Giáo trình Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng - Mã số MĐ 02: Nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Tóm tắt Giáo trình Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng - Mã số MĐ 02: Nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả: ...iá đỗ hoặc lúa nảy mầm 0,5kg/con. Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Thành phần trong 10kg hỗn hợp Thức ăn viên ăn thẳng hoặc đậu tương rang nghiền 25 2,5 Bột ngô nghiền 10 1,0 Cáo gạo loại 1 62,8 6,28 Bột xương 0,5 0,05 Premix khoáng 0,5 0,05 Vitam-Pcomlex 0,2 0,02 Muối ăn 1,0 0,1 Tổng cộn...n 3 ngày thì heo đẻ (có thể tăng giảm vài ngày) - Khi lợn đẻ không cần can thiệp hay giúp đỡ. Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi, nếu lợn đẻ ngược chúng ta phải can thiệp nếu không giúp lợn con có thể chết ngạt và những con còn lại trong bụng lợn mẹ sẽ chết theo và có thể sẽ mất luôn lợn mẹ ... vitamin E và khoáng chất Selenium. Khi lợn con thiếu những chất này sẽ làm cho sắt tiêm vào bị oxy hóa, tạo độc tố trong máu, làm lợn con chết rất nhanh. Vì vậy nên bổ sung vitamin E premix (100g/100kg thức ăn) và khoáng Selenium – Selplex50 (15g/100kg thức ăn) vào thức ăn của lợn nái trong...

pdf69 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng - Mã số MĐ 02: Nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngày phải vệ sinh chuồng trại, khu nuôi, máng ăn, máng uống 
sạch sẽ. Giữ cho khu nuôi luôn khô ráo, thoáng mát. 
 - Tiêm phòng vaccin định kỳ (lúc 3 tháng tuổi cần tiêm phòng nhắc 
lại các bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn), tẩy giun sán cho lợn. 
 2.2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 4 – 6 tháng tuổi 
 - Đặc điểm của lợn trong giai đoạn này là: khả năng tiêu hóa và hấp 
thu các loại thức ăn cao, nhất là thức ăn thô xanh. Xương, cơ phát triển 
nhanh, hình dạng nổi lên rõ nét, nhất là cơ mông, cơ vai, cơ lườn lưng. Cuối 
giai đoạn này lợn bắt đầu tích lũy mỡ. 
 - Thức ăn cần nhiều đạm để phát triển chiều cao và dài thân, tạo khung 
xương cho giai đoạn nuôi tiếp theo. Có thể bổ sung một số phụ phẩm nông 
nghiệp vào trong khẩu phần như bỗng rượu, bã đậu, rỉ mật, thức ăn thô xanh 
Cho lợn ăn 2 bữa/ngày. Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh và phụ 
phẩm nông nghiệp sau. Thức ăn thô xanh nên rửa sạch trước khi cho ăn. 
 - Cho lợn uống nước tự do, đảm bảo về số lượng và chất lượng. 
 - Hằng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. 
 - Nhiệt độ thích hợp 18 - 300C. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn đều 
ảnh hưởng xấu đến tiêu thụ thức ăn và sinh trưởng của lợn thịt. 
 2.2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 6 tháng tuổi đến xuất bán 
 - Đặc điểm của lợn ở giai đoạn này là: Xương và cơ phát triển chậm lại; 
bắt đầu tăng tích lũy mỡ, tính háu ăn giảm, không thích vận động nhiều như 
giai đoạn lợn choai; lớp mỡ dưới da dày lên, khả năng chịu lạnh tốt vào mùa 
đông; ưa tắm mát, ngủ nhiều. 
 - Thức ăn cần giàu năng lượng, cho ăn tự do để lợn tăng trọng nhanh, rút 
ngắn thời gian nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao. 
 - Cho lợn uống nước tự do, đảm bảo về số lượng và chất lượng. 
 56 
 2.2.4. Quản lý lợn thịt 
 - Vận chuyển lợn: Khi mua vận chuyển lợn về nuôi cần quan tâm vấn đề 
sau: không vận chuyển lợn khi vừa cho ăn no hoặc trong điều kiện thời tiết quá 
nóng, quá lạnh; không nhốt lợn quá chật. 
 - Phân đàn: Để tạo sự đồng đều trong đàn lợn, làm cho chúng tăng khối 
lượng đều, đàn sẽ đua nhau ăn, ăn nhiều, no, mau lớn. Sau khi phân đàn một 
thời gian có thể xuất hiện sự chênh lệch về khối lượng, do đó cần điều chỉnh lại 
kịp thời. 
 - Hạn chế lợn đánh nhau: khi nhập lợn từ các đàn khác nhau thường 
xãy ra hiện tượng cắn nhau. Để giảm bớt hiện tượng này chúng ta cần cho tất 
cả lợn vào nuôi cùng một lúc, không nên bổ sung thêm lợn vào đàn đã ổn 
định, tránh việc ghép 1 ổ lợn vào 1 ổ lợn khác đã có sẵn trong khu nuôi. Khi 
thấy nhiều con xúm vào cắn 1 con thì nên chuyển con đó sang khu nuôi khác. 
Không nhốt lợn quá chật. Đảm bảo thông thoáng vào những ngày nắng nóng. 
 - Thiến lợn: Khi nuôi lấy thịt cần phải thiến: lợn đực thiến lúc 10 - 14 
ngày tuổi. 
 - Xử lý khi lợn mắc bệnh: Cách ly ngay lợn ốm để theo dõi, báo cho cán 
bộ thú y để được tư vấn kịp thời; nếu lợn chết, đưa xác ra khỏi khu nuôi để xử 
lý, tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, khu nuôi thả; 
không bán chạy lợn ốm, không mổ lợn ốm, lợn chết; không cho thức ăn thừa 
của lợn bệnh cho lợn khác ăn; hạn chế đi lại hoặc vận chuyển các dụng cụ sang 
các khu nuôi thả khác. 
 - Cách ước tính khối lượng lợn: 
Dùng thước dây đo 2 chiều đo của lợn là vòng ngực và dài thân 
 Vòng ngực (VN): đo ở vị trí sau nách (cm) 
Dài thân (DT): đo từ gốc tai đến khấu đuôi (cm) 
 57 
Hình 2.3.2. Đo kích thước lợn 
 Cách 1: Tính khối lượng theo công thức 
VN x VN x 
DT 
 Khối lượng lợn (kg) = 
 14400 
 Cách 2: Đối chiếu khối lượng lợn bằng bảng tính sẵn 
 DT (cm) 
VN (cm) 
80 
90 
100 
110 
120 
130 
140 
80 
35 
40 
50 
60 
75 
95 
115 
90 
40 
50 
55 
70 
80 
100 
125 
100 
50 
55 
65 
75 
90 
110 
130 
110 
60 
65 
75 
85 
100 
115 
140 
120 
70 
75 
80 
95 
110 
120 
150 
130 
80 
85 
95 
105 
120 
140 
160 
140 
90 
100 
110 
120 
135 
150 
175 
150 
100 
110 
120 
130 
150 
165 
190 
 58 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Câu hỏi 
 1.1. Đặc điểm lợn rừng Thái Lan, Việt Nam và lợn lai 
 1.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thịt. 
 2. Bài tập thực hành 
 2.1. Đặc điểm của lợn con tốt để nuôi thịt 
 2.2. Quan sát, chọn lợn rừng giống nuôi thịt 
 2.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt 
 C. Ghi nhớ: 
- Một số giống lợn rừng nuôi thịt phổ biến 
- Kỹ thuật chọn giống lợn rừng nuôi thịt. 
 - Đặc điểm của lợn rừng ở 3 giai đoạn nuôi thịt 
 - Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt ở các giai đoạn 
 - Ước tính khối lượng lợn dựa trên các chiều đo. 
 59 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
 1. Vị trí: Mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng là một mô đun chuyên 
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi lợn rừng, 
lợn nuôi thả; được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn 
nuôi thả và trước mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả, phòng và điều trị 
bệnh ở lợn rừng, lợn nuôi thả, tiêu thụ sản phẩm. Mô đun nuôi dưỡng, chăm 
sóc lợn rừng cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun 
khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 
 2. Tính chất: Mô đun được xây dựng trên cơ sở tích hợp giữa kiến thức 
chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh 
về chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng; mô đun được giảng dạy có sự 
hỗ trợ của phương tiện và mô hình dạy học, tại cơ sở sản xuất hoặc trung tâm 
dạy nghề ở các địa phương. 
II. Mục tiêu: 
 - Mô tả được cách chọn giống và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn 
rừng. 
 - Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng đúng quy trình kỹ thuật. 
 - Nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn dịch bệnh, vệ sinh an toàn 
thực phẩm và vệ sinh môi trường. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ
02-1 
Bài 1: Nuôi 
dưỡng, chăm sóc 
lợn đực giống 
Tích hợp Tại lớp 
và tại trại 
chăn nuôi 
30 06 23 01 
MĐ
02-2 
Bài 2: Nuôi 
dưỡng, chăm sóc 
lợn nái 
Tích hợp Tại lớp 
và tại trại 
chăn nuôi 
38 12 24 02 
MĐ
02-3 
Bài 3: Nuôi 
dưỡng, chăm sóc 
lợn thịt 
Tích hợp Tại lớp 
và tại trại 
chăn nuôi 
30 06 23 01 
 Kiểm tra kết 
thúc Mô đun 
04 04 
 Cộng 102 24 70 08 
 60 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 4.1. Bài tập thực hành: Chọn lợn nái hậu bị 
 - Nguồn lực: Lợn nái tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 20 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn nái hậu bị 
trong trang trại, học viên quan sát ngoại hình lợn nái và xác định lợn nái hậu bị 
có thể chọn để sinh sản và điền vào bảng câu hỏi. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đánh giá đúng đặc điểm lợn nái hậu 
bị có thể chọn lựa để làm nái sinh sản. 
 4.2. Bài tập thực hành: Xác định dấu hiệu động dục ở lợn nái hậu bị 
 - Nguồn lực: Lợn nái tại trang trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 20 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn nái hậu bị 
trong trang trại đã thành thục sinh dục để xác định dấu hiệu động dục và 
điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đánh giá đúng các giai đoạn lợn nái 
hậu bị động dục. 
 4.3. Bài tập thực hành: Xác định thời điểm phối giống lần đầu trên lợn 
nái 
 - Nguồn lực: Lợn nái tại trang trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 25 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo vòng ngực lợn nái 
để xác định trọng lượng và xem bảng ghi lý lịch lợn nái tại trang trại chăn nuôi 
để xác định tuổi; xác định dấu hiệu ”mê ì” trên nái tại trang trại và điền vào 
bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đánh giá đúng đặc điểm lợn nái hậu bị 
về: tuổi, trọng lượng, dấu hiệu ”mê ì”, chưa ”mê ì”, hoặc qua thời điểm ”mê ì”; 
xác định lợn nái hậu bị tại trang trại có thể phối giống được. 
 61 
 4.4. Bài tập thực hành: Xác định lợn nái mang thai, không mang thai. 
 - Nguồn lực: lợn nái tại trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi đã phối giống, 
bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 25 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát các lợn nái hậu 
bị trong trại đã được phối giống trước đó 2 tuần trở lên, học viên quan sát 
ngoại hình lợn nái, xác định những lợn nái mang thai, không mang thai và điền 
vào bảng câu hỏi. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng lợn nái mang thai, 
không mang thai và giải thích lý do nào xác định lợn cái mang thai, không mang 
thai. 
 4.5. Bài tập thực hành: Nhận biết lợn nái sắp đẻ 
 - Nguồn lực: lợn cái sắp đẻ tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn nái sắp đẻ 
trong trại (đã chuyển lên chuồng nái nuôi con) và xác định dấu hiệu nái sắp đẻ 
theo thứ tự thời gian từ xa đến gần ngày sinh sau đó điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng các dấu hiệu lợn nái 
chuyển đẻ. 
 4.6. Bài tập thực hành: Chuẩn bị cho nái sắp đẻ 
 - Nguồn lực: Chuồng trại, dụng cụ đỡ đẻ, thuốc thú y ,....tại trại chăn 
nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan hoặc tham 
gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nêu đầy đủ các bước chuẩn bị cần 
thiết cho lợn nái sắp đẻ. 
 4.7. Bài tập thực hành: Thao tác đỡ đẻ khi lợn nái đẻ bất thường. 
 - Nguồn lực: lợn nái tại trang trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 62 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động 
tay nghề tại trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nêu đầy đủ và đúng thứ tự các bước 
cần thiết khi đỡ đẻ cho lợn nái. 
 4.8. Bài tập thực hành: Bấm nanh cho lợn con 
 - Nguồn lực: Lợn con mới sanh tại trang trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan và tham gia 
hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi, học viên quan sát thao tác bấm nanh cho 
lợn sau đó điền vào bảng câu hỏi và thực hiện thao tác bấm nanh cho lợn. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nhận định đúng ý nghĩa của việc bấm 
nanh, thực hiện thao tác bấm nang chính xác, nhanh. 
 4.9. Bài tập thực hành: Cố định đầu vú 
 - Nguồn lực: lợn mẹ và lợn con mới đẻ tại trang trại chăn nuôi, bảng trắc 
nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan và tham gia 
hoạt động tay nghề tại trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi học viên quan sát 
thao tác cố định đầu vú cho lợn con sau đó điền vào bảng câu hỏi và thực hiện 
thao tác cố định vú cho lợn con. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng ý nghĩa của việc cố 
định đầu vú cho lợn con, thực hiện được cố định đầu vú cho lợn con sau 2 - 3 
ngày đẻ. 
 4.10. Bài tập thực hành: Tiêm sắt 
 - Nguồn lực: lợn con theo mẹ tại trang trại, ống tiêm, kim tiêm, thuốc 
thú y ,....tại trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan hoặc tham 
gia hoạt động tay nghề tại trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi và điền vào bảng 
trắc nghiệm. 
 63 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định được thời gian, vị trí tiêm, 
liều, lượng sắt khi tiêm và cách xử lý lợn con bị sốc khi tiêm sắt. 
 4.11. Bài tập thực hành: Tập ăn cho lợn con theo mẹ 
 - Nguồn lực: Lợn con theo mẹ tại trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi, bảng 
trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động 
tay nghề tại trang trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Xác định được thời gian tập ăn, loại 
thức ăn thích hợp để tập ăn và phương pháp tập ăn cụ thể theo điều kiện chăn 
nuôi của từng trang trại, hộ chăn nuôi. 
 4.12. Bài tập thực hành: Cai sữa lợn con 
 - Nguồn lực: Lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trang trại chăn 
nuôi, hộ chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động 
tay nghề tại trang trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Xác định được thời điểm cai sữa phù 
hợp đối với từng bầy lợn, xác định được trình tự các bước khi cai sữa đối với 
lợn mẹ và lợn con. 
 4.13. Bài tập thực hành: Đặc điểm của lợn con tốt để nuôi thịt 
 - Nguồn lực: Hình ảnh, bảng liệt kê. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng liệt 
kê các tiêu chuẩn chọn lợn rừng nuôi thịt. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Liệt kê đầy đủ và chính xác các tiêu 
chuẩn chọn giống lợn rừng nuôi thịt. 
 4.14. Bài tập thực hành: Quan sát, chọn lợn rừng giống nuôi thịt 
 - Nguồn lực: 2 - 3 đàn lợn con chuẩn bị xuất bán nuôi thịt ở các hộ chăn 
nuôi, bảng liệt kê. 
 64 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát đàn lợn và điền 
vào bảng liệt kê. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chọn đầy đủ và chính xác lợn giống 
nuôi thịt đạt tiêu chuẩn. 
 4.15. Bài tập thực hành: Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt 
 - Nguồn lực: 2 - 3 hộ nông dân nuôi lợn rừng thịt, thước dây, bảng đánh 
giá. 
 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên thăm một số hộ nông 
dân nuôi lợn thịt, sau đó hoàn thành bảng đánh giá ưu nhược điểm của qui trình. 
Đo các chiều đo của lợn để ước tính khối lượng. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đánh giá ưu nhược điểm về kỹ thuật 
nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn thịt. Tính đúng khối lượng lợn dựa trên 
các chiều đo được. 
 V. Yêu cầu và đánh giá kết quả học tập 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận định đúng ý nghĩa của việc bấm 
nanh, xác định được thời điểm bấm nanh phù 
hợp, mô tả đúng trình tự thao tác bấm nang. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng ý nghĩa của việc cố định đầu 
vú cho lợn . 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định được thời gian, vị trí tiêm, liều, lượng 
sắt khi tiêm và cách xử lý lợn con bị sốc khi 
tiêm sắt. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định được thời gian tập ăn, loại thức ăn 
thích hợp để tập ăn và phương pháp tập ăn 
cụ thể theo điều kiện chăn nuôi của từng trang 
trại. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
 65 
Xác định được thời điểm cai sữa phù hợp đối 
với từng đàn lợn, xác định được trình tự các 
bước khi cai sữa đối với lợn mẹ và lợn con. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng thứ tự tiêm phòng các bệnh cho 
lợn con trong thời gian theo mẹ, cai sữa và sau 
cai sữa. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xác định đúng lợn nái mang thai, không 
mang thai 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng những dấu hiệu cho biết lợn 
nái sắp đẻ 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định những công việc cần chuẩn bị khi lợn 
nái sắp đẻ 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng trình tự các thao tác 
đỡ đẻ khi lợn nái đẻ bình thường. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng thứ tự tiêm phòng các bệnh cho 
lợn nái mang thai, lợn nái nuôi con. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xác định đúng ngoại hình, khả năng sinh 
trưởng của lợn nái hậu bị 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng trọng lượng lợn Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng dấu hiệu động dục ở lợn nái 
hậu bị. 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng lợn nái chưa có dấu hiệu ”mê 
ì” 
Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng lợn nái có dấu hiệu ”mê ì” Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng lợn nái qua thời điểm ”mê ì” Đối chiếu với bảng hỏi. 
Xác định đúng lợn nái hậu bị có thể 
phối giống được và giải thích đúng 
Xác định đúng lợn nái hậu bị không thể phối 
giống và giải thích đúng 
 66 
1. Nuôi dưỡng chăm sóc lợn đực giống 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Trình bày được các phương pháp chọn 
giống 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
2. Chọn được lợn đực giống Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
3. Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng 
chăm sóc lợn đực hậu bị 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
4. Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng 
chăm sóc lợn đực làm việc 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
5. Thực hiện đúng kỹ thuật khai thác và 
sử dụng lợn đực giống 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 2. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Trình bày được các bước chọn giống Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
2. Chọn được lợn nái nuôi sinh sản Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
3. Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng 
chăm sóc lợn nái hậu bị 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
4. Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng 
chăm sóc lợn nái chửa 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
5. Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng 
chăm sóc lợn nái đẻ. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
6. Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng 
chăm sóc lợn nái nuôi con 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
7. Thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dưỡng 
chăm sóc lợn con theo me. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 67 
8. Thực hiện quy trình kỹ thuật hộ lý khi 
lợn đẻ trong trường hợp không bình 
thường. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 3. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Nhận biết được các đặc điểm lợn nuôi 
thịt 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
2. Lựa chọn được lợn nuôi thịt Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
3. Thực hiện được quy trình kỹ thuật nuôi 
dưỡng, chăm sóc lợn thịt giai đoạn 2 – 4 
tháng tuổi. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
4. Thực hiện được quy trình kỹ thuật nuôi 
dưỡng, chăm sóc lợn thịt giai đoạn 4 – 6 
tháng tuổi. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
5. Thực hiện được quy trình kỹ thuật nuôi 
dưỡng, chăm sóc lợn thịt giai đoạn từ 6 
tháng tuổi đến xuất bán. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
V. Tài liệu tham khảo 
 [1] Nguyễn Thái Bình, Đặng Ngọc Lý, Hồ Quang Sắc. Kỹ thuật nuôi lợn 
rừng (heo rừng). Nhà xuất bản Nông Nghiệp (2006). 
 [2] Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Khắc Tích. Nghề nuôi lợn rừng. Nhà xuất 
bản Nông Nghiệp.
 68 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 04 năm 2013 của 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Nguyễn Xuân Lới Chủ nhiệm 
2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 
3. Ông Hà Văn Lý Thư ký 
4. Ông Nông Văn Trung Ủy viên 
5. Bà Đỗ Huyền Trang Ủy viên 
6. Ông Doàn Văn Soạn Ủy viên 
7. Bà Nguyễn Thị Minh Hiền Ủy viên 
8. Ông Đào Tuấn Minh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB , ngày 17 tháng 06 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Nguyễn Quang Rạng Chủ tịch 
2. Ông Lâm Quang Dụ Thư ký 
3. Ông Lâm Trần Khanh Ủy viên 
4. Ông Đinh Hồng Tâm Ủy viên 
5. Ông Nguyễn Đình Nguyên Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_duong_cham_soc_lon_rung_ma_so_md_02_nghe_nuo.pdf
Ebook liên quan