Giáo trình Tâm lý y học (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Tâm lý y học (Phần 2): ... Là nền tảng đạo đức thống nhất giữa lý tưởng của dân tộc và lý tưởng thời đại, con người phát huy lao động sáng tạo phục vụ cho tiến bộ xã hội vì mục tiêu con người. + Sự tiến bộ đạo đức XHCN ở chỗ phạm vi ứng dụng luân lý không ngừng mở rộng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống. - Đạo đứ...ân lao động. Giác ngộ cách mạng trong phong trào dân chủ rồi tham gia tổng khởi nghĩa ở Sài gòn-Chợ lớn, làm chủ tịch đặc khu Sài gòn-Chợ lớn. Năm 1954 là trưởng ban y tế trung ương, viện trưởng viện chống lao, bộ trưởng bộ y tế. Hy sinh tại chiến trường B2 năm 1968. - Hết lòng vì người bệnh...a người nguyên thủy. III.Y HỌC TRONG XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ ( Thế giới cổ đại : 4000 năm trước công nguyên - 500 năm sau công nguyên) Thời gian này xuất hiện trên trái đất 3 nhóm quốc gia: - Nhóm quốc gia cổ đại Trung Đông: Lưỡng hà, Ai Cập. - Nhóm quốc gia cổ đại Viễn Đông: Ân Độ, Trun...

pdf70 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tâm lý y học (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, khi có nước trong màng phổi, có nước màng tim và tim phì đại. 
 - Malpighi (1628- 1694), người Ý, nổi tiếng về nghiên cứu tuần hoàn máu ở mao 
mạch, xây dựng ngành bào thai học ( cùng Harvey), tả các lớp trong da, hạch bạch huyết, 
niệu cầu thận. 
 - Jean Pecquet ( 1622- 1674) người Pháp, đã tìm ra ống ngực, ống này mang bạch 
huyết và tĩnh mạch chủ trên. 
IV. Y HỌC VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN 
 Sau chiến thắng Bạch Đằng ( 938), nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, 
kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước hơn 1000 năm, mở ra thời kỳ phát triển của quốc gia 
phong kiến độc lập và thống nhất. 
 Các triều Ngô- Đinh - Tiền - Lê ( 939- 1009) tình hình y học không có tài liệu ghi 
chép. 
 * Đời nhà Lý: ( 1010- 1224) có nhiều thầy thuốc. 
 - Có Ty Thái Y, Ngự Y chữa bệnh cho nhà Vua. 
 - Còn chữa bệnh bằng phù chú ( nhà sư Từ Đạo Hạnh, Sơn Tây), Minh Không 
thiền sư chữa bệnh cho Lý Thần Tông bằng cách dùng lối nói tác động tinh thần. 
 - 1070 Trường Đại Học đầu tiên ở Việt Nam có dạy kiến thức ngành Y. 
 * Đời nhà Trần: Y học có điều kiện phát triển do có phong trào chống mê tín dị 
đoan ( Trương Hán Siêu và Chu văn An đề xướng). 
 - Nâng Ty Thái Y lên Viện Thái Y, trông nom sức khỏe cho vua quan. 
 - Mở khoa thi để tuyển dụng Lương y cho Ty Thái y. 
 - Để chống nhà Nguyên, có kế hoạch chuẩn bị thuốc men để kháng chiến: Trồng 
thuốc nam để tự túc thuốc ( Đông Triều, Chí Linh) góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân 
dân chiến thắng quân Nguyên ( 1288). 
 - 1362 Vua Trần Dụ Tông tổ chức trồng thuốc nam ở sông Tô Lịch, ý thức trồng 
thuốc nam đã bắt nguồn từ đấy. Đồng thời chữa bệnh bằng châm cứu. 
 - Trần Canh: Dùng châm cứu chữa Trần Dụ Tông lúc nhỏ bị chết đuối sống lại. 
 - Phạm Công Bân giữ chức Ngự Y triều Trần Anh Tông ( 1293-1313). Ngoài việc 
chăm sóc sức khỏe cho vua, còn chữa bệnh cho dân nghèo. Ông không phân biệt sang 
hèn, bệnh nguy thì ông chữa trước. 
 - Chu văn An ( 1292 - 1370) đậu Thái học sinh năm 1304, từ bỏ chức tư nghiệp 
trường Quốc Tử Giám 1341 về ẩn cư ở Chí Linh, Hải Hưng chuyên dạy học, viết sách vè 
nghiên cứu ngành Y. Biện soạn cuốn “ Y học yếu giải tập chú di biên” gồm lý luận cơ 
bản, chẩn đoán, trị bệnh, và một số phương thuốc. 
 - Nguyễn Bá Tĩnh ( thế kỷ XIV) đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông soạn: 
 Bộ “ Nam dược thần hiệu” một trong những bộ sách y dược sớm nhất của ta, 11 
quyển gồm 580 vị thuốc, 3879 phương thuốc dân tộc trị 184 loại bệnh chia làm 10 khoa. 
 Bộ “ Hồng nghĩa giáo tư “ 2 quyển thơ Nôm nói về lý luận Đông Y, dược học dân 
tộc và biện chứng luận trị. Tuệ Tĩnh đã đề ra phương pháp luận trị là: 
 “ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ, chân, luyện hình.” 
 Ông đề ra phương châm “ Thuốc Nam chữa người Nam “, tổ chức trồng thuốc, 
kiếm thuốc, phổ biến cách phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, dùng phương pháp đơn 
giản như xông hơ, xoa bóp, châm cứu. 
 * Đời nhà Hồ: 
 Mở rộng chữa bệnh cho nhân dân bằng cách châm cứu, tổ chức các Y Ty ở các 
Trấn, Tỉnh để chữa bệnh cho quan lại và nhân dân. 
 Nguyễn Đại Năng ở Hải Hưng biên soạn cuốn” Châm cứu tiếp hiệu diễn ca” bằng 
thơ Nôm. 
 * Đời nhà Lê: 
 Có luật Hồng Đức đặt quy chế nghề Y, trừng phạt những thầy thuốc vụ lợi, cố 
tình chữa bệnh dây dưa, cấm bán thịt thối thiu, quy chế pháp y khi khám án mạng, tử 
thi..., cấm phá thai, chống tảo hôn. Phát hành sách “Bảo sinh diên thọ toản yếu” để truyền 
bá phương pháp vệ sinh, hô hấp, vận động cho nhân ân. Có Thái Y Viện ở Trung ương, 
có kho thuốc dự trữ ở các Tỉnh. Ở các Huyện có những nơi bảo dưỡng người tàn tật, già 
yếu, trẻ mồ côi... Có chống dịch ( vua trưng dụng các thầy thuốc), phát triển trồng thuốc 
Nam. Mở khoa thi Y Khoa, xây dựng Y miếu Thăng Long và khuyến khích phát triển y 
học. 
 Danh y có: 
 - Phan Phú Tiên đậu Thái học sinh năm 1396 ông đã biên soạn cuốn “ Bản thảo 
thực vật toản yếu” ( 1429) gồm 392 vị thuốc Nam dùng làm thức ăn để phòng bệnh, trị 
bệnh, chủ trương tiết chế, dinh dưỡng. 
 - Nguyễn Trực: ( 1416-1473) biên soạn cuốn” Bảo anh lương phương” về nhi 
khoa, xoa bóp. 
 - Lê Hữu Trác: ( Hãi Thượng Lãn Ông) 1791 ở Hải Hưng, không ở trong quân đội 
Trịnh, bỏ về nghiên cứu nghề thuốc. Ông ghi chép bệnh án kỹ lưỡng, đối chiếu biến đổi 
thời tiết khi hậu với cơ thể người bệnh. Quan tâm đến đạo đức của người thầy thuốc, hết 
lòng vì người bệnh. Ông soạn” Hãi Thượng y tông tâm lĩnh” 28 tập, 86 quyển y đức, vệ 
sinh phòng bệnh, chẩn đoán, mạch học, biện chứng luận trị bệnh học, dược học, bệnh án 
về nội ngoại, phụ, nhi, chấn thương, cấp cứu. Phát hiện thêm 300 vị thuốc nam, tổng hợp 
thêm 2854 phương thuốc dân tộc. Đề cao phương pháp dưỡng sinh ( xưa gọi là nhiếp 
sinh), khuyên nên hạn chế sinh đẻ. Ông biên soạn 2 tập” Dương án “ kể lại một bệnh án 
khó nhưng chữa khỏi và “ Âm án “ trình bày 12 trường hợp bệnh khó chữa không khỏi 
mặc dầu đã hết lòng chữa chạy. Ông soạn tập “ Hành giản trân nhu” tổng hợp khỏang 
2200 đơn thuốc kinh nghiệm gia truyền chữa 126 loại bệnh khác nhau. 
 Các tài liệu y học của Lãn Ông vừa có tính lý luận cao, vừa có giá trị thực tiễn, 
tiêu biểu cho nền y học cổ truyền Việt nam. 
 * Triều Tây Sơn ( 1788-1802): Duy trì tổ chức Thái Y Viện, tổ chức Nam dược 
Cục, mở rộng nghiên cứu thuốc nam. 
 - Nguyễn Gia Phan: ( 1748-1847) sau 12 năm công tác ở Thái y Viện về nhà làm 
thuốc, tổ chức cứu sống rất nhiều người trong 2 vụ dịch lớn năm 1789 - 1791. 
 Năm 1792 vua Quang Trung triệu vào Phú Xuân làm việc ở Thái Y Viện, phụ 
trách đi chống dịch ở các địa phương, ông đúc kết các kinh nghiệm trong các tác phẩm: 
 “ Liệu dịch phương pháp toàn tập” nói về bệnh thời khí, ôn dịch chuớng khí ( sốt 
rét), nói tác hại môi trường bẩn, đề ra phương pháp vệ sinh. 
 “ Hộ sinh phương pháp tổng lực” về nhi khoa. 
 “ Lý âm phương pháp thông lục” về phụ khoa. 
Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 1
Y HỌC TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 
VÀ XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
Mục tiêu học tập 
1. Nêu được các đặc điểm phát triển của y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa. 
2. Nêu được các đặc điểm phát triển của y học trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 
3. Phân tích được những kết luận rút ra từ lịch sử y học. 
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA Y HỌC NƯỚC NGOÀI 
1. Chủng đậu 
 14-5- 1796 Jenner ( 1749-1823), thầy thuốc nông thôn ở Anh thực hiện đầu tiên việc 
tiêm chủng đậu mùa. Jenner thấy rằng ai đã mắc bệnh đậu của bò thì không mắc bệnh đậu 
mùa nữa. Jenner lấy mủ ở một người chăn bò mắc bệnh đậu của bò chủng cho một đứa trẻ. 
Một năm sau ông lại chủng cho đứa trẻ ấy bằng mủ của người mắc bệnh đậu mùa, bệnh đậu 
không xảy ra ở trẻ đó. Tiêm chủng đã được áp dụng từ đầu thế kỷ XIX ở châu Âu cứu nhân 
loại thoát khỏi bệnh dịch gây nhiều chết chóc. 
2. Giải phẫu và lâm sàng 
 - Benevieni được coi là cha đẻ của giải phẫu bệnh. Ông đã mổ khoảng 20 tử thi với 
mục đích tìm nguyên nhân tử vong và cắt nghĩa các triệu chứng lâm sàng. 
 - Morgagni ( người Ý ) mới thực sự mở đầu cho môn giải phẫu bệnh dựa vào mổ tử thi 
để so sánh tổn thương với các triệu chứng khi bệnh nhân còn sống ( mổ khỏang 700 tử thi). 
Năm 24 tuổi, xuất bản cuốn giải phẫu đầu tiên của mình, năm 79 tuổi viết cuốn sách cuối 
cùng về bệnh lý ( tả rõ bệnh lý giang mai, teo gan vàng cấp, sưng phổi đặc, ung thư và lóet dạ 
dày, sỏi túi mật, viêm màng tim, hẹp van 2 lá...) 
 - Rokitansky ( 1804- 1874) nhà giải phẫu bệnh nổi tiếng, mổ 30.000 tử thi. Cuốn giải 
phẫu bệnh của ông là một tác phẩm vĩ đại. 
 - Skorta ( 1805-1881) ( người Ao) thực hiện phương pháp gõ và nghe. Năm 1839 xuất 
bản cuốn “ Khái niệm gõ và nghe”. 
 - Bichat ( 1771- 1802) ( Pháp), chết năm 31 tuổi, một thầy thuốc lỗi lạc, mở đường 
cho giải phẫu lâm sàng . Ông đề xướng việc nghiên cứu các cơ quan gắn liền với chức phận, 
bệnh lý gắn liền với sinh lý. Sáng lập ra giải phẫu bệnh hiện đại. Chia giải phẫu bệnh đại 
cương và giải phẫu bộ phận. 
 - Laennec ( 1781- 1826) nhà giải phẫu lâm sàng với phương pháp nghe. Ông đã nghe 
thấy các tổn thương ở phổi. Phát minh ra ống nghe, một ống bằng gỗ rỗng ở giữa và lõm 2 
đầu. Ông mô tả các loại tiếng thổi, tiếng rên. Ông tả bệnh lao. Ông được coi là nhà lâm sàng 
học Pháp lớn nhất. 
 - Pirogop ( 1810- 1881) người Nga, thiên tài về giải phẫu, thực nghiệm, lâm sàng và 
giải phẫu bệnh. Ông là nhà phẫu thuật lớn có tiếng trên thế giới. Nhận thức đúng hướng y học 
dự phòng:” Tương lai thuộc về y học dự phòng”. 
 - Virchow ( 1821-1902) nhà sinh học Đức lỗi lạc, sáng lập ngành bệnh học tế bào. 
Năm 1858 ông viết cuốn “Bệnh lý tế bào” 
 - Cohnhein ( 1839-1884) tác giả của thuyết viêm. 
 - Metchnikoff ( 1845-1916) mô tả hiện tượng thực bào, tìm những biện pháp chống đỡ 
Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 2
của cơ thể, một trong những người đầu tiên đi vào lĩnh vực miễn dịch học. 
.3. Y học thực nghiệm 
 - Claude Bernard ( 1813- 1873) sáng lập y học thực nghiệm, thống nhất sinh lý học, 
bệnh học và điều trị học. 
 Ông đã nghiên cứu thần kinh giao cảm, chức phận tạo đường của gan, vai trò của dịch 
tụy trong tiêu hóa. Về quan điểm và phương pháp của mình, ông viết: ” Biết và chưa biết là 2 
thái cực khoa học cần thiết.” Ông cũng đã nhấn mạnh mối liên quan giữa cơ thể và môi 
trường. 
4.Chống vi khuẩn 
 - Louis Pasteur ( 1822- 1895) nhà hóa học, nhà vi khuẩn học đầu tiên. năm 1879, 
Pasteur cô lập và nuôi cấy liên cầu khuẩn. Tìm ra bệnh dại, mở ra giai đoạn chống nhiễm 
khuẩn. 
 - Davaine ( 1812- 1882) và Rayet ( 1793-1863) 1950 tìm ra trực khuẩn than. 1882 
Elberth tìm ra trực khuẩn thương hàn. 
 - Robert Koch ( 1843-1910) năm 1882 tìm ra trực khuẩn lao mang tên ông. 1884 tìm 
ra tụ cầu khuẩn và trực khuẩn phẩy bệnh tả... 
 - Neisser năm 1879 tìm ra lậu cầu. 
 - Fraenckel năm 1886 tìm ra phế cầu. 
 - Ducrey năm 1889 tìm ra trực khuẩn hạ cam. 
 - Schaudin năm 1905 tìm ra xoắn khuẩn giang mai. 
 - Calmette ( 1863- 1933) và Guérin năm 1921 tìm ra vaccin BCG chủng lao. 
5. Tìm ra thuốc mê 
 - Davy năm 1880 tìm ra tính chất mất cảm giác đau của Protoxyt d’azote. 
 - Jackson nhà hóa học và thầy thuốc Mỹ năm 1846 tìm ra tính chất gây mê của ete 
sulfuric. 
 - Simpson ( 1811- 1870) sử dụng lần đầu tiên chloroforme trong một phẫu thuật sản 
khoa. 
 Gây mê đã giúp phẫu thuật bước vào giai đoạn táo bạo. 
6. Tâm thần học 
 - Phillipe Pinel ( 1745 - 1826) tháo xích cho một người điên ở một nhà cứu tế ở Paris. 
Tâm thần học đã trở thành khoa học thật sự vào năm 1793. 
 - Charcot ( 1825- 1895), một nhà lâm sàng lớn người Pháp về bệnh thần kinh và tâm 
thần. Đề ra biện pháp giấc ngủ chữa Hysterie. 
7.Di truyền học 
( 1865) Mendel ( 1822-1884) thí nghiệm về lai thực vật. 
8. Y học nhiệt đới 
 - Laveran ( 1845 - 1922) giải thưởng Nobel 1907 tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong 
hồng cầu của một người lính ở Algérie bị sốt rét năm 1880. 
 - Manson ( người Anh) năm 1883 chứng minh muỗi truyền giun chỉ. 
 - Ros ( Nobel 1902) năm 1895 chứng minh muỗi truyền bệnh sốt rét. 
 - Yersin ( 1865-1945) người Thụy Sĩ, tìm ra độc tố bạch hầu, vi trùng dịch hạch. 
 - Owen ( 1804-1892) tìm ra giun xoắn. 
9. Roentgen 
 ( 1845- 1923) tìm ra tia X ( người Đức) 
Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 3
 - Pierre Curie và Marie Curie ( 1859- 1906) và (1869-1904) tìm ra tính chất phóng xạ 
của Poloni và Radi. 
 Joliot Curie và Jrem Curie ( con rể và con gái của P. Curie và M. Curie) tìm ra chất 
đồng vị phóng xạ. 
10. Danh từ Hormon 
Có từ năm 1905 . Banting, Macleod ( Nobel 1923) tìm ra Insuline chiết xuất từ tụy. 
11. Sulfamid và kháng sinh 
 Fleming ( Anh) 1928 tìm ra Penicilline. 
 Scharz, Bugie, Waskman ( Nobel 1952), 1944 tìm ra Streptomycine. 
 Các Sulfamid: Domagk ( 1935) 
 Kendall và Reichstein tìm ra Cortisone và ACTH ( Nobel 1956). 
 Khi xuất hiện các Sulfamid và Penicilline đã dẫn tới việc phân lập và tập hợp một số 
lớn những hợp chất có hoạt tính với vi khuẩn. Sự xuất hiện kháng sinh đã giải quyết một loạt 
các bệnh nhiễm trùng nhưng người ta cũng không phải đặt quá nhiều hy vọng vào nó mà còn 
phải dè chừng nhiều hậu quả của nó, vì rằng việc thanh tóan bệnh tật không có thể chỉ dựa 
vào thuốc men. 
12. Sinh học phân tử 
 Đến thế kỷ XX, người ta nghiên cứu để hiểu thêm về các quy luật cơ bản về di truyền. 
Morgan ( 1910) đã cho rằng nhiễm sắc thể là một thể mang các yếu tố di truyền. Nhờ các 
thành tựu của vật lý, khoa học sinh học, tóan học, người ta đã đi sâu vào siêu cấu trúc tế bào, 
chức năng của các đại phân tử, các acid nucleic, thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể. 
Watson ( Mỹ) ( 1928) năm 1955 và Crik ( Mỹ 1916) tìm ra mô hình cấu trúc xoắn kép của 
phân tử ADN, quá trình tổng hợp Protein trong tế bào...Từ đấy người ta càng biết sâu sắc hơn 
bản chất các hoạt động sống . Đồng thời nghiên cứu sâu những bệnh phân tử ( maladie 
moléculaire). Đặc biệt là những bệnh do rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Hiểu rõ cơ chế miễn 
dịch, cấu trúc kháng thể, kháng nguyên, cơ chế hình thành kháng thể và đặc tính di truyền của 
chúng. 
II. Y HỌC VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA 
 Pháp xâm chiếm nước ta và chiếm Nam Bộ năm 1867. Nền y học cổ truyền bị chèn ép. 
Y học phương Tây xâm nhập và ảnh hưởng lớn đến nền y học Việt Nam trong giai đoạn lịch 
sử này. 
 Tình hình y học Việt Nam lúc đó: 
 - 1936-1939-1943: cấm ngành Đông y: ví dụ chỉ cho làm bằng tay (chế thuốc ), không 
cho làm viên tròn, viên dẹt. 
 - 1903 tổ chức các cơ sở y tế do bác sĩ quân y Pháp điều khiển. 
 - 1936 có một số bệnh xá hương thôn. 
 - 8-1-1902 lập trường Đại học Y Hà Nội ( cho cả Đông Dương), số lượng học sinh ít. 
 - Thầy thuốc coi rẻ nền y học dân tộc. Coi nhẹ phòng bệnh, coi người bệnh là đối 
tượng bóc lột. 
 - Cả Việt Nam chỉ có 51 bác sĩ, 21 dược sĩ đại học. 
 - Tổ chức y tế chỉ có ở thành thị, nông thôn hầu như không có. 
 - Cả nước có 47 bệnh viện với 3000 giường, 9 nhà hộ sinh. 
 - Y bác sĩ/ 180.000 dân, 1 giường bệnh/ 10.000 dân. 
 - Không có tổ chức chăm lo bà mẹ trẻ em, sinh đẻ nhờ mụ vườn. 
 - Tỷ lệ chết sản phụ 20%, trẻ dưới 1 tuổi 30%. 
Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 4
 - Tuổi thọ trung bình 30 tuổi. 
 - Lách to do sốt rét ở miền núi 80%, mắt hột 80-90% 
 - Sau cách mạng tháng tám , 98,8% người lớn và 60% trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm lao. 
 - Không có công nghiệp dược phẩm, không có cơ sở nghiên cứu gì. 
III. Y HỌC TRONG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
1. Sự phát triển y học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa 
 - Các ngành y học phát triển tòan diện dựa trên thành tựu các ngành khoa học kỹ thuật 
khác: y học lâm sàng, vệ sinh, vi sinh, dịch tể... y học vũ trụ ( Bác sĩ Egorop đầu tiên bay vào 
vũ trụ) 
 - 1977, Liên Xô có 893.000 bác sĩ ( bằng 1/3 thế giới ) 
 - 121 giường/ 10.000 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong chay 1,8%, tuổi thọ trung bình 70. 
 - 290 Viện nghiên cứu y học, 94 Trường Đại học Y. 
 - Bogomoletz đóng góp lớn cho sinh học bệnh lý học. 
 - Filatov với thuyết các chất kích thích sinh. 
 - Thành tựu lớn về tế bào, gen, cơ chế di truyền, sinh hóa tế bào, miễn dịch trong ung 
thư. 
 - Mổ tim, ghép thận, 15 trung tâm ghép, thu nhiều kết quả. Đang chế tạo và sử dụng 
các cơ quan nhân tạo trong ghép. 
2. Y học Việt nam trong xã hội xã hội chủ nghĩa 
 Tháng 12 - 1946 giặc Pháp trở lại, tòan quốc kháng chiến. Trường Đại Học y khoa 
tiếp tục hoạt động ở vùng kháng chiến, thêm 2 trường đào tạo quân y sĩ và y sĩ dân y. Trong 9 
năm kháng chiến, ta đã đào tạo được 288 bác sĩ, y sĩ và 78 dược sĩ. 
 Ngành ngoại khoa phát triển nhanh chóng. Lấy phương châm dự phòng làm nền tảng 
cho nền y tế Việt Nam tuy còn non trẻ. 
 1954 kháng chiến chống Pháp thành công. Các cơ sở chữa bệnh, phòng bệnh, đào tạo 
cán bộ, sản xuất thuốc men, nghiên cứu khoa học được phát triển rộng rãi. Mạng lưới y tế 
nhân dân được mở rộng xuống các bản làng miền núi, hải đảo xa xôi. 
 - Tập trung giải quyết môi trường : 3 sạch. 
 - Phòng chống các bệnh xã hội: mắt hột, sốt rét, phong, giang mai, lao. 
 - Bảo vệ bà mẹ trẻ em. 
 - Phát triển công tác đào tạo cán bộ. Cán bộ y tế ở khắp các xóm làng, y sĩ xuống tận 
xã, có xã đã có bác sĩ. 
 - Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. 
 - Phát triển mạnh công tác nghiên cứu khoa học. 
 - Tỷ lệ tử vong chung trước cách mạng 2,6% hạ xuống 0,56%. 
 - Tỷ lệ tử vong trẻ em trước cách mạng 30-40% nay 4,2%. 
 - Tuổi thọ trung bình: nam 65t, nữ 67t. 
 - Công tác sinh đẻ có kế hoạch đã hạ tỷ lệ phát triển dân số trên 3% xuống 2%. 
 - Tổ chức y tế được hòan thiện dần, chuyên sâu và phổ cập. 
 - Bao anh hùng, liệt sĩ đã quên mình trong sự ngiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. 
 + Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có công rất lớn trong việc vạch ra phương hướng của 
nền y tế nhân dân, xây dựng đội ngũ y tế cách mạng, góp phần đăc biệt vào cuộc kháng chiến 
chống Mỹ, cứu nước. Nổi bật là công tác chữa và phòng bệnh lao. Từ 1954 ông nhận nhiệm 
Y học trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa 5
vụ trưởng ban y tế của Đảng, rồi sau đó giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế. Ông mất tại chiến 
trường miền Nam ngày 7-11-1968. 
 + Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã có nhiều cống hiến lớn chẳng những riêng cho nền y học 
Việt Nam mà cả cho nền y học chung của thế giới. Ông phát hiện được những loại muỗi mới 
như Anopheles tonkinensis, xác định được chu kỳ ngược chiều của giun lươn, phân lập được 
loại Penicillium có tác dụng kháng sinh cao. 
 + Giáo sư Tôn Thất Tùng với các nghiên cứu khoa học đã đưa đến phương pháp phẫu 
thuật cắt gan mà nhiều nhà phẫu thuật trên thế giới thừa nhận và áp dụng. Ngoài ra giáo sư 
cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc hóa học Dioxin đến sức khỏe con người và tác 
hại đến thế hệ sau. 
IV. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ LỊCH SỬ Y HỌC 
1. Y học phát triển qua các giai đoạn lịch sử, dù ở phương thức sản xuất xã hội nào đều gắn 
liền với thực tiễn sản xuất và đời sống của con người. Đương nhiên tùy thuộc vào hình thái xã 
hội mà giai cấp thống trị sẽ sử dụng các thành tựu về y học để phục vụ cho lợi ích của giai cấp 
mình. 
 2. Những hoạt động và kiến thức phòng bệnh là nội dung không tách rời y học từ buổi 
sơ khai cho đến giai đoạn hiện tại và ngay cả tương lai. 
 3. Từ những quan điểm duy vật thô sơ đến chủ nghĩa duy vật biện chứng, y học đã dần 
dần thóat khỏi những quan điểm duy tâm về mắc bệnh và chữa bệnh để đi đến dùng những 
biện pháp khoa học kỹ thuật từ sơ khai đến hiện đại để phòng bệnh và chữa bệnh cho con 
người. 
 4. Hồi phục chức năng trở thành một trong 3 mặt hoạt động phục vụ cho sức khỏe của 
loài người, từ thời xa xưa cho đến nay như chữa bệnh bằng khí công, xoa bóp, dưỡng sinh, 
thái cực quyền, thể dục trị liệu... 
 5 Lịch sử phát minh y học là lịch sử một quá trình mang tính chất kế thừa cộng với sự 
tham gia của tập thể rộng lớn của quảng đại quần chúng và của sự sáng tạo cá nhân, phát triển 
nhờ sự phát triển của bao nhiêu ngành khoa học khác. 
 6. Công cụ lao động trong y học ngày càng phát triển làm phong phú cho việc khám 
bệnh và chữa bệnh của người thầy thuốc. Nhưng công cụ lao động dù có tinh vi đến đâu cũng 
không thay thế được vai trò của người thầy thuốc với đạo đức cao cả của mình. 
 7. Lịch sử y học là lịch sử của chủ nghĩa nhân đạo. Y học không những nhằm vào đối 
tượng người bệnh mà trước hết là nhằm vào đối tượng người khỏe, phòng bệnh trước hết là 
phòng bệnh cho người khỏe. Y học không chỉ phục vụ cho một số người mà phục vụ cho tòan 
bộ xã hội. 
 8. Ước mơ của con người là mạnh khỏe, sống lâu. Khoa học y học đã sử dụng các 
thành tựu của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản càng ngày càng đi sâu khám 
phá nguyên nhân gây nên bệnh, tức nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật, chữa bệnh không 
chịu khuất phục trưóc bệnh tật, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. Càng ngày con 
người càng có sức khỏe với đầy đủ ý nghĩa của nó, là một tình trạng hòan tòan thoải mái về 
thể xác, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế. Nhưng chỉ có 
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa con người mới đạt đến yêu cầu sức khỏe như vậy. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_y_hoc_phan_2.pdf