Giáo trình Thủy sản đại cương - Chương 2: Hiện trạng thủy sản Việt Nam

Tóm tắt Giáo trình Thủy sản đại cương - Chương 2: Hiện trạng thủy sản Việt Nam: ...38 220668 232628 239906 245010 253665 271094 279864 Đồng bằng sông Cửu Long 803919 829313 835677 833990 848759 843017 854968 858964 863289 925543 994234 2.2 Nuôi Trồng TS (Aquaculture)  Tiềm năng mặt nước: 1.700.000 ha (chưa kể diện tích các sông, suối, kênh rạch và mặt biển). ...g lạnh các loại là nhóm sản phẩm xuất khẩu đứng hàng thứ hai. Năm 2002 cá đông lạnh các loại xuất khẩu với giá trị là 358,7 triệu USD (chiếm 19%) và năm 2006 là 960,5 triệu USD (28,60%).  Mực  Mực fillet đông lạnh (còn da hay bỏ da)  Mực khô tẩm gia vị TSĐC Nguyễn Văn Tư 13 Mực c... năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động. b) Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị...

pdf21 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Thủy sản đại cương - Chương 2: Hiện trạng thủy sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sông Hồng 112957 131950 166193 180666 215656 234327 266415 304285 322147 360795 406280 
Trung du và miền núi phía Bắc 19601 20953 25826 29487 32513 37006 42526 48850 50162 60148 67909 
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 48140 59323 66379 84810 93570 114981 121561 141293 154016 174407 177397 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
10 
Tây Nguyên 7329 8012 10103 10958 10449 11344 11483 13017 15020 16332 20603 
Đông Nam Bộ 36427 45259 57566 62376 77004 78481 85099 89905 85625 83660 94382 
Đồng bằng sông Cửu Long 365141 444394 518743 634798 773293 1002730 1166775 1527205 1838638 1894448 1940181 
2.3 Chế biến TS (Fishery product processing) 
 90% sản lượng TS đánh bắt từ biển được tiêu thụ nội địa. 
 10-20% được tiêu thụ tươi, còn lại dưới dạng sản phẩm chế biến như nước 
mắm, mắm, khô. 
 Tỉ lệ bị hư hỏng sau khi thu hoạch khá cao (25-30% # 350.000-490.000 tấn) 
do thiếu nước đá hay do phương pháp bảo quản cổ truyền. 
# Giải pháp: phát triển NTTS để gia tăng cung cấp nguyên liệu (giá trị và chất 
lượng cao) cho chế biến xuất khẩu. 
 Phần lớn cảng cá thiếu trang thiết bị 
nhận cá và bán đấu giá, thiếu nước sạch và nước 
đá  sản phẩm bị giảm cấp. 
# Giải pháp: nâng cấp trang thiết bị cảng 
cá, điều kiện bảo quản sản phẩn trên tàu khai 
thác. 
 Năng lực sản xuất nước đá khoảng 
3500 tấn/ngày. 
 Phần lớn nhá máy nước đá nằm gần 
các nhà máy chế biến; phân bố không đều theo 
mùa và theo cảng cá. 
 Tàu khai thác trọng tải >10 tấn chỉ đủ 
đá cho 30-60% sản phẩm đánh bắt, Tàu khai 
thác nhỏ và ngắn chỉ bảo quản bằng muối. 
# Giải pháp: gia tăng dùng đá trên biển, 
ở cảng cá và quá trình vận chuyển để giảm mất 
mát và cải thiện chất lượng sản phẩm. 
 Cả nước hiện có 532 doanh nghiệp chế biến TS; trong đó trên 250 doanh 
nghiệp chế biến xuất khẩu. 
 Nhiều 
nhà máy được mở 
rộng không đúng 
cách  đường đi 
của nguyên liệu 
không liên tục và 
phức tạp  khó 
khăn trong duy trì 
điều kiện vệ sinh. 
 Trong 
thời gian gần đây, 
nhiều nhà máy 
đông lạnh được 
xây dựng mới với 
trang thiết bị hiện 
BÐ 6. Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo năm 
H.6 Chế biến tôm xuất khẩu 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
12 
đại và qui trình công nghệ tiên tiến đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. 
 Phần lớn nhà máy nằm gần vùng nguyên liệu, xa cảng xuất khẩu (ngoại trừ 
30 nhà máy ở Tp.HCM). 
 Nhiều nhà máy thiếu biện pháp xử lý nước thải. 
 Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (National Agro-forestry 
and Fisheries Quality Assurance Department, NAFIQAD). 
# 128 nhà máy áp dụng kỹ thuật HACCP (Hazard Analysis Critical Control 
Point, Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) để cải thiện chất lượng. 
  Năm 2011, đã có 392 doanh nghiệp chế biến thủy sản được EU công nhận 
và được xuất khẩu vào thị trường EU 
2.4 Xuất khẩu TS (Seafood export) 
 Gia tăng về số lượng và giá trị; 
  Tỉ trọng đóng góp nhỏ của ngành TS cho GDP được bù đắp bởi hoạt động 
xuất khẩu TS. Các sản phẩm TS xuất khẩu chính là tôm đông lạnh, mực đông lạnh và 
mực khô. 
 Sản phẩm TS xuất khẩu 
 Tôm 
 Tôm bỏ đầu đông lạnh khối (Block frozen) 
 Tôm đông lạnh nhanh rời (IQF, Individual Quick Frozen) 
 Tôm luộc đông lạnh (Ready-to-cook) 
 Tôm bán đông lạnh nhanh rời (Semi IQF) 
 Sashimi: bóc đầu, bỏ vỏ, còn đuôi 
 Sushi-Tane: luộc, bỏ vỏ, còn đuôi, xếp bướm 
 Tôm đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm xuất khẩu hàng đầu. Năm 2002, giá trị 
xuất khẩu tôm là 946,2 triệu USD (chiếm 48%) và năm 2006 là 1.335,78 triệu USD 
(chiếm 39,78%). Hai thị trường quan trọng nhất của tôm đông Việt Nam là Mỹ và 
Nhật Bản. 
 Cá 
 Cá đông lạnh các loại 
 Cá đông lạnh các loại là nhóm sản phẩm xuất khẩu đứng hàng thứ hai. Năm 
2002 cá đông lạnh các loại xuất khẩu với giá trị là 358,7 triệu USD (chiếm 19%) và 
năm 2006 là 960,5 triệu USD (28,60%). 
 Mực 
 Mực fillet đông lạnh (còn da hay bỏ da) 
 Mực khô tẩm gia vị 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
13 
Mực các loại là nhóm sản phẩm xuất khẩu đứng hàng thứ ba. Năm 2002 bạch 
tuộc và mực đông lạnh xuất khẩu với giá trị là 138,4 triệu USD (chiếm 7%) và năm 
2006 là 222,19 triệu USD (6,62%). 
 Cá ngừ và các loài gần cá ngừ 
 Cá ngừ tươi nguyên con 
 Cá ngừ đông lạnh 
 Cá ngừ philê, cá ngừ đóng hộp 
Năm 2001, có sự tiến bộ vượt bậc với khối lượng 14.500 tấn và giá trị 58,6 triệu 
USD. Năm 2006 cá ngừ xuất khẩu với giá trị 117,13 triệu USD (chiếm 3,49%). Xuất 
khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ đã tăng trưởng rõ rệt. 
 Cua 
 Thịt cua (Crab flesh) (đông lạnh sâu hay nướng) 
 Càng cua (Crab claws) 
 Chân cua (Crab legs) 
 Nhuyển thể hai mảnh võ 
 Nghêu luộc đông lạnh 
 Sản phẩm khác 
 Tôm hùm đá (sống, đông lạnh, tươi) 
 Vòm xanh (đông lạnh, tươi) 
 Hào (sống, đông lạnh, tươi) 
 Cá mú (sống, đông lạnh, tươi) 
 Ghẹ (sống, đông lạnh, tươi) 
 Năm 2004, sản phẩm thủy sản xuất có giá trị gia tăng (value-added) đã tăng 
lên 42%. 
 Thị trường 
 Mỹ 
  Sản phẩm tươi giá cao hơn sản phẩm đông lạnh 
  Thịt trắng, không xương, mềm, không có mùi hôi 
  Cá rô phi, catfish (tra, basa) 
Xuất khẩu TS của Việt Nam sang Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó tôm 
đông lạnh chiếm tỉ trọng cao nhất. Năm 2002, xuất khẩu TS vào thị trường Mỹ đạt 
640,6 triệu USD, chiếm 31,8% tổng giá trị xuất khẩu TS của Việt Nam. Năm 2004, đạt 
602,97 triệu USD, chiếm 25,12%. Năm 2007, đạt 718,9 triệu USD, chiếm 19%. 
 Nhật Bản 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
14 
  Nhu cầu nhập khẩu tăng do sản lượng đánh bắt trong nước giảm 
  Tôm biển, tôm càng, tôm hùm tươi hoặc đông lạnh 
  Bán thành phẩm hay thành phẩm 
 Nhật Bản là thị trường nhập khẩu sản phẩm TS của Việt Nam lớn thứ hai. Năm 
2002, xuất khẩu TS vào thị trường Nhật đạt 540,6 triệu USD, chiếm 26,8% tổng giá trị 
xuất khẩu TS của Việt Nam. Năm 2004, đạt 772,19 triệu USD chiếm 32,16%. Năm 
2007, đạt 745,3 triệu USD, chiếm 20%. 
 Châu Á (không kể Nhật Bản) 
Năm 2002, giá trị xuất khẩu TS sang Châu Á đạt 497,80 triệu USD. Năm 2004, 
giảm còn 413,86 triệu USD. Năm 2007, đạt 709,3 triệu USD, chiếm 19%. 
 Châu Âu 
Năm 2002, 
xuất khẩu TS vào 
thị trường Châu Âu 
đạt 73,72 triệu 
USD. Năm 2004, 
tăng lên đạt 231,53 
triệu USD. Năm 
2007, đạt 903,7 
triệu USD, chiếm 
24%. 
 Các thị 
trường khác 
 Năm 2006, giá trị xuất khẩu TS (triệu USD) của Việt Nam sang các thị trường 
khác như sau: Châu Ðại Dương (133,58 triệu USD) Châu Mỹ (không kể Hoa Kỳ, 
124,37 triệu USD), Châu Phi (9,22 triệu USD), và khác (41,57 triệu USD). Thị trường 
mới quan trọng là Liên Bang Nga. 
2.5 Lao động ngành thủy sản 
Ðến năm 1997, toàn ngành TS có 423.583 lao động đánh bắt hải sản, trong đó 
hoạt động gần bờ 309.171 người (chiếm tỉ trọng 73%), hoạt động xa bờ 114.412 người 
(chiếm tỉ trọng 27%). Năm 2003 trên 1,022 triệu lao động khai thác thủy sản. 
Theo báo cáo của Hội Nghề cá VN, cả nước hiện có khoảng 4,7 triệu lao động, 
tập trung trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần. 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
Kha ùc
Nha ät
My õ
Chaâu A âu
Chaâu A Ù
BÐ 5. Thị trường xuất khẩu của sản phẩm thủy sản Việt Nam 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
15 
2.6 Bộ Máy Tổ 
Chức Và Ðịnh 
Hướng Phát 
Triển TS 
2.6.1 Bộ máy 
quản lý ngành TS 
Việt Nam 
 Bộ Nông 
nghiệp và Phát 
triển nông thôn ở 
trung ương 
 Sở Thủy 
Sản ở 28 tỉnh có 
biển đã được sát nhập vào Sở NN&PTNT 
 Cơ quan nghiên cứu về TS 
 Viện nghiên cứu Nuôi trồng TS 1, 2 và 3 và Viện Hải sản thuộc Bộ 
NN&PTNT 
 Viện Biển thuộc Trung tâm KH và KT quốc gia 
 Cơ quan đào tạo nguồn nhân lực về TS 
 Trường Trung học Thủy sản 1, 2 và 4 thuộc Bộ NN&PTNT đào tạo Trung 
cấp TS 
 Các trường thuộc Bộ GD&ÐT: Trường ÐH Nông nghiệp 1 Hà Nội đào tạo 
kỹ sư (K.S) thủy sản, Trường ÐH Huế đào tạo K.S thủy sản, Trường ÐH Nha Trang 
đào tạo K.S, thạc sĩ (Th.S) và tiến sĩ (T.S) thủy sản, Trường ÐH Nông Lâm TP.HCM 
đào tạo K.S và Th.S thủy sản, và Trường ÐH Cần Thơ đào tạo K.S, Th.S và T.S về 
thủy sản. 
 Cơ quan chuyển giao kỹ thuật về TS (khuyến ngư) 
 Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia thuộc Bộ NN&PTNT 
 24 TT khuyến ngư thuộc sở TS (cũ) đang được sát nhập vào TT khuyến nông 
 28 TT khuyến nông thuộc sở NN&PTNT 
 5 Trung Tâm TS thuộc sở NN&PTNT 
 2 Chi cục bảo vệ nguồn lợi TS 
 Cơ quan bảo vệ nguồn lợi TS 
 Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi TS 
BÐ 2. Thống kê số lượng lao động trong ngành thủy sản theo năm 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
16 
2.6.2 Ðịnh hướng phát triển TS Việt Nam 
 Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định 
hướng năm 2020 (theo Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ký ngày 11/1/2006) 
 Mục tiêu đến năm 2010 
1. Mục tiêu tổng quát 
Xây dựng ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh 
tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển, góp phần đáng 
kể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là các vùng ven biển, hải đảo. 
2. Mục tiêu cụ thể 
a) Một số chỉ tiêu tăng trưởng thời kỳ 2006 - 2010: 
- Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm; 
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; 
- Lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm. 
 b) Tổng sản lượng thuỷ sản đến năm 2010 đạt 3,5 - 4 triệu tấn. Trong đó: 
 - Sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn; 
 - Sản lượng khai thác hải sản đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn; 
 - Sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn. 
 c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4 tỷ USD. 
 d) Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người. 
 Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (theo Quyết định số 
332/QĐ-TTg ký ngày 3/3/2011) 
 Mục tiêu 
1. Mục tiêu chung 
Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 
có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất chủ 
lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời 
tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần 
xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc. 
2. Mục tiêu cụ thể 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
17 
a) Đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 
1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 
khoảng 3,0 triệu lao động. 
b) Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 
1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 
khoảng 3,5 triệu người. 
Trong đó: 
- Cá tra đạt sản lượng khoảng 1,5 đến 2 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 
4,8%/năm. 
- Tôm nước lợ đạt 700.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 5,76%/năm. 
- Nhuyễn thể đạt 400.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 16,0%/năm. 
- Cá biển đạt 200.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 14,9%/năm. 
- Cá rô phi đạt 150.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 7,9%/năm. 
- Rong tảo biển đạt 150.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 7,2%/năm. 
- Tôm càng xanh đạt 60.000 tấn, tăng trưởng trung bình là 11,6%/năm. 
 Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 (theo 
Quyết định số 2310/QĐ-BNN-CB ký ngày 4/10/2011) 
 Mục tiêu phát triển 
1. Mục tiêu tổng quát 
Xây dựng hệ thống chế biến thuỷ sản phát triển bền vững theo hướng hiện đại, 
đồng bộ từ sản xuất, cung ứng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm với khả 
năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường 
trong nước để đến năm 2020 công nghiệp chế biến thuỷ sản của nước ta đạt trình độ 
tiên tiến của thế giới. 
2. Mục tiêu cụ thể 
Đến năm 2020: 
- Sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu khoảng 2,0 triệu tấn với tốc độ tăng 
trưởng bình quân khoảng 3,5 %/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD với 
tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7 %/năm. 
- Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đạt 950 nghìn tấn với tốc độ tăng 
trưởng khoảng 3,3 %/năm. Giá trị thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa tăng trưởng bình 
quân 5,8 %/năm. 
- Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đạt 2,13 triệu tấn sản 
phẩm/năm; hệ thống kho lạnh đạt công suất 1,1 triệu tấn. 
- Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60 - 70 % khối lượng sản phẩm chế 
biến; tỷ lệ đổi mới máy và thiết bị chế biến đạt 12 - 15 %/năm; 100 % cơ sở chế biến 
thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
18 
2.7 Thách Thức của Phát Triển TS Bền Vững ở Việt Nam 
2.7.1 Ðịnh nghĩa về phát triển bền vững 
  Phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển để thỏa mãn các nhu cầu của thế 
hệ hiện tại mà không thiệt hại khả năng của các thế hệ tương lai để thỏa mãn các nhu 
cầu riêng của họ. 
2.7.2 Hệ thống thủy sản bền vững 
  Khái niệm các hệ thống thủy sản bền vững được xem xét dưới ba khía cạnh 
có liên hệ với nhau: 
 (1) Kỹ thuật sản xuất: kỹ thuật 
nên có năng suất một cách hiệu quả để 
là một giải pháp có khả năng cạnh tranh 
về sử dụng các nguồn lợi; 
 (2) Khía cạnh kinh tế-xã hội: các 
ưu tiên nên nhằm thỏa mãn các nhu cầu 
của người sản xuất và tiêu thụ ở những 
điều kiện kinh tế-xã hội thấp mà thường 
chiếm số đông ở các nước Châu Á. Tuy 
nhiên, cũng cần thiết nuôi các loài có 
giá trị kinh tế cao cho các thị trường cao 
cấp trong nước cũng như nước ngoài; 
 (3) Khía cạnh môi trường: sử 
dụng lành mạnh các nguồn tài nguyên 
thiên nhiên. 
 SÐ.1 Sự phát triển bền vững của các hệ thống thủy sản 
  Các khía cạnh môi trường 
  Các khía cạnh môi trường được xem xét trong sự tác động hai chiều với NTTS 
  Sự tác động của nhiều yếu tố liên quan có thể là thuận và nghịch 
  Tác động của môi trường tự nhiên đến NTTS 
 + Môi trường tự nhiên tạo ra ảnh hưởng chính đến NTTS thông qua yếu tố địa 
lý và khí hậu 
 - Mỗi loài thủy động vật có khả năng chịu đựng các giới hạn về độ mặn, nhiệt 
độ, ... khác nhau. 
  Tác động của môi trường nhân tạo đến NTTS 
Kỹ thuật sản 
xuất 
Khía cạnh kinh 
tế-xã hội 
Khía cạnh môi 
trường 
Năng suất 
Phù hợp về 
môi trường 
Có lợi về 
KT-XH 
HTTSBV 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
19 
 + Một thí dụ về tác động thuận 
như sử dụng các hồ chứa, nguồn 
nước thủy lợi cho NTTS. Một thí dụ 
về tác động nghịch như cải tạo các 
vùng ngập cho trồng trọt làm giảm 
nguồn lợi thủy sản 
SÐ.2 Sự tác động hai chiều giữa 
NTTS và Môi trường 
 + Nhiều thay đổi môi trường 
nhân tạo có tác động nghịch đến 
NTTS 
 (1) Sự ô nhiễm: gây ra bởi các 
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa 
và thâm canh trong nông nghiệp. Các 
tác động của sự ô nhiễm đến NTTS 
thường là tác động nghịch như giảm sinh trưởng, gia tăng bệnh, gia tăng tỉ lệ chết và 
các đối tượng nuôi bị nhiễm độc. 
 (2) Sự thoái hóa môi trường: ví dụ như biến rừng ngập mặn thành các ao nuôi 
tôm. Sự phá hủy rừng ngập mặn ảnh hưởng đến cả nuôi trồng và khai thác thủy sản 
như gia tăng bồi lắng, tạo ra chế độ nước không ổn định, phá hủy nơi sinh sản và ương 
nuôi ấu trùng tôm, cá. 
  Tác động của NTTS đến môi trường 
 (1) Tác động nghịch 
 a. Sự phú dưỡng gây ra bởi nước thải của NTTS; 
 b. Phá hủy hệ sinh thái, ví dụ nuôi tôm làm giảm diện tích rừng ngập mặn; 
 c. Khai thác quá mức nguồn giống tự nhiên cho NTTS; 
 d. Sử dụng hóa chất không đúng cách như dùng kháng sinh quá mức trong điều 
trị bệnh tôm cá; 
 e. Giảm tính đa dạng sinh học do các loài nhập nội; 
 f. Xung đột trong việc sử dụng các nguồn lợi như đất, nước với các hoạt động 
khác như đô thị hóa, trồng trọt, du lịch. 
 (2) Tác động thuận 
 a. Ða dạng hóa nông nghiệp; 
 b. Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp; 
 c. Sử dụng các chất thải hữu cơ để tạo ra nguồn đạm động vật có giá trị; 
 d. Kết hợp với khai thác như thả giống nhân tạo vào môi trường tự nhiên; 
 e. Giới thiệu các loài nhập nội có tiềm năng cao. 
  Các khía cạnh kinh tế - xã hội 
 + Sự phát triển NTTS bị đình trệ do sự thiếu am hiểu về các nhu cầu cơ bản ở 
tất cả các mức độ từ nông hộ đến chính quyền trung ương; 
Thuận Nghịch 
Tác động của Môi 
trường đến Nuôi 
trồng thủy sản 
Tác động của Nuôi 
trồng thủy sản đến 
Môi trường 
Thuận 
Nghịch 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
20 
 + NTTS phải là một phần của các chương trình phát triển nông thôn nếu nhấn 
mạnh đến các nhu cầu của người nông dân nhỏ, nhóm người đông nhất trong các nước 
đang phát triển; 
2.7.2 Thách thức của phát triển thủy sản bền vững ở Việt Nam 
  10 thách thức của phát triển bền vững nghề cá ven biển 
 1. Sự phát triển nghề cá thiếu qui hoạch ở nhiều vùng; đặc biệt trong: 
 - Sản xuất giống; 
 - Hoạt động đánh bắt hải sản ven bờ; 
 - Nuôi tôm trên cát ở vùng duyên hải miền Trung; 
 - Nuôi tôm trên ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. 
 2. Nguồn lợi hải sản xa bờ chưa được khai thác hiệu quả trong khi nguồn lợi 
hải sản ven bờ đang bị lạm thác. 
 - CPUE (catch per unit effort) giảm từ 0,92 tấn/hp.năm (1990) xuống còn 0,38 
tấn/hp.năm (2001); 
 - Nguồn lợi cá biển giảm về trữ lượng, sản lượng và kích thước khai thác. 
 3. Thiếu chính sách đồng bộ nên chương trình đánh bắt xa bờ không hiệu quả. 
 - Áp lực khai thác nguồn lợi hải sản ngày càng gia tăng; 
 - Hoạt động khôi phục các nguồn lợi thủy sản ven bờ chậm chạp. 
 4. Một số loài hải sản có giá trị kinh tế trở nên khan hiếm do: 
 - Khai thác bằng các phương pháp hủy diệt, ngư cụ có mắt lưới nhỏ; 
 - Ðánh bắt ở những bãi đẻ hoặc vào thời điểm sinh sản của cá; 
 - Phá hủy môi trường sống của cá trên biển và vùng ven bờ: san hô, bãi cỏ biển 
và rừng ngập mặn. 
 5. Nuôi trồng thủy sản được phát triển nhằm giảm áp lực khai thác, nhưng: 
 - Sản lượng nuôi trồng thủy sản gia tăng chủ yếu do mở rộng diện tích; 
 - Trình độ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh là phổ biến. 
 6. Nghề cá ở Việt Nam là nghề cá nhân dân nhưng nhận thức của người dân về 
khoa học-công nghệ, hiệu quả lâu dài và trách nhiệm bảo vệ NLTS còn yếu. 
 - Tập quán khai thác NLTS lạc hậu và kém thân thiện với môi trường; 
 - Hoạt động khôi phục các NLTS ven bờ chậm chạp. 
 7. Cộng đồng cư dân vùng ven biển thường nghèo và khó khăn về nguồn vốn 
nên áp lưïc khai thác NLTS ven bờ lớn. 
 - Hạ tầng cơ sở nghề cá thấp kém; 
 - Sinh kế của người dân ít đa dạng nên phải sống bám vào NLTS ven biển. 
 TSĐC Nguyễn Văn Tư 
21 
 8. Vùng ven biển với hoạt động thủy sản chủ yếu của Việt Nam thường bị thiên 
tai và chịu nhiều tác động nghịch của phát triển nghề cá như nuôi trồng và chế biến 
thủy sản. 
 - Ô nhiễm môi trường. 
 9. Trong một số trường hợp, hạ tầng cơ sở, công nghệ và kiểm soát vệ sinh và 
an toàn thực phẩm trong chế biến và kinh doanh thủy sản chưa tốt. 
 - Hoạt động của một số doanh nghiệp thủy sản kém hiệu quả; 
 - Thị trường không ổn định; 
 - Khả năng cạnh tranh kém. 
 10. Thiếu các chính sách liên ngành của chính phủ cũng như chính sách của Bộ 
Thủy Sản (cũ) về quản lý nguồn lợi và môi trường nghề cá, về thành lập và quản lý 
các khu bảo tồn biển và đất ngập nước (wetlands) cũng như sự hạn chế về năng lực 
quản lý cho mục tiêu phát triển bền vững. 
 - Xung đột trong việc sử dụng nguồn lợi gia tăng. 
  5 nguyên tắc của phát triển bền vững nghề cá ven biển 
 1. Ðảm bảo sự cân bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ thống sinh thái quan 
trọng cho sự phát triển kinh tế thủy sản. 
 2. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong tất cả các bước của quá trình sản xuất, 
phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, mở rộng các hình thức nuôi bán thâm canh và 
thâm canh. 
 3. Ðảm bảo kết hợp các vấn đề môi trường vào trong sản xuất thủy sản, cũng 
như quản lý thủy sản vào trong quản lý ven biển tổng hợp. 
 4. Tăng cường nhận thức của các cộng đồng địa phương và tạo điều kiện để họ 
sử dụng và quản lý NLTS một cách hiệu quả. Áp dụng cách tiếp cận đồng quản lý hay 
quản lý cộng đồng các NLTS. 
 5. Tăng cường sự sắp xếp các cơ quan và các chính sách cho việc quản lý bền 
vững và hiệu quả ngành và liên ngành. Kết hợp việc xem xét môi trường vào trong các 
hoạch định phát triển kinh tế-xã hội của ngành thủy sản cũng như các địa phương. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuy_san_dai_cuong_chuong_2_hien_trang_thuy_san_v.pdf
Ebook liên quan