Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề trồng rau công nghệ cao

Tóm tắt Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề trồng rau công nghệ cao: ...ng lượng túi sản phẩm - Nhãn mác - Máy đóng gói - Thiết bị đục lỗ Bước 2: Cân sản phẩm Hình 5.2.18: Cân cà chua 25 Bước 3: Đóng gói Hình 5.2.19: Đóng gói cà chua Bước 4: Dán nhãn mác lên sản phẩm – ký tên Hình 5.2.20: Dán nhãn mác cà chua Bước 5: Đóng thùng vận chuyển Hìn... hàng. Từ đó khách hàng yêu thích sản phẩm và quyết định mua sản phẩm. Nội dung của quảng bá sản phẩm bao gồm các thông tin về đặc điểm các loại rau , giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, cách chăm sóc, địa điểm bán hàng, phương thức thanh toán,... Bước 4: Quyết định về phương tiện truyền thông....âm về tính chất sản phẩm, lợi ích của sản phẩm (giải pháp). - Bạn tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng. 45 - Bạn mô tả những tính chất, đặc điểm hay lợi ích nào của sản phẩm (giải pháp) của bạn sẽ đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng quan tâm. - Bạn tìm hiểu xem ...

pdf63 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 05: Nghề trồng rau công nghệ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cao ít hoặc trang trại, doanh nghiệp có đủ 
các điều kiện và nguồn lực để phân phối trực tiếp tới tận người tiêu dùng để 
không phải tốn các chi phí qua các khâu trung gian và tăng thêm thu nhập thì 
nên tiến hành theo hình thức này. Tuy nhiên, chi phí cho vận chuyển hầu như 
rất ít nhưng chi phí cho bán hàng lại cao. Vì vậy trong việc bán lẻ cần phải cân 
nhắc kỹ về lợi nhuận do bán lẻ tăng lên có đủ bù đắp cho chi phí tự vận chuyển 
và bán hàng hay không. 
Kỹ năng bán hàng phù hợp với bán lẻ: 
+ Kỹ năng giao tiếp 
+ Thuyết phục bán các lợi ích của sản phẩm 
+ Hướng dẫn dùng sản phẩm 
+ Xử lý những lời phàn nàn của khách hàng 
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề. 
Bán sỉ: 
Đối với các hộ sản xuất lớn, các trang trại,... sản lượng rau công nghệ 
cao thu hoạch lớn, không đủ nguồn nhân lực để phân phối sản phẩm tới người 
tiêu dùng thì nên áp dụng hình thức bán sỉ và ký hợp đồng, có thể là hợp đồng 
ngắn hạn hay dài hạn dưới nhiều hình thức như: hợp đồng bao tiêu sản phẩm 
không có sự ứng trước về vật tư sản xuất, hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản 
phẩm 
 47 
3.4. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng 
Các chương trình chăm sóc khách hàng: 
- Dịch vụ bảo hành, chăm sóc. 
- Dịch vụ kỹ thuật: cung cấp giống, phương pháp chăm sóc cây, hướng 
dẫn pha chế phân bón,  
- Xử lý khiếu nại của khách hàng. 
- Đo lường thoả mãn của khách hàng. 
- Các dịch vụ tư vấn hướng dẫn chăm sóc và sử dụng sản phẩm. 
- Tổ chức hội nghị khách hàng. 
- Chương trình gởi quà, thiệp chúc mừng (duy trì quan hệ). 
- Tham gia vào các công tác từ thiện để tạo thiện cảm. 
Ý nghĩa của việc chăm sóc khách hàng: 
- Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đến khách hàng 
- Thể hiện trách nhiệm với sản phẩm đã cung cấp 
- Mong muốn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa. 
- Mong muốn thoả mãn khách hàng hơn nữa thông qua việc cải tiến chất 
lượng sản phẩm 
- Nắm bắt những nhu cầu mới của khách hàng 
- Tạo niềm tin nơi khách hàng 
- Giúp khách hàng chăm sóc và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả 
nhất 
- Duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại/tiềm năng. 
- Mong muốn có sự thừa nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 
Nguyên tắc của chăm sóc khách hàng: 
1. Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sản phẩm. 
2. Hướng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh vào khách hàng 
3. Thường xuyên đo lường sự thỏa mãn của khách hàng 
4. Cải tiến liên tục sản phẩm 
5. Xây dựng các chiến lược thỏa mãn khách hàng 
Các mong muốn và kỳ vọng của khách hàng: 
- Khách hàng muốn được báo mau lẹ 
- Khách hàng muốn tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết 
- Khách hàng muốn chắc chắn về sự lành nghề của nhân viên trong xử lý 
khiếu nại 
 48 
- Khiếu nại phải được xử lý một cách nhã nhặn 
- Nhân viên phải dễ gần và luôn sẵn sàng giúp đỡ 
- Khách hàng muốn biết về khoảng thời gian trung bình để giải quyết 
khiếu nại. 
- Khách hàng muốn được quan tâm, được lắng nghe. 
Các lý do cần phải đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: 
- Để biết về sự tiếp nhận của khách hàng 
- Để xác định nhu cầu, mong muốn, yêu cầu và mong đợi của khách 
hàng 
- Để khắc phục sự khác biệt 
- Để biết được tổ chức mong chờ điều gì khi nâng cao chất lượng dịch vụ 
và sự thoả mãn của khách hàng 
- Để biết công việc diễn ra như thế nào và sẽ đi theo hướng nào 
- Để nắm bắt cơ hội trên thị trường kinh doanh, nhanh chóng tập hợp 
công nghệ tốt nhất để đưa ra được giải pháp thực tiễn. Bởi vì nâng cao hiệu quả 
công việc sẽ tăng lợi nhuận 
Những lợi ích khi đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: 
- Tạo cảm giác lập thành tích và hoàn thành công việc, do đó sẽ phục vụ 
tốt hơn 
- Đưa ra tiêu chuẩn thực hiện cơ bản và tiêu chuẩn hoàn hảo để mọi 
người phải phấn đấu 
- Phản hồi ngay lại cho người thực hiện 
- Chỉ ra việc cần làm để nâng cao chất lượng và sự thoả mãn của khách 
hàng cũng như cách thức phải thực hiện 
- Huy động mọi người thực hiện 
4. Tính hiệu quả kinh tế 
 4.1. Nhận dạng chi phí và doanh thu 
 4.1.1. Nhận dạng chi phí 
 Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm rau phục vụ cho thị trường 
yếu tố trước tiên mà người dân trồng rau cần phải có đó là các khoản chi phí 
cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia chi phí thành các dạng 
như sau: 
 - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô 
sản xuất rau như các chi phí về: 
 + Vật liệu : giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 
 + Công lao động 
 + Tài sản 
 49 
Lưu ý: Chi phí trực tiếp thay đổi theo sản lượng các loại rau được sản xuất ra. 
 - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản 
xuất hay doanh thu như các: 
 + Chi phí quảng lý, 
 + Chi phí thuê mặt bằng, thuê đất, khấu hao máy móc, nhà lưới, 
nhà che phủ.... 
 - Tổng chi phí : Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một 
mức sản xuất rau công nghệ caocụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức: 
 Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp 
 4.1.2. Nhận dạng về doanh thu 
 Trong trường hợp vườn sản xuất rau công nghệ caođa dạng các mặt hàng 
rau để phục vụ nhu cầu thị trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của 
tất cả các loại rau. 
 Doanh thu dự kiến = Sản lượng dự kiến x giá bán dự kiến 
 Việc ước đoán sản lượng và giá cả của các loại rau phải căn cứ vào rất 
nhiều thông tin từ: 
+ Thời tiết, sâu bệnh hại, giá cả thị trường, 
+ Nhu cầu của người tiêu dùng.... 
+ Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán năng suất và sản lượng của các 
loại rau cho năm tới dựa trên số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá 
khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. 
 - Đó là các cơ sở để ước đoán sản lượng rau của mùa vụ tới sẽ hợp lý 
hơn. 
- Còn đối với giá cả thì chúng ta không thể căn cứ hoàn toàn vào yếu tố 
bên ngoài được, nếu làm như vậy chúng ta rất bị động trong sản xuất kinh 
doanh. Do vậy, khi xác định giá cả cho các loại rau chúng ta nên căn cứ vào: 
+ Các loại chi phí đầu vào 
+ Và một số mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để xác định 
cho phù hợp. 
 4.2. Lợi nhuận 
- Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh rau công nghệ 
caomang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. 
- Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua 
lỗ, 
- Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có 
hiệu quả và đã bắt đầu có lời. 
 50 
Lợi nhuận được tính theo công thức 
 Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí 
 + Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điêu kiện tồn tại và phát 
triển của hầu hết các doanh nghiệp. 
+ Để cung ứng các loại sản phẩm rau cho thị trường, các nhà sản xuất 
kinh doanh rau phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình 
hoạt động sản xuất kinh doanh. 
+ Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp 
nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. 
+ Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi 
nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu 
tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. 
+ Như vậy việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi 
nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. 
 4.3. Nhận dạng doạn thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất 
 4.3.1. Tính chi phí cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh 
4.3.1.1. Tính chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh 
 a. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định: 
 + Khấu hao là một chi phí kinh doanh được xem xét từ hai quan điểm 
khác nhau nhưng liên quan đến nhau 
 - Thứ nhất: Nó biểu thị sự mất giá do sử dụng vào hoạt động sản xuất 
kinh doanh để tạo ra thu nhập cho người trồng rau 
 - Thứ hai: Nó là quá trình kế toán để bổ chi phí ban đầu cho suất thời 
gian sử dụng của tài sản. Ta không thể khấu trừ toàn bộ chi phí mua tài sản 
trong năm mua sắm. Vì tài sản sẽ được dùng để tạo ra thu nhập trong nhiều 
năm mà phải lấy giá mua trừ đi giá trị thu hồi, rồi phân bổ trong suất thời gian 
sử dụng đó gọi là khấu hao 
 * Áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng: 
 Tính theo công thức: 
Khấu hao hàng năm = 
 Chi phí - Giá trị thu hồi 
Thời gian sử dụng 
 Ví dụ: Giá trị của một máy cày là 10.000 000 đ, giá trị thu hồi ấn định 
là 2.000000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Tính khấu hao hàng năm? 
 Khấu hao hàng năm = ( 10000000 – 2000000)/10 = 800.000 đồng 
 51 
Bảng 5.3.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định 
TT Tên Tài sản Số lượng Đơn giá Thành 
tiền 
Thời 
gian sử 
dụng 
Khấu 
hao 
/năm 
1 Máy bơm 
2 Máy cày 
3 Máy phay 
4  
 b. Chí phí cho nguyên vật liệu: 
 Đó là các vật tư giống, phân bón, phân chuồng để sử dụng trồng cây rau 
Bảng 5.3.2: Chi phí cho nguyên vật liệu 
TT Tên vật tư Số lượng 
(kg) 
Đơn giá (đồng) Thành tiền 
(đồng) 
1 Giống 
2 Phân chuồng 
3 
4 
5 
6 
7 
8 Khác 
 c, Chi phí nhân công 
 Chi phí công lao động cho 1 diện tích trồng rau nhất định 
Bảng 3.3. Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ 
Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền 
Làm đất 
Nhổ cỏ 
. 
 52 
 d. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm 
Bảng: 5.3.4: Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ kinh doanh 
Các công việc phục 
vụ tiêu thụ sản 
phẩm 
Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung 
- Vận chuyển 
- Bốc xếp 
Quảng bán sản 
phẩm 
. 
e. Chi phí tiền vay 
 Chi phí tiền vay phụ thuộc vào từng hộ trồng rau 
Bảng 5.3.5. Thanh toán tiền vay/1chu kỳ kinh doanh 
Ngày/tháng/năm Tổng tiền 
vay 
Tiền lãi phải 
trả 
Tiền gốc 
phải trả 
Tổng số tiền 
phải trả 
- Vay ngắn hạn 
- Vay trung hạn 
- Vay dài han 
.. 
 Bảng 5.3.6: Tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh 
TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 
1 Chi phí cho nguyên vật liệu 
2 Chi phí về nhân công 
3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 
4 Thanh toán tiền vay 
5 Khấu hao tài sản 
 Tổng 
 53 
 4.3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ kinh doanh 
 Khi doanh thu được nhận dạng tiền mặt cho một loại rau được trồng và 
bán trong cùng một thời điểm thì việc xác định sẽ dễ dàng và chính xác 
 * Công thức tính doanh thu cho một loại rau được tính theo công thức: 
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá 
 Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại rau phải căn cứ vào rất 
nhiều thông tin 
 + Thời tiết 
 + Dịch bệnh 
 + Giá cả thị trường 
 + Nhu cầu người tiêu dùng 
 + Thời điểm tiêu thụ. 
 Bên cạnh đó chúng ta có thể dự đoán sản lượng của các loại rau cho năm 
tới dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các 
điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể 
Ví dụ: Tính doanh thu của rau cà chua vụ thu đông/sào: Cà chua năng suất dự 
kiến 1800 kg/sào. Với giá bán 10.000 đồng/kg 
 Doanh thu = 1.800 x 10.000 = 18.000.000 đồng 
 * Công thức tính doanh thu cho nhiều loại rau được tính theo công thức: 
 Tổng doanh thu = Doanh thu rau cải + Doanh thu cà chu + Doanh 
thu dưa chuột 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi: 
1.1. Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng sản phẩm rau công 
nghệ cao? 
1.2. Quy trình thực hiện bán sản phẩm rau công nghệ cao? 
1.3. Giới thiệu các sản phẩm rau cho các nhà bán buôn, bán lẻ ? 
1.4. Xúc tiến bán hàng là gì ? 
1.5. Kỹ năng bán hàng là gì ? 
1.6. Nhận dạng các doanh thu và chi phí ? 
1.7. Tính doanh thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất rau công nghệ cao? 
2. Các bài thực hành: 
 2.1. Bài thực hành số 5.3.1: Trưng bày sản phẩm rau 
 2.2. Bài thực hành số 5.3.2: Đóng kịch bán sản phẩm rau công nghệ cao 
 2.3. Bài thực hành số 5.3.3: Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản xuất 
 54 
C. Ghi nhớ 
- Các bước chuẩn bị địa điểm bán hàng 
- Thực hiện bán sản phẩm rau công nghệ cao 
- Xúc tiến bán hàng 
- Hạch toán hiệu quả kinh tế 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 
 -Vị trí: Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là một mô đun 
chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng 
rau công nghệ cao; được giảng dạy cuối chương trình. 
 -Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau 
công nghệ cao được thực hiện ở nhà có mái che. 
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: 
 - Trình bày được các bước trong quy trình thu hoạch, sơ chế, phân loại, bảo 
quản và tiêu thụ sản phẩm rau; 
 - Thực hiện được công việc thu hái, loại bỏ sản phẩm hỏng, đóng gói và bán 
sản phẩm rau; 
 - Tính toán được hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau; 
 - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ 
sinh môi trường trong việc thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm rau cà chua, 
ớt ngọt, dưa chuột, rau diếp, rau muống; 
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN : 
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian 
Mã 
 bài 
Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổn
g số 
Lý 
thuy
ết 
Thực 
hành 
Kiể
m 
tra* 
MĐ01 
Thu hoạch, phân loại 
sản phẩm rau 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 
22 2 18 2 
MĐ02 
Sơ chế, bảo quản sản 
phẩm rau 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 
16 3 12 1 
MĐ03 Tiêu thụ sản phẩm rau 
Tích 
hợp 
Cơ sở 
sản xuất 
18 3 14 1 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 2 
Cộng 96 16 70 10 
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm 
tra được tính trong tổng số giờ thực hành 
 55 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
 4.1. Bài 1 
 4.1.1: Bài thực hành số 4.1.1. Thu hái sản phẩm cà chua, ớt ngọt, dưa 
chuột các loại rau ăn lá 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên thu hái sản phẩm cà chua, ớt 
ngọt, dưa chuột các loại rau ăn lá diện tích 500 m2 
- Nguồn lực cần thiết: Dao, kéo, rổ .. 
- Địa điểm: Vườn trồng rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 14 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng thu hái sản phẩm rau 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Thu hái sản phẩm đạt tiêu chuẩn 
4.1.2: Bài thực hành số 4.1.2 Phân loại sản phẩm cà chua, ớt ngọt, dưa 
chuột không đạt tiêu chuẩn 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên loại bỏ sản phẩm không đủ 
tiêu chuẩn 50 m2. 
- Nguồn lực cần thiết: cân, thước....... 
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Các quả bị loại bỏ đúng yêu cầu 
 4.2. Bài 2: 
4.2.2: Bài thực hành số 4.1.2: Làm sạch sản phẩm 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên loại bỏ sản phẩm không đủ 
tiêu chuẩn 50 kg sản phẩm 
- Nguồn lực cần thiết: 50 kg cà chua, dưa chuột, 
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
 56 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm sạch sản phẩm 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Sản phẩm được làm sạch đúng yêu cầu 
4.2.3: Bài thực hành số 4.1.3 Phân loại sản phẩm 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên phân loại sản phẩm 50 kg sản 
phẩm 
- Nguồn lực cần thiết: 50 kg cà chua, dưa chuột 
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng phân loại sản phẩm 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Sản phẩm được phân loại đúng yêu cầu 
4.2.4: Bài thực hành số 4.1.4 Đóng gói sản phẩm 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên đóng gói 50 kg sản phẩm 
- Nguồn lực cần thiết: 50 kg cà chua, dưa chuột 
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng phân loại sản phẩm 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Sản phẩm được đóng gói đúng yêu cầu 
4.2.5: Bài thực hành số 4.1.6. Bảo quản cà chua bằng phương pháp bảo 
quản thoáng 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bảo quản 50 kg sản phẩm 
- Nguồn lực cần thiết: 50 kg cà chua 
- Địa điểm: Nhà bảo quản 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng phân bảo quản sản phẩm 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
 57 
+ Sản phẩm được bảo quản đúng yêu cầu 
 4.2. Bài 3: 
 4. 2.1. Bài thực hành số 5.3.1: Trưng bày sản phẩm rau 
- Công việc của nhóm: Lựa chọn các loại rau và trưng bày thành gian 
hàng 
- Nguồn lực cần thiết: Các loại rau công nghệ cao, bàn, ghế, .. 
- Địa điểm: Hội trường 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 7 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên giám sát, tổ chức cho các nhóm lên 
trình bày ý tưởng trưng bày sản phẩm 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Sản phẩm rau được trình bày trông 
đẹp mắt 
 4.2.2. Bài thực hành số 5.3.2: Đóng kịch bán sản phẩm rau công nghệ 
cao 
- Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 7 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ 
chức các nhóm lên diễn kịch bản 
 4.2.3. Bài thực hành số 5.3.3: Lập bảng lợi nhuận của một vườn sản 
xuất rau công nghệ cao trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh ( vườn sản xuất 
rau có 3 loại cây) 
- Công việc của nhóm: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận 
- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính 
- Địa điểm: Lớp học 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 7 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Lập dự toán tổng chi phí 
+ Tổng doanh thu 
 58 
+ Tổng lợi nhuận 
C. Ghi nhớ 
- Các bước chuẩn bị địa điểm bán hàng 
- Thực hiện bán sản phẩm rau công nghệ cao 
- Xúc tiến bán hàng 
- Hạch toán hiệu quả kinh tế 
2. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: 
[1]. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình Bảo quản nông sản, Nhà 
xuất bản Nông nghiệp, năm 2006 
 [2]. Trần Minh Tâm, Bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch, Nhà 
xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 1997 
 [3]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hoa. Nhà 
xuất bàn Lao động xã hội. 
 [4]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị 
trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. 
[5]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo 
khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXB. Tổng hợp TP 
HCM 2010 
[6]. Lê Minh Cẩn . Huấn luyện kỹ năng bán hàng . NXB Thanh niên 
 59 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông: Phạm Thanh Hải 
2. Bà: Trần Thị Anh Thư 
3. Ông: Phùng Trung Hiếu 
4. Bà: Kiều Thị Thuyên 
5. Bà: Nguyễn Thị Thao 
6. Bà: Lê Phương Hà 
Chủ tịch
Phó chủ tịch 
Thư ký 
Ủy viên
Ủy viên 
Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 1347 /BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông: Đỗ Văn Chung 
2. Bà: Đào Thị Hương Lan 
3. Ông: Nguyễn Bình Nhự 
4. Ông: Hồ Tấn Mỹ 
5. Bà: Trịnh Thị Nga 
Chủ tịch
Thư ký
Ủy viên 
Ủy viên 
Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thu_hoach_bao_quan_va_tieu_thu_san_pham_ma_so_md.pdf