Giáo trình môn Quản lý trang trại (Phần 1)
Tóm tắt Giáo trình môn Quản lý trang trại (Phần 1): ... Đến nay, Nhà nước vẫn chưa có chính sách về đất đai vượt quá hạn điền của các trạng trại nên họ còn rất băn khoăn. Hiện tượng phân tán ruộng đất của các trạng trại thành nhiều chủ hoặc chuyển nhượng ngầm còn diễn ra phổ biến. - Quan hệ giữa trang trại với chính quyền địa phương, các chủ thể kinh t...quan trọng quyết định sự thănh cng của trang trại. 4.3. Tiến trnh lăm quyết định Tiến trnh lăm quyết định c thể diễn tả theo câc bước như sau: 1, Xác định vấn đề, nhu cầu ra quyết định 2, Thu thập, chọn lọc câc thng tin liên quan: Thu thập các thông tin về hoạt động hiện tại của Trang trại, là...thực hiện, khả năng đáp ứng vốn. + Kế hoạch sử dụng đất đai : Kế hoạch này nhằm sử dụng hợp lý và đầy đủ các loại đất đai trong trang trại, bao gồm việc xác định quy mô cơ cấu diện tích đất đai, đặc biệt là qui mô cơ cấu đất sản xuất + Kế hoạch trang bị và sử dụng tư liệu sản xuất : Kế hoạch này g...
hế việc tính toán sản lượng hòa vốn và giá hòa vốn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định lựa chọn phương án của chủ trang trại. Giá cả và sản lượng hòa vốn có thể tính từ tổng chi phí biến đổi thay vì tổng chi phí. Kết quả này có thể giúp nhà quản lý ra quyết định liên quan đến việc tiếp tục hay ngừng sản xuất để tổi thiểu hóa thiệt hại trong ngắn hạn. III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TOÀN TRANG TRẠI Kế hoạch sản xuất của trang trại là một bảng phát thảo tổng hợp các yếu tố đầu vào có sẵn, loại hình và mức sản xuất sẽ thực hiện. Nó có thể bao gồm đầy đủ những chi tiết như : phân bón, hạt giống, khẩu phần ăn cho gia súc, hoặc chỉ đơn giản là một danh sách các phương án và qui mô sản xuất của chúng. Việc phát triển một kế hoạch toàn trang trại được chia thành 6 bước : (1) Xác định mục đích và mục tiêu, (2) Lập bảng kê các yếu tố đầu vào , (3) Chuẩn bị các ngân sách phương án, lựa chọn phương án và tính hệ số hệ số kỹ thuật, (4) Ước tính lợi nhuận gộp, (5) Chọn tổ hợp phương án, và (6) Chuẩn bị ngân sách cho toàn trang trại. 3.1 Xác định mục tiêu Mục đích là "cái đích" hay là cái mà chủ trang trại mong muốn đạt được, nó phản ánh ước mơ và khác khao của chủ trang trại. Mục tiêu là biểu hiện cụ thể của mục đích, là sự cụ thể hóa mục đích sản xuất kinh doanh của trang trại trong thời gian nhất định, gắn với những giải pháp thực hiện. Như vậy mục tiêu là kết quả cần đạt được trong một thời gian nhất định cả về lượng và chất trong những điều kiện nhất định. Mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ định hướng cho việc lựa chọn các phương án hay các hoạt động sảm xuất kinh doanh của trang trại sau này. Nó cũng là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Thông thường, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cơ bản của trang trại, tuy nhiên những mục tiêu khác như đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình, cải tạo đất, bảo vệ môi trường, .... cũng rất quan trọng. Tùy vào điều kiện, năng lực sản xuât và qui mô trang trại hiện tại, chủ trang trại xác định cho mình mục đích và mục tiêu hoạt động khác nhau. Xác định mục đích, mục tiêu thực ra là một quá trình chủ trang trại tự đặt ra cho mình và các thành viên trong gia đình những câu hỏi và trả lời cho các câu hỏi như: Cái gì là mình thực sự muốn đạt được sau một giai đoạn nhất định nào đó ? Cái gì là các thành viên khác của gia đình muốn đạt được ? Chúng ta phải làm gì để đạt được điều này ? Liệu chúng ta có thể làm được điều đó hay không ? Bao giờ thì chúng ta có thể đạt được cái mà chúng ta mong muốn ?..... Các câu hỏi như thế giúp cho chủ trang trại xác định được mục đích, mục tiêu phù hợp cho mỗi giai đoạn nhất định trên cơ sở tiềm năng và điều kiện vốn có của mỗi trang trại. Thông thường, các mục tiêu sau đây định hướng cho các lựa chọn của chủ trang trại : Tối đa hóa lợi nhuận; tăng sản lượng; tăng sản phẩm hàng hóa; tối thiểu hóa chi phí; không bị nợ; cải thiện mức sống; giảm rủi ro trong sản xuất; bảo đảm lương thực ổn định cho gia đình. Việc đưa ra mục đích, mục tiêu chính thức của trang trại nên có sự tham gia thảo luận và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình và các bên tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh trên trang trại. 3.2 Chuẩn bị các nguồn lực sản xuất Lập một bảng kê và đánh giá các nguồn lực sẵn có của trang trại. Loại, chất lượng và số lượng các nguồn lực sản xuất sẽ quyết định phương án nào có thể được đưa vào kế hoạch cho toàn trang trại và phương án nào không khả thi. Các yếu tố đầu vào sẵn có của trang trại thường bao gồm : đất đai, nhà xưởng, lao động, máy móc, vốn, thị trường, phương tiện vận chuyển. Năng lực quản trị cũng được xem như là một yếu tố đầu vào cho sản xuất và cũng cần được đánh giá. Đối với từng loại nguồn lực sản xuất, cần phải xem xét đầy đủ đặc điểm, chất lượng và số lượng của nó. Ví dụ: Đối với nguôn lực đất đai: đây là nguồn lực có giá trị lớn nhất và là một trong số những nguồn lực khó thay thế nhất và có nhiều đặc điểm ảnh hưởng đến loại hình và số lượng phương án sẽ được xem xét. Dưới đây là những mục quan trọng phải được đưa vào khi kê khai yếu tố đầu vào đất đai. - Tổng diện tích, diện tích mỗi loại đất (đất trồng trọt, đồng cỏ, đất hoang,..). - Yếu tổ khí hậu ảnh hưởng đến sử dụng đất đai. - Loại đất, độ dốc, độ phì, độ sâu. - Hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước hiện thời hoặc tiềm năng phát triển hệ thống thủy lợi. - Các loại cây trồng thích hợp và sản lượng có thể đạt được - Cỏ dại, sâu bệnh gây hại hiện tại và tiềm tàng đối với cây trồng trên đất - Các thông tin về tình hình sử dụng đất trong quá khứ : cơ cấu cây trồng, phương thức canh tác, sản lượng, phân bón đã sử dụng,... 3.3 Xác định các phương án có thể và hệ số kỹ thuật Bảng kê yếu tố đầu vào sẽ cho biết phươg án nào là khả thi. Phương án nào yêu cầu loại yếu tố đầu vào không có sẵn sẽ bị loại bỏ nếu như việc mua yếu tố đầu vào này là không khả thi. Các đầu vào hạn chế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các phương án tiềm năng. Trên cơ sở bảng dự toán ngân sách của mỗi phương án và bảng kê yếu tố đầu vào sẵn có của trang trại, nhà quản trị có thể phân tích và lựa chọn những phương án tối ưu và có tính khả thi cao để đưa vào kế hoạch sản xuất toàn trang trại. Tiếp đến là xác định các hệ số kỹ thuật của các phương án đã được lựa chọn. Hệ số kỹ thuật là số lượng đầu vào cho mỗi đơn vị của phương án. Thông thường, chỉ xác định hệ số kỹ thuật của phương án đối với các yếu tố đầu vào hạn chế. Hệ số kỹ thuật hay yếu tố đầu vào cho mỗi đơn vị phương án là rất quan trọng trong việc xác định qui mô kinh doanh tối đa và tổ hợp phương án cuối cùng. Ví dụ : Hệ số kỹ thuật của các phương án trong kế hoạch sản xuất toàn trang trại Loại yếu tố đầu vào Cây trồng mỗi ha ở Gia súc (đầu) Khu đất trồng loại I Khu đât trồng loại II Ngô Lạc Vừng Lạc Vừng Bò thịt Bò sữa Đất trông loại I (ha) 1 1 1 - - - - Đất trồng loại II (ha) - - - 1 1 0.5 - Đồng cỏ (ha) - - - - - 4 2 Lao động (công) 4 3 2 3 2 3 1.5 Vốn hoạt động (1000đ) 1150 600 300 650 300 2500 5100 3.4 Ước tính lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp đơn vị là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí biến đổi của mỗi đơn vị phương án. Lợi nhuận gộp chính là sự đóng góp của phương án vào chi phí cố định và là lợi nhuận sau khi đã trả chi phí biến đổi. Như vậy, để tính lợi nhuận gộp, chúng ta tính tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động (biến đổi) của mỗi phương án, sau đó khấu trừ nhau và qui đổi về một đơn vị phương án chuẩn. Tính lợi nhuận gộp đòi hỏi sự ước tính tốt nhất của nhà quản trị về sản lượng cho mỗi phương án và giá cả kỳ vọng. Để tính tổng chi phí biến đổi, yêu cầu phải xác định mỗi đầu vào biến đổi cần thiết, số lượng yêu cầu và giá mua. Mức đầu vào tối ưu nên được xác định theo những nguyên tắc kinh tế đã trình bày ở chương 2. Việc ước tính sản lượng phải phù hợp với mức đầu vào đã chọn và khả năng quản trị hiện có. Lợi nhuận gộp cùng với các thông số kỹ thuật phương án sẽ được áp dụng để lựa chọn tổ hợp phương án. Ví dụ : Tính lợi nhuận gộp đơn vị của các phương án Khu đất trồng loại I Khu đất trồng loại II Gia súc (đầu) Ngô (ha) Lạc (ha) Vừng (ha) Lạc (ha) Vừng (ha) Bò thịt (đầu) Bò sữa (đầu) Sản lượng (tạ) 35 20 5 15 4 5 Giá cả (1000đ) 200 400 1000 400 1000 800 Tổng thu nhập (1000đ) 7000 8000 5000 6000 4000 4000 6000 Tổng biến phí (1000đ) 5450 6800 4100 5250 3400 2500 5100 Lợi nhuận gộp (1000đ) 1550 1200 900 750 600 1500 900 3.5 Chọn tổ hợp phương án Nguồn lực sản xuất của trang trại như đất đai, vốn, lao động,... thường hạn chế, trong khi đó có nhiều phương án sản xuất cạnh tranh về nguồn lực. Trong trường hợp này, nhà quản trị phải tìm cách phân bổ các nguồn lực cho các phương án sản xuất để sử dụng các nguồn lực đó có hiệu quả nhất. Quá trình đó gọi là sự lựa chọn tổ hợp phương án. Có hai phương pháp lựa chọn tổ hợp phương án phổ biến là : phương pháp hoạch định đơn giản và phương pháp hoạch định tuyến tính. Phương pháp hoạch định đơn giản Phương pháp này dựa trên lợi nhuận gộp của mỗi đơn vị phương án và các hệ số kỹ thuật để phân bổ các nguồn lực hạn chế cho các phương án sản xuất kinh doanh và tìm ra một tổ hợp phương án cho lợi nhuận cao nhất. Phương pháp hoạch định đơn giản có thể tóm tắt ở các bước sau: 1. Tính số đơn vị phương án tối đa từ mỗi đầu vào giới hạn. 2. Xác định mức sản xuất tối đa có thể có cho mỗi phương án, so sánh lợi nhuận tối đa và chọn phương án đưa vào kế hoạch. Mức sản xuất tối đa của mỗi phương án chính là số đơn vị phương án nhỏ nhất trong số các đơn vị phương án tối đa được xác định ở bước 1. Lợi nhuận tối đa của mỗi phương án = (lợi nhuận gộp cho mỗi đơn vị phương án) x (số phương án tối đa). 3. Tính số lượng của mỗi đầu vào giới hạn có sẵn vẫn chưa được sử dụng. 4. Lặp lại từ bước 2 đến bước 3 cho đến khi tất cả các đầu vào đều được sử dụng hết hoặc không có phương án nào khác có thể được. 5. Kiểm tra xem liệu tổng lợi nhuận gộp có thể tăng bởi thay thế phương án này bằng phương án khác. Ví dụ: Ví dụ này sử dụng các thông số ở các ví dụ trên. Các giá trị ở bước 1 của bảng dưới cho biết số đơn vị tối đa mỗi phương án có thể thực hiện được mà không sử dụng nhiều hơn số đầu vào có sẵn. Giá trị nhỏ nhất cho mỗi phương án được gạch dưới. Bảng hoạch định đơn giản Các bước thực hiện Tài nguyên sẵn có Khu đất trồng loại I Khu đất trồng loại II Gia súc Tổng Ngô (ha) Lạc (ha) Vừng (ha) Lạc (ha) Vừng (ha) Bò thịt (đầu) Bò sữa (đầu) Xác định số đơn vị phương án tối đa (bước 1) Đất trồng loại I (ha) 40 40 40 40 Đất trồng loại II (ha) 20 20 20 40 Đồng cỏ (ha) 20 5 10 Lao động (ngày công) 200 50 66.6 100 66.6 100 66.6 133.3 Lợi nhuận gộp một đơn vị (1000đ) 1550 1200 900 750 600 1500 900 Xác định mức sản xuất tối đa của mỗi phương án, so sánh lợi nhuận và chọn phương án đưa vào kế hoach (bước 2) Số đơn vị phương án tối đa 40 40 40 20 20 5 10 Lợi nhuận gộp tối đa 62000 48000 36000 15000 12000 7500 9000 Mức sản xuất tối đa 20 20 Lợi nhuận gộp 31000 24000 55000 Xác định số lượng đầu vào còn lại (bước 3) Đất trồng loại I (ha) 0 0 0 0 Đất trồng loại II (ha) 20 20 20 40 Đồng cỏ (ha) 20 5 10 Lao động (ngày công) 60 15 20 30 20 30 20 40 Lặp lại bước 2 Số đơn vị tối đa 0 0 0 20 20 5 10 Lợi nhuận gộp tối đa 0 0 0 15000 12000 7500 9000 Kế hoạch tối ưu 20 20 10 Lợi nhuận gộp 31000 24000 7500 62500 Lặp lại bước 3 Đất trồng loại I (ha) 0 0 0 0 Đất trồng loại II (ha) 10 10 10 20 Đồng cỏ (ha) 20 5 10 Lao động (ngày công) 30 7.5 10 15 10 15 10 20 Lặp lại bước 2 Số đơn vị tối đa 0 0 0 0 10 5 10 Lợi nhuận gộp tối đa 6000 7500 9000 Kế hoạch tối ưu 20 20 10 10 Lợi nhuận gộp 31000 24000 7500 9000 71500 Lặp lại bước 3 Đất trồng loại I (ha) 0 0 0 0 Đất trồng loại II (ha) 10 10 10 20 Đồng cỏ (ha) 0 0 0 Lao động (ngày công) 15 3.75 5 7.5 5 7.5 5 10 Kiểm tra lợi nhuân gộp và thay thế phương án (bước 5) Số đơn vị tối đa 20 20 5 15 10 Lợi nhuận gộp tối đa 31000 24000 3750 9000 9000 76750 - Ở bước 1 cho thấy đối với trồng ngô trên đất loại I, có đủ lao đông cho 50 ha đất nhưng chỉ có đủ đất cho 40 ha. Lạc và vừng cũng bị giới hạn vào 40 ha bởi đầu vào đất loại I, mặc dù nguồn lao động cho phép tương ứng là 66.6 ha và 100 ha. Tương tự, số đơn vị lạc và vừng trên đất loại II bị giới hạn vào 20 ha bỡi nguồn cung cấp đất, mặc dù có đủ lao động để làm nhiều hơn diện tích này. Bò thịt cũng bị hạn chế ở mức 5 con và bò sữa ở 10 con bởi số lượng đất đồng cỏ có sẵn. - Bước 2 ở bảng cho thấy tổng lợi nhuận gộp cho mỗi đơn vị với số đơn vị có thể có. Ngô với 62 triệu đồng có lợi nhuận gộp tiềm năng lớn nhất. Tuy nhiên, vì một số lý do người điều hành không muốn trồng nhiều hơn 20 ha ngô ở bất cứ năm nào. Điều này làm giảm lợi nhuận gộp của ngô xuống 31triệu đồng. 20 ha còn lại có thể trồng lạc, là loại cây có lợi nhuận gộp lớn nhất kế tiếp. Lạc thêm 24 triệu vào lợi nhuận gộp, và tổng lợi nhuận gộp sẽ là 55 triệu đồng. - Bước 3 cho thấy tất cả đất loại I hiện tại đều được sử dụng, nhưng vẫn còn các phương án có thể khác. Do đó, quá trình được thực hiện lặp lại ở bước 2. Bây giờ chỉ còn 60 ngày công lao động vì 80 ngày công đã được dùng cho sản xuất ngô và 60 ngày công cho sản xuất lạc Tuy nhiên, như được chỉ ra bởi các giá trị gạch dưới ở bước 3 của bảng, lạc, vừng, bò thịt và bò sữa vẫn còn bị giới hạn chế không chỉ nguồn cung cấp lao động mà còn bởi nguồn cung cấp đất loại II hoặc đồng cỏ. Trong số các phương án chưa có trong kế hoạch, bước này cho thấy lạc trên đất loại II có lợi nhuận lớn nhất ở mức 15 triệu đồng. Tuy nhiên, người điều hành không muốn trồng lạc nhiều hơn một nữa diện tích đất loại II, do đó bị giới hạn ở 10 ha. 10 ha lạc này sẽ làm tăng thêm 7,5 triệu đồng lợi nhuận gộp của kế hoạch và tổng lợi nhuận gộp sẽ là 62,5 triệu đồng. - Lặp lại bước 3 cho thấy vẫn còn 10 ha đất loại II, 20 ha đồng cỏ và 30 ngày công lao động. Mức các phương án tối đa có thể là 10 ha vừng, 5 đầu bò thịt hoặc 10 đầu bò sữa. Lặp lại bước 2 cho thấy, bò sữa cho tổng lợi nhuận gộp cao nhất 9 triệu đồng, vì vậy chúng được đưa vào kế hoạch. Lợi nhuận gộp cho kế hoạch trang trại tăng lên đến 71,5 triệu đồng. - Lặp lại bước 3 cho thấy bò thịt không còn khả thi vì tất cả đồng cỏ đã sử dụng cho bò sữa. Vẫn còn 10 ha đất loại II, 15 ngày công lao động còn lại chỉ cho phép trồng 7.5 ha vừng như được trình bày ở bước trên. Cộng 7.5 ha vừng vào kế hoạch sẽ làm tăng tổng lợi nhuận gộp 4,5 triệu đồng và lợi nhuận gôp sẽ là 76 triệu đồng. Tuy nhiên, 2.5 ha đất loại II sẽ vẫn không được sử dụng do không còn lao động. So sánh lợi nhuận gộp cho một ngày công lao động lao động (hiện tại là đầu vào hạn chế nhất), lạc cho 250.000 đồng mỗi ngày công và vừng cho 300.000 đồng mỗi ngày công (kết quả tính được rút ra từ bảng hệ số kỹ thuật và bảng lợi nhuận gộp của các phương án ở trên). Như vậy, nên chuyển lao động từ lạc sang vừng khi nào còn đất chưa được sử dụng. Giảm 1 ha lạc sẽ cho 3 lao động và trồng được 1.5 ha vừng. 5 ha lạc có thể chuyển sang vừng theo cách này, thành 5 ha lạc và 15 ha vừng trên đất loại II. Tổng cộng lợi nhuận gộp bây giờ là 76,75 triệu đồng Không thể thêm vào phương án nào khác nếu không tăng ít nhất một đầu vào và phải giảm bớt mức sản xuất của một phương án. 3.7 Lập kế hoạch thực hiện Kế hoạch sản xuất sau khi xây dựng và thống nhất cần phải được thực thi. Việc tổ chức thực hiện tôt kế hoạch đã xây dựng là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu của kế hoạch. Kế hoạch sản xuất được xây dựng như trên chỉ là một kế hoạch chung, chưa thể hiện các các giải pháp và hoạt động cụ thể. Vì thế để thực hiện được kế hoạch sản xuất này, công việc trước tiên là phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Kế hoạch này nhằm xác định rõ các hoạt động cụ thể cần làm, thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành các hoạt động đó, nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động, và người chịu trách nhiệm thực hiện. Như vậy kế hoạch cụ thể bao gồm : - Cụ thể hóa hoạt động và thời gian thực hiện - Phân bổ lao động và phân công công việc - Phân bổ nguồn lực và phương tiện Tiếp đến là việc chuẩn bị các vật tư, kỹ thuật, lao động cần thiết theo yêu cầu của kế hoạch. Cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất kỹ thuật và có một lượng dự trử cần thiết nhằm đảm bảo giải quyết những tình huấng bất thường. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cần có sự theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch. Trong quá trình thực hiện thường có thể xảy ra những mất cân đối do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, việc theo dõi, kiểm tra sẽ giúp phát hiện và điều chỉnh kịp thời các vấn đề nẫy sinh. Thông qua theo dõi và kiểm tra có thể phát hiện những tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hợp lý. IV. MỘT SỐ LOẠI KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ 5.1 Kế hoạch sử dụng lao động Chi phí lao động chiếm một tỉ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất của trang trại. Vì vậy, cần phải tiến hành lập kế hoạch sử dụng lao động bao gồm cả lao động gia đình và lao động thuê mướn. Có hai cấp độ kế hoạch sử dụng lao động của trang trại: Kế hoạch sử dụng lao động của từng hoạt động sản xuất và của toàn trang trại. Kế hoạch sử dụng lao động ở mỗi hoạt động sản xuất riêng lẽ, đề cập đến nhu cầu lao động của các công đoạn sản xuất trong mỗi hoạt động sản xuất. Trong khi đó kế hoạch sử dụng lao động của toàn trang trại thể hiện nhu cầu lao động trong cả năm. Tiến trình lập kế hoạch sử dụng lao động trong trang trại bao gồm các bước cụ thể như sau: 1. Tính toán tổng số ngày công lao động mà mỗi hoạt động sản xuất yêu cầu. 2. Phân bổ tổng số ngày công lao động của mỗi hoạt động sản xuất theo tháng. 3. Thiết lập dữ liệu sử dụng lao động toàn trang trại, bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất. 4. Tính toán ngày công lao động sẵn có từ nguồn lao động gia đình. 5. Xem xét khả năng cung và mức cầu lao động, từ đó tìm ra cách để giải quyết tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa lao động. Dưới đây là một kế hoạch sử dụng lao động của một trang trại nông nghiệp nhỏ có 4 hoạt động sản xuất chủ yếu: Tháng Nhu cầu lao động (ngày công) Tổng nhu cầu (ngày công) Lao động sẵn có (ngày công) Thừa (+) Thiếu (-) Trồng tiêu Trồng chuối Trồng lúa Trồng rừng Tháng 1 2 5 5 0 12 25 13 Tháng 2 3 10 5 0 18 25 7 Tháng 3 5 10 10 0 25 25 0 Tháng 4 5 15 10 0 30 25 -5 Tháng 5 0 3 0 0 3 20 17 Tháng 6 0 2 0 0 2 20 18 Tháng 7 0 0 10 10 20 20 0 Tháng 8 10 0 15 15 40 20 -20 Tháng 9 15 0 5 15 35 20 -15 Tháng 10 4 7 5 30 46 20 -26 Tháng 10 0 6 10 10 26 25 -1 Tháng 11 0 5 3 5 13 25 12 Tháng 12 0 2 0 5 7 25 18 Tổng 44 65 78 90 277 295 Ngoài ra, có thể xem xét thêm yếu tố về giới, hay nói cách khác là phân biệt lao động nam nữ trong kế hoạh sử dụng lao động. Có thể bố trí các công việc như bảo dưỡng tài sản, máy móc thiết bị vào những tháng có nhu cầu lao động thấp, tức lao động còn dư thừa, để sử dụng tối đa lao động dư thừa. Những giai tháng có nhu cầu lao động cao, cần phải thuê mướn thêm lao động bên ngoài. 5.2 Kế hoạch dòng tiền mặt Kế hoạch dòng tiền mặt là một công cụ quan trọng để xem xét khía cạnh tài chính của Trang trại. Kế hoạch này sẽ giúp cho việc đánh giá khả năng dư thừa hay thiếu hụt tiền mặt của trang trại đồng thời xác định được thời điểm nào trong năm trang trại cần thêm nguồn lực tài chính. Dòng tiền mặt bao bồm dòng tiền đi vào trang trại do bán hàng hóa sản phẩm và dòng tiền đi ra trang trại do chi tiền mua sắm. Dòng tiền mặt thuần là chênh lệch giừa dòng tiền vào và dòng tiền ra. Dòng tiền mặt thuần = Dòng tiền mặt vào - Dòng tiền mặt ra Dòng tiền mặt vào bao gồm: bán các sản phẩm cây trồng vật nuôi, thu nhập ngoài trang trại (làm thuê, gửi tiết kiệm, tiền kiếm được từ các khoản đầu tư khác,...), bán tài sản và mượn tiền. Dòng tiền ra bao gồm: Chi phí cho sản xuất như mua vật tư, dụng cụ lao động, thuê mướn lao động; mua thêm hoặc thay thế các máy móc, trả tiền vốn vay và chi phí cho sinh hoạt sống. Trên cơ sở ước tính các dòng tiền vào và dòng tiền ra, trang trại có thể lập được kế hoạch dòng tiền mặt như sau: Dòng tiền mặt Th1 Th2 Th3 Th4 th5 Th6 Th7 Th8 th9 Th10 Th11 Th12 Dòng tiền vào Bán chuối Bán lợn Cho thuê máy móc ..................... Tổng tiền mặt vào Dòng tiền ra Mua phân bón Sửa chữa máy móc Thuê lao động ........................ Tổng tiền mặt ra Tổng tiền mặt thuần Kế hoạch dòng tiền mặt được sử dụng để theo dõi khả năng thanh toán của trang trại ở những giai đoạn khác nhau, xác định những thời điểm trang trại thiếu hụt tài chính. Trên cơ sở đó, có kế hoạch huy động tài chính để đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất trang trại theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, so sánh dòng tiền mặt dự đoán trong kế hoạch với dòng tiền mặt thực tế được ghi chép lại trong một giai đoạn nhất định sẽ giúp cho trang trại đánh giá được hiệu quả sản xuất. Đồng thời dòng tiền mặt thực tế của năm này sẽ là cơ sở để dự đoán dòng tiền mặt cho năm tiếp theo.
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_quan_ly_trang_trai_phan_1.doc