocacbon thơm sẽ kết hợp vào thụ thể tế 
bào gây ức chế phản ứng oxy hoá-khử. 
Nông dược: Các chất nông dược (như DDT, Endrin, Malathion,) có khả năng gây 
hoại tử tuyến ức, làm suy giảm hoạt tính thực bào, giảm số lượng tế bào B và suy giảm 
 78
hàm lượng Ig. Vì thế, chỉ cần một liều thấp của các chất diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng & 
bảo vệ thực vật, cũng có thể gây suy giảm đáp ứng miễn dịch của nhiều loài cá. 
Ảnh hưởng của hoá dược và thuốc kháng sinh: Các hóa dược và thuốc kháng sinh cũng 
có tác động kìm hãm đến tính sinh miễn dịch của cơ thể. Trên cá hồi, khi sử dùng 
Oxytetracyclin thì sẽ làm suy giảm tế bào lympho B, sử dùng Aflatoxin B-1 sẽ làm mất 
tế bào B nhớ, còn sử dùng Cortisol/Kenalog-40 thì làm giảm số lượng tế bào B. Trên 
cá chẽm ở châu Âu thì sử dùng Hydrocortisoe làm giảm tình trạng thực bào. 
Sốc: Stress sẽ ảnh hưởng trực triếp lên thần kinh trung ương, kích thích tiết ra 
chlomaffin và đồng thời kích thích não thùy tiết ra ACTH. Sau đó ACTH sẽ tác động 
lên tuyến giáp thận và kích thích tuyến này tiết ra cortisol. Cortisol và chlomaffin sẽ có 
tác động kìm hãm hệ tuần hoàn, nên hiện tượng tái phân bổ năng lượng không được 
đảm bảo làm ảnh hưởng đến sự sinh sản và sinh trưởng của các đại thực bào. Các cơ 
quan tái sinh miễn dịch như tuyến ức, tiền thận và lách cũng bị ảnh hưởng làm cho việc 
sản xuất các tế bào lympho bị sụt giảm. Sự tuần hoàn sẽ ảnh hưởng tới việc vận chuyển 
các yếu tố đáp ứng miễn dịch tới các cơ quan ngoại vi như mang, da và các cơ quan 
miễn dịch bị yếu đi, làm cho tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công hơn. 
4.4.6.2 Hiệu quả sử dụng vắc-xin 
Cơ cở khoa học của việc sử dụng vắc-xin trong công tác phòng chống dịch bệnh là sự 
hình thành đáp ứng miễn dịch thích nghi của sinh vật như tính đặc hiệu và khả năng 
nhớ. Như vậy, mục đích của việc sử dụng vắc-xin là chủ động tạo cho cơ thể có sức 
đề kháng đối với một tác nhân gây bệnh nhất định, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do 
tác nhân này gây ra. 
Tiêu chuẩn đánh giá một vắc-xin 
- Tính an toàn của vắc-xin: thể hiện khi đưa vắc-xin vào cơ thể sinh vật sẽ không tạo 
phản ứng phụ, vi sinh vật không phục hồi độc lực (đối với vắc-xin sử dụng là vắc-
xin sống), đồng thời không tác động tiêu cực đến môi trường. 
- Khả năng sinh miễn dịch: tùy thuộc bản chất kháng nguyên và đặc điểm loài mà 
phải sử dụng vắc-xin cho phù hợp 
- Có hiệu quả bảo vệ: sau khi tiêm vắc-xin vào cơ thể thì vắc-xin phải kích thích 
được hệ thống miễn dịch để tạo kháng thể và kháng thể sinh ra phải có tính đặc hiệu 
với tác nhân gây bệnh tương ứng. Đồng thời, thời gian bảo vệ của vắc-xin phải đảm 
bảo và phù hợp với đối tượng nuôi. 
Phương pháp đánh giá hiệu lực của một vắc-xin 
Các yêu cầu bố trí thí nghiệm 
- Mỗi nhóm cá thí nghiệm phải trên 25 con, độ lặp lại phải lớn hơn 2 lần 
 79
- Gây nhiễm bệnh thực nghiệm trong khoảng thời gian từ 25–60 ngày sau khi sử 
dụng vắc-xin bằng phương pháp tắm 
- Tỷ lệ nhiễm bệnh ở nhóm đối chứng (A) phải trên 60% trong thời gian kiểm định 
- Tỷ lệ nhiễm bệnh nhóm cá sử dụng vắc-xin (B) không vượt quá 24% 
- Phải kiểm tra toàn bộ cá nhiễm bệnh thực nghiệm. Tỷ lệ cá nhiễm bệnh do nguyên 
nhân khác không vượt quá 10%. 
Các chỉ số đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc-xin 
Tỷ lệ sinh tồn tương đối (Relative Percent Survival-RPS) (%) 
Công thức tính RPS: 
RPS = (1- (tỉ lệ cá thí nghiệm bị nhiễm/tỉ lệ cá đối chứng bị nhiễm)) x 100 
Yêu cầu: RPS ≥ 60% 
Đánh giá theo chỉ số RPS thích hợp cho việc kiểm định hiệu quả vắc-xin trong phòng 
thí nghiệm và các thực nghiệm ngoài hiện trường. 
Gia tăng liều gây chết 50% (LD50 Lethal Dose) 
Đây là thí nghiệm chỉ phù hợp trong điều kiện phòng thí nghiệm và các yêu cầu bố trí 
thí nghiệm tương tự như trường hợp đánh giá chỉ số RPS. 
Công thức tính LD50 (theo Reed và Muench, 1938) 
LD50 = Mức gây tỉ lệ nhiễm bệnh của cá trên 50% thấp nhất - số nội suy (p.d) 
p.d = (L%-50)/(L%-H%) 
Trong đó: 
L%: tỉ lệ cá nhiễm bệnh thấp nhất trên 50% 
H%: tỉ lệ cá nhiễm bệnh cao nhất dưới 50% 
Yêu cầu: giá trị LD50 của nhóm cá thí nghiệm được sử dụng vắc-xin phải cao hơn giá 
trị nhóm cá đối chứng 100 lần. 
4.4.7 Phương thức sử dụng vắc-xin trong nuôi trồng thuỷ sản 
Tiêm 
Đây là phương pháp có thể bổ sung những tá dược nhằm làm tăng hiệu lực của vắc-xin 
sử dụng. Tuy nhiên, gặp phải một số khó khăn về việc gây mê và bắt giữ đối tượng khi 
thủy sản khi tiêm vắc-xin nên dễ dàng gây sốc cho cá (bảng 4.3). Hơn nữa, chỉ ứng 
dụng được đối với cá trên 15g. Để khắc phục, có thể sử dụng kim tiêm tự động để bơm 
thuốc theo một hệ thống dây truyền, với công suất khoảng 1.000 cá/giờ. 
 80
Cho ăn 
Đây là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi ở các trang trại nuôi cá vì phương 
pháp này đơn giản, dễ ứng dụng và không gây sốc cho cá. Tuy nhiên, cần một lượng 
vắc-xin lớn nên làm tăng chi phí đầu tư. Hơn nữa, liều lượng vắc-xin không đảm bảo 
giữa các cá thể trong quần đàn và kháng nguyên dễ dàng bị phá hủy khi qua bao tử và 
ruột trước (bảng 4.3). 
Ngâm 
Ngâm là phương pháp đơn giản và nhanh vì chỉ cần có vài giây khi cho cá tiếp xúc với 
vắc-xin. Đầu tiên, vắc-xin đã được pha loãng sẵn trong nước, sau đó bắt cá ngăm 
khoảng 30-60 giây. Khả năng hấp thụ các kháng nguyên theo phương pháp ngâm thì ít 
có hiệu quả (bảng 4.3). Cơ chế hấp thụ kháng nguyên chưa biết được chắn chắn, nhưng 
người ta thấy rằng mang là con đường chính để các hấp thụ các kháng nguyên, bên 
cạnh đó thì da và các cơ quan đường bên cũng có tham gia vào quá trình thấp thụ các 
kháng nguyên. Có nhiều loại bệnh thì cơ quan miễn dịch của cá không chống được 
theo phương pháp này. Ngoài việc liên quan đến cơ chế hấp thụ kháng nguyên còn phụ 
thuộc vào khả năng đáp ứng miễn dịch tự nhiên và điều kiện tự nhiên của thí nghiệm. 
Tắm vắc-xin 
Nhằm hạn chế làm sốc cho cá theo phương pháp ngâm, người ta sử dụng phương pháp 
tắm vắc-xin cho cá bằng cách nhỏ từ từ vắc-xin vào thùng trữ cá. Tuy nhiên, phương 
pháp này đòi hỏi một lượng lớn vắc-xin và thời gian là khoảng 1 giờ (bảng 6.3). 
Phun vắc-xin 
Đây là phương pháp được phát triển đồng thời với phương pháp ngâm. Vắc-xin được 
phun hoặc được dẫn bằng hệ thống bán tự động thông qua băng truyền chạy qua dưới 
những vòi phun vắc-xin. Phun vắc-xin có khả năng gây sốc cá và kết quả có thể biến 
động (bảng 4.3). 
Bảng 4.3. Ưu và nhược điểm của các phương pháp sử dụng vắc-xin ở cá 
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm 
Tiêm Hiệu lực tốt nhất và có thể dùng tá dược 
Ít tiêu tốn vắc-xin 
Không thể tiêm cá <15g. 
Tốn nhân công, thời gian và dễ 
dàng làm sốc cá 
Tắm, ngâm, nhúng, 
phun 
Thời gian ngắn, số lượng cá nhiều 
Có thể dùng cho cá con 
Không hiệu quả cho cá lớn 
Tiêu tốn nhiều vắc-xin 
Cho ăn Không gây sốc cá 
Không cần thiết bị chuyên dùng 
Hiệu quả không ổn định 
Khó kiểm soát được lượng vắc-xin 
4.4.8 Một số kết quả nghiên cứu vắc-xin ở cá 
Việc sử dụng vắc-xin phòng bệnh nhiễm khuẩn trên cá hồi ở Nauy được chứng minh là 
có hiệu lực từ năm 1993. Vắc-xin có khả năng bảo hộ đàn cá nuôi với tỉ lệ sống trên 
 81
90% và làm giảm chi phí sản xuất còn 10% so với khi sử dụng thuốc kháng sinh để 
phòng bệnh. Tuy nhiên, việc phát triển vắc-xin vừa có hiệu lực vừa có giá thành hạ 
thường không dễ dàng. Hiện tại trên thị trường chỉ có một vài loại vắc-xin dùng để 
tiêm chủng ngừa một vài bệnh nhiễm khuẩn ở thủy sản. Thường gặp là vắc-xin đều chế 
bằng cách làm chết hoặc làm yếu vi khuẩn có độc lực. Hiện tại người ta đang khám phá 
khả năng làm tinh khiết các kháng thể từ các mầm bệnh hoặc tạo kháng thể qua các 
thao tác gen (còn gọi là vắc-xin tái tổ hợp) và vắc-xin ADN. Vắc-xin ADN có rất nhiều 
ưu điểm như chuẩn bị rất đơn giản và có thể được sản xuất ở số lượng lớn. Hơn nữa, 
vắc-xin ADN rất bền và có thể tồn tại ở những điều kiện nhiệt độ bất lợi tạo điều kiện 
dễ dàng trong vận chuyển, lưu giữ và phân phối. Vắc-xin ADN còn có ưu điểm về khía 
cạnh miễn nhiễm do hệ miễn dịch nhận biết kháng nguyên ADN tương tự như nhân 
biết vi-rút và vi khuẩn nội bào nên rất có hiệu lực trong việc bảo hộ cá với các trường 
hợp nhiễm vi-rút và vi khuẩn. Một số loại vắc-xin ADN phòng bệnh vi-rút 
(hematopoietic necrosis virus, viral hemorrhagic septicemia) và vi khuẩn (bacterial 
kidney disease) đã được thử nghiệm ở cá hồi. Tuy nhiên, việc ứng dụng vắc-xin ADN 
vào sản xuất vẩn còn đòi hỏi sự kiểm định về tính an toàn và khả năng bảo hộ của vắc-
xin ADN. 
4.5 Ứng dụng miễn dịch học trong chẩn đoán bệnh thủy sản 
Nguyên lý và kỹ thuật miễn dịch ứng dụng trong chẩn đóan bệnh ở thủy sản đã được 
trình bày chi tiết trong chương 3, giáo trình nguyên lý và kỹ thuật chẩn đóan bệnh thủy 
sản (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2007). Các kỹ thuật miễn dịch ứng dụng trong chẩn đóan 
bệnh ở động vật thủy sản chủ yếu là sử dụng kháng thể để phát hiện protein kháng 
nguyên của vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm hoặc những đáp ứng của vật chủ 
với vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm trong mẫu huyết thanh. Trọng tâm của các 
kỹ thuật miễn dịch này là xác định sự tiếp xúc của vật chủ với mầm bệnh, tuy nhiên, 
các kỹ thuật này cung cấp ít thông tin về tình trạng nhiễm bệnh của vật chủ hoặc của cả 
đàn thủy sản nuôi. 
Tài liệu tham khảo 
1. Công Ty thuốc thú Y Trung Ương II. 1998. Vaccine và Thuốc thú Y. Nhà xuất bản 
Nông Nghiệp. 
2. Ellis, A.E. 1988. Fish vaccination. London San Diego New York Berkeley. 
3. Lê Huy Kim. 1998. Bài giảng miễn dịch học thú y. Khoa Nông Nghiệp- Đại học 
Cần Thơ. 
4. Nguyễn Ngọc Lanh và ctv.1997. Miễn dịch học. Nhà xuất bản y học. 
5. Đặng Thị Hoàng Oanh. 2007. Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản. Giáo 
trình Đại học. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mien_dich_hoc_dong_vat_thuy_san_dang_thi_hoang_an.pdf