Giáo trình môn học Tuyến điểm du lịch Việt Nam

Tóm tắt Giáo trình môn học Tuyến điểm du lịch Việt Nam: ...ũng là rừng ong. Trong rừng tràm có nhiều loại cá, chim, heo rừng, nai, kỳ đà, trăn, rùa, rắn. C4. TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH - ĐỒNG THÁP I. TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TP HCM - CAO LÃNH ( 168 km ), TP HCM - SA ĐÉC (148 km ) : 1. Đường đi từ Ngả 3 An Thái Trung - Thị xã Cao lãnh ( Quốc lộ 30 ) : a. Tỉn...à công chúa Huyền Trân. b. THÁP PÔ K’LONG GA-RAI : Truyền thuyết về tháp Pô K’long Garai là Jatol ( Jadol ) là một chàng trai xấu xí, thô kệch đi chăn trâu mướn và buôn trầu trên núi. Một hôm trên đường về có tảng đá bên đường, Jatol nằm ngủ thì xuất hiện 2 con rồng trắng liếm khắp mình Jatol đã b...một ngọn đồi thấp ở phía trên chùa Thiên mụ tức vị trí hiện nay để xây dựng Văn miếu uy nghi đồ sộ hơn. Có khoảng 50 công trình lớn nhỏ, 32 tấm bia tiến sĩ, 4 tấm bia khác được xây dựng trong mặt bằng hình vuông, mỗi cạnh khoảng 160m chung quanh có la thành bao bọc. Điện thờ chính thờ Khổng Tử và Tứ...

doc89 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn học Tuyến điểm du lịch Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am quan: đền Trình, chùa Thiên trù, động Hương sơn, hang Long vân, Tuyết sơn, Hinh bồng, hang Ông Bảy
b. CHÙA TÂY PHƯƠNG: xã Thạch xá- huyện Thạch thất, còn có tên là Sùng phúc tự hay Hoành sơn thiếu lâm tự, xây dựng trên đồi cao khoảng 50m có tên là núi Câu lâu. Từ chân núi lên 239 bậc thang thì đến cổng chùa. Chùa có 3 gian: nhà bái đường, chính điện và hậu cung (tam bảo). Chùa Tây phương là một công trình kiến trúc rất đặc sắc và là nơi hội tụ những tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc dân gian như Bát bộ kim cương, tượng Tuyết sơn, các vị La hán, La hầu la
C-TIỂU VÙNG DU LỊCH VÙNG NÚI TÂY BẮC
C1-TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI - LÀO CAI - SAPA 
I - TUYẾN ĐƯỜNG ĐI HÀ NỘI - LÀO CAI (316 km) - SAPA (355 km)
1. TP Hà Nội
- Huyện Từ liêm
2. Tỉnh Hà tây (QL 32)
- Huyện Hoài đức
- Huyện Đan phượng
- Huyện Thạch thất
- Thị xã Sơn tây
- Huyện Ba vì
3. Tỉnh Phú thọ:
- Huyện Lâm thao
- Huyện Phong châu (QL2)
- Huyện Thanh hòa
- Huyện Đoan hùng (QL 70)
4. Tỉnh Yên bái :
- Huyện Yên bình (đèo Chiêng)
- Huyện Vân yên (đèo Cốc)
5. Tỉnh Lào cai :
- Huyện Bảo yên
- Huyện Lan tây
- Thị xã Lào cai (QL 4D - đèo Sapa)
- Huyện Sapa
II -TỈNH LÀO CAI
1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Lào cai được thành lập từ tháng 7.1907. Năm 1991 tỉnh Lào cai được tách ra khỏi tỉnh Hoàng liên sơn. Phía Bắc có 203km đường biên giới giáp với tỉnh Vân nam (Trung Quốc). Diện tích 8.050km2, dân số 586.600 người. Tỉnh Lào cai gồm có thị xã Lào cai, thị xã Cam đường và 8 huyện. Về dân tộc có người Kinh,Tày, H’mông, Dao, Thái, Giáy, Nùng, Lự, Bố y, Kháng, La chí, Phù lá (Xá phó), Hà nhì, Mường ,Laha. Thị xã Lào cai nằm trong thung lũng khá sâu nên mùa đông thì rất lạnh, mùa hè rất nóng do không khí không có lối thoát ra ngoài. Đặc sản của Lào cai là mận Tam hoa to bằng trái chanh màu tím sẫm có nhiều nhất vào tháng 6,7,8
2. Những điểm tham quan :
a. NÚI PHĂNG-XI-PĂNG : tuy cách thị xã Lào cai khoảng 7km đường chim bay nhưng nếu đi bộ, leo núi phải mất 6-7 ngày mới đến đỉnh núi. Phăng-xi-păng là ngọn núi cao nhất ở Đông dương (cao 3.143m) nên được mệnh danh là “nóc nhà Đông dương”. Phăng- xi-păng nằm giữa các ngọn núi trong dãy Hoàng liên sơn, có độ cao hơn 3.000m so với mặt biển, hệ thực vật khá phong phú, có đến 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7 nhóm. Đã có nhiều đoàn leo núi người Anh và Nhật bản leo lên đến độ cao 2.900m. Trên đỉnh cao nhất có chiếc tháp bằng đuy-ra hình kim tự tháp do các nhà thám hiểm Ba lan ghi dấu lần chinh phục đầu tiên năm 1960
b. KHU DU LỊCH SAPA: xây dựng năm 1922 với trên 100 ngôi biệt thự. Phố chợ Sapa luôn nhộn nhịp, rực rỡ màu sắc của y phục người dân tộc. Người Dao thường họp chợ vào thứ 7 và chủ nhật , người H’ Mông họp chợ vào chủ nhật, còn hàng ngày buôn bán những mặt hàng thổ cẩm, vật lưu niệm. Tại đây có bán rất nhiều loại trái cây và lâm sản như: đào, mận, quít, măng, nấm, mật ong Tại Sapa có Đài vật lý địa cầu lớn nhất nước. Du khách có thể thăm một số vườn hoa phong lan trong đó có nhiều loại phong lan đã được đưa vào danh sách phong lan quốc tế
c. CHỢ TÌNH SAPA: chợ tình của người Dao diễn ra vào thứ 7 hàng tuần. Chợ tình dành cho thanh niên nam nữ cũng như những cặp tình tan vỡ gặp nhau hò hẹn. Ban ngày chợ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa. Buổi tối trong phiên chợ tình họ tiến hành hát giao duyên. Trong hàng chục đôi trai tài gái sắc ấy sẽ có những cặp trở thành vợ chồng, có những cặp không nên duyên chồng vợ thì họ lặng lẽ chia tay nhau để dành phiên chợ sau tìm người tri kỷ
d. BÃI ĐÁ CỔ SAPA: là những tảng đá nằm trong thung lũng Mường hoa có nhiều lớp chạm khắc cổ như hình người có đến 10 mô-tuýp, hình mặt trời, nhà, ruộng, các đường vạch trừu tượng có niên đại khoảng 2500-3000 năm. Nhà nước đã quyết định chọn bãi đá cổ này để đề nghị tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
D-TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
D1-TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI - HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH
I - TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TP HÀ NỘI - TP HẢI PHÒNG(104 km) - TP HẠ LONG(164 km) :
1. TP Hải phòng : ( Quốc lộ5 )
a. Huyện Thủy nguyên ( Quốc lộ 10 )
2. Tỉnh Quảng ninh :
a. Huyện Quảng yên
b. TP Hạ long
II-TP HẢI PHÒNG : 
1. Vị trí địa lý : Hải phòng là thành phố biển và là trung tâm du lịch lớn của cả nước, Hải phòng là một cảng biển lớn nằm trên đường hàng hải quốc tế. Hàng trăm năm nay người Trung quốc, Nhật bản, Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha đã đến đây buôn bán. TP Hải phòng có diện tích 1.503km2, dân số 1.692.600 người gồm có TP Hải phòng, thị xã Đồ sơn và 8 huyện. Dân tộc gồm có người Kinh, Hoa.
3. Những điểm tham quan :
a. BÃI BIỂN ĐỒ SƠN : cách TP Hải phòng 22km về phía Đông nam, là khu nghỉ mát đầu tiên của VN dưới thời Pháp thuộc
- Bãi biển khu I : bãi biển rộng nhưng hơi dốc, đầy những bóng cây dừa cổ thụ.
- Bãi biển khu II : là nơi du khách hay vào tắm. Nơi đây có biệt điện của Bảo Đại, lâu đài Vạn hoa là Casino ở Đồ sơn.
- Bãi biển khu III : cảnh ở đây rất đẹp với những ngôi nhà như tổ chim bám vào vách núi.
b. ĐÌNH HÀNG KÊNH : ( đình Nhân thọ ) xây dựng năm 1856, đến năm 1905 được mở rộng như ngày nay. Là công trình có giá trị về điêu khắc gỗ, có 156 mảng chạm khắc, con rồng là đề tài chính. Trong đình có tượng Ngô Quyền. Hàng năm từ 16-18.2 âm lịch đình mở hội.
c. SÔNG BẠCH ĐẰNG : cách trung tâm TP Hải phòng 20km về phía Đông bắc, Bạch Đằng là con sông nổi tiếng với những chiến công vang dội
- Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán
- Năm 981 Lê Hoàn tiêu diệt quân Tống
- Năm 1288 dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo đã nhấn chìm hàng trăm chiếc thuyền của quân Mông - Nguyên, bắt sống tướng Ô mã Nhi
- 
Hàng năm trên dòng sông lịch sử này thường có hội thi bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng
d. CHỢ SẮT : là chợ lớn nhất của TP Hải phòng. Trước đây là chợ An biên. Nắm 1888 khi TP Hải phòng được thành lập chợ được xây dựng với những gian nhà lớn, vật liệu chủ yếu là sắt thép nên được gọi là chợ Sắt
III-TỈNH QUẢNG NINH:
1. Vị trí địa lý :
Diện tích 5.938 km2, dân số 938.400 người, có 170km đường biên giới với Trung quốc, bờ biển dài 200km. Trữ lượng than đá ở Quảng ninh chiếm 90% tổng trữ lượng than của Việt Nam. Tỉnh Quảng ninh gồm có TP Hạ long, thị xã Cẩm phả, thị xã Uông bí, thị xã Móng cái và 9 huyện. Về dân tộc có người Kinh, Tày, Dao, Sán chỉ, Cao lan, Sáu dìu, Hoa
2. Những điểm tham quan : 
a. VỊNH HẠ LONG : giới hạn từ đảo Cái bầu, cảng Cửa Ông ở phía Đông, đảo Tuần châu, một phần đảo Cát bà. Vịnh Hạ long rộng khoảng 1.553km2 với hơn 1.000 đảo có tên trong khoảng 1.600 hòn đảo trong vùng biển Quảng ninh. Tháng 2.1993 một khu vực của Vịnh Hạ long có diện tích 343km2 với 775 đảo đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giơi. Vịnh Hạ long gồm có những điểm tham quan : hang Đầu gỗ, động Thiên cung, hang Bồ nâu, hang Quả đào, hang Trống, hang Sửng sốt, hang Trinh nữ, động Hanh hanh, hồ Bà Hầm
b. NÚI YÊN TƯ : cách thị xã Uông bí khoảng 14km. Núi Yên tử còn có tên là núi Voi, Bạch vân sơn. Từ thế kỷ X ở đây đã có một chùa thờ Phật do một đạo sĩ tên là Yên Kỳ Sinh lập ra. Năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến núi Yên Tử đi tu lập phái Trúc lâm, lấy Phật danh là Điệu Ngư Giác hoàng. Núi Yên Tử có độ cao 1.036m, từ chân đến đỉnh núi đi qua những điểm tham quan: Suối Giải oan (hồ Khê), đường Tùng, hòn Ngọc, chùa Hoa yên, chùa Đồng (chùa Thiên trúc)
E-TIỂU VÙNG DU LỊCH NAM BẮC BỘ
E 1-TUYẾN DU LỊCH TP HÀ NỘI - HÀ NAM - NAM ĐỊNH - THÁI BÌNH -NINH BÌNH - THANH HOA - NGHỆ AN - HÀ TĨNH
I-TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TP HÀ NỘI - HÀ NAM (59 km) - NINH BÌNH (91km) - THANH HÓA (159km) - NGHỆ AN (297km) - HÀ TĨNH (347km)
1. TP Hà nội (QL 1A)
- Huyện Văn điển
2. Tỉnh Hà tây
a. Huyện Thường tín
b. Huyện Phú xuyên
3. Tỉnh Hà nam
a. Huyện Duy tiên
b. Huyện Kim bảng
c. Thị xã Phủ lý
d. Huyện Thanh liêm
4. Tỉnh Ninh bình
a. Huyện Gia viễn
b. Huyện Vụ bản
c. Huyện Hoa lư
d. Thị xã Ninh bình
5. Tỉnh Thanh hóa
a. Huyện Nga sơn
b. Huyện Hà trung
c. Huyện Hậu lộc
d. Thị xã Thanh hóa
6. Tỉnh Nghệ an
a. Huyện Tĩnh gia
b. Huyện Quỳnh lưu
c. Huyện Diễn châu
d. Huyện Nghị lộc
e. TP Vinh
7. Tỉnh Hà tĩnh
a. Huyện Hồng lĩnh
b. Huyện Thạch hà
c. Thị xã Hà tĩnh
II - TỈNH HÀ NAM
1. Vị trí địa lý :
Diện tích 826,66km2, dân số 824.900 người gồm có thị xã Phủ lý và các huyện: Duy tiên, Kim bảng, Lý nhân, Thanh liêm, Bình lục. Dân tộc có người Kinh, Tày, Hoa. Tỉnh Hà nam có 2 con sông chảy qua là: sông Đáy và sông Châu giang
2. Những diểm tham quan :
a. PHỦ THIÊN HƯƠNG - QUÊ HƯƠNG BÀ CHÚA LIỄU: ngày 8.3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ mẹ (Mẫu) Liễu Hạnh. Lễ hội chính tổ chức ở Hội Phủ giày (đền Hàng Quạt-Hà nội)
- Ở Lạng sơn chúa gặp Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan). Sau đó chúa còn tái ngộ với Trạng Bùng trong cuộc họa thơ ở Tây hồ
- Trong lần giáng trần lần thứ hai, chúa Liễu tìm được hậu thân của người chồng cũ ở Làng Sóc - Nghệ an, sau đó lại về trời
- Sau đó 5 năm, chúa lại giáng trần lần thứ ba. Lần này chúa giáng ở phố Cát - Sòng sơn - tỉnh Thanh hóa
b. CHÙA LONG ĐỌI: xã Đọi sơn - huyện Duy tiên
Năm 987 vua Lê Đại Hành đã về cày ruộng tịch điền trên cánh đồng phía Tây sát chân núi Đọi
Năm 1118 vua Lý Nhân Tông xây dựng chùa với qui mô 100 gian và dựng tháp Sùng thiên Diên linh cao 13 tầng ở đỉnh núi Đọi. Các công trình kiến trúc này đã bị giặc Minh tàn phá vào thế kỷ XV
Hiện nay có thể tham quan quần thể kiến trúc chùa Hạ, làng nghề làm trống Đọi tam nổi tiếng. Khu mộ Trạng Sấm, khu đền Thánh, đền Tĩnh, giếng Bùi (nằm trong hệ thống 9 giếng tự nhiên), hang động xuyên qua núi Đọi
III-TỈNH NINH BÌNH
1. Vị trí địa lý :
Ninh bình là kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ năm 968-1010, diện tích 1.368km2 , dân số 905.900 người. Tỉnh Ninh bình gồm có: thị xã Ninh bình, thị xã Tam điệp và các huyện: Nho quan, Vụ bản, Gia viễn, Hoa lư, Yên mô, Yên khánh, Kim sơn. Dân tộc có người Kinh, Mường, Thái,, Hoa, H’Mông, Dao
2. Những điểm tham quan:
a. THÀNH HOA LƯ: xã Trường yên - huyện Yên khánh - tỉnh Ninh bình
Thành Hoa lư cách thị xã Ninh bình khoảng 10km về phía Tây bắc được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (968-979) và đến đời vua Lê Đại Hành (980-1005) thì được tu bổ lại. Thành Hoa lư có 2 vòng thành riêng biệt
- Thành ngoài: rộng khoảng 140 ha thuộc thôn Yên thượng và Yên thành - xã Trường yên. Đây là cung điện chính nới Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước gồm có chùa Nhất trụ, chùa Phất Kim
- Thành trong: thôn Chi phong - xã Trường yên có tên là Thư nhi xã nuôi trẻ em và những người giúp việc
a. ĐỀN THỜ VUA ĐINH TIÊN HOÀNG : (924 - 979) ngoài cùng là Ngọ môn quan, sập long sàng bằng đá. Nghi môn ngoại - Nghi môn nội, NhàKhải thánh (thờ cha mẹ vua Đinh), nhà Vọng, sân rồng. Đền thờ có 3 tòa nhà:
- Bái đường
- Thiên Hương: thờ những vị quan công thần của nhà Đinh
- Chính cung: thờ vua Đinh và các con của ông: tượng con cả Đinh Liễn - tượng Đinh Tiên Hoàng - tượng 2 con thứ Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn
c. ĐỀN THỜ VUA LÊ ĐẠI HÀNH : (941-1005) kiến trúc đền vua Lê gồm có: sập đá, Nghi môn ngoại, Từ Vũ (trước kia thờ Khổng Tử), nhà Vọng
- Bái đường : ca ngợi sự nghiệp kháng Tống, bình Chiêm của Lê Hoàn
- Thiên Hương : thờ những vị quan công thần của nhà Lê
- Chính cung : tượng Dương Vân Nga - tượng Lê Hoàn - tượng con thứ 5 Lê Long Đĩnh
d. NHÀ THỜ PHÁT DIỆM: là một công trình kiến trúc độc đáo nổi tiếng, khởi công từ năm 1875 và hoàn thành năm 1899. Trong “lịch sử vương quốc đàng ngoài” Alexander de Rhodes đến Thanh hóa dự ngày lễ thánh Giu-se 19.3.1927 trên đường ra Thăng long ngài đã giảng đạo tại Văn nho - Phát diệm và là mảnh đất đầu tiên ở miền Bắc đạo Thiên chúa đã bám rể. Vào cuối thế kỷ XIX ở Kim sơn đã có đến 50.000 giáo dân. Khu nhà thờ rộng 21 mẫu có tường xây bao bọc. Tuy là nhà thờ Thiên chúa giáo nhưng lại xây theo kiến trúc đền chùa Việt nam. Nhà thờ Phát Diệm gồm có nhiều công trình như: ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, hang đá
- Phương đình dài 24m, rộng 17m, cao 25m, có 3 tầng xây toàn bằng đá phiến
- Nhà thờ lớn xây dựng năm 1891, dài 74m, rộng 21m, cao 15m
- Gian thượng thánh đường : bàn thờ ở giữa bằng đá nặng khoảng 20 tấn
- Nhà thờ đá
- Nhà thờ dâng kính trái tim Đức mẹ
- Phía Bắc có 3 hang đá nhân tạo
e. TAM CỐC: xã Ninh hải - huyện Hoa lư. Tam cốc có nghĩa là 3 hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Từ bến đò Văn lâm sẽ đi qua các điểm: núi Văn, núi Võ, núi Voi, Nghi môn nội, Nghi môn ngoại
- Hang Cả dài 127m nằm dưới một quả núi lớn vắt ngang qua 2 dãy núi 2 bên sông Ngô đồng
- Hang Hai dài 60m, trần hang có nhiều nhũ đá hình mây bay
- Hang Ba dài 50m. trong hang có những vòm đá nhân tạo thành như bị bào mòn đến trơ trụi
e. BÍCH ĐỘNG: được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”. Bích động có tên từ nắm 1773 ở thôn Đạm khê- xã Ninh hải - huyện Hoa lư gắn liền với tên chùa Bích động
- Khu vực chùa Hạ: rộng khoảng 3ha. Đứng giữa sân có thể nhìn thấy 5 ngọn núi bao quanh chùa gọi là Ngũ nhạc sơn
- Khu vực chùa Trung : từ chùa Hạ lên chùa Trung qua 60 bậc đá, chùa ½ lộ thiên, ½ gần vào hang động. Bên trái chùa Trung là động Tối
- Khu vực chùa Thượng (còn gọi là chùa Đông) trong chùa chỉ thờ tượng Phật Bà Quan âm
f. RỪNG QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG: nằm ở giữa những dãy núi đá vôi của 3 tỉnh: Ninh bình, Thanh hóa và Hoà bình nhưng phần lớn thuộc huyện Nho quan - tỉnh Ninh bình. Năm 1961 rừng Cúc phương mới được khám phá. Năm 1966 nhà nước công nhận vườn quốc gia đầu tiên ở VN với diện tích 25.000ha. rừng quốc gia Cúc phương là rừng nguyên sinh mang tính điển hình của khu rừng nhiệt đới ẩm. Thành phần thực vật ở đây rất phong phú với 2.000 loài. Hệ động vật có 233 loài đặc biệt là sóc bụng đỏ, sóc bay, thằn lằn bay, cầy hương, gấu ngựa, báo gấm, trăn gấm, công
IV- TỈNH THANH HÓA
1. Vị trí địa lý
Diện tích 11.168km2, dân số 3.553.100 người. Tỉnh Thanh hóa gồm có TP Thanh hóa, thị xã Sầm sơn, thị xã Bỉm sơn và các huyện: Mường lát, Quan hóa, Quan sơn, Ba thước, Cẩm thủy, Lang chánh, Thạch thành, Ngọc lạc, Thường xuân, Như xuân, Như thanh, Vĩnh lộc, Hà trung, Nga sơn, Yên định, Thọ xuân, Hậu lộc, Thiệu hóa, Hằng hóa, Đông sơn, Triệu sơn, Quảng xương, Nông cống, Tĩnh gia,. Dân tộc gồm có người Kinh, Mường, Thái, Lào, Lự
2. Những điểm tham quan:
a. ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ BÀ TRIỆU: (thôn Phú điển - xã Triệu lộc - huyện Hậu lộc)
- Đền thờ: năm 54 Lý Nam Đế nổi dậy chống quân đô hộ nhà Lương có qua làng Bồ điền và xây dựng đền thờ tưởng nhớ bà xây dựng dưới chân núi Bân (Bân sơn). Đền gồm có hậu cung và bái đường
- Lăng bà Triệu: trên đỉnh núi Tùng là mộ bà Triệu, có tường bao quanh và một cái tháp chiếu thẳng xuống đền. Dưới chân núi có mộ bia 3 anh em họ Lý, tùy tướng của bà Triệu
b. BIA MỘ CÁC VUA LÊ Ở LAM KINH: xã Xuân lam - huyện Thọ xuân
- Bia Vĩnh lăng làm bằng phiến đá lớn cao 2m97, rộng 1m94 dựng năm 1433. Bia ghi tiểu sử và công lao của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi soạn
- Mộ vua Lê Thái Tổ xây bằng gạch đơn giản, bao quanh nấm đất hình chữ nhật
- Bia mộ vua Lê Thánh Tông ( Hựu lăng) dựng năm 1442
- Bia và mộ bà Quang Thục hoàng thái hậu (mẹ vua Lê Thánh Tôn) dựng năm 1498
- Bia mộ vua Lê Tánh Tông (Chiêu lăng) dựng năm 1948
- Bia mộ vua Lê Hiến Tông dựng năm 1504
- Đền thờ vua Lê (đền Bố vệ) tệp trung bài vị 28 vua Lê và các hoàng hậu vợ vua để thờ tại đây
c. BÃI BIỂN SẦM SƠN: từ TP Thanh hóa đi theo tỉnh lộ 18km đến thị xã Sầm sơn. Bãi tắm Sầm sơn chạy dài hàng chục km, từ chân núi Trường lệ- xã Quảng tiến gồm có 3 bãi. Theo các chuyên gia môi trường cho biết nước biển ở vùng này khá sạch chưa bị ô nhiễm, có độ mặn vừa phải, rất thích hợp cho khách nghỉ ngơi, tắm biển. Bãi tắm Sầm sơn còn có một dãy cát trắng, mịn, chạy thoai thoải ra khơi, không có đá ngầm nên người tắm có thể ra cách xa bờ hàng trăm mét. Bãi biển Sầm sơn không chỉ là bãi tắm đẹp mà còn là quần thể đền, chùa, thắng cảnh như: đền thờ thần Độc cước, Tô Hiến Thành, Hoàng Minh Tự, chùa Cô Tiên, Khải Minh, hòn Trống mái
d. THÀNH NHÀ HỒ: xã Vĩnh long và Vinh tiến huyện Vĩnh lộc
Thành được Hồ Quí Ly xây dựng trước khi đoạt ngôi nhà Trần năm 1397. Thành mang tên là thành An tôn, xây dựng xong Hồ Quí Ly đổi là trấn Thanh hóa (trấn Thanh đô) và ép vua Trần Thuận Tông bỏ Thăng long dời đô về đây năm 1397. Thành nhà Hồ đã từng có nhiều công trình kiến trúc như: điện Hoàng nguyên, cung Diên thọ, cung Phù cực, Thái miếu nhưng hiện nay chỉ còn bức tường đồ sộ, chi vi đến hơn 3km, cao trung bình 5- 6m. Thành nhà Hồ có mặt bằng hình chữ nhật, dài 900m, rộng 700m
V- TỈNH NHGỆ AN
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ an có hệ thống sông ngòi dày đặc. Bờ biển dài 82km, có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của miền Trung, có sân bay Vinh, có đường biên giới với Lào và 17 huyện: Diễn châu, Quỳnh lưu, Yên thành, Đô hương, Nghi lộc, Hưng nguyên, Nam đàn, Thanh chương, Tân kỳ, Anh sơn, Con Cuông, Nghĩa đàn, Quì hợp, Quì châu, Quế phong, Tương dương, Kỳ sơn. Dân tộc có người Kinh, Khơ mú,O đu, Thổ, sán dìu, H’Mông
2. Những điểm tham quan:
a. ĐỀN CUÔNG : (ĐỀN CÔNG) xã Diễn an - huyện Diễn châu
Huyền thoại kể rằng sau khi mắc mưu của Triệu Đà, gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy để thua trận, vua Thục An Dương vương đưa công chúa Mỵ Châu lên lưng ngựa chạy thẳng về phương Nam
- Am bà chúa Mỵ Châu : là một cái am nhỏ nằm trên lưng chừng núi Cửa Hiền vì trước cửa am có sẳn một núi nhưng hòn đá cuội nhẳn thín chồng lên nhau
- Mõm núi Đầu cân : là chiếc khăn bịt đầu. Khi chạy về phương Nam chiếc mũ đế vương của An Dương Vương rơi xuống đất. Mỵ Châu xin xuống nhặt nhưng nhà vua không cho, nàng phải lấy chiếc khăn của mình bịt đầu cho vua cha. Sau khi chém Mỵ Châu, một cơn gío thổi bay chiếc khăn và trùm vào ngọn núi. Đó là mõm Đầu cân bây giờ
- Đền Công: vì xưa kia chim công lượn rợp trời, thờ vua Thục An Dương Vương. Ngày hội đền được tiến hành vào ngày 15.2. âm lịch
b. BÃI BIỂN CỬA LÒ: từ TP Vinh đi 18km là đến bãi biển Cửa Lò. Bãi biển dài gần 10km. Nước biển trong xanh, độ mặn từ 3,4- 3,5%. Nhiệt độ mùa đông từ 18- 20oC, mùa hè khoảng 25oC. từ năm 1907 người Pháp đã xây dựng Cửa Lò thành khu biệt thự riêng dành cho người Pháp nhưng hiện nay đã bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh
c. DI TÍCH NƠI HỒ CHÍ MINH RA ĐỜI : làng Hoàng trù- xã Kim liên - huyện Nam đàn
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong ngôi nhà tranh 3 gian do cụ Hoàng Đường dựng năm 1883 vào dịp lễ thành hôn của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan, người con gái đầu lòng của cụ
- Gian thứ nhất dùng làm nơi học tập và nghỉ ngơi của ông Nguyễn Sinh Sắc
- Gian thứ hai là nơi nghỉ của bà Hoàng Thị Loan, nơi bà đã sinh 3 người con
• Nguyễn Thị Thanh (tức Bạch Liên) sinh năm 1884
• Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) sinh năm 1888
• Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19.5.1890
• Đến năm 1900 bà sinh thêm Nguyễn Sinh Xin ít lâu bị bệnh mất năm 1901 ở làng Hoàng trù
Ngày 9.12.1961 sau hơn 60 năm xa cách Chủ tịch Hồ Chí Minh mới về thăm ngôi nhà tranh nơi Người cất tiếng khóc chào đời và sống những năm đầu của tuổi ấu thơ
b. NHÀ ÔNG PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC: làng Kim liên - xã Chung cự - tổng Lâm thịnh - huyện Nam đàn
Nằm trong khu vườn rộng 2.467m2. Năm 1901 Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) thi đậu phó bảng. Theo tập tục của địa phương ông và các con rời làng Hoàng trù về sống tại làng Sen (tên chữ là Kim liên) quê nội
Hai gian nhà ngoài dùng làm nơi thờ tự và tiếp khách, để tưởng niệm người vợ đã sớm qua đời. Khách thường đến đây là các nhà nho yêu nước như: Phan Bội Châu, Vương Thúc Quỳ, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thái Thân
Gian thứ 3 là căn buồng nơi nghỉ của Nguyễn Thị Thanh, hai gian còn lại là nơi ở của Nguyễn Sinh Sắc, Ngyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung
Ngày 16.6.1957 và 9.2.1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh hai lần về thăm quê hương
e. KHU MỘ BÀ HOÀNG THỊ LOAN: bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868 ở làng Hoàng trù- xã Kim liên - huyện Nam đàn và mất ngày 10.2.1901 ở Huế, mai táng ở chân núi 3 tầng thuộc dãy núi Ngự bình. Năm 1922 Nguyễn Thị Thanh đã đưa hài cốt mẹ về quâ hương ở làng Sen. Năm 1942 Nguyễn Sinh Khiêm cải táng mộ mẹ mình chôn ở núi Động Tranh. Ngày 19.5.1984 Đảng bộ và quân dân tỉnh Nghệ an, Bộ tư lệnh quân khu 4 đã làm lễ khởi công xây dựng lại ngôi mộ. Quanh mộ được lát bằng những phiến đá Liên xô do Bộ tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng và những phiến đá cẩm thạch của núi đá Quì hợp.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_hoc_tuyen_diem_du_lich_viet_nam.doc