Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại - Mã số MĐ 05: Nghề trồng tre lấy măng
Tóm tắt Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại - Mã số MĐ 05: Nghề trồng tre lấy măng: ...ều tra Tên công việc Hướng dẫn 1. Nhận biết sâu hại tre luồng 1.1. Sâu hại a. Vòi voi - Quan sát vết cắn trên thân măng non - quan sát sâu non, nhộng, ổ trứng. - Quan sát trưởng thành trên mẫu tiêu bản cố định hoặc bắt được trên thực tế, trong ống nghiệm. - Mô tả và vẽ hình b. Bọ... thành các nhánh phụ, về sau thành dạng chổi sể. Các ngọn cành bị chết rồi hình thành các cành nhánh tiếp tục mọc nhánh mới, sinh trưởng của cây bị yếu dần. Qua quan sát cho thấy những cây luồng mẹ sau khi chặt chổi sể, nói chung không bị bệnh. 2.4.3. Biện pháp phòng trừ 46 Bệnh có quan ...của biện pháp - Biện pháp canh tác không phù hợp với những thực tế nông học hiện đại - Biện pháp của quản lý tự nhiên và đấu tranh sinh học không còn hiệu quả, cho phép các vụ dịch phát triển. * Ưu nhược điểm của biện pháp hoá học + Ưu điểm - Năng suất cây trồng ổn định và tăng - ...
những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp diệt dịch hại(sâu hại), phá vỡ đặc tính sinh lý của sâu bằng cách khác với thuốc trừ sâu hoặc biến đổi một cách có hại môi trường sống của sâu. - Biện pháp cơ giới vật lý khác biện pháp canh tác kỹ thuật ở chỗ phương thức hoặc tác động là trực tiếp trừ sâu hại thay cho sự biến đổi của một số thực tiễn canh tác kỹ thuật. Ví dụ dùng máy đạp ruồi để trừ ruồi, bắt sâu bằng tay. - Biện pháp vật lý cơ giới là bộ phận quan trọng của biện pháp IPM, như nhiều thành phần khác của IPM, biện pháp vật lý cơ giới đòi hỏi sự hiểu biết về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại, biện pháp này cũng giữ vai trò quan trọng trong IPM. * Ưu nhược điểm của biện pháp + Ưu điểm - Diệt trừ trực tiếp dịch hại - Phù hợp với hoạt động nông nghiệp - Kinh tế, dễ tiến hành và không gây ô nhiễm môi trường + Nhược điểm - Không diệt được dịch hại phát sinh phát triển với số lượng lớn. 81 - Một số biện pháp cụ thể như khử trùng để thả vào môi trường đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn. * Những biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý, cơ giới - Vật lý: Sử dụng nhiệt độ cao hoặc thấp, giảm nhiệt độ, dùng bẫy ánh sáng hấp dẫn, đẩy lùi hoặc giết bằng âm thanh, khử trùng con đực bằng tia phóng xạ. - Cơ giới: đào rãnh ngăn chặn, bắt bằng tay, rung, va chạm, bẫy Chỉ có bẫy ánh sáng và đào rãnh ngăn được sử dụng có kết quả trong công tác IPM. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Trình bày các nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây hoa - Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý cơ giới - Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp đấu tranh sinh học - Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp hóa học - Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp điều hòa - Trình bày các biện pháp cụ thể của biện pháp kỹ thuật 2. Bài thực hành 2.1 Bài tập thực hành số 5.3.1: Điều tra thành phần sâu bệnh hại và thiên địch Mục tiêu - Trình bày được các bước tiến hành trong điều tra thành phần sâu bệnh trên cây điều. - Thành thạo cách điều tra, thu thập và tính toán số liệu làm cơ sở theo dõi diễn biến dịch hại chính trên đồng ruộng. Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện sâu hại. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị. Tổ chức thực hiện * Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh * Công việc của giáo viên Hướng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 82 * Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. * Quy trình thực hiện: Thứ tự Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị Điều tra thành phần sâu hại - Quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện triệu chứng hại như như héo ngọn, héo cành, lá có vết hại hoặc biến dạng, thân cây có lỗ đục - Thu thập côn trùng phát hiện thấy trên cây hoặc vết đục trong thân, láChú ý thu thập đầy đủ các giai đoạn phát dục của sâu (trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng). - Quan sát những cây có hiện tượng không bình thường, như sinh trưởng còi cọc, vàng, héoKhông tìm thấy nguyên nhân trong mặt đất nguyên nhân trên mặt đất cần đào xuống dưới đất để quan sát phần rễ. Có thể tìm thấy côn trùng phá hại trong đất như rệp sáp, sâu non bộ cánh cứng. - Chọn khu vực điều tra đại diện cho tuổi cây, giống, địa hình. - Chọn điểm điều tra đảm bảo tính khách quan, đủ số lượng cây điều tra - Vườn tre, khay, bình tam giác, dao con, kính lúp, ống nghiệm, tiêu bản, tranh ảnh mẫu cácmloại sâu hại, sổ sách, phiếu điều tra. 83 Điều tra Thành phần bệnh hại - Quan sát hiện tượng cây (màu sắc, hình dạng ). - Đối với các loại triệu chứng bệnh hại qua các tiêu bản, hoặc tranh ảnh. - Ghi chép phân loại bệnh (số lượng lá, cành, quảbị bệnh) và cấp bệnh tương ứng - Chọn khu vực tre bị hại tra đại diện cho tuổi cây, giống, địa hình. - Chọn điểm điều tra đảm bảo tính khách quan, đủ số lượng cây điều tra - Vườn cây điều, khay, bình tam giác, dao con, kính lúp, ống nghiệm, tiêu bản, tranh ảnh màu các loài bệnh hại, sổ sách, phiếu điều tra. Điều tra thu thập thiên địch của sâu hại cây * Đối với thiên địch bắt mồi * Quan sát bằng mắt để phát hiện các loài thiên địch, theo dõi các hoạt động của chúng (đẻ trứng, giao phối, săn mồi, đang tìm vật chủ) - Thu thập những mẫu sâu hại đã chết do các bệnh khác nhau. - Vợt những thiên địch bay hoặc thu bắt bằng tay đối với những thiên địch hoạt động chậm chạp. - Đối với những cây cao dùng dụng cụ chuyên dùng hứng phía dưới khua đập, rung tán lá để thu bắt các loài thiên địch rơi xuống. - Quan sát trực tiếp hoạt động săn mồi ở - Chọn ruộng điều tra đại diện cho tuổi cây, giống, địa hình - Chọn điểm điều tra đảm bảo tính khách quan, đủ số lượng cây điều tra Bình tam giác 500ml, ống thủy tinh thủng 2 đầu, lọ nút mài, cồn 960, bông thấm nước, họp nhựa nuôi sâu 84 * Đối với ký sinh thực địa. - Thử tính bắt mồi ăn thịt của loài mới thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm. - Thu thập mẫu sâu hại ở các pha trứng, sâu non, nhộng và để riêng rẽ, nuôi tiếp để theo dõi. Mỗi kỳ điều tra thu ít nhất 20 – 30 cá thể mỗi pha của mỗi loài sâu hại chính. Riêng pha trứng thu 10 – 20 ổ nếu trứng thành ổ, 30 – 50 quả nếu trứng đẻ rãi rác. * Điều kiện thực hiện Địa điểm: Vườn (rừng) tre thực nghiệm Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép, kính lúp, thước. Vợt, dao, ống nghiệm, bảng phân cấp bệnh, tiêu bản các pha phát dục của sâu hại và bệnh hại. * Rút kinh nghiệm Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. * Những lỗi thường gặp Bỏ sót côn trùng bay nhanh do khua động mạnh khi tiến gần điểm điều tra. Bỏ sót côn trùng nhỏ vì những loài côn trùng đó rất khó phát hiện. * Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thành phần sâu hại hiện diện trên cây tre tại thời điểm điều tra. Xác định đúng các loài gây hại chính 85 -Thành phần bệnh hại hiện diện trên tre Xác định đúng các bệnh hại chính - Số lượng thiên địch trong vườn Điều tra và tính toán đúng phương pháp theo quy định 2.1 Bài thực hành 5.3.2: Thực hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại * Mục tiêu Bài thực hành nhằm trang bị cho học viên kỹ năng: - Xác định được loại bệnh cần phòng trừ - Xác định đúng loại thuốc và pha chế đúng lượng thuốc, nồng độ thuốc cần dùng. - Thực hành phun đúng quy trình kỹ thuật, hiệu quả cao * Dụng cụ, trang thiết bị và nguồn lực cần thiết để thực hiện - Khu vực rừng bị sâu bệnh hại có diện tích tối thiểu 1000 m2 - Bình bơm thuốc bằng tay hoặc chạy bằng động cơ - Các loại thuốc trừ bệnh theo yêu cầu - Dụng cụ pha chế, chứa đựng nước thuốc - Nguồn nước sạch để pha thuốc - Bộ đồ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên * Tổ chức thực hiện - Giáo viên tập trung học viên để giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành. - Chia lớp thành nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) để học viên thực hiện trình tự theo các nội dung của bài thực hành. Giáo viên quan sát các thao tác thực hiện của học viên. - Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học viên theo nhóm. * Các bước tiến hành Bước 1: - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập - Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu Bước 2: 86 Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành. Bước 3: Chia nhóm, phân địa bàn thực hiện Bước 4: Các nhóm học viên thực hiện tuần tự nội dung bài thực hành theo bản hướng hướng dẫn dưới đây: TT Tên công việc Cách thực hiện 1 Xác định loại thuốc và nồng độ thuốc cần sử dụng - Trên cơ sở kết quả thu thập được ở bài 1, lựa chọn đối tượng bệnh hại chủ yếu cần phải áp dụng biện pháp phun thuốc phòng trừ. - Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ gây hại của bệnh, chọn loại thuốc dùng, nồng độ thuốc phun để cho hiệu quả cao nhất. 2 Tính lượng thuốc và chuẩn bị thuốc cần dùng Dựa vào diện tích và quy trình kỹ thuật phun để tính lượng thuốc cần phải mua để sử dụng theo yêu cầu 3 Chuẩn bị dụng cụ, trang bị Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang bị cần thiết theo yêu cầu 4 Pha chế thuốc Căn cứ kết quả tính toán ở bước 1, bước 2 tiến hành pha chế thuốc đảm bảo đúng nồng độ, đúng liều lượng, chất lượng dung dịch nước thuốc phun. 5 Tiến hành phun thuốc Phun đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng liều lượng; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, cây trồng, các sinh vật khác. Không gây ô nhiễm môi trường. 6 Thu dọn, vệ sinh sau phun Thu dọn vệ sinh dụng cụ, trang bị; vệ sinh đồng ruộng, thu gom bao bì rác thải, nước thuốc dư thừa để xử lý theo quy định an toàn. * Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa 1 Xác định loại thuốc, nồng độ thuốc dùng không phù hợp, hiệu - Xác định sai loại bệnh cần phòng trừ - Chưa nắm chắc tác - Kiểm tra lại đối tượng bệnh cần phòng trừ. 87 quả phòng trừ thấp dụng của các loại thuốc - Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ đặc trị của các loại thuốc 2 Tính sai lượng thuốc cần dùng Do nhầm lẫn, thiếu thận trọng Tính toán lại 3 Chuẩn bị dụng cụ, trang bị thiếu, kém chất lượng hoặc không sử dụng được Do nhầm lẫn, thiếu thận trọng Loại bỏ, thay thế dụng cụ, trang bị kém chất lượng Chuẩn bị bổ sung thêm 4 Pha chế thuốc không đúng nồng độ, phun gây hại cho cây hoặc hiệu quả phòng trừ thấp - Do tính toán nhầm lẫn - Không cẩn thận, pha chế sai quy trình Tính toán và pha chế lại cho đạt yêu cầu 5 Phun thuốc không đúng yêu cầu quy trình kỹ thuật Chưa nắm rõ hoặc không tự giác thực hiện đúng quy trình Thực hiện lại cho đúng 6 Bao bì đựng thuốc, thuốc dư thừa không thu gom xử lý triệt để theo quy định, gây ô nhiễm môi trường Không coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái Làm lại cho đạt. Khắc phục hậu quả, hạn chế tác hại sấu C. Ghi nhớ - Các nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây hoa - Các biện pháp cụ thể của biện pháp vật lý cơ giới - Các biện pháp cụ thể của biện pháp đấu tranh sinh học - Các biện pháp cụ thể của biện pháp hóa học - Các biện pháp cụ thể của biện pháp điều hòa - Các biện pháp cụ thể của biện pháp kỹ thuật. 88 IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy - Giáo trình dạy nghề mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng tre lấy măng. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Máy tính, máy chiếu, - Giấy A4, A0, 01 băng đĩa Hình liên quan đến các loại dịch hại trên tre - Các tranh ảnh về các loài sâu, bệnh hại, Slide, băng video liên quan tới mô đun. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - Trang thiết bị bảo hộ lao động: khẩu trang, quần áo, giày ủng, kính, găng tay, mũ - Phòng học. - Mẫu một số loại hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nghề trồng tre lấy măng. - Dụng cụ pha chế và phun hóa chất bảo vệ thực vật. 4. Điều kiện khác: Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, khả năng thực hiện các kỹ năng của học viên thông qua kiểm tra trắc nghiệm khác quan, vấn đáp và đánh giá kết quả bài thực hành. Có 3 lần kiểm tra định kỳ và một lần kiểm tra kết thúc mô đun theo kế hoạch sau: - Kiểm tra thực hành sau khi kết thúc mỗi bài thực hành. - Kiểm tra kết thúc mô đun 4 giờ dưới dạng bài thực hành tổng hợp. Kiếm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện hoàn chỉnh một công việc, một công đoạn của công việc 2. Nội dung đánh giá + Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại + Nhận biết sâu, bệnh và dịch hại khác + Xác định thời điểm phun trừ dịch hại hiệu quả nhất + Nhận biết, pha thuốc bảo vệ thực vật + Phun trừ dịch hại 89 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề: Trồng tre lấy măng; được giảng dạy sau các mô đun MĐ 01, MĐ 02, MĐ 03, MĐ 04. Mô đun 05 cũng có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn, thuộc mô đun bắt buộc của nghề: Trồng tre lấy măng, là mô đun được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Địa điểm thực hiện nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn, rừng tre trồng lấy măng. II. Mục tiêu - Kiến thức + Trình bày được đặc điểm một số sâu, bệnh hại chính trên cây tre và biện pháp phòng trừ; + Nhận biết các triệu chứng gây hại trên cây tre và quyết định biện pháp phòng trừ hiệu quả; - Kỹ năng + Phát hiện, nhận biết được các đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu trên tre + Lựa chọn biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn cho người và cây tre. - Về thái độ Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường sinh thái. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ05-1 Phòng trừ sâu hại Tích hợp Vườn ươm, vườn trồng tre 26 5 19 2 MĐ05-2 Phòng trừ bệnh hại Tích hợp Vườn ươm, vườn trồng tre 26 5 19 2 90 MĐ05-3 Quản lý dịch hài tổng hợp Tích hợp Vườn ươm, vườn trồng tre 30 8 20 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 86 18 64 4 * Ghi chú: Thời gain kiểm tra định kỳ được tính vào giời thực hành IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 1. Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học, thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun 5. 2. Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực hành ở vườn ươm tre, rừng trồng tre lấy măng của các cơ sở sản xuất. - Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo, nên kết hợp với mùa vụ trồng và chăm sóc. 3. Các nguồn lực chính để thực hiện: TT Tên các hạng mục Đơn vị tính Số lượng 1 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo, bàn ghế cho lớp học (30 học viên) phòng 01 2 Diện tích đất trồng ha 0.5 3 Dao phát, dao tay bộ 30 4 Cưa đơn, cưa tay bộ 5 5 Cuốc, xẻng cái 30 6 Dụng cụ bắt sâu, bệnh bộ 30 7 Quần áo bảo hộ lao động bộ 30 8 Khẩu trang, mũ bảo hộ bộ 30 9 Bình phu thuốc trừ sâu cái 5 10 Bộ pha thuốc trừ sâu bộ 5 91 11 Một số loại thuốc trừ sâu (mỗi loại 0.5kg tuỳ từng loại thuốc mà thay đổi phù hợp) kg 0.5 12 Một số loại dụng cụ khác khi cần thiết 4. Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc vào từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/ nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). Ví dụ: Sản phẩm của một bài thực hành là Pha được dung dịch phòng trừ bệnh Boocđô. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Phòng trừ sâu hại Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được một số biện pháp điều tra tình hình sâu hại trên cây tre. Trả lời vấn đáp, trao đổi 2. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ sâu vòi voi Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 3. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ bọ que Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 4. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ bọ hả Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 5. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ châu chấu lưng vàng Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 6. Khảo sát thực địa khu trồng tre lấy măng Kiểm tra kỹ năng thực hành các bước trong quá trình khảo sát. 7. Nhận biết một số loài sâu hại tre (chia 4 nhóm, mỗi nhóm nhận biết một loại sâu) Kiểm tra theo phiếu giao bài tập và việc hoàn thành theo nhóm đã giao 5.2. Bài 2: Phòng trừ bệnh hại Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được một số biện pháp điều tra tình hình bệnh hại trên cây tre. Trả lời vấn đáp, trao đổi 92 2. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ bệnh khô héo Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 3. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ bệnh vàng sọc, rỉ sắt Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 4. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ bệnh sọc tím Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 5. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ bệnh chổi sể Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 6. Nêu đặc điểm và điều kiện gây hại, biện pháp phòng trừ bệnh thối măng Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 7. Khảo sát thực địa khu trồng tre lấy măng Kiểm tra kỹ năng thực hành các bước trong quá trình khảo sát. 8. Nhận biết một số loài bệnh hại tre (chia 5 nhóm, mỗi nhóm nhận biết một loại sâu) Kiểm tra theo phiếu giao bài tập và việc hoàn thành theo nhóm đã giao 5.3. Bài 3: Quản lý dịch hại tổng hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được một số biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp Trả lời vấn đáp, trao đổi 2. Nêu đặc điểm phương pháp chọn giống Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 3. Nêu đặc điểm và phương pháp thực hiện biện pháp canh tác Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 4. Nêu đặc điểm và phương pháp thực hiện biện pháp hoá học Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 5. Nêu đặc điểm và phương pháp thực hiện biện pháp sinh học Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 6. Nêu đặc điểm và phương pháp thực hiện biện pháp vật lý, cơ giới Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 93 7. Khảo sát thực địa khu trồng tre lấy măng Kiểm tra kỹ năng thực hành các bước trong quá trình khảo sát. 8. Nhận biết một số loài sâu bệnh hại tre và những loài thiên địch Kiểm tra theo phiếu giao bài tập và việc hoàn thành theo nhóm đã giao 9. Phun thuốc phòng trừ một số loại sâu bệnh hại tre phổ biến Kiểm tra theo nhóm thực hành VI. Tài liệu tham khảo 1. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp 2006. Chương Quản lý sâu bệnh hại rừng trồng 2. Võ Đại Hải, 2009. Kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp ưu tiên – NXB Nông nghiệp 3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006. Tre trúc Việt Nam – NXB Nông nghiệp 94 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ttheo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phan Thanh Lâm – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. 2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần – Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dinh – Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. 4. Các ủy viên: - Bà Đặng Thị Ngân – Giáo viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. - Bà Nguyễn Thanh Hà, Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. - Ông Vũ Văn Dảo – Giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc. - Ông Phạm Quang Linh, Chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Quảng Ninh DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ttheo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường CĐN Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc. 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Văn Đức, Trưởng khoa Trường Trung họcLâm nghiệp Tây Nguyên. - Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Trường CĐN Công nghệ và NL Phú Thọ. - Bà Nguyễn Thị Minh Nhâm, Kỹ sư Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KH và SX NLN./.
File đính kèm:
- giao_trinh_phong_tru_sau_benh_hai_ma_so_md_05_nghe_trong_tre.pdf