Giáo trình Sinh thái vùng cửa sông ven biển (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Sinh thái vùng cửa sông ven biển (Phần 2): ...an nhau, cần được thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. Các bước cơ bản trong chu trình quản lý là nhận thức vấn đề, phân tích và lập kế hoạch, triển khai thực hiện, điều hành và duy trì, giám sát và đánh giá hiệu quả các biện pháp liên quan đến mục tiêu đề ra. Việc thực hiện quy trình này...ng cho phép so sánh cân nhắc thiệt hơn khi phân chia nguồn lợi vùng biển và vùng bờ cho các ngành kinh tế khác nhau để khai thác, sử dụng (như ngành kinh tế cảng, du lịch, nghề cá, đô thị hóa, công nghiệp hóa);  Đời sống ở vùng biển và vùng bờ Việt Nam còn nghèo, nhất là các vùng nông thôn....Việt Nam thiếu một chương trình dành cho các khu bảo tồn biển và ven biển. Phần biển được quy hoạch bảo tồn của những khu bảo tồn trên các đảo hiện nay như Vườn Quốc gia Cát Bà và Côn Đảo mới chỉ được công nhận gần đây là một phần của những khu bảo tồn này, và ngay cả như vậy vẫn phải mở rộn...

pdf47 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Sinh thái vùng cửa sông ven biển (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình phân hủy của vi sinh vật đã tiêu hao một 
lượng lớn oxy hòa tan trong nước. Cùng với thức ăn thừa, một trong những tác động lớn của 
việc nuôi trồng thâm canh các loài thủy sản đối với môi trường nước xung quanh là hiện 
tượng phú dưỡng do các chất bài tiết của sinh vật nuôi thải ra môi trường. Điều này làm cho 
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước cao hơn mức bình thường gây ra hiện tượng nở 
hoa của các loài tảo. Sự phát triển quá mức của một số loài tảo giáp có gai có thể cản trở quá 
trình ăn lọc của một số loài cá. Mặc dù một số loài tảo phát triển tốt khi hàm lượng chất dinh 
dưỡng trong nước cao, tuy nhiên một số loài tảo độc hại khi nở hoa gây ra hiện tượng triều đỏ 
(red tide) có thể gây độc cho các sinh vật khác. Các chất độc của các loài tảo này có thể được 
tích tụ trong quá trình ăn lọc của các loài hai mảnh vỏ, có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe 
của con người. 
Để giảm thiểu các tác động của các chất ô nhiễm từ các ao nuôi đến chất lượng nước ven bờ 
người ta có thể áp dụng các biện pháp lọc sinh học như dùng rừng ngập mặn như nơi hấp thụ 
các chất dinh dưỡng dư thừa cũng như nơi sa lắng các chất trầm tích. Robertson và Phillips 
(1995) ước tính để hấp thụ chất dinh dưỡng từ 1 ha ao tôm bán thâm canh thải ra cần 2-3 ha 
rừng ngập mặn, nhưng phải cần đến 22 ha rừng để hấp thụ chất dinh dưỡng từ 1 ha ao nuôi 
tôm thâm canh. Cũng có tác giả cho rằng 0,04 - 0,12 ha rừng ngập mặn có khả năng loại bỏ 
hoàn toàn nitơ vô cơ trong (Monoroy, 1999). Alongsi, 1991 và Boto 1992 cũng đồng ý rằng 
rừng ngập mặn rất có hiệu quả trong việc loại chất thải rắn và các chất dinh dưỡng thải từ ao 
nuôi. 
Người ta cũng có thể nuôi ghép các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ hay rong biển với cá và tôm; 
sử dụng nước ao tôm để nuôi các loài hàu, vẹm và cỏ biển như những giải pháp tích cực cho 
môi trường. Tương tự, việc sử dụng nước trong ao tôm để tưới cho các loài cây trồng chịu 
mặn cũng đã được quan tâm. Glenn 1991 và Brown 1999 đã thấy rằng các loài cây chịu mặn 
thấp (Salicornia bigelovii, Atrilplex, Distichlis) và chịu mặn cao (Suaeda esteroa) có khả 
năng loại nitơ trong nước ao nuôi tôm rất hiệu quả. Cải tiến phương pháp cho ăn hay nâng 
cao chất lượng thức ăn bằng cách tạo thức ăn cân bằng chất dinh dưỡng cũng là cách giảm tải 
lượng nitrogen và phosphorus vào môi trường. Thức ăn sống như các loài tảo và Chironomid 
mặc dù có hàm lượng protein cao nhưng làm giảm việc bài tiết nitrogen do đó ít có tác động 
xấu tới chất lượng nước so với thức ăn nhân tạo. 
46 
Chất thải bùn đáy ao nếu không được quản lý tốt cũng có tácđộng rất lớn đến môi trường. 
Các chất trầm tích sa lắng trên nền đáy ao, khi kết thúc vụ nuôi thường được sên vét và đưa 
vào môi trường. Lượng bùn này có thể đạt mức 200 tấn/ha/vụ, không qua xử lý và được thải 
ra ngoài. Lượng bùn đáy này chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm, thức ăn dư thừa, các sản 
phẩm bài tiết của vật nuôi, chúng thường thải ra ngoài môi trường không theo qui hoạch hay 
thường dùng để bồi đắp các đê bao ao nuôi. Các chất thải trong lượng bùn này sau đó sẽ theo 
nước mưa đi vào môi trường nước, làm ô nhiễm môi trường nước tự nhiên hay cả nước trong 
các ao nuôi. 
Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đòi hỏi một lượng lớn nước ngọt cần thiết cho các hoạt 
động sinh hoạt, và vận hành nuôi. Thêm vào đó, ở vùng ven biển miền Trung, nơi có đất cát 
và nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi bề mặt và thẩm thấu qua đất có thể lên tới 1-3% thể tích 
ao nuôi. Phần lớn các ao nuôi cao triều ở vùng ven biển cần phải bổ sung một lượng lớn nước 
ngọt để điều hòa độ muối thích hợp cho vật nuôi. Theo tính toán của các chuyên gia, cứ 1 ha 
nuôi tôm trên cát cần từ 16.000 đến 27.000 m3 nước, nếu chỉ tính mỗi năm nuôi 2 vụ, thì 
lượng nước ngọt phải sử dụng cho cả hàng ngàn ha ao nuôi tôm trên cát ở khu vực Bắc Trung 
bộ và duyên hải miền Trung đã lên tới hàng tỷ m3/năm. Vì vậy, một lượng lớn thể tích nước 
ngầm cần phải được bơm lên để có được môi trường nuôi thích hợp, điều đó đã làm cho mức 
nước ngầm bị hạ thấp dẫn đến việc nhiễm mặn các vùng đất và các dòng nước kế cận. Ngay 
cả khi không bơm nước ngọt lên thì việc thải nước thải có nồng độ muối cao có thể làm 
nhiễm mặn đất nông nghiệp. Việc thiếu nước ngọt, nhiễm mặn không chỉ làm giảm nước 
cung cấp cho nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nước uống và các nhu cầu khác của người 
dân và của các hệ sinh thái ven bờ. Tại Ninh Thuận, các nhà khoa học đa ghi nhận được hiện 
tượng rừng cây phi lao ven biển chết do thiếu nước ngọt. Có nơi rừng phòng hộ bị suy kiệt, 
gió cát vùi lấp cả ao nuôi tôm. 
Vì một lý do nào đó, khi ao nuôi bị bỏ hoang cũng gây tổn thất lớn. Tuổi thọ trung bình của 
một ao nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ quản lý, chất 
lượng nước, trầm tích đáy, và thường dao động trong vòng 7-15 năm. Tại một số vùng nuôi 
trồng thủy sản tập trung, do thiếu hệ thống thủy lợi hợp lý hoặc hệ thống xử lý chất thải 
không đảm bảo làm cho chất lượng nước trong ao nuôi biến đổi theo chiều hướng xấu, dẫn 
đến hiện tượng nền đáy bị tích lũy quá nhiều dưỡng chất và sau một số năm sử dụng, năng 
suất nuôi giảm đáng kể, sau đó ao sẽ bị bỏ hoang. Để trả các ao tôm này lại hiện trạng đất tự 
nhiên ban đầu không phải là chuyện đơn giản, nó tốn chi phí lớn và phức tạp. Phần lớn do 
điều kiện môi trường gốc ban đầu đã bị thay đổi nghiêm trọng. Hệ thống dòng chảy bị gián 
đoạn, thay đổi; khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cối của lớp đất bề mặt đã bị mất 
đi, v.v. Vì vậy việc chuyển đổi hình thức sử dụng các vùng đất này về mặt môi trường hoàn 
toàn là một vấn đề nan giải. 
Ngoài ra, việc du nhập các đối tượng nuôi mới (thường là các loài biến đổi gen) và một số 
bệnh phát sinh trong quá trình nuôi của các đối tượng này có thể gây bệnh cho các loài địa 
phương. Mặc dù hầu hết các bệnh từ cá không gây hại cho con người, tuy nhiên một số bệnh 
cũng như có thể lan truyền cho con người (ví dụ như vi khuẩn Streptococcus). Để hạn chế các 
tác động bất lợi của nuôi trồng và chế biến thủy sản đối với môi trường, cần thực hiện một số 
biện pháp sau đây: 
 Bảo đảm nguyên tắc đánh giá tác động môi trường cần thiết cho các chương trình và 
dự án mới trong ngành nuôi tôm. 
 Cấm xây dựng các ao nuôi tôm ở những vùng đước lâu năm. Phát triển cơ chế đồng 
quản lý rừng đước trên cơ sở cộng đồng. 
47 
 Xúc tiến chương trình giáo dục cho tất cả các bên liên quan từ cán bộ quản lý đến cá 
nhân những người nuôi tôm về khái niệm phát triển bền vững và làm thế nào để đạt 
được điều đó trong nuôi trồng thủy sản. 
 Quản lý chặt chẻ việc sử dụng thức ăn và thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. 
 Đánh giá tác động môi trường của các cơ sở chế biến tôm đồng thời xử lý nghiêm 
ngặt đối với các cơ sở vi phạm vệ sinh môi trường. 
 Khẩn trương xây dựng quy hoạch vùng nuôi tôm, nhất là nuôi tôm trên cát, rà soát lại 
diện tích nuôi trồng để có biện pháp quản lý thích hợp. 
5. Khai thác khoáng sản và dầu mỏ 
Khoáng sản là vật liệu của vỏ trái đất, được hình thành từ quá trình tự nhiên mà con người có 
thể khai thác, sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp cho các nhu cầu của cuộc sống. Quá 
trình phát triển văn minh của nhân loại gắn liền với quá trình phát triển khả năng sử dụng 
nguyên liệu khoáng sản. Sự phân chia các thời đại văn minh đã thể hiện rất rõ vấn đề này ở 
các thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đồ đồng, đồ sắt. Đặc biệt trong điều kiện phát triển cao độ 
của khoa học kỹ thuật trong thời đại ngày nay thì khả năng khai thác khoáng sản ngày một 
nâng cao. Việc khai thác sử dụng sử dụng tài nguyên khoáng sản đã thúc đẩy sự phát triển 
của các nền văn minh nhân loại, đem lại sự thịnh vượng cho nhiều lãnh thổ. Tuy nhiên, việc 
khai thác tài nguyên cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự 
phát triển của các ngành kinh tế khác. 
Môi trường vùng ven bờ là thành phần chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của việc khai 
thác khoáng sản đặc biệt là các sự cố do khai thác dầu đem lại. Những tác động của việc khai 
thác khoáng sản đến môi trường vùng ven bờ có thể kể như sau: 
Tùy theo từng loại khoáng sản mà con người có phương thức khai thác, chế biến và tàng trữ 
cho thích hợp để đưa lại hiệu suất cao nhất. Cho dù khai thác khoáng sản bằng công nghệ nào 
đi nữa thì hậu quả mà môi trường vùng ven bờ phải gánh chịu cũng rất nghiêm trọng. Các tác 
động đến vùng ven bờ có thể kể là: 
 Các hợp chất khí CO2, SO2, CO, bụi, v.v. được sinh ra do các công đoạn nổ mìn, các 
phương tiện vận chuyển là rất lớn. Các khí này sẽ tạo nên mưa axít làm ảnh hưởng 
đến môi trường nước và sinh vật. 
 Hoạt động chảy tràn đem các chất ô nhiễm trên mặt đất và một số lượng lớn các vật 
liệu trầm tích vào vùng nước mặt làm suy thoái chất lượng nguồn nước, các chất ô 
nhiễm theo nước chảy tràn mang theo xăng dầu, nước làm nguội máy của các phương 
tiện thi công, các hóa chất liên quan đến chất nổ và các chất thải sinh hoạt khác làm ô 
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. 
 Các hoạt động khai khoáng và nấu chảy kim loại đã tạo ra một lượng bùn lớn. 
 Sự quản lý các phế phẩm và các tồn dư khác từ khai khoáng có thể dẫn tới một loạt 
các vấn đề ở vùng hạ lưu ven biển do những thay đổi về nơi cư trú, chất lắng đọng và 
hoá chất. 
 Việc khai thác nước ngầm ở vùng ven biển đã gây ra một số vấn đề nghiêm trọng và 
dài hạn, đặc biệt trong điều kiện nước biển dâng lên thể hiện qua việc xâm nhập mặn 
ở vùng cửa sông và nhiễm mặn nước ngầm. 
 Khai thác cát sạn ở vùng ven bờ một cách bất hợp lý đã ảnh hưởng đến các hệ sinh 
thái vùng bờ. 
 Trong khai thác vàng, người ta đã sử dụng một lượng lớn thủy ngân để trích ly vàng 
trên cát dòng sông làm cho nước bị ô nhiễm Hb. Thủy ngân rất bền vững trong môi 
48 
trường do vậy tồn lưu trong đất, nước và sinh vật rất lâu gây hậu quả thứ cấp một cách 
lâu dài. 
 Nhiều vùng trên thế giới có các dãi trầm tích lớn về thiếc, crôm và các khoáng chất 
khác ở ven biển hay kế cận rừng ngập mặn. Việc khai thác các khoáng sản này đã làm 
mất đi các vùng rừng ngập mặn. 
 Ở một số nước, việc khai thác san hô để xây dựng và làm đồ trang trí trong các tiểu 
cảnh đã gây ra các tác hại đáng kể không chỉ nằm trong sự phá hủy san hô mà còn ở 
việc mất đi khả năng bảo vệ của các rạn san hô đối với vùng bờ. 
Những tác động của việc khai thác dầu mỏ đến môi trường vùng ven bờ là: 
Hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo như dầu khí hay các loại khoáng sản 
khác ở vùng biển thường tạo ra những thay đổi về đặc tính trầm tích, phá hủy các quần xã 
sinh vật đáy; việc xây dựng các giàn khoan ngoài khơi thường xung đột với các mục đích 
khác trong khu vực đặc biệt là đánh cá và hàng hải. 
Tác động tiêu cực của việc khai thác dầu mỏ và khí đốt đã được minh chứng ở các vùng nước 
nội địa và ven bờ. Các tác động này có thể là những thảm họa từ việc tràn dầu, việc thải các 
chất dầu mỏ từ việc sản xuất và các hoạt động vận chuyển. 
- Các tác động trực tiếp: 
 Khi nước bị nhiễm bẩn bởi dầu, giữa mặt thoáng của nước và không khí hình thành 
một lớp dầu làm thay đổi quá trình trao đổi khí của nước, thay đổi sức căng bề mặt, 
pH, nhiệt độ, v.v. từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự sống của các quần thể chim 
biển, các loài cá, giáp xác, thân mềm, hải cẩu, san hô, các loài thực vật của rừng ngập 
mặn,... Lớp dầu ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời xuyên thấu vào nước, làm 
chậm quá trình làm giàu oxy của nước biển, trước hết làm ngừng sự sinh sản hay giết 
chết các loài sinh vật nổi là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật biển. 
 Đối với các loài chim biển, mặc dù lông của chúng chống được sự thấm nước nhưng 
không chống được sự thấm dầu làm cho trọng lượng cơ thể của chim tăng lên, làm 
cho chúng không thể bay lên được nữa để đến nơi khác kiếm ăn. Dầu làm cho da, 
niêm mạc mắt bị tổn thương cùng cái đói làm cho chim kiệt sức và chết. 
 Dầu có thể giết chết các rạn san hô ở độ sâu 6 m. Ở những vùng bị ô nhiễm dầu, 
người ta thấy đến 76% san hô bị hủy diệt. 
 Dầu bám vào các loài thực vật của rừng ngập mặn làm cho cây ngạt thở và chết thành 
từng đám làm mất môi trường sống của các loài tảo, hàu, vẹm và các động vật không 
có xương sống khác sống tập trung ở vùng rễ của sú, vẹt,... cuối cùng hủy diệt cả hệ 
sinh thái rừng ngập mặn. 
 Dầu ngoài việc làm chết nhiều loài hải sản, nó còn làm mất môi trường sống và xua 
đuổi các loài hải sản di cư đến những vùng khác, sẽ ảnh hưởng đến nghề cá. 
 Dầu và các sản phẩm của chúng thải ra trong quá trình khai thác dầu mỏ sẽ tích tụ lại 
trong cơ thể sinh vật biển, làm cho thịt của chúng có mùi dầu. Khi con người ăn phải 
các loài hải sản này có thể bị ngộ độc hay bị ung thư do rối loạn các thông tin di 
truyền. 
 Ngoài các tác động kể trên, việc ô nhiễm do dầu có thể ảnh hưởng tới khí hậu khu vực 
do giảm sự bốc hơi nước của đại dương dẫn đến giảm lượng mưa; thu hẹp khả năng 
dịch vụ trong lĩnh vực du lịch giải trí ven biển; việc đánh đắm các giàn khoan quá 
hạn, sẽ hủy hoại hệ sinh thái đáy ở khu vực đó và làm thay đổi cấu trúc nền đáy. 
49 
- Tác động gián tiếp: từ các tác động trực tiếp như đã nêu ở trên sẽ dấn đến hàng loạt các tác 
động gián tiếp như: 
 Gây xói mòn do giảm diện tích rừng ngập mặn, rạn san hô. 
 Làm mất nơi cư trú của sinh vật biển. 
 Giảm khả năng bồi tụ bờ biển, các chất dinh dưỡng trong đất. 
6. Nghề cá: 
Việc khai thác, sử dụng nguồn lợi sinh vật biển ngày càng tăng góp phần tăng trưởng kinh tế 
quốc gia, nâng cao đời sống, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho đa phần dân 
cư ven biển. 
Song song với sự gia tăng các mối đe dọa do suy thoái chất lượng môi trường ven biển, thì áp 
lực gia tăng đánh bắt hải sản trên thế giới cũng tăng lên trong thời gian qua. Gia tăng dân số 
sẽ dẫn tới sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm biển đặc biệt là cá, do đó có thể thấy rằng tốc 
độ khai thác đánh bắt cá sẽ tăng tới mức mà trữ lượng các đàn cá có thể bị suy giảm hoàn 
hoàn. Hiện nay, do hậu quả của gia tăng dân số, nhu cầu trên thế giới đã vượt quá sản lượng, 
gây nên sự tăng giá và giảm nguồn cá, đặc biệt đối với các nước nghèo. 
Áp lực đánh bắt tăng do sự gia tăng phương tiện và các cải tiến về kỹ thuật đánh bắt. Sự khai 
thác quá mức đã làm sản lượng của nhiều ngư trường xuống dưới mức tính toán. Vì áp lực 
đánh bắt tăng lên dẫn tới sự suy giảm kích thước quần thể, tính đa dạng gien và tính thích 
nghi của đàn cá cũng giảm theo. Hầu hết các đàn cá ăn đáy đã bị đánh bắt và nhiều đàn đang 
bị suy giảm. Do bị khai thác, đánh bắt quá mức, nên một số đàn cá di cư không còn khả năng 
phục hồi số lượng quần thể và lâm vào tình trạng bị đe dọa diệt vong. 
Việc buôn bán cá cảnh biển phát triển mạnh kéo theo việc đánh bắt cá quá mức trên các rạn 
san hô, các bãi đá ngầm. Như vậy, phương thức thương mại quốc tế đã dẫn đến sự gia tăng 
sản lượng cá xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, dẫn đến mức độ 
không bền vững của việc khai thác tài nguyên, làm mất cân bằng tự nhiên các quần xã sinh 
vật biển ven bờ. Tính bền vững của các ngành đánh bắt cá quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu và 
nguyện vọng của địa phương còn quan trọng hơn là các ngành đánh bắt quy mô lớn có định 
hướng xuất khẩu ví nó định hướng phục vụ phát triển đời sống xã hội cho nhóm người nghèo 
có thu nhập thấp. 
Việc quản lý nghề cá hiện nay trên thế giới cũng là vấn đề phức tạp liên quan đến phương 
tiện và kỹ thuật đánh bắt. Một số nơi trên thế giới sử dụng một số ngư cụ có thể có những ảnh 
hưởng có hại đối với các loài không phải là đối tượng khai thác như các loài rùa biển, các loài 
chim, các loài thú biển và các loài động vật không xương sống khác. Việc sử dụng các loại 
nghề, ngư cụ đánh bắt cá có tính hủy diệt hoặc ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi quần 
thể còn đang phổ biến ở nhiều nơi như dùng chất nổ, xung điện, hóa chất độc, các nghề te, 
đăng đáy, lưới với mắc lưới bé, v.v. 
Bên cạnh mối đe dọa trực tiếp của việc khai thác quá mức các đàn cá, nhiều ngư trường đang 
gặp rủi ro do sự suy thoái nơi cư trú gây ra bởi ô nhiễm và các can thiệp khác của con người. 
Mối đe doạ lớn nhất đối với sản lượng nghề cá sẽ nảy sinh khi đánh bắt quá mức và sự suy 
thoái môi trường cư trú kết hợp nhau. Việc phát triển vùng ven biển và sự hủy hoại nơi cư trú 
tự nhiên có vai trò là những bãi đẻ, nơi kiếm ăn của nhiều loài sinh vật ngoài khơi cũng là 
những yếu tố cần phải quan tâm. Các loài cá có các giai đoạn ban đầu trước trưởng thành, 
50 
sống ở vùng nước ngọt hoặc nước lợ ven bờ, ví dụ rừng ngập mặn hay đầm lầy nước mặn, 
đặc biệt bị đe dọa bởi việc phát triển không hạn chế vùng ven biển. 
7. Vận tải biển. 
Cùng với sự phát triển của xã hội, giao thông đường thủy không còn bó hẹp trong phạm vi 
một vùng mà đã phát triển thành hệ thống vận tải biển rộng lớn trên toàn thế giới, đem lại sự 
thịnh vượng cho mọi vùng đất. Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động khác, vận tải biển cũng 
có mặt trái của nó, ảnh hưởng trực tiếp lên các hệ sinh thái vùng ven bờ, hệ sinh thái biển và 
đại dương. 
Ngày nay vận tải biển được sử dụng nhiều nhất là ở các ngành thương mại, quân sự, và du 
lịch với chức năng chuyên chở hàng hóa và người từ nơi này sang nơi khác. Để phục vụ cho 
các chức năng trên, ngành vận tải biển đòi hỏi phải có các cơ sở hạ tầng như các bến cảng, 
vũng vịnh kín, các xí nghiệp đóng tàu, sửa tàu và các vùng biển. Các tác động của vận tải 
biển đến môi trường vùng ven bờ có thể kể như sau: 
- Xây dựng các công trình phục vụ vận tải biển: 
Mất các hệ sinh thái vùng bờ, dẫn đến mất đất, mất đa dạng sinh học và mất các nguồn lợi do 
các hệ sinh thái này đem lại. Làm thay đổi chế độ phù sa; 
Việc nạo vét và uốn nắn dòng sông để phục vụ giao thông đã làm phá vỡ dòng chảy, giảm 
chiều dài sông, tăng tốc độ dòng chảy và hạ thấp mức nước ngầm; 
Việc mở rộng mạng lưới kênh rạch dẫn đến sự xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền 
gây mặn hóa, kết quả là làm suy thoái hệ thực vật thủy sinh nước ngọt. 
- Những tác động do vận tải biển gây ra: 
Ô nhiễm nhiệt: do việc dùng nước biển để làm mát các thiết bị máy móc. Tác hại của ô nhiễm 
nhiệt có thể ảnh hưởng đến các loại trứng và ấu trùng của các sinh vật biển; sự tăng cao của 
nhiệt độ nước biển có thể làm thay đổi sự di cư của các loài động vật biển nhạy cảm với yếu 
tố nhiệt, làm giảm sản lượng hải sản đánh bắt hay nuôi trồng trong khu vực bị ảnh hưởng. 
Nước biển nóng lên là điều kiện cho sự phát triển của một số loài sinh vật biển có hại. 
Ô nhiễm hóa học: xảy ra do các hoạt động rửa tàu thuyền sẽ thải ra rác rưởi, dầu mở và nước 
thải; quá trình bốc dở hàng hóa và tiếp nhiên liệu cũng gây rơi vãi và thất thoát ra môi trường. 
Việc sử dụng sơn có chứa kim loại nặng và các loại dung môi trong việc đóng mới và tu sửa 
tàu thuyền gây nhiễm độc cục bộ đất, nước và các hệ sinh thái. Các sự cố xảy ra trên biển như 
đắm tàu, tai nạn,... sẽ ảnh hưởng đến cả một khu vực rộng lớn. Tác hại của ô nhiễm hóa học 
bao gồm ô nhiễm do kim loại nặng, các chất hữu cơ dinh dưỡng và ô nhiễm dầu. 
Ô nhiễm sinh học: bao gồm hai dạng là sự phú dưỡng và sự du nhập các sinh vật ngoại lai. 
Trong quá trình vận chuyển, một lượng lớn các chất hữu cơ dinh dưỡng có chứa nitơ và 
phospho (như phân bón, nguyên liệu sản xuất,...) bị thất thoát ra biển. Các chất này gây ô 
nhiễm biển, gây ra hiện tượng thủy triều đỏ, làm chết các loài sinh vật biển. Một trong những 
vấn đề quan trọng liên quan đến vận tải biển là việc kiểm tra nước dùng để dằn tàu. Nước 
dùng để dằn tàu là đặc điểm cần thiết đối với sự vận hành của các tàu lớn. Việc thải khối 
nước này sau khi bốc dở hàng ở các bến cảng là một trong những nguyên nhân gây ra sự du 
nhập của các sinh vật lạ gây hại trên toàn thế giới. Các sinh vật bám gây rỉ thân tàu cũng có 
khả năng trở thành các sinh vật lạ. Để chống lại sự du nhập của các sinh vật bám này, hoạt 
động chống rỉ thân tàu có thể gây ra những vấn đề ô nhiễm, qua việc sử dụng các loại sơn 
chống rỉ. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sinh_thai_vung_cua_song_ven_bien_phan_2.pdf