Giáo trình Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy - Mã số MĐ 05: Nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy

Tóm tắt Giáo trình Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy - Mã số MĐ 05: Nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy: ... Cỏ dại là những loài thực vật mọc ở nơi mà con người không mong muốn, làm cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp. Cỏ dại là loài thực vật mọc tự nhiên trên đồng ruộng, vườn tược, ven đường, bãi đất hoang Ở những khu đất canh tác, cỏ dại có ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, năng suấ...ất với tốc độ chậm. Cho nên làm đất bằng cơ giới thì hiệu quả hơn. - Nhử cỏ: làm đất nhỏ, bón phân chuồng (trong phân chuồng có nhiều hạt cỏ, chúng cũng nảy mầm) để cỏ mọc rồi cày bừa khi cỏ còn nhỏ. Hiệu quả trừ cỏ của biện pháp này cũng khá cao nhưng chỉ áp dụng được đối với cây trồng có ...t số loài sâu hại chính xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy. Câu 2: Nhận diện một số sâu hại trên từng chủng loại và tuổi cây, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ. 2. Bài tập thực hành: Bài 3: Phòng trừ sâu hại mai vàng, mai chiếu thủy C. Ghi nhớ: - Các ...

pdf82 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy - Mã số MĐ 05: Nghề trồng mai vàng, mai chiếu thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề mặt chậu mai vào lúa sáng sớm 
Hình 5.5.4: Trứng sùng và sùng đất 
 66 
hoặc chiều mát. Sau đó tưới nước cho thuốc ngấm vào đất để diệt sùng. 
 4. Ki 
 a. ặ iểm 
 - Trong vườn, kiến “trông coi” rầy mềm (aphid), thậm chí có thể dịch 
chuyển những con rầy mềm này đặt vào những cây trồng phù hợp nhằm hút dịch 
ngọt do rầy mềm tiết ra sau khi chúng hút nhựa cây. Rệp bông (Mealy bug) và 
rệp vảy (Scale) là những loài côn trùng có cơ thể mềm khác tiết dịch ngọt hấp 
dẫn kiến đến thu nhặt. 
 - Kiến tạo thành những đường hầm và làm tổ trong đất vườn làm xói mòn 
rễ cây và phá hại mọi thứ trong vườn khi không được phòng trừ. 
 b. P ò t ừ 
 Mục đích phòng là chính nên dùng thuốc xua đuổi hơn là tiêu diệt chúng 
bởi vì khi kiến bị tấn công, một số kiến tập hợp trứng của chúng và di chuyển 
đến vị trí khác. Vì thế mục tiêu chúng ta là làm cho chúng di chuyển tổ đến nơi 
khác mà không gây hại cây vườn. 
 Sau đây là một số phương pháp để xua đuổi kiến: 
 - Hàn the (borac, natri tetraborat) có thể sử dụng như là thuốc trừ sâu thiên 
nhiên, nhưng chú ý giữ xa trẻ em, động vật trong nhà. Khi dùng chú ý che mắt, 
mũi, đeo găng tay và rửa sạch sau khi làm xong. Borac trộn với bơ đậu phộng 
hoặc là những thứ ngọt như mật ong, làm cho kiến thích ăn và mang thức ăn đó 
vào tổ cho cả đàn cùng ăn nhằm tiêu diệt cả đàn kiến. 
 - Ngoài ra chất điatômit (đá tảo diatomite) dùng rải trên lối đi của kiến có 
thể tiêu diệt chúng do làm mất nước khi chúng đi về tổ. 
Hình 5.5.5: Kiến đen gây hại 
 67 
 - Cũng có thể dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu 
lửa và nước phun trừ kiến nhưng tốn nhiều thuốc vì chúng quá nhiều. 
 - Thấm nhẹ dung dịch gồm một ít mứt, mật ong hoặc nước đường (có thể 
thêm borac) trên nền cây bị nhiễm rầy mềm (aphid). Như vậy sẽ giữ kiến lại, 
trong khi chúng ta thiết lập một số bọ rùa (ladybugs) tiêu diệt rầy mềm. Không 
cần phun xịt trừ kiến vì chúng ta chỉ trừ kiến trên cây, trong khi chúng có cả đàn 
dự trữ dưới mặt đất có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại. 
 - Gọt vỏ quả dưa leo trên lối đi của kiến làm cho chúng tránh xa một thời 
gian do chúng có bản tính tự nhiên không thích dưa leo. 
 - Khi thấy tổ kiến, có thể rải một hoặc các thứ sau: tiêu đen, bột quế hoặc 
bột ớt, muối có thể làm cho kiến trở thành mê loạn, điên cuồng mà bỏ đi nơi 
khác. 
 - Trường hợp khi mật độ kiến xuất hiện cao và gây hại nhiều trên cây trong 
vườn thì dùng bã diệt kiến bằng cách sử dụng cơm dừa và mỡ heo xào cho 
thơm, sau đó trộn thêm đường cát và một ít thuốc Fipronil (Regent 800 WG) 
hoặc thuốc diệt kiến chuyên dụng Alpha Cypermethrin (Fedonal 10 SC),... Bã 
được cho vào túi vải nhỏ và treo vào cây có nhiều kiến. Khi treo cần tránh ánh 
nắng mặt trời và nước mưa ngấm vào bã. Hoặc có thể đặt bã trực tiếp (không bỏ 
vào túi vải) ở các vị trí đường đi của kiến trên cây. Chú ý không nên sử dụng bã 
thường xuyên để diệt kiến vì các loài kiến có ích sẽ đến ăn và bị tiêu diệt, dễ làm 
phát sinh các loài sâu hại trên vườn. 
 B. Câu ỏi và bài tậ t ự à 
 1. Câu hỏi: 
 Câu 1: Hãy nêu một số loài dịch hại khác trên cây mai vàng, mai chiếu 
thủy. 
 Câu 2: Nhận diện một số loài dịch hại khác trên từng chủng loại và tuổi cây, 
phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ. 
 2. Bài tập thực hành: 
 Bài 5: Phòng trừ dịch hại khác trên mai vàng, mai chi u thủy 
 C. Ghi nhớ: 
 - Các loài dịch hại khác gây hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy và biện 
pháp phòng trừ chúng. 
 68 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY Ô N 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA Ô N: 
1. Vị t í: 
Mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là mô đun chuyên 
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của Nghề trồng mai 
vàng, mai chiếu thủy; được giảng dạy sau các mô đun Chuẩn bị trước khi trồng, 
Trồng và chăm sóc mai vàng, Trồng và chăm sóc mai chiếu thủy, Tạo hình cơ 
bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập 
theo yêu cầu của người học. 
2. Tí t: 
Mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là một trong các mô 
đun trọng tâm của chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng mai vàng, 
mai chiếu thủy. Đây là mô đun tích hợp, có cả lý thuyết và thực hành. Lý thuyết 
học trong phòng, thực hành học ở ngoài vườn. Các bài tập thực hành phải tiếp 
xúc với thuốc Bảo vệ thực vật. Vì vậy, giáo viên cần nhắc nhở để học viên tránh 
những nguy hiểm với chất độc hại. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ 
lý thuyết và thực hành. 
II. ỤC TIÊ Ô N: 
Học xong mô đun này người học có khả năng: 
- Về kiến thức: 
 + Trình bày được các loài dịch hại như sâu, bệnh, cỏ dại, động vật 
hại khác... gây hại cho mai vàng, mai chiếu thủy. 
+ Nêu được các biện pháp phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Về kỹ năng: 
 Xác định đúng các loài dịch hại, chọn đúng biện pháp phòng trừ và 
phòng trừ dịch hại cho mai vàng, mai chiếu thủy đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả 
cao. 
- Về thái độ: 
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Cẩn 
thận, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ môi trường và nền nông nghiệp bền vững. 
 69 
III. NỘI D NG CHÍNH CỦA Ô N 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại 
bài dạy 
 ịa 
 iểm 
T ời lượ ( iờ ọ ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm tra 
MĐ05- 
01 
Bài 1: Hóa chất sử 
dụng trong phòng trừ 
dịch hại cây trồng 
1. Định nghĩa về 
thuốc bảo vệ thực vật 
2. Đặc điểm chung 
của các thuốc trừ sâu, 
bệnh, cỏ dại 
3. Nguyên tắc sử 
dụng thuốc bảo vệ 
thực vật 
4. Các loại thuốc trừ 
côn trùng, ốc và nhện 
hại cây 
5. Dụng cụ phun 
thuốc bảo vệ thực vật 
Tích 
hợp 
Lớp 
học – 
vườn 
cây 
11 2 7 2 
MĐ05- 
02 
Bài 2: Phòng trừ cỏ 
dại hại mai vàng, mai 
chiếu thủy 
1. Khái niệm và tác 
hại của cỏ dại 
2. Các loài cỏ dại phổ 
biến trong vườn mai 
vàng, mai chiếu thủy 
3. Các thời điểm làm 
cỏ 
4. Phòng trừ cỏ dại 
trong vườn mai vàng, 
mai chiếu thủy 
Tích 
hợp 
Lớp 
học- 
Vườn 
cây 
13 2 9 2 
MĐ05- Bài 3: Phòng trừ sâu 
hại mai vàng, mai 
Tích Lớp 
20 4 14 2 
 70 
03 chiếu thủy 
1. Sâu hại trên mai 
vàng 
1.1 Bọ trĩ (bù lạch) 
1.2 Sâu đục thân, cành 
1.3 Sâu lông (sâu nái) 
1.4 Sâu tơ 
1.5 Rầy bông 
1.6 Tò vò cắn lá làm tổ 
1.7 Rệp 
2. Sâu hại trên mai 
chiếu thủy 
2.1 Sâu đục thân, cành 
2.2 Sâu ăn lá 
2.3 Sâu hại hoa 
hợp học- 
Vườn 
cây 
MĐ05- 
04 
Bài 4: Phòng trừ bệnh 
hại mai vàng, mai 
chiếu thủy 
1. Bệnh hại trên mai 
vàng 
1.1 Cháy bìa lá 
1.2 Bệnh thán thư 
1.3 Bệnh rỉ sắt 
1.4 Bệnh nấm hồng 
1.5 Bệnh đốm rong 
2. Bệnh hại trên mai 
chiếu thủy 
Tích 
hợp 
Lớp 
học- 
Vườn 
cây 
18 2 14 2 
MĐ05-
05 
Bài 5: Phòng trừ dịch 
hại khác trên mai 
vàng, mai chiếu thủy 
1. Nhện đỏ 
2. Ốc 
3. Sùng 
4. Kiến 
Tích 
hợp 
Lớp 
học- 
Vườn 
cây 
18 2 14 2 
 71 
 T số 80 12 58 10 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được 
tính bằng giờ thực hành. 
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Bài 1. Nhậ bi t và a t uốc Bảo vệ thực vật 
1. Mục đích 
- Hướng dẫn học viên thực hành nhận biết một số hóa chất Bảo vệ thực vật 
thường dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh. 
2. Yêu cầu 
- Học viên nhận biết được tên, cách sử dụng một số hóa chất Bảo vệ thực 
vật. 
- Biết cách tính toán nồng độ, liều lượng của các loại hóa chất. 
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 
- Nêu được tác dụng của từng loại hóa chất Bảo vệ thực vật. 
3. Dụng cụ, vật tư 
- Thuốc Bảo vệ thực vật các loại. 
- Dụng cụ xác định nồng độ, liều lượng. 
- Dụng cụ pha chê thuốc: ống đong thuốc, bình phun thuốc, xô, chậu 
- Bảo hộ lao động. 
4. Hình thức tổ chức: 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
5. Sản phẩm ứng dụng: 
100% học viên nhận biết được tên các loại thuốc thông 
dụng, cách pha chế và sử dụng chúng hiệu quả và an toàn. 
6. Nội dung thực hành 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu 
Bước 2: Xác định tên hóa chất sử dụng 
Bước 3: Xác định nồng độ, liều lượng cần dùng 
 72 
Bước 4: Pha hóa chất Bảo vệ thực vật 
Bước 3: Phun hóa chất Bảo vệ thực vật. 
7. Tổ chức thực hiện 
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan hoặc ngay 
tại lớp học. Học viên quan sát mẫu thuốc Bảo vệ thực vật cho biết tên, hướng 
dẫn sử dụng, trình bày vào vở thực hành. 
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và 
uốn nắn của giáo viên. 
8. Đánh giá cho điểm 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
+ Kiểm tra quá trình xác định tên thuốc Bảo vệ thực vật. 
+ Kiểm tra quá trình xác định nồng độ, liều lượng thuốc của học viên. 
+ Đánh giá quá trình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của từng nhóm. 
Bài 2: Phòng trừ cỏ dại hại mai vàng, mai chi u thủy 
1. Mục đích 
- Hướng dẫn học viên biết được đặc điểm sinh vật học của các loài cỏ dại 
xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Cách phòng trừ các loài cỏ dại xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu 
thủy. 
2. Yêu cầu 
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài cỏ dại xuất hiện trong 
vườn mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loài cỏ dại xuất hiện trong vườn 
mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Biết cách phòng trừ các loài cỏ dại đó. 
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 
3. Dụng cụ, vật tư 
- Các loài cỏ dại trong vườn mai: cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu 
 73 
- Bảng thành phần các loài cỏ dại trong vườn mai 
- Bảo hộ lao động. 
4. Hình thức tổ chức: 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
5. Sản phẩm ứng dụng: 
Tên các loài cỏ dại trong vườn mai và biện pháp phòng trừ. 
6. Nội dung thực hành 
Bước 1: Chuẩn bị mẫu cỏ dại 
Bước 2: Quan sát mẫu cỏ dại 
Bước 3: Nêu đặc điểm hình thái 
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả 
7. Tổ chức thực hiện 
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn mai vàng, mai chiếu thủy . 
Học viên quan sát mẫu cỏ dại và vẽ vào vở thực hành. 
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và 
uốn nắn của giáo viên. 
8. Đánh giá cho điểm 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu cỏ dại của học viên. 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên cỏ dại của học viên. 
+ Nêu đặc điểm hình thái, vẽ hình cỏ dại. 
Bài 3: Phòng trừ sâu hại mai vàng, mai chi u thủy 
1. Mục đích 
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, 
phát triển của các loài sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Cách phòng trừ các loài sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
2. Yêu cầu 
 74 
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài sâu hại trên cây mai vàng, 
mai chiếu thủy. 
- Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loài 
sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Biết cách phòng trừ các loài sâu hại. 
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do sâu hại gây ra. 
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 
3. Dụng cụ, vật tư 
- Các loại sâu hại trên cây mai: sâu cuốn lá, bọ trĩ, rệp bông 
- Bảng thành phần các loại sâu hại trong vườn mai. 
- Bảo hộ lao động. 
4. Hình thức tổ chức: 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
5. Sản phẩm ứng dụng: 
Tên các loại sâu hại trên cây hoa kiểng. 
6. Nội dung thực hành 
Bước 1: Chuẩn bị mẫu sâu hại 
Bước 2: Quan sát mẫu sâu hại 
Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại 
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả 
7. Tổ chức thực hiện 
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn mai vàng, mai chiếu thủy;cơ 
sở sản xuất mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát mẫu sâu hại và vẽ vào 
vở thực hành. 
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và 
uốn nắn của giáo viên. 
8. Đánh giá cho điểm 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
 75 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu sâu hại của học viên. 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên sâu hại của học viên. 
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ sâu hại. 
Bài 4: Phòng trừ bệnh hại cây mai vàng, mai chi u thủy 
1. Mục đích 
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, 
phát triển của bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Cách phòng trừ bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
2. Yêu cầu 
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các bệnh hại cây mai vàng, mai 
chiếu thủy. 
- Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loại 
bệnh hại trên cây cảnh. 
- Biết cách phòng trừ các loại bệnh hại đó. 
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do bệnh hại gây ra. 
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 
3. Dụng cụ, vật tư 
- Các loại bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy: đốm lá, đốm đen, gỉ 
sắt 
- Kính lúp cầm tay. 
- Bảng thành phần các loại bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Bảo hộ lao động. 
4. Hình thức tổ chức: 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
5. Sản phẩm ứng dụng: 
Tên các loại bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
6. Nội dung thực hành 
Bước 1: Chuẩn bị mẫu bệnh hại 
 76 
Bước 2: Quan sát mẫu bệnh hại 
Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại 
Bước 3: Xác định tên và cách phòng trừ hiệu quả 
7. Tổ chức thực hiện 
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn cây cây mai vàng, mai chiếu 
thủy ,cơ sở sản xuất cây mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát mẫu bệnh 
hại và vẽ vào vở thực hành. 
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và 
uốn nắn của giáo viên. 
8. Đánh giá cho điểm 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu bệnh hại của học viên. 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên bệnh hại của học viên. 
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ bệnh hại. 
Bài 5: Phòng trừ dịch hại khác trên mai vàng, mai chi u thủy 
1. Mục đích 
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, đặc điểm sinh vật học 
của các loài dịch hại khác trên mai vàng, mai chiếu thủy 
- Cách phòng trừ các đối tượng dịch hại khác gây hại trên cây mai vàng, 
mai chiếu thủy. 
2. Yêu cầu 
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài dịch hại khác gây hại trên 
cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
- Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loài dịch hại khác gây hại trên cây 
mai vàng, mai chiếu thủy 
- Biết cách phòng trừ các loại dịch hại đó. 
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do dịch hại khác gây ra. 
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 
 77 
3. Dụng cụ, vật tư 
- Các loại dịch hại khác gây hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy: nhện đỏ, 
kiến, ốc sên, sùng 
- Kính lúp cầm tay. 
- Bảng thành phần các loài dịch hại trên cây cảnh. 
- Bảo hộ lao động. 
4. Hình thức tổ chức: 
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
5. Sản phẩm ứng dụng: 
Tên các loài dịch hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy và biện pháp phòng 
trừ chúng. 
6. Nội dung thực hành 
Bước 1: Chuẩn bị mẫu dịch hại 
Bước 2: Quan sát mẫu dịch hại 
Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại 
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả 
7. Tổ chức thực hiện 
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn cây mai vàng, mai chiếu 
thủy, cơ sở trồng cây mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát mẫu dịch hại 
và vẽ vào vở thực hành. 
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và 
uốn nắn của giáo viên. 
8. Đánh giá cho điểm 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu dịch hại của học viên. 
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên dịch hại của học viên. 
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ dịch hại. 
 78 
V. YÊU CẦ ÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Bài 1: Hóa ch t sử dụng trong phòng trừ dịch hại cây trồng 
Tiêu í á iá Cách thứ á iá 
Nhận biết các loại hóa chất bảo vệ 
thực vật. 
Theo dõi giám sát cách nhận biết hóa 
chất bảo vệ thực của học viên. 
Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo 
vệ thực vật an toàn và hiệu quả. 
Đánh giá độ chính xác của học viên 
trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực 
vật. 
Bài 2: Cỏ dại hại mai vàng, mai chi u thủy 
Tiêu í á iá Cách thứ á iá 
Nhận biết các loài cỏ dại chính gây hại 
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện 
công việc của học viên. 
Thực hiện công tác phòng trừ cỏ dại 
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác 
của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật 
đối với từng loài cỏ dại cụ thể. 
Bài 3: Sâu hại mai vàng, mai chi u thủy 
Tiêu í á iá Cách thứ á iá 
Nhận biết các sâu hại chính gây hại 
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện 
công việc của học viên. 
Thực hiện công tác phòng trừ sâu hại 
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác 
của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật 
đối với từng loài sâu hại cụ thể. 
 Bài 4: Bệnh hại mai vàng, mai chi u thủy 
Tiêu í á iá Cách thứ á iá 
Nhận biết các bệnh hại chính gây hại Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện 
 79 
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. công việc của học viên. 
Thực hiện công tác phòng trừ bệnh hại 
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
Theo dõi đánh giá mức độ chính xác 
của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật 
đối với từng loài sâu hại cụ thể. 
Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng 
nhóm. 
+ Nhận dạng đúng tên các loài dịch hại 
cụ thể trên cây mai vàng, mai chiếu 
thủy. 
+ Chọn được hóa chất để phòng trừ. 
+ Thao tác đúng kỹ thuật trong việc 
cân, đo, đong đếm và xác định chính 
xác được liều lượng, nồng độ hóa chất 
cần dùng. 
+ Thực hiện đúng các thao tác trong 
việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật 
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. 
 80 
TÀI LIỆ THA KHẢ 
1. Nguyễn Xuân Cầu, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Nhà xuất bản Nông 
Nghiệp. 
2. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng 
Đồng Bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. NXB Nông Nghiệp, Thành 
phố Hồ Chí Minh, trang 172 – 182. 
3. Hà Thị Hiến, 2003. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại. Nhà xuất bản 
văn hóa dân tộc – Hà Nội. 
4. Nguyễn Danh Vàn, 2005. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa kiểng. Nhà xuất bản 
trẻ. 
5. Danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam 2008, Cục 
Bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT. 
6. Trần Văn Hai, 2009. Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật. Khoa Nông Nghiệp và 
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. 
7. Việt Chương – Phúc Quyên, 2011. Trồng mai – Kỹ thuật bón tưới, phòng trừ 
sâu rầy. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 
 81 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆ XÂY DỰNG CHƯƠNG TR NH, 
BIÊN S ẠN GIÁ TR NH DẠY NGH TR NH Ộ SƠ CẤP 
Ngh : T ồ mai và , mai i u t ủy 
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 04 năm 2013, của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông Nguyễn Tiến Huyền Chủ nhiệm 
2. Ông Trần Thanh Nhạn Phó chủ nhiệm 
3. Bà Lâm Anh Nghiêm Thư ký 
4. Bà Trần Phạm Thanh Giang Ủy viên 
5. Bà Nguyễn Thị Quyên Ủy viên 
6. Ông Nguyễn Văn Chiến Ủy viên 
7. Ông Trần Minh Tuấn Ủy viên 
 82 
DANH SÁCH HỘI ỒNG NGHIỆ TH 
CHƯƠNG TR NH, GIÁ TR NH DẠY NGH TR NH Ộ SƠ CẤP 
N : T ồ mai và , mai i u t ủy 
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 04 năm 2013, của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Phạm Thanh Hải Chủ tịch Hội đồng 
2. Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký Hội đồng; 
3. Kiều Thị Ngọc Ủy viên 
4. Nguyễn Thị Thanh Mai Ủy viên 
5. Hồ Tiến Dũng Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tru_dich_hai_mai_vang_mai_chieu_thuy_ma_so.pdf