Giáo trình mô đun Nuôi trâu, bò đực giống - Mã số MĐ 01: Nuôi vè phòng - trị bệnh cho trâu bò
Tóm tắt Giáo trình mô đun Nuôi trâu, bò đực giống - Mã số MĐ 01: Nuôi vè phòng - trị bệnh cho trâu bò: ...ai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá nhanh. - Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu ở nước ta. 2.1.2. Bò Lai Sind Bò Lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc bò Sahiwal với bò Vàng Việt Nam. + Đặc điểm ngoại hình: - Lông mà...c rải tiếp 10 kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau đó nén và buộc chặt túi nilon lại Hình 3.5. Rơm ủ ure trong bao nilon Bước 3: cho ăn: - Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2 kg, tập cho trâu bò ăn dần bằng...n tương đương 500 UI vitamin A) cần 80 - 100mg caroten/ 100kg thể trọng; Vitamin E: 40 - 50 mg, vitamin D: 1200 - 1800 UI /100kg thể trọng. 2. Xác định khẩu phần ăn 2.1. Xác định khẩu phần ăn cho duy trì. 41 Khẩu phần duy trì được xác định trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của đực giống ...
nhẹ. - Hàng ngày có thể sử dụng trâu bò đực giống kéo xe vận chuyển thức ăn, bừa nhẹ thời gian làm việc khoảng 2 – 3h. Như vậy vừa sử dụng được sức lao tác của đực giống đồng thời khai thác tốt tác dụng của vận động đối với đực giống. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, sẽ có tác dụng ngược lại. Khi sử dụng phải thận trọng, tránh sảy ra xây xát, đề phòng tai nạn. Đực giống thường rất hung dữ đồng thời tính năng sinh dục rất cao, do vậy cần đề phòng những sự cố bất thường có thể xảy ra trong thời gian làm việc Hình 5.1. Vận động kết hợp với lao tác 2. Tắm, chải. Tắm chải là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng có tác dụng làm cho lông da sạch sẽ nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, trao đổi nhiệt và tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể. 2.1. Tắm cho trâu bò đực giống + Tắm: Trong những ngày nắng ấm nên cho trâu bò đực giống tắm. + Tắm thường kết hợp với kỳ cọ, tẩy rửa chất bẩn bám trên da. Có thể dùng vòi phun nước tắm riêng biệt cho từng con. Nơi nào có hồ, sông, suối, nước sạch có thể cho trâu xuống đầm, tắm mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Cần dùng vải xô rửa mặt, mũi, mồm và cơ quan sinh dục. Tránh thô bạo làm xây sát. Hình 5.2. Tắm nước cho trâu 2.2. Chải cho trâu bò đực giống - Mùa đông giá rét, trâu, bò, bê nghé phải được chải thường xuyên, chải làm cho lông mượt, da sạch, loại trừ ve, rận, ký sinh, tăng cường hệ tuần hoàn của máu. - Cách chải: + Chải từ phải sang trái, từ trước đến sau, từ trên xuống dưới, cái nọ tiếp cái kia, chải đều toàn thân. 46 + Đầu tiên dùng bàn chải cứng quét sạch những chỗ đất, phân bám vào mình. Tiếp theo tay trái cầm bàn chải sắt, tay phải dùng bàn chải lông chải lại một đến hai lượt, theo chiều thuận và nghịch của lông. Đất bẩn ở chân móng dùng nước dội, rửa tốt nhất nên xoa chải ngoài chuồng, mỗi ngày nên xoa chải ít nhất một lần vào buổi sáng sau khi bò đực giống vận động. Hình 5.3. Bàn chải trâu, bò 3. Sử dụng và quản lý trâu bò đực giống. 3.1. Sử dụng trâu bò đực giống 3.1.1. Tuổi đưa vào sử dụng Trâu bò bắt đầu đưa vào phối giống và khai thác tinh khi đã thành thục về tính và khối lượng cơ thể của nó phải đạt 2/3 khối lượng cơ thể lúc trưởng thành. Tuổi đưa vào sử dụng của trâu, bò có sự khác nhau + Ở bò khoảng 18-24 tháng tuổi + Ở trâu khoảng 24-30 tháng tuổi. 3.1.2. Chế độ sử dụng - Bò đực 18 – 24 tháng tuổi, trâu 24 – 30 tháng tuổi nếu phát dục tốt mỗi tuần phối giống khoảng 3 lần. - Bò đực giống từ 3 tuổi đến 9 tuổi có thể tuỳ từng điều kiện mà có chế độ sử dụng lấy tinh thích hợp. Trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt mỗi tuần khai thác 6 lần ( mỗi ngày 1 lần). Trong thời gian dài không ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch và sức khoẻ của trâu bò đực giống 3.1.3 Sử dụng trâu bò đực giống Thông thường có hai hình thức sử dụng trâu bò đực giống + Hình thức phối giống trực tiếp - Nhảy phối tự do Trâu bò đực giống và trâu bò cái được nuôi nhốt chung với tỷ lệ 2-3 đực/1 đàn cái (50-80 con). Khi trâu bò cái động dục thì trâu bò đực tự phát hiện và nhảy phối một cách tự do, không có sự kiểm soát, quản lý hoặc điều khiển của con người. Ưu điểm của phương pháp này là tỷ lệ phối giống và sinh sản cao. Nhược điểm của phương pháp này là: + Làm cho sức lực của trâu bò đực giống tiêu hao nhiều do chế độ phối giống tuỳ tiện. + Dễ lây lan bệnh tật trong đàn, + không quản lý, theo dõi được công tác giống. 47 + Hơn nữa, khi các đực giống được nuôi nhốt chung với đàn thì chúng hay đánh nhau làm ảnh hưởng đến đàn gia súc và người chăn nuôi, gây khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý. - Nhảy phối có hướng dẫn Trâu, bò đực và trâu, bò cái được nuôi nhốt riêng, khi con cái động dục thì mới đưa con đực đến cho nhảy phối. Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của phương pháp nhảy phối tự do. Nhược điểm: tỷ lệ phát hiện động dục và phối giống sẽ thấp hơn do có sự tham gia của con người trong quá trình này. + Sử dụng đực giống trong truyền giống nhân tạo Để phát huy cao độ tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo phải thực hiện đúng qui trình trong các khâu sau: - Huấn luyện đực giống để lấy tinh. - Kỹ thuật lấy tinh. - Pha chế và bảo tồn tinh dịch. - Phối giống. Việc khai thác tinh trâu bò đực giống, được thực hiện theo phương pháp cách nhật, hoặc cách 2 ngày nhưng mỗi ngày có thể cho nhảy 2 đến 3 lần. 3.2. Quản lý trâu bò đực giống. + Kiểm tra sức khỏe trâu bò đực giống Việc kiểm tra sức khỏe cho đực giống được tiến hành theo các bước sau: - Kiểm tra khối lượng cơ thể hàng tháng để kịp thời điều chỉnh khẩu phần ăn nhằm cho đực giống không được quá gầy hoặc quá béo. - Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng và diệt ký sinh trùng ngoài da. - Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục. * Mắt Kiểm tra kết mạc, giác mạc để phát hiện mắt bị viêm, bị tổn thương hoặc bị ký sinh trùng... để kịp thời điều trị cho con vật. * Răng và hàm Răng phải cắm sát vào lợi. Không nên sử dụng những bò đực có xương hàm nhô ra hoặc thụt vào quá mức. Cần chú ý trạng thái các lỗ mũi, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu có vấn đề về đường hô hấp. * Hệ thống cơ-xương Kiểm tra khớp xương, hệ thống cơ để phát hiện các bệnh về xương, khớp, cơ ảnh hưởng tới vận động và nhẩy giá của trâu, bò đực giống. * Hình dáng của chân và bàn chân Kiểm tra chân và bàn chân trâu bò đực giống để phát hiện những khuyết tật hoặc tổn thương ảnh hưởng tới khả năng vận động, giao phối hoặc nhảy giá. Cần chú ý các trường hợp sau: 48 Hình 3.2: Kết cấu chi sau: a) Bình thường; b) Khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm; c) chân sau thẳng đứng cột nhà; d) chân sưng Hình 3.3: Kết cấu chi sau: a) bình thường; b) chân vòng kiềng; c) khoeo chân sau gần chạm nhau - Cả 2 móng không đối xứng về kích cỡ và hình dáng . - Móng ngắn, mòn ở đầu móng, thường gặp ở những con cẳng chân sau thẳng đứng cột nhà (Hình 3.2c, 3.4c). - Các móng dài, hẹp với gót chân nông, con vật chân yếu (Hình 3.3.b) và đôi khi tạo nên móng hình kéo. Hình 3.4. Góc cườm giữa cẳng chân trước và cẳng chân sau với móng: a) bình thường; b) cườm chân yếu; c) quá thẳng đứng * Kiểm tra dáng đi Kiểm tra dáng đi lại của trâu, bò đực từ hai bên và từ phía sau để phát hiện bệnh ở chân của bò. Bình thường, khi đi lại, bò đực cần đặt chân bàn chân sau 49 trùng vào dấu bàn chân trước và hàng dấu chân phải thẳng khi đi tự do ngoài trời. Khi nhìn từ phía sau con bò đực, những cẳng chân phải thẳng từ trên xuống dưới và không quá vòng kiềng (Hình 3.3b). - Hiện tượng bước chân sau dài hơn hoặc ngắn hơn bước chân trước có liên quan đến năng lực giao phối của bò đực. * Kiểm tra dương vật và bao qui đầu - Sờ khám toàn bộ túi bọc dương vật và bao qui đầu của trâu, bò đực giống xem có bình thường không. Chú ý những bất bình thường về độ sâu túi bọc dương vật, độ dày dây rốn và hiện tượng lộn bít tất của bao qui đầu. Những hiện tượng này có thể cản trở việc giao phối hoặc làm cho bò đực có thể bị thương. Hình 3.5b: Bao qui đầu bình thường Hình 3.5b: Bao qui đầu lộn bít tất * Kiểm tra bìu dái Sờ khám cẩn thận bìu dái và những bộ phận sinh dục bên trong cơ thể bằng cách đứng sau bò đực đã được cố định cẩn thận. - Kiểm tra bao dịch hoàn: Dùng cảm giác của da tay sờ nhẹ vào bao dịch hoàn con vật để cảm giác độ to, nhỏ, cứng, mềm, nóng, lạnh và phản ứng đau vùng dịch hoàn để phát hiện bệnh ở dịch hoàn con vật. - Kiểm tra những cơ quan sinh dục bên trong Khám qua trực tràng có thể phát hiện một số trường hợp bất bình thường như: - Viêm tinh nang; - Có khối u; - Đường sinh dục nhỏ bé một cách bất thường hoặc thiếu một bộ phận. Bò sẽ cảm thấy đau khi sờ khám những bộ phận không bình thường, đặc biệt là do viêm. B. câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi: 1, Trình bày mục đích và phương pháp vận động cho trâu, bò đực giống. 2, Trình bày mục đích và phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống. 3, Trình bày tuổi, chế độ và phương pháp sử dụng trâu, bò đực giống. 50 4, Trình bày ý nghĩa, và phương pháp của việc kiểm tra sức khỏe trâu, bò đực giống. II. Bài tập thực hành. Bài 1: Thực hành cho trâu, bò đực giống vận động. + Mục đích: - Thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống vận động đúng kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và gia súc khi vận động. + Nội dung: - Cho trâu, bò đực giống vận động kết hợp với chăn thả. Quãng đường vận động 1 – 1,5km. Dồn đực giống đi nhanh, không nên để con vật la cà, ăn cỏ dọc đường sẽ làm giảm tác dụng vận động. Trên đường đi quan sát sự vận động của con vật. - Cho con vật vận động kết hợp với lao tác nhẹ. Cho con vật vận động kết hợp với kéo xe chuyển thức ăn, kéo đoạn gỗ nhẹ hoặc bừa ruộng thời gian 1-2 giờ. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp vận động cho trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp cho trâu bò đực giống vận động thông qua mô hình, băng hình và làm thực hiện cho trâu bò đực giống vận động trên thực địa. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc cho trâu, bò đực giống vận động theo hai phương pháp. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống vận động kết hợp với chăn thả và lao tác nhẹ đúng kỹ thuật. Bài 2: Thực hành tắm, chải cho trâu, bò đực giống + Mục đích: - Thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống tắm, chải đúng kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và gia súc khi cho trâu, bò đực giống tắm chải. + Nội dung: - Tắm cho trâu, bò đực giống bằng vòi nước, dùng xà phòng xát lên da con vật sau đó dùng bàn chải lông cọ, tẩy rửa chất bẩn bám trên da, sau đó phun nước rửa sạch nước xà phòng trên cơ thể con vật, dùng vải xô lau, chùi vùng mặt, mũi, mồm và cơ quan sinh dục đực giống. - Chải cho trâu, bò đực giống. 51 Dùng bàn chải, chải đều trên cơ thể con vật, từ phải qua trái từ trên lưng xuống dưới bụng, từ trước ra sau. Đầu tiên dùng bàn cải cứng để chải sạch chất bẩn bám trên cơ thể con vật, sau dùng bàn chải sắt chải nhẹ nhàng hai lần theo chiều xuôi và ngược của lông. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Dụng cụ tắm chải. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh và băng hình. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc tắm chải cho một trâu, bò đực giống. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên kiểm tra cá nhân hoặc nhóm học viên thực hiện việc tắm, cải cho trâu, bò đực gống. Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học viên + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc tắm, chải cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. Bài 3: Thực hành kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống + Mục đích: - Thực hiện được việc kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và gia súc khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho con vât. + Nội dung: - Kiểm tra khối lượng của con vật, bằng phương pháp đo các chiều. - Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng. * Kiểm tra mắt * Kiểm tra răng, hàm. * Kiểm tra chân. * Kiểm tra cơ quan sinh dục + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Dụng cụ thú y. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. 52 + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp đo các chiều tính khối lượng trâu, bò đực giống. Phương pháp kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên kiểm tra cá nhân hoặc nhóm học viên thực hiện việc kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học viên + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Trâu, bò đực giống dễ bị kích động sẽ hung dữ vì vậy đảm bảo an toàn cho người và gia súc khi cho chúng vận động, tắm chải. - Kiểm tra cơ quan sinh dục của trâu, bò đực giống để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh ở cơ quan sinh dục cho con vật. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Nuôi trâu bò đực giống là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng - trị bệnh cho trâu, bò. - Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng - Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. - Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc và đảm bảo vệ sinh môi trường. III. Nội dung mô đun: Mã số bài Tên các bài trong mô đun Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 53 MĐ 01-01 Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu, bò đực giống Tích hợp Trại trường 12 4 8 MĐ 01-02 Xác định giống trâu, bò đực Tích hợp Trại trường 20 4 15 1 MĐ 01-03 Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống Tích hợp Trại trường 18 4 13 1 MĐ 01-04 Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống Tích hợp Trại trường 12 4 7 1 MĐ 01-05 Chăm sóc trâu, bò đực giống Tích hợp Trại trường 18 4 13 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 20 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: IV.1. Nguồn lực cần thiết: - Mô hình, tranh, ảnh, tiêu bản về trị trí, hướng, kiều chuồng trại, giống trâu bò đực, thức ăn cho trâu, bò đực giống. - Băng video về nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. - Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi. - Thiết bị phục vụ dạy học: Máy chiếu overhead, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, projeter - Bảo hộ lao động: ủng cao su, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ - Cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống . IV.2. Cách tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: Giáo viên giới thiệu nội dung thực hành và phương pháp thực hiện. - Hướng dẫn thường xuyên: chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 3-5 người, mỗi nhóm được thực hiện những nội dung trong bài thực hành. Giáo viên theo dõi, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện của học viên. - Hướng dẫn kết thúc: Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc cá nhân học viên theo mục tiêu của bài. IV.3. Thời gian: - Thời gian thực hành nên bố trí 4 giờ cho một bài thực hành và xen kẽ với các bài lý thuyết. 54 IV.4. Số lượng khoảng 18 – 20 học viên. IV.5.Tiêu chuẩn sản phẩm - Học viên nhận biết được vị trí, hướng, kiểu và diện tích chuồng nuôi trâu, bò đực giống. - Nhận biết được đặc điểm và chọn được trâu bò đực để làm giống qua ngoại hình, thể chất. - Nhận biết được các loại thức ăn và phương pháp chế biến thức ăn thô xanh cho trâu, bò đực giống. - Tổ chức được việc nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập: 5.1. Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng vi trí, hướng, kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Xác định đúng dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu bò đực giống Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 5.2. Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các trâu đực giống nội và trâu nhập nội Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên sữa Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 5.3. Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định được thức ăn thô, xanh cho trâu, bò đực giống. Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Xác định được thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống. Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Xác định được thức ăn bổ sung cho trâu, bò đực giống. Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 55 5.4. Bài 4: Nuôi dƣỡng trâu, bò đực giống. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định được nhu cầu dinh dưỡng cho trâu, bò đực giống. Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Xác định đúng khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống ăn đúng kỹ thuật Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 5.5. Bài 5: Chăm sóc trâu, bò đực giống. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vận động cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Tắm chải cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận Sử dụng trâu, bò đực giống theo yêu cầu kỹ thuật Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận VI. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo vệ sinh chăn nuôi – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội - Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu- Nhà xuất bản lao động 2009.. - Websid trung tâm khuyến nông Quốc gia. - Websid: www.vmclub.net 56 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Công Lý - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên: - Ông Trần Xuân Đệ, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng khoa Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu viên Viện Thú y./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Danh Phương - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Phùng Quốc Quảng - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_nuoi_trau_bo_duc_giong_ma_so_md_01_nuoi_ve.pdf