Giáo trình môn Y học cơ sở 2 - Bùi Thị Thu Hoa

Tóm tắt Giáo trình môn Y học cơ sở 2 - Bùi Thị Thu Hoa: ...ndazol C.Yomesan D.Vermox 79. Những dấu hiệu trong thời kỳ khởi phát của ung thư gan thường là: A.Cảm giác nặng tức ở hạ sườn phải B.Gan to ít hoặc nhiều, rất cứng C.Các dấu hiệu không điển hình D.Tất cả đều đúng 80. Ung thư gan là bệnh có đặc điểm: A.Có thể tiên phát hoặc thứ phát ... - Các dây chằng: + Dây chằng rộng + Dây chằng tròn + Dây chằng tử cung- vòi trứng. Khi các phương tiện giữ tử cung bị giãn quá mức do đẻ dày có thể dần dần gây sa tử cung. 2.1.3.3. Hình thể trong * Tử cung có 2 buồng rỗng ở giữa: - Buồng thân tử cung: hình tam giác, các thành l.... Chế độ ăn uống: - Năng lượng 50-55% glucid, 30-35% lipid, 15% protid. - Glucid: nên dùng đường đa: tinh bột, bánh mì; tránh các đường đơn như mật, kẹo chocolat, sữa chua, bánh ngọt, trái cây... vì hấp thu nhanh, làm tăng tiết insulin. - Lipid: nên dùng dầu thực vật, các loại cá. - Ăn...

pdf104 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Y học cơ sở 2 - Bùi Thị Thu Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tai biến mạch máu não (chảy máu não, tắc động mạch não). 
- U não. 
- Viêm màng não, viêm não. 
- Động kinh. 
- Hôn mê đái tháo đường (nhiễm toan ceton, hạ đường huyết, tăng thẩm thấu...). 
- Urea máu cao (suy thận mạn tính). 
- Hôn mê gan (xơ gan mất bù, ung thư gan). 
- Nhiễm độc rượu. 
- Sốt rét ác tính. 
1.5. Xử trí ban đầu: 
- Cho người bệnh nằm đầu thấp và nghiêng về một bên. 
- Hút đờm dãi bằng bơm tiêm hoặc dùng gạc sạch lau mồm và họng. 
- Không cho ăn vì dễ bị sặc, tạm thời truyền dung dịch mặn ngọt đẳng trương hoặc 
cho ăn qua sonde dạ dày. 
- Theo dõi huyết áp, nhiệt độ, mạch, nhịp thở, nước tiểu. 
- Khẩn trương chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. 
2. Viêm đa dây thần kinh 
2.1. Đại cương 
 Viêm đa dây thần kinh là hội chứng cấp hoặc bán cấp, gây tổn thương đồng thời hoặc 
lần lượt nhiều dây thần kinh, hay nhiều khu vực phân phối thần kinh ngoại biên. Bệnh có 
đặc tính thoái hoá rải rác các bao myelin trên từng đoạn xung quanh trục thần kinh, biểu 
hiện bằng hội chứng rối loạn cảm giác và rối loạn vận động cả 2 bên đối xứng, thường ở 
ngọn chi. Không có tổn thương thần kinh trung ương. 
2.2. Nguyên nhân 
 - Ở trẻ em: thường do biến chứng của sởi, cúm. 
 - Ở người lớn: + tai biến của thương hàn, nhiễm virus, bệnh phong. 
 + nhiễm độc rượu, chì, thuỷ ngân. 
 + thiếu vitamin B1, B6, B12. 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 90 
 + các bệnh rối loạn tiêu hoá kéo dài: viêm ruột, lao ruột, đái đường... 
2.3. Triệu chứng lâm sàng 
2.3.1. Rối loạn cảm giác 
 - Cảm giác nông: lúc đầu người bệnh có cảm giác tê bì như kiến bò ở ngoài da, như kim 
châm. Có khi cảm giác sờ nóng giảm nhưng tăng cảm giác đau. Xuất hiện ở 2 bàn tay, 2 
bàn chân, và các đầu chi 2 bên. Ấn nhẹ vào khối cơ hoặc chỉ kích thích nhẹ trên mặt da 
cũng gây đau. Rối loạn cảm giác tăng lên dần, nhất là 2 chi dưới. 
 - Cảm giác sâu: cũng giảm. Đau cơ bắp chân khi bóp mạnh. Về sau có thể bị chuột rút 
và đôi khi có cơn đau tự phát, đau liên tục và thường xảy ra về ban đêm. Rối loạn cảm giác 
sâu, mất cảm giác tư thế. 
2.3.2. Rối loạn vận động 
 Ban đầu là liệt nhẹ các cơ duỗi, liệt mềm ở 2 chi dưới hoặc 4 chi, làm cho cơ nhẽo ra 
kèm theo giảm hoặc mất phản xạ gân xương và phản xạ da. 
- Chi dưới: chân trở nên lủng lẳng, ngón chân ở tư thế gấp. 
- Chi trên: liệt hoàn toàn cơ duỗi ngón tay. 
2.3.3. Rối loạn dinh dưỡng 
 Teo cơ rất nhanh, có thể trở nên vĩnh viễn, kèm theo thoái hoá xơ các cơ, nhưng nếu 
được điều trị sớm thì phục hồi nhanh chóng. 
2.4. Điều trị 
 - Chủ yếu là điều trị theo nguyên nhân. 
 - Vitamin B liều cao uống hoặc tiêm bắp. 
 - Cho thuốc giảm đau nếu cần. 
 - Lý liệu pháp để phục hồi chức năng thần kinh: xoa bóp, vận động chống teo cơ, châm 
cứu... 
2.5. Phòng bệnh 
- Tăng đạm và vitamin trong khẩu phần ăn. 
- Điều trị tích cực các bệnh nhiễm khuẩn. 
- Không uống rượu. 
- Vận động, thể dục hằng ngày. 
3. Đau dây thần kinh toạ 
3.1. Đại cương 
 * Dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông ): là dây thần kinh to và dài nhất trong các dây 
thần kinh của cơ thể. Nó được cấu tạo bởi nhiều rễ thần kinh xuất phát từ tuỷ sống. Hai rễ 
chính là thắt lưng V (L5) và cùng 1 (S1). Các rễ này từ tuỷ chui qua các lỗ liên kết, ngang 
sau ra các đĩa liên đốt ngoài, tạo thành dây thần kinh toạ. 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 91 
 * Tất cả những nguyên nhân gây tổn thương đến các rễ thần kinh, hoặc chấn thương ở 
các đốt sống L4 L5, S1 đều ảnh hưởng đến dây thần kinh toạ. 
3.2. Triệu chứng lâm sàng 
3.2.1. Cơ năng 
 * Đau: là dấu hiệu quan trọng nhất, thường xuất hiện sau một gắng sức quá mức. Đột 
ngột đau nhói ở một bên thắt lưng, đau lan dần xuống mông, mặt sau đùi, khoeo chân, bắp 
chân, mắt cá trong, bàn chân và ngón chân. Mức độ đau có thể: 
 - Dữ dội, liên tục, đau rất nhìêu, làm người bệnh không đi đứng được, phải hơi co chân 
lại cho đỡ đau. 
 - Đau ít, tiến triển từ từ, nằm yên thì đỡ đau. Khi vận động, lúc ho, hắt hơi thì đau tăng. 
 * Rối loạn cảm giác: có vùng chi bị giảm hoặc mất cảm giác rõ rệt, hoặc có cảm giác tê 
bì như kiến bò, đôi khi cảm giác tăng như bị rát bỏng ở bàn chân, cẳng chân. 
3.2.2. Thực thể: 
 - Thống điểm Valleix dương tính: ấn trực tiếp vào các điểm nằm trên đường đi của dây 
thần kinh toạ, sẽ gây đau tăng. 
- Nghiệm pháp Lasègue dương tính. 
 - Rối loạn vận động: nếu tổn thương kéo dài, chi dưới co duỗi kém, người bệnh đi khập 
khễnh, nhấc chân lành, kéo lê chân bệnh, cử động của bàn chân và ngón cái giảm, cột sống 
bị vẹo về hướng bên lành. 
 - Rối loạn phản xạ và dinh dưỡng: teo cơ. 
3.3. Cận lâm sàng 
Chụp cột sống để phát hiện các tổn thương và dị tật cột sống . 
3.4. Nguyên nhân 
 - Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân chủ yếu, thường xảy ra sau một động tác mạnh quá 
sức, hoặc do ngã chấn thương vùng lưng. 
 - Viêm nhiễm: viêm dính cột sống, lao cột sống. 
 - Thoái hoá đốt sống lưng: do lão hoá ở tuổi già. 
3.5. Điều trị 
3.5.1. Điều trị nội khoa 
 - Giai đoạn cấp: nằm ngửa bất động trên giường cứng, tránh di chuyển hay vận động cột 
sống 3-5 ngày. 
+ Thuốc giảm đau: Paracethamol, Voltaren, Indomethacin, Meloxicam... 
 + Giãn cơ: Mydocalm, Coltramyl, Decoltractyl. 
 + Vitamin nhóm B. 
 - Giai đoạn mạn hoặc bán cấp: 
+ kết hợp các phương pháp vật lý: chườm nóng, xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu, chạy 
điện hồng ngoại, ... 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 92 
+ Chế độ sinh hoạt lao động thích hợp. 
3.5..2. Điều trị ngoại khoa: 
Phẫu thuật những trường hợp thoát vị đĩa đệm. 
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
1. Phần 1: Câu hỏi điền khuyết: 
 1. Chẩn đoán xác định hôn mê dựa vào: A. B. 
 2. Chẩn đoán phân biệt hôn mê với các bệnh: A. B. 
 3. Cho người bệnh hôn mê nằm (A) và (B). 
 4. Hôn mê là một trạng thái bệnh lý, trong đó người bệnh (A) và đời sống thực vật (B). 
 5. Viêm đa dây thần kinh có đặc tính (A) các (B) trên từng đoạn xung quanh trục thần 
kinh. 
 6. Rối loạn vận động chi dưới trong viêm đa dây thần kinh:chân trở nên (A), ngón chân 
(B). 
 7. Teo cơ trong viêm đa dây thần kinh có thể trở nên (A), kèm theo (B) các cơ. 
 8. Đau dây thần kinh toạ nếu kéo dài thường đưa đến (A), (B). 
 9. Dây thần kinh toạ là dây thần kinh (A) trong các dây thần kinh của cơ thể, được cấu tạo 
bởi (B) xuất phát từ tuỷ sống. 
 10. Trong đau dây thần kinh toạ thì triệu chứng đau là dấu hiệu (A), thường xuất hiện sau 
một (B). 
2. Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng / sai: 
 11. Người bệnh hôn mê tạm thời không cho ăn vì dễ bị sặc. 
 12. Người bệnh hôn mê chỉ lơ mơ, gọi có thể biết nhưng không trả lời chính xác. 
 13. Mọi người bệnh hôn mê đều bị liệt. 
 14. Phản xạ nuốt còn nếu người bệnh hôn mê nhẹ. 
 15. Người bệnh hôn mê thường có rối loạn cơ tròn gây ỉa đái không tự chủ. 
 16. Viêm đa dây thần kinh là hội chứng cấp hoặc bán cấp, gây tổn thương đồng thời hoặc 
lần lượt nhiều dây thần kinh trung ương. 
 17. Viêm đa dây thần kinh thường biểu hiện rối loạn cảm giác và rối loạn vận động cả 2 
bên đối xứng, thường ở gốc chi. 
 18. Rối loạn cảm giác trong viêm đa dây thần kinh thường tăng lên dần. 
 19. Viêm đa dây thần kinh gây teo cơ rất nhanh. 
 20. Teo cơ trong viêm đa dây thần kinh nếu được điều trị sớm thì phục hồi nhanh chóng. 
 21. Viêm đa dây thần kinh thường gây rối loạn cảm giác tăng lên dần. 
 22. Vận động, ho, hắt hơi không ảnh hưởng nhiều đến triệu chứng đau dây thần kinh toạ. 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 93 
 23. Thiếu các vitamin nhóm B thường hay gây đau dây thần kinh toạ. 
 24. Chấn thương ở các đốt sống thắt lưng 4,5 đều ảnh hưởng đến thần kinh toạ. 
 25. Đau dây thần kinh toạ có nhiều trường hợp người bệnh đau dữ dội và liên tục. 
 26. Tư thế chống đau trong đau dây thần kinh hông thường người bệnh duỗi chân cho đỡ 
đau. 
 27. Cột sống của người bệnh đau dây thần kinh toạ thường bị vẹo về phía bên đau. 
3. Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất: 
 28. Tư thế tốt nhất khi chăm sóc người bệnh hôn mê: 
 A.Nằm đầu cao và nghiêng về một bên 
B.Fowler 
C.Nằm đầu thấp và nghiêng về một bên 
D.Tất cả đều đúng 
 29. Tình huống nào là loại hôn mê có dấu thần kinh khu trú: 
A.Urea máu cao B.Sốt rét ác tính 
C.Chấn thương sọ não D.Hôn mê gan 
 30. Biểu hiện teo cơ do viêm đa dây thần kinh: 
 A.Rất nhanh B.Nếu điều trị sớm phục hồi tốt 
C.Có thể vĩnh viễn D.Tất cả đều đúng 
 31 Rối loạn cảm giác sớm nhất ở người bệnh viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu: 
 A.Tăng cảm giác đau B.Mất cảm giác 
C.Tê bì như kiến bò D.Rối loạn cảm giác 
 32. Viêm đa dây thần kinh không có đặc điểm nào dưới đây: 
 A.Hội chứng cấp hoặc bán cấp B.Gây tổn thương nhiều dây thần kinh 
 C.Thoái hoá rải rác bao myelin D.Tổn thương cả thần kinh trung ương 
 33. Rối loạn cảm giác do trong đau dây thần kinh tọa có đặc điểm: 
 A.Kích thích nhẹ trên mặt da cũng đau B.Cảm giác tê bì như kiến bò 
 C.Có thể bị chuột rút D.Rối loạn cảm giác tăng lên dần 
 34. Nguyên nhân thường gặp đau dây thần kinh toạ ở người cao tuổi là: 
 A. Tai biến của thương hàn B. Lao cột sống 
 C. Thoái hoá đốt sống lưng D. Thoát vị đĩa đệm 
 35. Rối loạn cảm giác sâu trong viêm đa dây thần kinh là: 
 A. Ấn nhẹ vào khối cơ thì đau B. Kích thích nhẹ trên mặt da cũng đau 
 C. Đau cơ bắp chân khi bóp mạnh D. Rối loạn cảm giác tăng lên dần 
 36. Nguyên nhân đứng hàng đầu của đau dây thần kinh toạ ở người trẻ là: 
 A. Tai biến của thương hàn B. Lao cột sống 
 C. Thoái hoá đốt sống lưng D. Thoát vị đĩa đệm 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 94 
PHỤ LỤC 
ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
BÀI 1 
Phần 1 
 1. A.ống tiêu hoá B.tuyến tiêu hoá 
 2. A.xuyên suốt qua cơ thể . B.9-10m 
 3. A.môi trường ngoài B.biến đổi thức ăn 
 4. A.tuyến dưới hàm B.tuyến dưới lưỡi 
 5. A.hình chữ V ngược B.vị giác. 
 6. A.2 hàm răng nghiền vào nhau B.thức ăn vỡ nát ra 
 7. A.cơ học B.tâm vị dạ dày 
 8. A.Phản xạ có điều kiện B.Phản xạ không điều kiện 
 9. A.bảo vệ niêm mạc miệng B.làm thức ăn trơn, dễ nuốt 
 10. A.vòng ĐM bờ cong lớn B.vòng ĐM bờ cong nhỏ 
 11. A.Cử động lắc lư B.Cử động co rút từng đoạn 
 12. A.Insulin B.Glucagon 
 13. A.prothrombin B.fibrinogen 
 14. A.6-8 cm B.0,5cm 
 15. A.Tĩnh mạch cửa B.Đường dẫn mật 
 16. A.glycogen B. glucose 
 17. A.cholesterol B.cholesterol kết tủa 
 18. A.2300g B.1 lít máu 
 19. A.pepsinogen B.môi trường acid 
 20. A.tạng to nhất của cơ thể B.ổ bụng 
 21. A.dễ bị nghiền nát B.dễ bị nghiền nát, 
 22. A.TM mạc treo tràng trên B.TM mạc treo tràng dưới 
 23. A.các chất ít độc hơn B.nước tiểu qua thận 
 24. A.trypsinogen B.acid amin 
 25. A.Nhiều nếp vòng B.Mao tràng 
 26. A.chiều sinh lý B.đẩy thức ăn đi xuống 
 27. A.sắc tố mật B.muối mật 
 28. A. Phối hợp với lipaza để tiêu hoá lipid B.Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu. 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 95 
Phần 2 
29.A 30.A 31.B 32.B 33.B 34.B 
 35.A 36.A 38.B 39.B 40.A 41.A 
 42.A 43.A 44.B 45.B 46.B 47.B 
 48.B 49.B 50.B 51.B 52.B 53.B 
 54.A 55.B 56.A 57.B 58.A 59.A 
 60.A 61.A 
Phần 3 
61.B 62.D 63.C 64.C 65.C 66.C 
 67.D 68.C 69.B 70.C 71.A 72.D 
 73.D 74.A 75.C 76.B 77.B 78.A 
 79.D 80.B 81.D 82.C 83.C 84.C 
 85.D 86.A 87.A 88.C 89.B 90.B 
 91.D 92.C 93.C 94.B 95.A 96.B 
 97.A 98.A 99.B 100.D 101.C 
BÀI 2 
Phần 1 
 1. A.Mạn tính B.nhiều hơn nữ 
 2. A.Xuất huyết tiêu hoá B.loét dạ dày 
 3. A.Xuất huyết tiêu hoá B.Thủng ổ loét 
 4. A.Helicobacter Pylori B.xoắn khuẩn 
 5. A.yếu tố gây loét B.yếu tố bảo vệ 
 6. A.bờ cong nhỏ B.hành tá tràng 
 7. A.Thoái hoá nhu mô gan B.Xơ hoá tổ chức liên kết 
 8. A.tăng áp lực tĩnh mạch cửa B.Hội chứng suy gan 
 9. A.Cổ trướng B.Tuần hoàn bàng hệ trên da bụng 
 10. A.vàng B.âm tính 
 11. A.Mạn tính B.ổn định 
 12. A.Xuất huyết tiêu hoá B.Nhiễm khuẩn dịch cổ trướng. 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 96 
 13. A.sán máng B.sán lá gan 
 14. A.Gan to rất nhanh, cứng và lổn nhổn B.Toàn thể trạng giảm sút nhiều và nhanh 
 15. A.Suy kiệt nặng toàn thân B.Hôn mê gan do suy gan 
 16. A.phổ biến nhất B.rất nặng 
 17. A.đau rất nhiều B.quan tâm, giúp đỡ 
 18. A.Morphin B.Dolargan 
 19. A.đau liên tục B.đau ngày càng tăng 
 20. A.3 hoặc 6 tháng / lần B.mức độ nhiễm giun sán 
 21. A.bệnh phổ biến B.chậm phát triển 
 22. A.bụng ỏng B.suy dinh dưỡng 
Phần 2 
 23.A 24.B 25.B 26.B 27.A 28.B 
 29.A 30.B 31.B 32.B 33.B 34.B 
 35.B 36.A 37.B 38.B 39.B 40.B 
 41.B 42.A 43.A 44.A 45.B 46.B 
 47.A 48.A 49.A 50.B 51.B 52.A 
 53.A 54.A 55.A 56.B 57.B 58.B 
 59.B 60.B 61.A 62.A 63.B 64.A 
Phần 3 
65.A 66.D 67.A 68.D 69.C 70.D 
 71.D 72.D 73.A 74.B 75.D 76.B 
 77.C 78.B 79.D 80.D 81.D 82.D 
 83.C 84.D 85.B 86.B 87.D 88.D 
 89.B 90.A 91.C 92.B 93.A 94.D 
 95.D 96.A 97.C 98.D 99.C 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 97 
BÀI 3 
Phần 1 
 1. A.lọc B.thải nước tiểu 
 2. A.thấp hơn . B.gan đè lên 
 3. A.mật độ chắc B.dễ vỡ 
 4. A.bao xơ bọc quanh B.ổ thận 
 5. A.9-12 tháp Malpigi B.ở ngoài 
 6. A.ống lượn gần B.quai Helle 
 7. A. Cầu thận B.Ống thận 
 8. A.độ đậm đặc B.tăng lên 
 9. A. áp suất máu B.áp suất máu mao mạch cầu thận 
 10. A. thuỳ sau tuyến yên B.tái hấp thu nước 
 11. A.chỗ bắt chéo động mạch chậu . B.chỗ bắt đầu vào bàng quang 
 12. A.xương mu B.sinh dục và trực tràng 
 13. A.tuỷ cùng S1S 2 S3 B.tiểu không tự chủ 
 14. A.đường dẫn tiểu B.đường xuất tinh 
 15. A.hồng cầu B.huyết áp 
Phần 2 
16.A 17.A 18.A 19.B 20.A 21.A 
 22.A 23.A 24.A 25.A 26.B 27.A 28.B 
Phần 3 
29.A 30.C 31.A 32.C 33.B 34.B 
 35.B 36.B 37.D 38.A 39.B 40.D 41.C 
BÀI 4 
Phần 1 
 1. A.Cấy nước tiểu B.Vô trùng 
 2. A.rặn nhiều B.cảm thấy thoải mái 
 3. A.đái tháo đường B.đái tháo nhạt 
 4. A.nhiễm trùng . B.Điều trị 
 5. A.nhiễm trùng ngược dòng B.Giáo dục vệ sinh 
 6. A.bề mặt niêm mạc B.vi khuẩn 
 7. A.bể thận B.bàng quang 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 98 
 8. A.Vệ sinh B.Nước sạch 
 9. A. hậu quả B.suy giảm từ từ 
 10. A.đơn vị cầu thận B.mức lọc cầu thận 
 11. A.Phù B.Huyết áp cao 
 12. A.thầy thuốc và bệnh nhân B.qui định chuyên môn 
 13. A.Phù B.Huyết áp cao 
 14. A.cao huyết áp B.ứ muối nước 
 15. A.suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều B.urea máu cao 
 16. A.xấu B.urea máu cao 
 17. A.Tiêu hoá B.Hô hấp 
 18. A.Điều trị nội khoa B.Lọc máu ngoài thận 
 19. A.nhiễm trùng B.độc cho thận 
Phần 2 
20.B 21.B 22.A 23.B 24.B 25.A 
 26.B 27.A 28.A 29.A 30.A 31.A 
 32.B 33.B 34.B 35.B 36.B 37.A 
 38.A 39.A 40.A 41.B 42.A 
Phần 3 
 43.C 44.B 45.B 46.C 47.A 48.B 
 49.C 50.B 51.B 52.D 53.D 54.D 
 55.A 56.A 57.C 58.A 59.B 60.B 
 61.D 62.D 63.B 
BÀI 5 
Phần 1 
 1. A.Ống dẫn tinh B.Túi tinh 
 2. A.tuyến phụ . B.cổ bàng quang 
 3. A.giống như sữa B.kiềm tính 
 4. A.kích dục tố A B.các tế bào sinh dục non 
 5. A.các ống sinh tinh B.kích dục tố B 
 6. A.Thúc đẩy sự dậy thì ở trẻ em trai 
 B.Làm cho cơ quan sinh dục nam phát triển đều đặn 
 7. A.màu hồng B.màu tím 
 8. A.ống dẫn trứng B.mở vào ổ bụng 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 99 
 9. A.3-4 cm B.hẹp nhất 
 10. A.Dây chằng rộng B.Dây chằng tròn 
 11. A.2 vòi trứng B.buồng cổ tử cung 
 12. A.buồng thân tử cung B.âm đạo 
 13. A.Lớp chức năng B.Lớp nền 
 14. A.chảy máu có chu kỳ B.sự rụng niêm mạc tử cung 
 15. A.kích dục tố B B.progesteron 
 16. A.màng bao trong của bọc De Graaf B.rau thai ở phụ nữ có thai 
Phần 2 
 17.A 18.A 19.B 20.A 21.B 22.A 
 23. 24.A 25.A 26.A 27.A 28.B 
Phần 3 
29.C 30.B 31.A 32.C 33.B 34.A 
 35.C 36.C 37.A 38.B 39.A 40.C 
 41.D 42.B 43.B 44.C 45.B 
BÀI 6 
Phần 1 
 1. A. lát tầng B.phá huỷ 
 2. A.viêm cấp . B.rầm rộ 
 3. A.các thương tổn B.cổ tử cung 
 4. A.điều trị nội khoa B.không kết quả 
 5. A.đau liên tục. B.làm việc nặng 
 6. A.rầm rộ B.điều trị tích cực 
 7. A.âm thầm B.khó điều trị khỏi hoàn toàn 
Phần 2 
 8.A 9.A 10.A 11.A 12.A 13.A 
 14.A 15.A 16.B 17.A 18.B 
Phần 3 
19.D 20.A 21.A 22.D 23.D 24.D 
 25.D 26.D 27.B 28.C 29.A 30.D 
 31.B 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 100 
BÀI 7 
Phần 1 
 1. A.đặc biệt quan trọng B.thần kinh trung ương 
 2. A.hố yên của xương bướm . B.0,5g 
 3. A.trương lực cơ tử cung B.co bóp tử cung 
 4. A.tái hấp thu nước B.ống thận 
 5. A.lớn nhất B.khí quản 
 6. A.Iod B.thyroxin 
 7. A.nhanh chóng biến thành xương B.phát triển 
 8. A.sỏi mật B.xơ cứng động mạch 
Phần 2 
 9.A 10.B 11.B 12.B 13.B 14.A 
 15.A 16.B 17.B 18.A 19.A 20.B 
Phần 3 
21.B 22.B 23.C 24.D 25.D 26.A 
 27.D 28.C 29.B 30.C 31.D 32.D 
 33.B 
BÀI 8 
Phần 1 
 1. A.sự phì đại tổ chức tuyến giáp B.tính chất lành tính 
 2. A.thực quản gây nuốt khó B.khí quản gây khó thở 
 3. A.iod B.trong thức ăn, nước uống 
 4. A.cung cấp iod B.hormon giáp 
 5. A.sự phát triển về tinh thần B.thể chất 
 6. A.soi gương B.đi khám bệnh 
 7. A.Carbimazol B.Methimazol 
 8. A.20-40 B.phụ nữ. 
 9. A.nhiễm độc giáp B.cường giáp 
 10. A.tự miễn B.di truyền 
 11. A.bệnh chuyển hoá B.glucose huyết 
 12. A.bị thiếu hụt B.tác dụng kém 
 13. A.thương tổn B.rối loạn chức năng 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 101 
 14. A.chế độ ăn B.chế độ luyện tập 
 15. A.> 7 mmol/l B. ít nhất 2 lần liên tiếp 
 16. A.sức lao động B.biến chứng cấp tính 
 17. A.đề phòng biến chứng B.rất quan trọng. 
 18. A.đường máu B.phương thức điều trị 
 19. A.liều thấp B.hiệu quả cân bằng đường huyết tốt 
Phần 2 
 20.A 21.A 22.B 23.A 24.A 25.B 
 26.A 27.A 28.A 29.B 30.B 31.A 
 32.A 33.A 34.A 35.A 36.B 37.A 
 38.A 39.A 40.A 41.B 42.A 43.B 
 44.A 45.B 46.B 47.A 48.A 
Phần 3 
49.D 50.C 51.D 52.B 53.C 54.D 
 55.C 56.B 57.C 58.C 59.D 60.D 
 61.C 62. 63.D 64.B 65.C 
BÀI 9 
Phần 1 
 1. A.Thân tế bào B.Các nhánh 
 2. A.luồng thần kinh . B.thân tế bào 
 3. A.dẫn luồng thần kinh B.đi ra 
 4. A.mô chống đỡ B.dinh dưỡng 
 5. A. bị kích thích B.bộ phận đáp ứng 
 6. A.tuỷ sống B.cầu não 
 7. A.ống sống B.tổn thương tuỷ sống 
 8. A.hành não B.C1 
 9. A.cột thần kinh B.45cm 
 10. A.Phình cổ B.Phình thắt lưng 
 11. A.vận động B.cảm giác 
 12. A.trung ương ra ngoại vi B.cơ quan 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 102 
Phần 2 
 13.A 14.A 15.A 16.B 17.A 18.A 
 19.B 20.A 21.A 
Phần 3 
 22.A 23.B 24.C 25.D 26.C 27.B 
 28.C 29.B 30.D 31.D 32.D 33.C 
 34.A 35.D 
BÀI 10 
Phần 1 
 1.A.Mất tri giác B.Rối loạn thần kinh thực vật 
 2.A.Ngất B.Hysterie 
 3.A.đầu thấp B.nghiêng về một bên 
 4.A.mất hẳn liên hệ với ngoại giới B. ít nhiều bị rối loạn 
 5.A.thoái hoá rải rác B.bao myelin 
 6.A.lủng lẳng B.ở tư thế gấp 
 7.A.vĩnh viễn B.kèm theo thoái hoá xơ các cơ 
 8.A.teo cơ B.hạn chế vận động 
 9.A.to và dài nhất B.nhiều rễ thần kinh 
 10.A.quan trọng nhất B.gắng sức quá mức 
Phần 2 
 11.A 12.A 13.B 14.A 15.A 16.B 
 17.B 18.A 19.A 20.A 21.A 22.B 
 23.B 24.B 25.A 26.B 27.B 
Phần 3 
 28.C 29.C 30.D 31.C 32.D 33.B 
 34.C 35.C 36.D 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 103 
MỤC LỤC 
TT Tên bài học Trang 
1 Giải phẫu sinh lý hệ tiêu hoá 3 
2 Một số bệnh thường gặp của hệ tiêu hoá 19 
3 Giải phẫu sinh lý hệ tiết niệu 33 
4 Một số bệnh thường gặp của hệ tiết niệu 40 
5 Giải phẫu sinh lý hệ sinh dục 47 
6 Một số bệnh thường gặp của hệ sinh dục 57 
7 Giải phẫu sinh lý hệ nội tiết 63 
8 Một số bệnh thường gặp của hệ nội tiết 69 
9 Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh 77 
10 Một số bệnh thường gặp của hệ thần kinh 88 
 Biên soạn: Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa Hiệu đính BS CKII Mai Lượm 
 104 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Các nguyên lý y học nội khoa (Harrison). Tập 2 và 3. Nhà xuất bản y học. 1999. 
2. Bài giảng bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản y học. 2005. 
3. Bộ Y tế - Giải phẫu sinh lý - Nhà xuất bản y học. Hà nội -2005. 
4. Bách khoa thư bệnh học - Nhà xuất bản y học - 2003. 
Hiệu đính Người biên soạn 
 Ths.BS. Bùi Thị Thu Hoa 
Nơi nhận: 
- Lãnh đạo 
- Phòng Đào tạo 
- Tổ môn YHLS 
-Thư viện 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_y_hoc_co_so_2_bui_thi_thu_hoa.pdf
Ebook liên quan