Giáo trình mô đun Sản xuất cây trồng bằng hạt - Mã số : MĐ 02 - Nghề: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp

Tóm tắt Giáo trình mô đun Sản xuất cây trồng bằng hạt - Mã số : MĐ 02 - Nghề: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp: ...: 1.500 kg x 9 % = 135 kg - Phân supelân là: 1.500 kg x 1% = 15 kg 2.3. Đóng bầu gieo ươm: 2.3.1. Các loại vỏ bầu 13 Hình 7: Các loại vỏ bầu 1. Tre nứa đan 3. Đất + rơm băm nhỏ 5. Bầu tổ ong 2. Ống nứa 4. Polyetylen 6. Lá chít - Trong các loại vỏ bầu đã kể ở trên thì vỏ bầu bằng Poly... Hình 26: Gieo hạt vào bầu Chọn hạt đã nứt nanh đem gieo, gieo 1÷2 hạt vào giữa mỗi bầu, không gieo hạt chồng chất lên nhau, lấp đất phủ kín hạt + Lấp đất Sàng đất bổ sung lên mặt luống bầu, lấp dầy gấp 1 ÷ 2 lần đường kính hạt + Tưới nước và che phủ 28 - Cắm ràng ràng trên luống, che n... + Triệu chứng: Cây mầm bị nấm nhiễm làm thối rễ, cây đổ gục từng đám lỗ chỗ và lan dần từng mảng trên các luống, bệnh phát triển rất nhanh. + Nguyên nhân: Do nấm gây ra, điều kiện để nấm phát triển là do tưới nước nhiều quá, dùng nước bẩn để tưới, tưới nhiều lần, tưới phân quá sớm ngay sau ...

pdf53 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Sản xuất cây trồng bằng hạt - Mã số : MĐ 02 - Nghề: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an trong nước, đổ dung dịch phân vào bể ngập 1/3 – 1/4 chiều 
cao bầu, sau 10 -12 giờ tháo dung dịch phân còn thừa ra ngoài. 
Nếu cây sinh trưởng tốt, nghỉ bón thúc một vài kỳ 
Hình 38: Bón thúc 
1.5. Điều tra phân loại cây. 
a. Mục đích 
Là một việc làm cần thiết, nhằm mục đích kiểm kê nắm được số cây tốt, xấu, 
xếp riêng để có biện pháp chăm sóc phù hợp, mỗi lần phân loại di chuyển bầu sẽ 
37
làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ vượt ra khỏi túi bầu, đồng thời giúp cho cây 
phát triển cân đối về đường kính và chiều cao. 
b. Phương pháp điều tra . 
Phương pháp điều tra là đo đếm trên ô tiêu chuẩn, từ kết quả trên ô tiêu 
chuẩn suy ra toàn vườn. 
 + Diện tích đo đếm 2 - 4% diện tích gieo ươm. 
 + Ô tiêu chuẩn có hình vuông. 
 + Diện tích ô tiêu chuẩn : 0,25 m2 ( cạnh 0,5m ). 
 + Ô tiêu chuẩn đo ngẫu nhiên. 
Hình 39: Bố trí ô tiêu chuẩn 
a. Luống cây con, b. Ô tiêu chuẩn 
1.6. Hãm cây 
a. Mục đích 
 Là biện pháp hạn chế phát triển của cây con trong vườn ươm, làm cho cây 
cứng cáp và có khả năng quen với điều kiện tự nhiên trước khi đem trồng, dễ thích 
nghi với điều kiện đất trồng rừng, đảm bảo tỷ lệ sống cao 
b. Thời điểm hãm cây 
Trong giai đoạn cuối cùng ở vườn ươm thường trước khi cây xuất vườn từ 
nửa tháng đến 1 tháng 
c. Biện pháp : 
- Hạn chế tưới nước và bón thúc 
Trước khi xuất cây nên hạn chế tưới nước, bón phân tiến tới ngừng hẳn tạo 
cho cây ngọn đanh, cứng cáp, độc lập, quen với điều kiện môi trường tự nhiên, nền 
luống cứng cáp 
- Đảo bầu, cắt rễ, phân cấpcây con. 
38
Trong quá trình sinh trưởng, luống cây có hiện tượng phân hóa cây cao, thấp, 
lớn, nhỏ do đó chúng ta cần chuyển bầu phân loại cây để tập trung những cây có 
cùng cấp chiều cao vào một khu vực tiện cho quá trình chăm sóc. 
Khi chuyển bầu, nếu rễ cây đã mọc dài xuyên qua đáy bầu phải cắt bỏ rễ. 
Dùng dao hoặc kéo sắc cắt. Sau khi cắt cần che bóng và tưới nước cho cây đến khi 
cây phục hồi thì bỏ che. Tùy theo đặc điểm từng loài mà có thể cắt rễ 1 đến 2 lần. 
Xén rễ lần cuối trước khi cây xuất vườn 10 – 15 ngày nhằm rèn luyện cho cây thích 
nghi dần với điều kiện khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, giúp cây cứng cáp, đanh 
ngọn khi trồng đạt tỷ lệ sống cao 
Hình 40: Hãm cây 
a. Chuyển bầu b. Xén bớt rễ c. Cắt bớt lá 
2. Phòng trừ sâu bênh hại 
2.1. Một số loại sâu hại 
a. Sâu róm: 
+ Triệu chứng: Làm cho lá bị thủng, nhiều lá bị sâu ăn sạch 
+ Tác hại: Sâu róm là loài sâu ăn lá và các bộ phận non của cây, đặc biệt là cây non 
ở vườn ươm, cây mầm. 
+Cách phòng trừ: Giữ gìn vườn ươm sạch sẽ gọn gàng, phát sạch các lùm cây bụi 
rậm. Nếu phát hiện sớm sâu có thể bắt bằng tay, hoặc phun thuốc sâu thông thường 
hay đánh bả để tiêu diệt sâu. 
39
b. Dế: 
Nhóm dế mèn: Gồm dế mèn nâu lớn, dế mèn nâu nhỏ 
+ Triệu chứng: Mầm và lá non bị cắt mất 
+ Tác hại: Dế thường ăn hạt mới nẩy mầm và mầm lá non của cây con ở vườn ươm 
+ Cách phòng trừ: Giữ gìn vườn ươm sạch sẽ gọn gàng , thường xuyên vệ sinh.Nếu 
trong vườn ươm có nhiều dế, đặt bẫy đèn ban đêm để bẫy dế, hoặc phun thuốc sâu 
xung quanh luống cây con. 
Hình 41: Nhóm dế mèn 
 b. Dế mèn nâu lớn c. Dế mèn nâu nhỏ 
c. Sâu xám nhỏ: 
Hình 42: Sâu xám 
 1. Sâu xám đang phá hoại 2. Vòng đời của sâu xám 
a. Trứng c. Nhộng b. Sâu non d. Sâu trưởng thành 
+ Triệu chứng: Thân cây non đứt ngang, phần ngọn cắm một đầu xuống đất. 
+ Tác hại: Sâu cắt mất ngang cây, kéo ngọn xuống đất, ăn xong thường nằm ngay 
dưới đất cạnh gốc cây 
40
+ Biện pháp phòng trừ: 
- Làm cỏ, phát quang 
- Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm 
- Bắt sâu non vào sáng sớm 
- Làm bả độc diệt dế và diệt sâu xám 
- Phun thuốc Folithion 0,1%... lên luống cây bị hại vào lúc chiều tối 
2.2. Bệnh hại 
Bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế 
bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân 
Cây con ở vườn ươm thường hay mắc các bệnh sau đây 
a. Bệnh lở cổ rễ 
 Là loại bệnh hại rễ phổ biến đối với nhiều loài cây rừng: Thông, keo, mỡ, 
bạch đàn... 
+ Triệu chứng: Cây mầm bị nấm nhiễm làm thối rễ, cây đổ gục từng đám lỗ chỗ và 
lan dần từng mảng trên các luống, bệnh phát triển rất nhanh. 
+ Nguyên nhân: Do nấm gây ra, điều kiện để nấm phát triển là do tưới nước nhiều 
quá, dùng nước bẩn để tưới, tưới nhiều lần, tưới phân quá sớm ngay sau khi hạt nẩy 
mầm, gieo hạt qúa sâu trong đất. 
+ Tác hại 
- Làm thối hàng loạt hạt giống 
- Làm chết hàng loạt cây con 
Hình 43: Triệu chứng bệnh lở cổ rễ 
a. Cây mầm bị đổ non b. Cây con bị chết đứng 
41
+ Cách phòng trừ: Phun benlate theo định kỳ và phun trước khi gieo cấy. Trường 
hợp phát hiện cây bị bệnh phải nhổ đốt sạch và phun thuốc benlate. 
b. Bệnh nấm mốc sương. 
+ Triệu chứng: Lá cây có chất bột màu trắng, cây còi cọc kém phát triển. 
+ Nguyên nhân: Cây bị che bóng quá nhiều, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ ban đêm 
thấp 
+ Cách phòng trừ: 
- Cày bừa kỹ, phơi ải đất, xử lý đất trước khi gieo ươm bằng phun thuốc boocđô 
0,5% hoặc thuốc benlate 0,15% 
- Vườn thoát nước tốt, duy trì độ ẩm đất 60 ÷ 70% 
- Làm cỏ, phát quang bụi rậm 
- Xác định mật độ cây phù hợp 
- Phun thuốc phòng bệnh 15 ngày/lần: Thuốc boocđô 0,5% hoặc benlate 0,15% 
- Nhổ cây bị bệnh tập trung đốt 
- Phun thuốc 1 tuần/lần dùng boocđô 0,5%÷1% hoặc benlate 0,15% ÷ 0,2%, phun 
1lít/4m2 cho những luống cây bị bệnh 
c. Bệnh rơm lá thông: 
Là loại bệnh hại lá thông, phổ biến nhất là thông nhựa 
+ Triệu chứng của bệnh 
- Lá mới bị bệnh có những đốm nhỏ màu vàng tươi 
- Lá bị bệnh nặng có màu vàng đậm rồi màu nâu, màu đen 
- Lá bị bệnh dính dai trên cây 
Hình 44: Triệu chứng của bệnh rơm lá thông 
a. Lá bị bệnh b. Cây bị bệnh 
42
+ Tác hại 
- Cây bị bệnh nhẹ vẫn sinh trưởng chậm 
- Cây bị bệnh nặng sẽ chết 
+ Biện pháp phòng, trừ 
- Cày bừa kỹ, phơi ải đất, xử lý đất trước khi gieo ươm bằng phun thuốc boocđô 
0,5% hoặc thuốc benlate 0,15% 
- Vườn thoát nước tốt, duy trì độ ẩm đất 60 ÷ 70% 
- Làm cỏ, phát quang bụi rậm 
- Xác định mật độ cây phù hợp 
- Phun thuốc phòng bệnh 15 ngày/lần: Thuốc boocđô 0,5% hoặc benlate 0,15% 
- Ngắt lá bị bệnh hoặc nhổ cây bị bệnh nặng tập trung đốt 
- Phun thuốc 1 tuần/lần dùng boocđô 0,5%÷1% hoặc benlate 0,15% ÷ 0,2%, phun 
1lít/4m2 cho những luống cây bị bệnh 
d. Bệnh nấm phấn trắng 
 Là loại bệnh hại lá đối với nhiều loài cây rừng, như: keo... 
+ Triệu chứng của bệnh trên lá keo: 
Bột trắng mịn ở cả 2 mặt lá, sau chuyển sang màu xám 
Hình 45: Triệu chứng của bệnh nấm phấn trắng 
a. Lá không bị bệnh b. Lá bị bệnh c. Cành bị bệnh 
43
+ Tác hại 
- Cây bị bệnh nhẹ vẫn sinh trưởng chậm 
- Cây bị bệnh nặng sẽ chết 
+ Biện pháp phòng, trừ 
- Cày bừa kỹ, phơi ải đất, xử lý đất trước khi gieo ươm bằng phun thuốc boocđô 
0,5% hoặc thuốc benlate 0,15% 
- Vườn thoát nước tốt, duy trì độ ẩm đất 60 ÷ 70% 
- Làm cỏ, phát quang bụi rậm 
- Xác định mật độ cây phù hợp 
- Phun thuốc phòng bệnh 15 ngày/lần: Thuốc boocđô 0,5% hoặc benlate 0,15% 
- Ngắt lá bị bệnh, nhổ cây bị bệnh nặng tập trung đốt 
- Phun thuốc lưu huỳnh - vôi nồng độ 1/60 ,1tuần/lần cho những luống cây bị bệnh 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Câu 2: Trình bày triệu chứng của các loại sâu cây con 
Câu 3: Trình bày triệu chứng của các loại bệnh hại cây con 
Bài thực hành số 6. Chăm sóc cây bạch đàn con tại vườn ươm 
- Tưới nước 
- Làm dàn che 
- Làm cỏ phá váng 
- Bón thúc 
- Điều tra phân loại cây 
- Hãm cây 
Bài thực hành số 7. Phòng trừ sâu bệnh hại cây bạch đàn con ở vườn ươm. 
- Xác định loại sâu bệnh hại 
- Xác định biện pháp phòng trừ 
- Tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại 
C. Ghi nhớ 
1. Chăm sóc cây con 
a. Tưới nước: lúc còn nhỏ tưới 2 -3 lít nước/m2 lớn lên tăng dần theo tuổi của cây 4 
- 5 lít/m2 
b. Che nắng, mưa và chống rét: Trời nắng cần che nắng làm giảm nhiệt độ đất. mùa 
Đông cần che chống gió, rét cho cây 
44
c. Làm cỏ phá váng: 15 – 20 ngày/lần làm lúc thời tiết mát mẻ làm xong phải tưới 
nước cho mặt đất ổn định, sạch có phá vỡ váng 
d. Bón thúc: Bón đúng thời điểm, liều lượng, kỹ thuật, tỷ lệ phù hợp với từng giai 
đoạn phát triển của cây. Bón xong phải tưới nước rửa lá 
2. Điều tra phân loại cây 
a. Xác định diện tích đo đếm: 
b. Xác định số lượng và vị trí của ô tiêu chuẩn: 
c. Đếm và phân loại: 
3. Hãm xây con ở vườn ươm 
a. Hạn chế tưới nước, bón thúc: 
b.Cắt rễ: Phần rễ xuyên qua bầu bị cắt 
c. Phân loại: 
d. Tưới nước, che bóng: 
4. Phòng trừ sâu bệnh hại cây con ở vườn ươm 
a. Xác định loài sâu bệnh gây bệnh: 
b. Xác định các biệp pháp phòng trừ: 
c. Phòng trừ: 
45
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: 
Đây là mô đun được học sau khi các học viên đã học xong mô đun Thiết lập 
vườn ươm và có thể bố trí học song song với các mô đun Sản xuất cây giống bằng 
chiết, ghép; Sản xuất cây giống bằng hom cành 
- Tính chất: 
Mô đun này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng sản xuất cây 
giống lâm nghiệp từ hạt ở vườn ươm 
II. Mục tiêu của mô đun: 
Kết thúc mô đun này người học có khả năng: 
- Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm và một số chú ý khi sản xuất cây giống 
bằng hạt 
- Chuẩn bị được đất gieo ươm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 
- Xử lý hạt giống, gieo và cấy cây đúng kỹ thuật 
- Thực hiện việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây con ở vườn ươm đúng 
yêu cầu kỹ thuật 
III. Nội dung của mô đun 
Mã bài Tên bài Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời 
Tổng số Lý 
thuyế
Thự
c
Kiể
m
MĐ 02-01 Giới thiệu chung về 
sản xuất cây giống 
ằ
Lý 
thuy
ế
Lớp học 1 1 
MĐ 02-02 Chuẩn bị đất gieo 
ươm 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Vườn 
30 3 23 4 
MĐ 02-03 Xử lý hạt giống và 
gieo ươm 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Vườn 
34 3 27 4 
MĐ 02-04 Chăm sóc và phòng 
trừ sâu bệnh hại cây 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Vườn 
35 6 29 
 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
 Tổng số 104 13 79 12 
46
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
Bài tập thực hành số 1: Tạo luống nổi có gờ gieo ươm 
- Giả định: Các học viên đã được học về tiêu chuẩn kỹ thuật của một luống nổi có 
gờ 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ 200 m2 diện tích đất vườn ươm để làm luống gieo ươm 
+ Quốc, xẻng, trang, dây. 
+ Vôi bột: 20 kg 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập làm luống nổi có gờ 
- Thời gian thực hiện bài học này: 10 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành 2 luống nổi có gờ đảm 
bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Bài tập thực hành số 2: Đóng bầu gieo ươm cây bạch đàn 
- Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật đóng bầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của 
bầu đóng 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Đất đóng bầu 3m3 
+ Quốc, xẻng, lưới sàng đất 
+ Túi bầu: 3 vạn 
+ Phân NPK: 50 kg 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập đóng bầu 
- Thời gian thực hiện bài học này: 13 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành 2 luống bầu đạt tiêu 
chuẩn kỹ thuật. 
Bài thực hành số 3. Xử lý hạt bạch đàn 
- Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật xử lý hạt giống bằng nước nóng 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Nhiệt kế đo nhiệt độ: 5 chiếc 
+ Xô, thùng, chậu, túi vải 
+ Hạt giống bạch đàn: 1 kg 
+ Thuốc Benlate: 5 gói 
47
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập, các nhóm tiến hành xử lý hạt bạch đàn 
- Thời gian thực hiện bài học này: 7 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành việc xử lý 0,2 kg hạt 
bạch đàn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Bài thực hành số 4. Gieo vãi hạt bạch đàn trên luống 
- Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật gieo hạt trên luống 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Sàng đất: 5 chiếc 
+ Thuốc trừ sâu: 5 lọ 
+ Hạt giống bạch đàn đã xử lý: 1 kg 
+ Luống đất nổi có gờ: 5 luống 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành gieo vãi hạt bạch 
đàn 
- Thời gian thực hiện bài học này: 10 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm gieo 2 luống bạch đàn đạt tiêu 
chuẩn kỹ thuật. 
Bài thực hành số 5. Cấy cây bạch đàn mầm vào bầu 
- Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật cấy cây mầm vào bầu 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Bầu cây: 5 luống 
+ Cây mầm: đủ để cấy 5 luống 
+ Que căm lỗ: 30 chiếc 
+ Ô doa: 5 chiếc 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành cấy cây mầm bạch 
đàn vào bầu 
- Thời gian thực hiện bài học này: 10 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm cấy 1 luống bạch đàn đạt tiêu 
chuẩn kỹ thuật. 
48
Bài thực hành số 6. Chăm sóc cây bạch đàn con tại vườn ươm 
- Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật chăm sóc cây con ở vườn ươm 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Luống cây con bạch đàn: 5 luống 
+ Cọc làm giàn che: 50 cọc 
+ Lưới đen làm dàn che: 50 dài 
+ Ô doa: 5 chiếc. 
+ Phân NPK: 10 kg 
+ Kéo cắt rễ cây: 10 chiếc 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành Tưới nước, Làm dàn 
che, Làm cỏ phá váng, Bón thúc, Điều tra phân loại cây, Hãm cây đúng yêu cầu kỹ 
thuật 
- Thời gian thực hiện bài học này: 25 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm tiến hành chăm sóc 1 luống bạch 
đàn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Bài thực hành số 7. Phòng trừ sâu bệnh hại cây bạch đàn con ở vườn ươm. 
- Giả định: Các học viên đã được học về triệu chứng, các biện pháp phòng trừ sâu 
bệnh hại cây con ở vườn ươm 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Vườn ươm cây bạch đàn: 1 vườn 
+ Thuốc trừ sâu: Boocđô 0,5%: 5 lọ 
 Benlate 0,15%: 5 gói 
+ Bình bơm thuốc trừ sâu: 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành 
 Kiểm tra các luống cây phát hiện triệu trứng các loại sâu bệnh 
 Xác định các biện pháp phòng trừ 
 Tiến hành phòng trừ sâu bệnh đúng yêu cầu kỹ thuật, nếu không có sâu bệnh 
thì tiến hành phòng trừ một loại sâu bệnh hại giả định do giáo viên đưa ra 
- Thời gian thực hiện bài học này: 14 giờ 
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: 
+ Mỗi nhóm hoàn thành một báo cáo tình hình sâu bệnh tại vườn ươm và đề xuất 
các biện pháp phòng trừ. 
+ Mỗi nhóm tiến hành phòng trừ sâu bệnh cho một luống cây bạch đàn cho loại sâu 
bệnh đã phát hiện được hoặc theo giả định của giáo viên 
49
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
Bài 2: Chuẩn bị đất gieo ươm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Làm luống gieo ươm 
 Làm đất trước khi gieo hạt 1- 2 tháng, 
Hạt nhỏ mịn, Sạch cỏ dại, được khử 
trùng, chua, độ 
Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện 
Kiểm tra luống đất gieo ươm 
 Lên luống có kích thước 
+Chiều dài: 5 – 10 m 
+Chiều rộng: 0,8 – 1m 
+Chiều cao: 20 – 25 cm 
+Gờ luống: Cao: 5 – 7 cm 
 Rộng: 3 – 5 cm 
+Rãnh luống: 25 – 30 cm 
Kiểm tra kích thước luống. 
Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện 
2. Đóng bầu gieo ươm 
Chuẩn bị đất: Hạt nhỏ mịn, sạch cỏ 
dại, được khử trùng, chua, độc, tỷ lệ 
hỗn hợp 99% đất + 1% P 
Quan sát và theo dõi quá trình thực hiện 
Kiểm tra đất đóng bầu 
Tạo đáy: Chặt, khi nhấc bầu không bị 
tụt 
Nhấc bầu kiểm tra 
Tạo thân: Vững chắc không bị gập Nhấc bầu kiểm tra 
Xếp bầu: Ngay ngắn, 500 bầu vào 1 ô Kiểm tra luống xếp bầu 
Bài 3: Xử lý hạt giống và gieo ươm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Xử lý hạt 
 Sàng, xảy, loại bỏ tạp vật, hạt kém phẩm chất, 
Rửa hạt bằng nước lã sạch 2 ÷ 3 lần 
Quán sát quá trình thực hiện 
50
Ngâm hạt trong thuốc tím nồng độ 0,05% trong 
thời gian 15 đến 20 phút 
Quán sát quá trình thực hiện 
Ngâm hạt vào nước nóng nhiệt độ 40 ÷ 450c trong 
thời gian 6 ÷ 12 giờ hết thời gian ngâm, . 
Quán sát quá trình thực hiện 
Kiểm tra nước nóng bằng 
nhiệt kế 
Rửa lại hạt, để ráo nước rồi đem ủ trong tro bếp 
hoặc cát ẩm, hàng ngày rửa chua hạt, thấy hạt nứt 
nanh đem gieo 
Quán sát quá trình thực hiện 
2. Gieo vãi hạt trên luống 
 San phẳng mặt luống: Quán sát quá trình thực hiện 
Trộn 1 phần hạt với khoảng 5 phần đất bột khác 
màu với nền gieo 
Quán sát quá trình thực hiện 
- Chia lượng hạt gieo thành các phần để gieo cho 
đều, Vãi hạt đều trên luống gieo 
Quán sát quá trình thực hiện 
Sàng đất nhỏ phủ kín hạt, hạt to lấp đất dày bằng 
đường kính hạt, hạt nhỏ lấp đất dày gấp 2 lần 
đường kính hạt 
Quán sát quá trình thực hiện 
3 . Cấy cây mầm vào bầu 
 Tạo lỗ: Dùng que tạo lỗ sâu 1 - 2 cm Quán sát quá trình thực hiện 
Tra cây vào lỗ: Tay cầm vào lá cho rễ xuống lỗ đã 
tạo sẵn, cây đứng thẳng, rễ không bị gập 
Quán sát quá trình thực hiện 
Nén đất: ép kín cổ rễ san phẳng đất Quán sát quá trình thực hiện 
Bài 4: Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây con ở vườn ươm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Chăm sóc cây con 
 Lúc còn nhỏ tưới 2 -3 lít nước/m2 lớn lên tăng 
dần theo tuổi của cây 4 - 5 lít/m2 
Quan sát, theo dõi, 
Trời nắng cần che nắng làm giảm nhiệt độ đất, Quan sát, theo dõi, 
51
đông cần che chống gió, rét cho cây 
Làm cỏ phá váng 15 – 20 ngày/lần làm lúc thời 
tiết mát mẻ làm xong phải tưới nước cho mặt đất 
ổn định, sạch có phá vỡ váng 
Quan sát, theo dõi, 
Bón đúng thời điểm, liều lượng, kỹ thuật, tỷ lệ 
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. 
Bón xong phải tưới nước rửa lá 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Phân loại và xác định được số lượng các loại 
cây tốt, xấu, trung bình 
Kiểm tra, Quan sát, theo dõi, 
Hãm cây, đảo bầu đạt tiêu chuẩn: 
- Phần rễ xuyên qua bầu bị cắt 
- Các cây có chiều cao giống nhau được xếp vào 
cùng luống 
Kiểm tra rễ cây 
Quan sát luống cây sau khi đảo 
bầu, phân loại 
2. Phòng hại trừ sâu bệnh cây con ở vườn ươm 
Thu thập được triệu chứng của sâu, bệnh Kiểm tra triệu chứng 
Đưa ra các biện pháp phòng trừ Đối chiếu kết quả của học sinh và 
giáo viên 
Phòng trừ đúng quy trình kỹ thuật Quan sát quá trình phòng trừ 
VI. Tài liệu tham khảo 
1/ Nguyễn Văn Túy, Vũ Thị Lưu, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Hữu Lộc, Vũ Quang 
Lượng, Vũ Thị Hồng, Phan Văn Củng, 1991. Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh. Trường 
Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp 4. 
2/ PGS, TS Nguyễn Duy Minh, 2004. Cẩm nang nhân giống cây. Nhà xuất bản 
nông nghiệp, Hà Nội 
 3/ Thông tin trên mạng Internet... 
. . 
52
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
3. Thư ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công 
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và 
Nông Lâm Phú Thọ 
 - Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm 
nghiệp miền núi phía Bắc 
 - Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
 - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và 
Nông Lâm Nam Bộ 
 - Ông Nguyễn Kế Tiếp - Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_san_xuat_cay_trong_bang_hat_ma_so_md_02_ng.pdf
Ebook liên quan