Giáo trình Quản lý dịch hại - Mã số MĐ 04: Nghề trồng cây có múi

Tóm tắt Giáo trình Quản lý dịch hại - Mã số MĐ 04: Nghề trồng cây có múi: ...cần phun là 500 lít/ha Nồng độ pha theo phần % là x 100 = 0.2% Nếu tính lƣợng thuốc cần pha cho bình phun 8 lít nƣớc là = 16ml d. Đúng cách Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng nhƣ nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặ... sâu. Hình 21: Rệp sáptấn công trên rễ Hình 22:Triệu chứng trên cây khi rệp gây hại rễ - Rệp vẩy 36 Hình dáng Hình 23: Rệp vẩy Có ít nhất là 20 loài Rệp Vẩy (Rệp Vẩy đỏ, R.V. vàng, R.V. đen hình tròn, R.V. tím, R.V. tuyết), gây hại trên cây có múi. Hình dạng chung nhất cuả các lo... bìa lá uốn ngƣợc vào phía trong. Nhện thích những trái hay lá bên trong tán cây, trái có đƣờng kính từ 2 - 2,5 cm bị tấn công nhiều. Lá bị hại ở mặt dƣới lá thƣờng phủ một lớp vảy màu nâu sáng hay màu trắng bạc hay xám giống màu chì. Trên trái vết chích hút làm thành những chấm nhỏ, màu n...

pdf93 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Quản lý dịch hại - Mã số MĐ 04: Nghề trồng cây có múi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thoáng 
4.3 Triệu chứng 
Hình 23: Bệnh ghẻ trên lá, trái cam quýt 
Vết bệnh thƣờng thấy ở mặt dƣới lá, vết nhỏ, tròn, nhô, có màu nâu nhạt.Lá 
bệnh thƣờng bị biến dạng, xoắn. Cành non, trái cũng có vết bệnh tƣơng tự, nhƣng 
các vết thƣờng nối thành mảng lớn nhỏ, bất dạng. Thƣờng các lá, trái, cành còn 
non rất dễ bị nhiễm bệnh. Cây con bị nhiễm nặng có thể bị lùn. 
 75 
4.4. Biện pháp quản lý 
-Nguồn bệnh có từ các cành cây có múi bị khô, chết nhờ gió, nƣớc mƣa phát 
tán đi và có thể tấn công vào các bộ phận của cây. Vì vậy để phòng trị bệnh vấn đề 
vệ sinh vƣờn phải đƣợc chú trọng. 
-Cần cắt bỏ các cành, cây chết mang ra khỏi khu vực cây giống và thiêu huỷ. 
Phun ngừa khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc gốc đồng. 
-Khi cây bị nhiễm bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hoá học nhƣ Benlate, 
Derosal, Mancozeb, Maneb, Dithianon hay thuốc gốc đồng theo liều lƣợng khuyến 
cáo. Có thể phun 7-10 ngày/lần. 
5. Vàng lá thối rễ 
5.1.Tác nhân: 
Bệnh do nấm Fusarium solani gây hại. 
Lê Thị Thu Hồng và ctv. (2002) đã nghiên cứu bệnh vàng lá chết nhanh trên 
cây quít tiều tại Lai Vung, Đồng Tháp và cũng kết luận là bệnh này do nhiều tác 
nhân gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra, trong đó sự 
tƣơng tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất. 
5.2. Điều kiện phát sinh phát triển và lây lan 
Với vƣờn mới lên líếp trồng cây có múi, cây bắt đầu chết vì bệnh thối rễ từ 
năm thứ năm cho đến năm thứ bảy trở về sau, tuỳ cách canh tác của từng vƣờn 
Bệnh vàng lá thối rễ gây hại nặng chủ yếu trên cam sành, quýt, bệnh thƣờng 
gây hại nặng vào mùa mƣa, ở những vùng đất bị ngập nƣớc, thoát nƣớc kém. Đất bị 
ngập nƣớc thì rễ cây sẽ bị thiếu oxy, làm rễ suy yếu. 
Nấm Fusarium solani có sẵn trong đất sẽ dễ dàng tấn công vào chóp rễ, làm rễ 
bị thối. Ngoài ra, ở những vùng đất có tuyến trùng thì khi chúng chích hút tạo vết 
thƣơng, thuận lợi cho nấm xâm nhập gây hại trầm trọng hơn. 
Bệnh thƣờng phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng, tháng 11 & 12 dl hằng 
năm. Cây chết hàng loạt vào tháng 1 đến tháng 4 dl và có thể tiếp tục kéo dài trong 
mùa mƣa năm sau 
Các vƣờn cây bệnh và chết đều là những vƣờn không đƣợc bón phân hữu cơ 
mà chỉ đƣợc bón phân hoá học. 
5.3.Triệu chứng 
Triệu chứng đầu tiên là lá chuyển màu vàng, dễ rụng khi bị lay nhẹ. 
 Các lá già rụng trƣớc sau đó đến các lá trên. 
 Lúc đầu chỉ có vài nhánh biểu hiện lá vàng, cây vẫn sống nhƣng ở phần rễ 
cây thì bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. 
 Khi bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết. 
Triệu chứng trên cây 
 76 
Hình 24: Triệu chứng Vàng lá 
Triệu chứng trên rễ 
Hình 25: Rễ hƣ thối 
5.4. Biện pháp quản lý 
Thực hiện giống nhƣ những bệnh khác, cần phân biệt rõ bệnh vàng lá 
Greening, bệnh Tristeza và vàng lá thối rễ để có biện pháp quản lý phù hợp: 
- Trồng cây nơi đất cao thoát nƣớc tốt, nếu vùng đất thấp phải làm bờ bao. 
- Cần rải vôi trƣớc khi trồng để loại trừ nấm có trong đất 
- Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh, quét vôi vào gốc cây trên 
50cm vào cuối mùa nắng 
- Xới nhẹ xung quanh gốc và tƣớii thuốc trừ nấm bệnh 
- Khi phát hiện bệnh sớm thì cắt bỏ rễ bị thối và bôi thuốc vào vết cắt. 
 77 
- Dùng kết hợp nấm đối kháng Tricoderma ủ với phân chuồng hoai mục bón 
hàng năm nhằm tạo tơi xốp cho đất, hạn chế bệnh sẽ hiệu quả hơn. 
- Bón thêm phân kali, lân làm tăng khả năng đề kháng của rễ cây đối với bệnh. 
- Đối với cây mới chớm bệnh nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: 
Aliette 80WP, Ridomil 72WP, Benomyl 50WP, Norshield 86.2WG. Ngoài ra có 
thể phòng trừ tuyến trùng tác nhân gây bệnh bằng các loại thuốc gốc Ethoprophos 
(Etocap 10 G, Mocap 10G, Nisuzin 10G, Vimoca 10 G & 20 ND..), Regent 0.3G,.. 
6. Bệnh chảy nhựa thân 
6.1.Tác nhân: 
Do nấm Phytophthora sp. 
6.2. Điều kiện phát sinh phát triển và lây lan 
Phát triển mạnh trong mùa mƣa, vƣờn ẩm độ cao, không thông thoát, lây lan 
qua cây giống, nguồn nƣớc tƣới, các sản phẩm của cây bị nhiễm bệnh. 
6.3.Triệu chứng 
 Trên cây họ cam, quýt gồm nhiều dạng triệu chứng nhƣ: xì mủ ở gốc, kể cả 
các rễ cạn bên trên, chảy mủ hôi. 
Vỏ cây gần gốc lúc đầu bị sũng nƣớc, sau đó khô nứt dọc theo thân và bong ra 
làm vỏ cây bị thối nâu thành những vùng bất dạng. Bệnh có thể phát triển nhanh 
lên ngọn thân hay phát triển vòng quanh thân chính và rễ cái. Cây bệnh cũng có thể 
thấy ít rễ mảnh, rễ ngắn, vỏ rễ thối và rất dễ tuộc ra khỏi rễ, nhất là ở các rễ con. 
- Triệu chứng trên lá biểu hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh trên thân hay 
trên cổ rễ. Lá bị vàng, nhất là dọc theo các gân chánh do bị thiếu dinh dƣỡng, sau 
Hình 26: Triệu chứng bệnh chảy nhựa thân 
 78 
đó các cành tƣợc và nhánh lớn bị chết làm cho cây bệnh có vỏ tơi tả trên đó phát 
triển nhiều tƣợc non mềm. 
Hình 27: Triệu chứng trên cành và lá 
- Bệnh cũng làm thối trái, thƣờng chỉ một bên trái bị thối, vùng thối hơi tròn, 
có màu nâu tối, sau đó lan rộng ra khắp trái, trái thối phát mùi chua. Nếu không khí 
khô, trái thối sẽ bị thối khô, nếu không khí ẩm, vết bệnh màu trắng sẽ phát triển dày 
đặc trên vùng bệnh và sau đó bị tạp nhiễm làm cho trái bị thối hoàn toàn. Từ trái 
bệnh, nấm sẽ lây lan sang trái mạnh do tiếp xúc. 
Hình 28: Thối trên cành và trái 
 79 
Hình 29: Triệu chứng trên rễ 
6.4. Biện pháp quản lý 
-Giống cây có múi nhƣ chanh tàu, chanh giấy, cam mật rất mẫn cảm với bệnh 
do Phytophthora. 
-Gốc ghép cây có múi biến động trong mức độ nhiễm bệnh. Trong đó, quýt 
Cleopatra, cam chua, chanh nhám, chanh Rangpur và Carizzo, Troyer citranges có 
khả năng chống chịu bệnh thối rễ, mức độ chống chịu giảm dần. 
-Chanh Volkamer không có khả năng chống chịu bệnh Phytophthora. 
-Vƣờn ƣơm cây có múi nên đƣợc giữ tránh nhiễm Phytiohthora để tránh 
nhiễm bệnh, lây lan ra vƣờn cây thƣơng phẩm. 
-Hạt cây có múi không nên thu từ những trái rụng trên nền đất, nên xử lý hạt 
ở nhiệt độ 500C trong 10 phút. 
-Thuốc trừ nấm lƣu dẫn nhƣ Metalaxyl hay Aliette rất hiệu quả với nấm 
Phytophthora, tuy nhiên đôi khi nấm cũng tỏ ra kháng thuốc Metalaxyl. 
-Trong vƣờn ƣơm không nên kiểm soát bệnh bằng thuốc hoá học. 
-Ghép trên vị trí cao tránh đất, bào tử nấm bị nƣớc mƣa bắn lên. 
-Thoát nƣớc tốt, tránh ngập úng cũng giúp giảm thiểu mầm bệnh 
-Gốc cây nên tránh tủ cỏ, xác bã thực vật nhiễm bệnh. 
-Khi thấy bệnh phát triển với vết bệnh nhũn nƣớc, chảy nhựa, nên cạo bỏ vết 
bệnh, pha đậm đặt và quét thuốc Ridomyl, Aliette lên vết bệnh 2-3 lần, cách nhau 
7-10 ngày/lần 
-Quét vôi vào gốc cây vào cuối mùa nắng và đầu mùa mƣa, mỗi năm nên bón 
vôi vào vùng đất xung quanh hê thống rễ 
 80 
-Khi thấy hệ thống rễ bị bệnh, nên cắt bỏ rễ bệnh, quét thuốc nhƣ trên, tƣới 
thuốc Ridomyl Gold vào vùng rể, sau 15-20 ngày bón phân hữu cơ, tốt nhất là phân 
gà, cung cấp nấm đối kháng Trichoderma 
-Thu gom và đốt hết các xác bã thực vật có thể mang mầm bệnh nấm trên mặt 
đất 
-Trong vƣờn cây có nhiều cây bị bệnh, tránh tƣới phun lên tán cây vì vô tình 
sẽ mang mầm bệnh lên phần tán cây. 
-Nếu trong vƣờn có nhiễm tuyến trùng thì nên rải Regent 0,3G kết hợp với 
tƣới thuốc Ridomyl Gold. 
-Khi trồng mới nên lên mô cao, hệ thống thoát nƣớc tốt, tránh ngập úng. 
7. Bệnh bƣớu rễ cây có múi 
Triệu chứng: 
Tuyến trùng tấn công rễ gây hại: 
- Trực tiếp: suy giảm hệ thống rễ làm cây không bắt phân, cây bị suy yếu. 
- Gián tiếp: tuyến trùng gây vết thƣơng mở đƣờng cho các nấm và vi khuẩn 
xâm nhập gây bệnh. 
Quản lý: Làm đất, sử dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng 
 Hình 30: Bướu rễ cây cam, quýt 
8. Bệnh nấm hồng (Mốc hồng) 
8.1.Tác nhân 
Tác nhân do nấm Corticium salmonocolor. 
Bào tử nấm thƣờng phóng thích nhiều sau những cơn mƣa và nhờ gió phát tán 
đi. 
8.2.Triệu chứng 
Bệnh thƣờng gây hại trong mùa mƣa ở chảng ba của cây, vì ở nơi này nƣớc 
thƣờng đọng lại và lâu khô, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gấy hại. 
Đầu tiên trên vỏ cây có nhiều sợi nấm màu trắng phát triển và bao phủ vỏ cây, sau 
a: Rễ bị 
hại 
b: Rễ bình 
thƣờng 
a a b b 
 81 
đó tơ nấm chuyển sang màu hồng và che phủ cả thân, cành cây, vỏ cây chuyển sang 
màu sậm đến đen, cuối cùng vỏ bị khô và nứt ra, cành chết. Đôi khi không thấy 
đƣợc lớp tơ nấm màu hồng mà chỉ thấy đƣợc những gai màu hồng nhô lên từ chổ 
nứt của vỏ thân 
8.3. Quản lý 
Cắt cành, tiêu hủy cành bệnh, xén tỉa bớt cành lá bên trong tán, tạo điều kiện 
thông thoáng cho cây. 
 Dùng thuốc gốc đồng quét lên thân cây 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mƣa 
ngừa đƣợc bệnh này rất hiệu quả. Khi cây bị bệnh dùng thuốc Validacin 5 L, 
Rovral 50 WP, Anvil 5SC, Benomyl 50 WP, Bonanza 100 FL cáo lên vùng bị bệnh 
7-10 ngày/lần 
9. Bệnh lở cổ rễ, chết cây con 
9.1.Tác nhân 
Do các loại nấm trong đất nhƣ Phytophthora sp., Pythium sp., Rhizoctonia 
solani và Sclerotium sp... 
9.2. Điều kiện phát sinh phát triển và lây lan 
Bệnh có thể xảy ra ở hai giai đoạn: 
Giai đoạn tiền nẩy mầm: Nấm tấn công trên hạt gieo hay trƣớc khi tử diệp 
nhô khỏi mặt đất. 
Giai đoạn hậu nẩy mầm: Lúc tử diệp đã xuất hiện đến lúc cây con đƣợc vài 
đôi lá. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất là giai đoạn cây đƣợc đôi lá đầu tiên đến khi 
cây có đôi lá thứ ba. 
Bệnh này cũng có thể hiện diện ở giai đoạn khi cây con đã lớn. Vết bệnh 
thƣờng xuất hiện ở phần gốc thân gần mặt đất. Phần mô bị bệnh ban đầu hơi 
chuyển màu xậm hơn sau hóa màu đen và hơi lõm vào làm cho phần vỏ thân dễ bị 
tuột ra. 
Khi vết bệnh lan rộng cây bị ngã rạp. Bộ rễ cây thƣờng bị thối đen. Trên líp 
ƣơm bệnh thƣờng xuất hiện thành từng cụm sau đó lan rất nhanh. Nấm bệnh phát 
triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, nhất là các liếp ƣơm bị đọng 
nƣớc. 
9.3.Triệu chứng 
 82 
Hình 31: Chết rạp cây con 
9.4. Biện pháp quản lý 
Vì nấm thƣờng xuyên hiện diện trong đất nên đất gieo trồng phải đƣợc xử 
lý trƣớc với một trong những loại thuốc sau: Ridomil Gold, Mancozeb, Zineb hoặc 
sử dụng môi trƣờng là phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối 
kháng Trichoderma. 
Tốt nhất là các bầu đất trên cây con nên chứa phân hữu cơ và có chủng nấm 
đối kháng, vì nhƣ vậy nấm này sẽ phát tán và hoạt động hiệu quả khi cây đƣợc 
trồng trên vùng đất mới. 
Hạt trƣớc khi gieo cũng nên đƣợc xử lý nhiệt 52-550C trong 10 đến 15phút, 
hoặc xử lý bằng các loại thuốc nhƣ Zineb, Benomyl, Mancozeb hay Rovral, cũng 
có thể kết hợp xử lý nhiệt và thuốc, hiệu quả sẽ cao hơn. 
 Cần phải gieo trồng với mật độ thích hợp, nên kiểm soát chặt chẽ nguồn 
nƣớc tƣới, không để bầu đất quá ẩm. Giai đoạn cây con 3-4 cặp lá nên phun thuốc 
định kỳ. 
10. Các bệnh khác 
10.1. Bệnh đốm nâu 
Hình 32: Trên trái 
 83 
10.2. Bệnh Melanose 
Bệnh “quả bị luộc” (Melanose) 
Bệnh có thể do vi khuẩn xuất hiện nhiều vào tháng 11 sau khi trời mƣa ở vị 
trí thấp, bị dính đất ẩm. Do đó, luống trồng phải cao và nếu cần từ cuối tháng 10 
nên phủ đất bằng màng chất dẻo 
h đđe n hại bƣởi 
Bệnh đốm 
Hình 33HìHIHi 
 đe hi ởiBệ đốm HHnn 
Ìđen hại bƣởihHhh 
Hình 33: Bệnh Melanose 
10.3.Bệnh đốm đen hại bƣởi 
Bệnh đốm đen do nấm Guinaria sp. 
Gây hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả vàng nhanh, hạn chế chất lƣợng hoặc 
rụng hang loạt trƣớc khi thu hoạch 
Nguồn lây lan chủ yếu của bệnh là ở các tàn dƣ từ vụ trƣớc nhƣ lá, thân, 
cành, quả. 
Khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm cao) các bào tử nấm sẽ phát tán, 
xâm nhập, nẩy mầm, bám rễ vào bề mặt vỏ quả thông qua các khí khổng hoặc các 
túi tinh dầu trên bề mặt vỏ quả để gây hại ngay từ khi quả còn non có đƣờng kính 
khoảng 2-3cm 
Biện pháp phòng trừ 
Thƣờng xuyên vệ sinh vƣờn cây: nhặt, thu gom hết các cành, lá, quả bị bệnh 
từ vụ trƣớc để tiêu hủy, tránh lây lan (đốt hoặc chôn sâu cùng vôi bột). 
Căt tỉa, tạo tán cho cây thông thoáng nhằm đảm bảo cho tán cây có đủ ánh 
sáng để sinh trƣởng, phát triển tốt đồng thời hạn chế sự lây lan, phát triển của bào 
tử nấm 
 84 
Hình 34: Bệnh đốm đen trên trái bƣởi 
10.4.Bệnh bồ hóng 
Bệnh do nấm Capnodium citri gây hại cây có múi 
Bệnh trên lá, 
Hình 35: Bệnh trên lá 
Nấm gây hại trên vỏ cây, vỏ trái. 
 85 
Hình 36: Bệnh trên trái 
 Bộ phận bị bệnh có lớp bột màu xám đen nhƣ bồ hóng. Loài nấm này sông 
ký sinh trên chất thải của rệp bông. Nếu chúng bám nhiều trên bề mặt lá thì ảnh 
hƣởng khá lớn đến khả năng quang hợp của lá kéo theo sức ra hoa và tạo quả của 
cây cũng giảm súc. 
Để hạn chế bệnh do nấm này gây ra thì chỉ cần diệt rệp bông bằng một trong 
những thuốc hoá học nhƣ Supracide, Suprathion, Bian, Sumi-alpha, Applaud, 
Applaud-Mipc, DC-Tron Plus.Bên cạnh đó cần tạo thông thoáng cho vƣờn cây 
rất quan trọng 
 86 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1.Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn triệu chứng, tác nhân gây bệnh và biện pháp quản 
lý của các loại bệnh bệnh trên cây có múi. 
Tiêu chí Đánh giá (Điểm) 
Tác nhân gây bệnh 3 
Triệu chứng 3 
Biện pháp quản lý 4 
Tổng 10 
2. Bài tập thực hành: 
2.1.Thực hiện việc nhận dạng các loại bệnh trên cây có múi (8 giờ) 
Bƣớc 1: Chuẩn bị mẫu vật 
- Mẫu tƣơi, mẫu ngâm, mẫu khô về sâu hại cây có múi 
- Tranh ảnh về bệnh cây có múi 
Bƣớc 2: Quan sát, mô tả 
Địa điểm thực hiện: phòng thực hành (do cơ sở) 
Bƣớc 3: Phân biệt triệu chứng bị hại theo bảng sau 
Kết quả phân biệt triệu chứng bệnh trên cây có múi 
Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Mô tả triệu chứng 
1. Bệnh vàng lá Greening 
2. Bệnh Tristeza 
3. Bệnh loét 
4. Bệnh ghẻ 
5. Bệnh chảy nhựa 
6..... 
2.2.Thu thập mẫu bệnh trên cây có múi (8 giờ) 
 Các bƣớc công việc: 
Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ điều tra: bình túi đựng mẫu 
Bƣớc 2: Chọn vƣờn 
Bƣớc 3: Chọn cây và bộ phận điều tra (đọt, lá, cành trái) 
Bƣớc 4: Tiến hành quan sát (đếm, ghi chép bộ phận bị hại, tính kết quả theo dõi 
Bƣớc 5: Thu thập mẫu 
Đánh giá kết quả 
 87 
Tiêu chí Đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ 
Thực hiện điều tra Quan sát, hƣớng dẫn 
Kết quả điều tra Nhận xét 
Thu thập mẫu Nhận xét, đánh giá 
2.3.Thực hiện việc quản lý bệnh trên vƣờn cây có múi bằng xử lý thuốc (6 giờ) 
Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ: bình phun, thuốc trừ bệnh 
Bƣớc 2: Xác định đối tƣợng gây hại 
Bƣớc 3: Tính toán lƣợng thuốc 
Bƣớc 4: Pha thuốc 
Bƣớc 5: Phun thuốc 
Đánh giá kết quả thực hiện 
Tiêu chí Đánh giá 
Chuẩn bị Đầy đủ 
Xác định sâu hại Nhận xét 
Tính toán lƣợng thuốc Nhận xét 
Pha thuốc Quan sát, nhận xét 
Phun thuốc Quan sát, nhận xét 
Địa điểm thực hiện: vƣờn cây có múi 
Cách tổ chức: chia nhóm, mỗi nhóm 3-5 học viên 
C. Ghi nhớ 
Đặc điểm phát sinh, phát triển, triệu chứng và biện pháp quản lý các loại 
bệnh trên cây có múi. 
 88 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun : 
+ Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp 
của nghề trồng cây có múi, đƣợc giảng dạy sau mô đun chuẩn bị giống trồng, mô 
đun chuẩn bị đất trồng cây có múi, mô đun kỹ thuật trồng và chăm sóc, trƣớc mô 
đun thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập 
theo yêu cầu của ngƣời học. 
+ Tính chất: Mô đun quản lý dịch hại đƣợc hình thành do sự tích hợp kiến thức về 
thuốc bảo vệ thực vật, các phƣơng pháp phòng trừ sâu, bệnh và các dịch hại khác 
trên cây có múi. Mô đun này có thể giảng tại cơ sở dạy nghề hoặc tại thực địa. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
- Hiểu đƣợc đặc tính và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
- Mô tả đƣợc các đối tƣợng dịch hại chủ yếu trên cây có múi 
- Phân tích và chọn đƣợc phƣơng pháp phòng trừ dịch hại phù hợp, đƣợc xây 
dựng biện pháp quản lý hiệu quả các loại dịch trên cây có múi 
- Kỹ năng: 
- Nhận biết đƣợc các đối tƣợng dịch hại chủ yếu và quản lý dịch hại 
 - Áp dụng các phƣơng pháp quản lý đạt hiệu quả cụ thể trên cây có múi 
- Thái độ: 
 Tổ chức thực hiện việc quản lý các dịch, hiệu quả, an toàn, bảo đảm không 
gây ô nhiễm môi trƣờng. 
 89 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 04-01 
 Những hiểu biết 
cơ bản về thuốc 
BVTV 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/vƣờn 
cây 
32 6 24 2 
MĐ 04-02 
 Côn trùng hại 
cây có múi và 
biện pháp quản 
lý 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/vƣờn 
cây 
32 6 25 1 
MĐ 04-03 
 Nhện hại cây có 
múi và biện pháp 
quản lý 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/vƣờn 
cây 
10 4 5 1 
MĐ 04-04 
 Bệnh hại cây có 
múi và biện pháp 
quản lý 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/vƣờn 
cây 
32 8 22 2 
Kiểm tra hết mô đun 6 6 
Cộng 112 24 76 12 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
* Kiểm tra lý thuyết trên lớp, đánh giá theo thang điểm 10 
* Bài thực hành thực hiện trên vƣờn cây, tuỳ thuộc điều kiện của cơ sở có thể thay 
đổi theo cho phù hợp 
 90 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận biết các dạng của thuốc trừ dịch hại Nhận diện đúng các dạng thuốc 
Biết đƣợc tác động của thuốc lên dịch hại Ảnh hƣởng của thuốc đến dịch hại 
Cách sử dụng thuốc Sử dụng an toàn, hiệu quả 
 Cách tính lƣợng thuốc, pha thuốc Đúng 
5.2. Bài 2: Côn trùng hại cây có múi và biện pháp quản lý 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận biết các loại sâu hại Đúng các loại sâu hại trên cây có múi 
Cách gây hại và vị trí gây hại Dựa vào đặc điểm gây hại 
Các biện pháp quản lý Tuỳ đối tƣợng có biện pháp qủan lý phù 
hợp an toàn 
5.3. Bài 3: Nhện hại cây có múi và biện pháp quản lý 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận biết các loại nhện hại Đúng các loại nhện hại trên cây có múi 
Cách gây hại và vị trí gây hại Dựa vào đặc điểm gây hại 
Các biện pháp quản lý Tuỳ đối tƣợng có biện pháp qủan lý phù 
hợp an toàn 
5.4. Bài 4: Bệnh hại cây có múi và biện pháp quản lý 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận biết các loại bệnh Đúng các loại bệnh trên cây có múi 
Tác nhân gây bệnh Đúng tác nhân 
Cách gây hại và vị trí gây hại Dựa vào đặc điểm gây hại 
Các biện pháp quản lý Tuỳ đối tƣợng có biện pháp qủan lý phù 
hợp an toàn 
 91 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, 1996-2002. Báo cáo Hội nghị khoa 
học hàng năm. 
[2]. Dự án phát triển chè và cây ăn quả, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn 
ươm và kỹ thuật nhân giống cây ăn quà Miền Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà 
Nội 
[3]. Nguyễn Mạnh Chinh, 2010. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản 
nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 
[4]. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2004. Dịch hại trên Cam, Quýt, Chanh Bưởi. Nhà xuất 
bản Nông nghiệp. 
[5]. Các tài liệu trên mạng
 92 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng Nông 
nghiệp Nam Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Bà Trần Thị Xuyến - Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Ngô Hoàng Duyệt, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
- Ông Hà Chí Trực, Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
 - Bà Kiều Thị Ngọc, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp 
Nam Bộ 
 - Ông Võ Hoài Chân, Phó giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Bến 
Tre./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội, Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Nông - Lâm 
Bắc Giang 
2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Văn Vƣợng, Trƣởng phòng Trƣờng Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
- Bà Đinh Thị Đào, Giảng viên Trƣờng Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp 
Nam Bộ 
- Bà Đỗ Thị Nhƣ, Phó trƣởng phòng kế hoạch dịch vụ cây giống - Trung tâm 
Giống Tiền Giang./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_dich_hai_ma_so_md_04_nghe_trong_cay_co_mu.pdf