Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 06: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương

Tóm tắt Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 06: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương: ...o bên chịu. Quy định lịch giao nhận hàu thương phẩm mà bên mua không đến nhận thì phải chịu chi phí nuôi thêm là đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàu thương phẩm giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện. Khi nhận hàng...u thương phẩm lên ghế. 32 + Bước 5: Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của hàu để có kế hoạch tước nước giữ ẩm cho hàu được tươi sống. - Lưu ý: Thời gian lưu giữ càng ngắn càng tốt để tránh chất lượng hàu kém chất lượng khi tiêu thụ. 6.2. Lưu giữ ướt - Hàu Thái Bình Dương sau khi thu hoạch, ...o thỏa thuận. Bên mua kiểm tra điểm ngẫu nhiên một số mẫu để xác định lại kích cỡ theo hợp đồng đã ký. Bên mua quan sát chất lượng hàu thông qua tỷ lệ chết, màu sắc, tách điểm một số hàu để quan sát ruột bên trong. Bên mua tiến hành tiếp nhận và ký vào biên bản bàn giao hàu. 4.3. Thanh ...

pdf69 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm - Mã số MĐ 06: Nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi phí về tiền mua hàu giống. 
+ Chi phí tiền lương cho công nhân. 
+ Chi phí phục vụ hậu cần trong quá trình nuôi và vận chuyển tiêu thụ 
sản phẩm. 
+ Chi phí năng lượng, chi phí nhiên liệu. 
+ Chi phí về thuốc hóa chất để xử lý trong quá trình nuôi. 
+ Chi phí thuê, mua thuyền phục vụ di chuyển trên biển. 
+ Chi phí mua đồ bảo hộ lao động, phao cứu hộ... 
+ Chi phí về lãi suất vay ngân hàng nếu có. 
+ Chi phí khác. 
- Tổng thu: được xác định thông qua tổng số tiền thu được từ việc bán 
sản phẩm hàu thương phẩm. 
2.2. Tính lỗ, lãi 
- Tính toán lợi nhuận được thể hiện qua bảng: 
STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN 
I TỔNG DOANH THU 
- Bán hàu thương phẩm 
II CHI PHÍ 
- Chi phí về mua nguyên vật liệu để làm bè 
nuôi (tính % khấu hao theo vụ nuôi). 
- Chi phí thuê nhân công lắp ráp, vệ sinh 
 52 
bè nuôi. 
- Chi phí di chuyển bè nuôi ra biển đến 
vùng nuôi. 
- Chi phí về tiền mua hàu giống. 
- Chi phí tiền lương cho công nhân. 
- Chi phí phục vụ hậu cần trong quá trình 
nuôi và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. 
- Chi phí năng lượng, nhiên liệu. 
- Chi phí về thuốc hóa chất để xử lý trong 
quá trình nuôi. 
- Chi phí thuê, mua thuyền phục vụ di 
chuyển trên biển. 
- Chi phí mua đồ bảo hộ lao động, phao 
cứu hộ... 
- Chi phí về lãi suất vay ngân hàng nếu có. 
- Chi phí khác. 
- Một vụ nuôi được gọi là lãi nếu như tổng số lượng tiền thu được lớn 
hơn tổng số tiền chi phí: 
Số tiền lãi = Số tiền thu – Số tiền chi phí. 
- Một vụ nuôi được gọi là lỗ nếu như tổng số lượng tiền thu được nhỏ 
hơn tổng số tiền chi phí: 
Số tiền lỗ = Số chi phí – Số tiền thu. 
3. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo 
- Xác định chỉ tiêu kế hoạch: 
+ Căn cứ vào nhu cầu thị trường. 
+ Căn cứ vào vốn khả năng tài chính có thể đầu tư vào nuôi hàu. 
+ Căn cứ vào kỹ thuật và số lao động. 
+ Căn cứ vào diện tích bè nuôi. 
- Hình thức và phương pháp nuôi: căn cư vào thực tế kỹ thuật, khả năng 
đầu tư, con giống và thị trường tiêu thụ để xác định hình thức và phương pháp 
nuôi hàu. 
- Chu kỳ nuôi: 
+ Căn cứ vào đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương. 
+ Căn cứ vào mùa vụ sản xuất giống. 
+ Cắn cứ vào nhu cầu thịt trường. 
 53 
+ Căn cứ vào nhu cầu con giống, kích cỡ thả giống. 
+ Căn cứ vào trình độ kỹ thuật nuôi. 
- Dự toán kinh phí đầu tư: 
+ Từ khi chuẩn bị bè nuôi đến khi nuôi hàu được 30- 60 ngày tuổi kinh 
phí đầu tư chiếm khoảng 60% trên tổng số tiền cần phải đầu tư. 
+ Từ 60 - 120 ngày tuổi kinh phí đầu từ chiếm 15% trên tổng số tiền cần 
phải đầu tư. 
+ Từ 120 ngày tuổi đến thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm kinh phí đầu từ 
chiếm khoảng 25% trên tổng số tiền cần phải đầu tư. 
- Dự kiến sản phẩm thu được: 
+ Dự kiến số lượng hàu giống cần thả. 
+ Dự kiến tỷ lệ sống. 
+ Dự kiến tổng khối lượng hàu thu hoạch. 
+ Dự kiến giá thành sản phẩm và thành tiền thu được. 
- Tiến độ thực hiện kế hoạch: 
+ Ngày 1 đến 7: chuẩn bị bè nuôi. 
+ Ngày 8: thả hàu giống. 
+ Ngày 9 - 240: chăm sóc và quản lý 
+ Ngày 180 – 240 thu hoạch hàu thương phẩm. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 
1. Câu hỏi: 
Câu hỏi 1: Nêu phương pháp xác định tỷ lệ sống? 
Câu hỏi 2: Nêu phương pháp lập kế hoạch cho một vụ nuôi tiếp theo? 
2. Bài thực hành: 
2.1. Bài tập thực hành số 6.4.1: Xác định tỷ lệ sống của hàu nuôi. 
2.2. Bài tập thực hành số 6.4.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính hiệu 
quả kinh tế trong một vụ nuôi. 
C. Ghi nhớ: 
Khi tính toán lợi nhuận vụ nuôi, cần tính đến tiền trượt giá khi nguồn chi 
không phải đi vay từ ngân hàng. 
 54 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất c a mô đun: 
- Vị trí: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề 
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất giống và nuôi 
hàu Thái Bình Dương; được giảng dạy cuối cùng trong chương trình đào tạo. 
Mô đun ”Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm” cũng có thể giảng dạy độc lập theo 
yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Thu hoạch và tiêu thụ phẩm là mô đun được tích hợp giữa lý 
thuyết và thực hành trong công việc chuẩn bị nơi tiêu thụ, thu hoạch hàu, vận 
chuyển, tiêu thụ sản phẩm, đánh giá hiệu quả sản xuất. Mô đun này được giảng 
dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có mô hình sản xuất giống, nuôi hàu và 
đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Mô tả được phương pháp xác định nơi tiêu thụ và thu hoạch hàu 
thương phẩm; 
+ Nêu được biện pháp kỹ thuật vận chuyển, tiêu thụ và đánh giá được 
hiệu quả nuôi. 
- Kỹ năng: 
+ Thực hiện chọn được nơi tiêu thụ hàu thương phẩm; 
+ Thực hiện được việc thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ và đánh giá hiệu 
quả nuôi. 
- Thái độ: 
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển hàu thương 
phẩm; 
+ Đảm bảo an vệ sinh thực phẩm. 
III. Nội dung chính c a mô đun: 
Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ06-
01 
Chuẩn bị nơi 
tiêu thụ 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
12 2 10 
MĐ06-
02 
Thu hoạch hàu Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
18 3 13 2 
 55 
hành 
MĐ06-
03 
Vận chuyển, 
tiêu thụ sản 
phẩm 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
18 4 12 2 
MĐ06-
04 
Đánh giá hiệu 
quả sản xuất 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
12 3 9 
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 
Tổng cộng: 64 12 44 8 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Bài 1: Chuẩn bị nơi tiêu thụ 
4.1.1: Bài thực hành số 6.1.1: Xác định kích cỡ hàu Thái Bình Dương 
trong bè nuôi. 
- Nguồn lực: 
+ Chậu: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Túi lưới: 2 chiếc/1 nhóm 5 học viên. 
+ Thước: 3 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Dao, kìm: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Cân điện tử: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ. 
+ Tiến hành thu mẫu hàu. 
+ Đo chiều dài vỏ để xác định kích cỡ hàu. 
+ Cân mẫu hàu để xác định kích cỡ. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 2 cái; dùng để đựng hàu khi 
 56 
thu từ dây treo lên kiểm tra kích 
cỡ. 
Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng hàu 
khi cân mẫu xác định khối lượng. 
Dao, kìm 1 chiếc; dùng để tách hàu 
ra khỏi vật bám. 
Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc; dùng để 
cân mẫu 1kg hàu. 
Cân điện tử: dùng để cân từng cá 
thể hàu. 
Găng tay để đeo để tránh xây xước 
khi thu mẫu. 
2 Tiến hành thu mẫu hàu Thời điểm thu mẫu hàu, sau 5 
tháng nuôi; 
Thu mẫu bằng tay đưa dây treo 
giống lên và kiểm tra khoảng 30 cá 
thể hàu. 
3 Xác định kích hàu Quan sát trực tiếp hàu để ước 
lượng kích cỡ hàu; 
Đo kích thước hàu bằng thước đo; 
Cân mẫu để xác định chính xác 
từng cá thể mẫu hàu; 
Kết luận cỡ hàu đạt hay không để 
tiến hành thu hoạch. 
4.1.2. Bài thực hành số 6.1.2: Tính khối lượng hàu trong bè nuôi 
- Nguồn lực: 
+ Chậu: 2 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Dao, kìm: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Cân điện tử: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Giấy, bút, máy tính tay. 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ. 
 57 
+ Tính số hàu trên 1 dây treo. 
+ Tính tổng số lượng dây treo có trong bè. 
+ Tính tổng số lượng hàu trên bè nuôi. 
+ Tính khối lượng trung bình 1 cơ thể hàu. 
+ Tính tổng thể khối lượng hàu trong bè. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Chậu 2 cái; dùng để đựng hàu khi 
thu từ dây treo lên kiểm tra kích 
cỡ. 
Túi lưới 2 chiếc; dùng để đựng hàu 
khi cân mẫu xác định khối lượng. 
Dao, kìm 1 chiếc; dùng để tách hàu 
ra khỏi vật bám. 
Cân loại 2- 5kg: 1 chiếc; dùng để 
cân mẫu 1kg hàu. 
Cân điện tử: dùng để cân từng cá 
thể hàu. 
Găng tay để đeo để tránh xây xước 
khi thu mẫu. 
Giấy, bút, máy tính tay; dùng để 
tính toán. 
2 Tính số lượng hàu trên 
một dây treo giống. 
Thu mẫu diểm một số dây treo 
giống trên bè rồi tiến hành đếm số 
lượng hàu trên dây treo. 
Tính trung bình để biết 1 dây treo 
có bao nhiêu hàu. 
3 Tính tổng số lương dây 
treo hàu trong bè. 
Thực hiện đếm tổng số lượng dây 
treo trên bè nuôi. 
4 Tính tổng số lượng hàu 
có trong bè nuôi. 
Số lượng hàu trong bè = Số lượng 
hàu/1 dây treo X Tổng số dây treo. 
5 Tính khối lượng trung 
bình 1 cơ thể hàu 
Thời điểm thu mẫu, sau 5 tháng 
nuôi; 
 58 
 Thu mẫu hàu trên dây treo; số 
lượng hàu khoảng 30 mẫu. 
Tính khối lượng hàu trung bình/ 1 
cơ thể thông qua cân mẫu hàu thu 
trong bè. 
6 Tính tổng thể khối lượng 
hàu trong bè. 
Tổng khối lượng hàu = Khối lượng 
hàu trung bình X Tổng số lượng 
hàu. 
Tính toán khối lượng hàu trong bè 
để có kế hoạch thu hoạch và tiêu 
thụ. 
4.2. Bài 2: Thu hoạch hàu 
4.2.1. Bài thực hành số 6.2.1: Thu hoạch hàu thương phẩm trong bè. 
- Nguồn lực: 
+ Lồ, xô, chậu: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Dao, kìm: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Cân loại 50-100kg: 1 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Thuyền máy: 1 chiếc. 
+ Máy bơm: 1 chiếc. 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ. 
+ Đưa dây treo hàu lên bè. 
+ Tách hàu khỏi vật bám. 
+ Làm sạch hàu. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Lồ, xô, chậu 2 cái; dùng để đựng 
dây treo hàu khi thu từ dưới nước 
lên bè. 
Dao, kìm 1 chiếc; dùng để tách hàu 
ra khỏi vật bám. 
 59 
Găng tay để đeo để tránh xây xước 
khi thu mẫu. 
Cân loại 50- 100kg: 1 chiếc; dùng 
để cân toàn bộ khối lượng hàu thu 
hoạch. 
Thuyền dùng để vận chuyển. 
2 Đưa dây treo hàu lên bè Tháo, cắt dây treo khỏi bè. 
Kéo dây treo hàu từ dưới nước lên 
bè. 
Xếp dây treo vào lồ, thuyền đưa 
vào dất liền (nếu cần thiết, vị trí 
gần bờ) 
3 Tách hàu khỏi vật bám Dùng dao, kìm tách hàu khỏi vật 
bám. 
4 Làm sạch hàu Thực hiện lắp máy bơm, vận hành 
máy bơm rửa làm sạch hàu sau khi 
tách khỏi vật bám. 
4.2.2. Bài thực hành số 6.2.2: Phân loại hàu. 
- Nguồn lực: 
+ Lồ, khay: 02 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Túi lưới: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Găng tay: 5 đôi/ 1 nhóm 5 học viên. 
+ Cân: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Máy tính tay: 01 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên. 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ. 
+ Cân mẫu từng loại. 
+ Nhặt riêng từng loại để riêng. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Lồ, khay 2 chiếc; dùng để đựng, 
 60 
trong quá trình phân loại. 
Túi lưới 1 chiếc; dùng để đựng hàu 
cân mẫu. 
Găng tay để đeo để tránh xây xước 
khi thu mẫu. 
Cân loại 2kg: 1 chiếc; dùng để cân 
mẫu hàu. 
2 Cân mẫu từng loại Chọn loại có kích cỡ lớn nhất, cân 
và đối chiếu với tiêu chiểu kích cỡ 
loại I, loại II hoặc loại III. 
3 Nhặt riêng từng loại để 
riêng 
Nhặt từng loại để riêng thông qua 
mẫu chuẩn đã cân ở trên (so mẫu). 
4.3. Bài 3: Vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm 
4.3.1. Bài thực hành số 6.3.1: Xếp hàu để thực hiện vận chuyển ướt. 
- Nguồn lực: 
+ Hàu Thái Bình Dương thương phẩm: 30kg / 1 nhóm 5 học viên 
+ Khay nhựa: 6 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Đá lạnh: 10kg/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Thùng xốp: 2 thùng/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Cân: 01 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ. 
+ Xếp hàu vào khay. 
+ Chuyển khay hàu vào thùng xốp. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Khay nhựa 6 chiếc; dùng để xếp 
hàu thương phẩm vào.T 
Thùng xốp 2 chiếc; dùng để đưa 
khay hàu vào vận chuyển. 
Đá lạnh dùng để giảm nhiệt độ khi 
 61 
cần thiết. 
Cân dùng để cân khối lượng hàu. 
2 Xếp hàu vào khay Chọn hàu khẻo mạnh không bị rãn, 
nứt vỏ, dập nát. 
Xếp phần miệng ngửa lên trên. 
Xếp chặt, đều nhau. 
3 Chuyển khay hàu vào 
thùng xốp 
Thùng xốp được cấp nước biển 
sạch, nhiệt độ môi trường nước 
phù hợp. 
Xếp các khay lần lượt vào thùng 
xốp. 
4.3.2. Bài thực hành số 6.3.2: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định thùng 
vận chuyển. 
- Nguồn lực: 
+ Thùng xốp: 2 chiếc/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Bình sục khí oxy: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Ống dây dẫn oxy: 10m/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Đá bọt: 20 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Dây buộc hoặc băng keo. 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ 
+ Lắp dây dẫn, đá bọt và máy sục khí 
+ Cố định bằng băng keo hoặc dây buộc. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Bình sục khí oxy; dùng để cấp oxy 
vào thùng. 
Ống dây dẫn oxy, đá bọt; dùng để 
dẫn, sục oxy vào lồ. 
 Dây buộc, băng keo. 
 62 
2 Lắp dây dẫn, đá bọt và 
máy sục khí 
Lắp đá bọt vào ống dây dẫn và 
chuyển vào đủ số lượng theo tiêu 
chuẩn. 
3 Cố định bằng dây buộc Buộc dây đảm bảo chắc chắn trong 
quá trình vận chuyển 
4.4. Bài 4: Đánh giá kết quả sản xuất 
4.4.1. Bài tập thực hành số 6.4.1: Xác định tỷ lệ sống của hàu nuôi. 
- Nguồn lực: 
+ Giấy: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Bút: 5 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
 + Máy tính tay: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ. 
+ Xác định số lượng hàu thả ban đầu. 
+ Xác định số lượng hàu thu hoạch được. 
+ Tính tỷ lệ hàu sống sau chu kỳ nuôi. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Giấy, bút, máy tính tay. 
2 Xác định số lượng hàu 
giống thả ban đầu. 
Xác định số lượng hàu giống thả 
ban đầu thông qua nhật ký thả hàu 
giống. 
3 Xác định số lượng hàu 
thu hoạch được 
Xác định số lượng hàu thu hoạch 
được thông qua các đợt thu hoạch 
hàu mang đi tiêu thụ. 
4 Tính tỷ lệ hàu sống sau 
chu kỳ nuôi. 
Tính tỷ lệ hàu sống sau chu kỳ 
nuôi, thông qua số liệu hàu thu 
hoạch và hàu giống thả (tính theo 
công thức ở trên) 
4.4.2. Bài tập thực hành số 6.4.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính 
hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. 
 63 
- Nguồn lực: 
+ Giấy: 1 cuốn/ 1 nhóm 5 học viên 
+ Bút: 5 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
 + Máy tính tay: 1 cái/ 1 nhóm 5 học viên 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5- 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ 
+ Xác định các nguồn chi và qui đổi thành tiền. 
+ Xác định các nguồn thu và qui đổi thành tiền. 
+ Tính lợi nhuận. 
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ Giấy, bút, máy tính tay. 
2 Xác định các nguồn chi 
và qui đổi thành tiền 
Xác định các nguồn chi và qui đổi 
thành tiền; lập thành bảng chi. 
3 Xác định các nguồn thu 
và qui đổi thành tiền 
Xác định các nguồn thu và qui đổi 
thành tiền; lập thành bảng thu. 
4 Tính lợi nhuận. 
Tính lợi nhuận; dựa trên số liệu 
bảng thu và chi. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1 . Đánh giá bài thực hành 6.1.1: Xác định kích cỡ hàu Thái Bình 
Dương trong bè nuôi. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Tiến hành thu mẫu cá Thao tác thực hiện thu mẫu. 
Xác định kích cỡ hàu Thao tác thực hiện; 
Đánh giá kích cỡ hàu thương 
phẩm. 
 64 
5.2. Đánh giá bài thực hành 6.1.2: Tính khối lượng hàu trong bè nuôi 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Tính số lượng hàu trên một dây treo 
giống. 
Cách lấy mẫu dây treo trong bè 
nuôi; 
Độ chính xác số lượng hàu trên 1 
dây treo. 
Tính tổng số lương dây treo hàu 
trong bè. 
Độ chính xác số lượng dây treo 
trong 1 bè. 
Tính tổng số lượng hàu có trong bè 
nuôi. 
Độ chính xác trong tính toán. 
Tính khối lượng trung bình 1 cơ thể 
hàu 
Cách lấy mẫu hàu trong bè nuôi; 
Cách tính khối lượng trung bình; 
Độ chính xác trong tính toán. 
Tính tổng thể khối lượng hàu trong 
bè. 
Độ chính xác trong tính toán. 
5.3. Đánh giá bài thực hành 6.2.1: Thu hoạch hàu thương phẩm trong bè. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ 
Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Đưa dây treo hàu lên bè Thao tác thực hiện hiện. 
Tách hàu khỏi vật bám Thao tác thực hiện; 
Độ an toàn cho người và hàu. 
Làm sạch hàu. Thao tác thực hiện; 
Độ sạch của hàu thương phẩm. 
5.4. Đánh giá bài thực hành 6.2.2: Phân loại hàu. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 65 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Cân mẫu từng loại Độ chính xác của khối lượng hàu. 
Nhặt riêng từng loại để riêng Thao tác thực hiện. 
 5.5. Đánh giá bài thực hành 6.3.1: Xếp hàu để thực hiện vận chuyển ướt. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Xếp hàu vào khay Thao tác thực hiện; 
Chọn đúng mật độ vận chuyển. 
Chuyển khay hàu vào thùng xốp. Thao tác thực hiện. 
5.6. Đánh giá bài thực hành 6.3.2: Lắp đặt hệ thống sục khí và cố định 
thùng vận chuyển. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Lắp dây dẫn, đá bọt và máy sục khí Thao tác thực hiện. 
Cố định bằng dây buộc Độ chắc chắn, an toàn của thiết bị 
vận chuyển. 
5.7. Đánh giá bài thực hành 6.4.1: Xác định tỷ lệ sống của hàu nuôi. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Xác định số lượng hàu thả ban đầu. Thao tác thực hiện. 
Xác định số lượng hàu thu hoạch 
được. 
Thao tác thực hiện. 
Tính tỷ lệ hàu sống sau chu kỳ nuôi. Độ chính xác trong tính toán. 
5.8. Đánh giá bài thực hành 6.4.2: Lập bảng các khoản chi, thu để tính 
hiệu quả kinh tế trong một vụ nuôi. 
 66 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ Đếm số lượng, chất lượng của 
dụng cụ. 
Xác định các nguồn chi và qui đổi 
thành tiền 
Độ chính xác 
Xác định các nguồn thu và qui đổi 
thành tiền 
Độ chính xác 
Tính lợi nhuận. Độ chính xác. 
 67 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Ngô Thế Anh & Nguyễn Huy Thông, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi 
động vật thân mền, NXB Nông nghiệp, năm 2007. 
2. Ngô Anh Tuấn, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mền, 
NXB Nông nghiệp, năm 2012. 
 68 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 726 /BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Lê Văn Thắng Chủ nhiệm 
2. Bà Trần Thị Anh Thư Phó chủ nhiệm 
3. Ông Đỗ Văn Sơn Thư ký 
4. Ông Nguyễn Văn Tuấn Thành viên 
5. Ông Đinh Quang Thuấn Thành viên 
6. Ông Lê Văn Thích Thành viên 
7. Ông Hà Thanh Tùng Thành viên 
8. Ông Nguyễn Triều Dương Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 ( Theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt Chủ tịch 
2. Bà Đào Thị Hương Lan Thư ký 
3. Ông Trần Thế Mưu Ủy viên 
4. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh Ủy viên 
5. Ông Hà Văn Ninh Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thu_hoach_va_tieu_thu_san_pham_ma_so_md_06_nghe_s.pdf
Ebook liên quan