Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Phần 1): ... khúm núm, sợ hãi hay nịnh bợ; song cũng không xưng hô, trình bày một cách xách mé, hạ thấp cấp trên. Đặc biệt với các văn bản phải đưa ra lời từ chối nên lưu ý cách diễn đạt để tránh có tác động xấu đến tâm lí người đọc. Thí dụ: 21 Nên viết: Tổng Công ty rất tiếc phải từ chối lời đề nghị của X...h cho một câu khai triển khác. Chính việc đan xen nhiều kiểu quan hệ này tạo nên cấu trúc nhiều tầng bậc. Ta có thể mô hình hoá như sau: A (Nội dung câu chủ đề) Nội dung câu 1 Nội dung câu 2 Nội dung câu 3 Các câu khai triển có mối quan hệ song hành (mỗi câu biểu đạt một khía cạnh, một phương...g nghiên cứu Đề cương cần được xây dựng để trình giáo viên hướng dẫn hay cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt. Trong đề cương, cần thuyết minh những điểm sau: - Lí do chọn đề tài: Trình bày ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu: + Đối tư...

pdf71 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Tiếng Việt thực hành (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trình bày chi tiết, xu
hướng xem xét các quan hệ nhân - quả, điều kiện - kết quả trong sự thống
nhát cảu các mặt xác nhận và quy định.
Ở Việt Nam, các nhà phong cách học khi nghiên cứu đã thật sự quan
tâm đến phong cách hành chính - công vụ và những năm gần đây, một số kiến
thức về phong cách hành chính công vụ trở thành một nội dung được giảng
dạy trong nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học.
Tiêu biểu cho các nhà phong cách học ở Việt Nam là Võ Bình, Lê Anh
Hiền, Nguyễn Thái Hoà, Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt. Trong các
công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đưa ra những đặc điểm về câu
trong văn bản hành chính.
Tác giả Cù Đình Tú trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ
tiếng Việt” xuất bản năm 1983 đã khẳng định phong cách hành chính chỉ
dùng câu tường thuật, không dùng câu nghi vấn, câu biểu cảm và ưa lối viết
câu phức hợp.
Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà trong “Phong cách học
tiếng Việt” đã chỉ ra 9 nét đặc trưng của câu trong văn bản hành chính -
công vụ.
Tác giả Hữu Đạt với cuốn “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” cho
rằng kết cấu của câu trong văn bản hành chính thiên về kết cấu diễn dịch.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về phong cách hành chính công
vụ vừa kể trên, những năm gần đây xuất hiện nhiều tài liệu h ướng dẫn soạn
thảo văn bản hành chính , trong đó có dành một mục bàn về cách hành v ăn
của văn bản hành chính. Tiêu biểu là: “Soạn thảo và sử lí v ăn bản trong công
tác của người lãnh đạo và quản lí” của Nguyễn Văn Thâm, “Hướng dẫn kĩ
thuật nghiệp vụ hành chính” của Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê
Xuân Lam, Bùi Xuân Lự, “Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lí nhà nước”
của Lưu Kiếm Thanh...
60
Qua việc điểm lại các công trình nghiên cứu về v ăn bản hành chính, có
thể đánh giá một cách khách quan rằng đơn vị câu trong văn bản hành chính
đã được dành cho một sự quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, những kết luận trong
các công trình ấy còn mang tính khái quát, sơ lược. Vì thế, trong luận văn
này, chúng tôi sẽ cố gắng chi tiết hoá những đặc điểm về câu trong văn bản
hành chính trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những tác giả
trên.
( Đỗ Thị Thanh Nga (2003), Câu trong văn bản hành chính, Luận văn
thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Tr 6 – 8)
4.4. Ngôn ngữ trong luận văn khoa học
Ngôn ngữ trong luận văn khoa học thể hiện những đặc trưng của phong
cách khoa học: Tính trừu tượng, khái quát cao; tính chính xác, khách quan;
tính lôgic nghiêm ngặt. Tuy nhiên, sự biểu hiện này có những mức độ khác
nhau trong những kiểu và thể loại văn bản khác nhau của phong cách khoa
học.
Ngôn ngữ trong luận văn khoa học có những đặc điểm sau đây:
4.4.1. Về mặt từ ngữ
a) Sử dụng các loại từ trong luận văn khoa học
- Sử dụng các từ loại trong luận văn khoa học
+ Danh từ: Theo Đinh Trọng Lạc, trong phong cách khoa học, trung
bình danh từ được dùng nhiều gấp bốn lần động từ. Điều này có thể giải thích
là do khuynh hướng định danh của phong cách này.
(Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1998), Phong cách học tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 86.)
Do phong cách khoa học mang đặc trưng tính trừu tượng, khái quát cao
nên phần lớn danh từ được dùng là danh từ trừu tượng.
Thí dụ: Trong lưu trữ học: phông lưu trữ, đơn vị bảo quản...; trong
hành chính học: nền hành chính, thể chế hành chính, thủ tục hành chính...
61
Ngoài việc sử dụng các danh từ, tiểu luận và luận v ăn khoa học còn sử
dụng lối định danh hoá bằng việc kết hợp các danh từ như sự, cuộc, tính ...với
các động từ hoặc tính từ.
Thí dụ: sự sáng tạo, sự phát triển, tính khái quát...
+ Đại từ: Đại từ ngôi ba có tính chất phiếm chỉ (người ta) và đại từ ngôi
một (chúng ta, chúng tôi, ta) được sử dụng nhiều thể hiện tính khách quan của
phong cách khoa học.
Thí dụ: “Theo tiêu chuẩn thời gian, chúng ta cần chú ý các nội dung
như sau:
Khi xác định giá trị tài liệu cần chú ý đến những thời kì đặc biệt, những
giai đoạn lịch sử của Đảng và của dân tộc, của cơ quan, địa phương...”
(Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng (2001), Giáo trình lưu
trữ, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr. 67.
- Sử dụng các lớp từ về mặt phạm vi sử dụng trong luận văn khoa học
+ Thuật ngữ: Các luận văn khoa học dùng nhiều thuật ngữ. “Thuật ngữ
là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó gồm những từ và cụm từ cố định
là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh
vực chuyên môn của con ng ười”.
(Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, tr. 270.
Thí dụ: Thuật ngữ trong triết học: duy tâm, duy vật, vật chất, ý
thức...Thuật ngữ trong hành chính học: Quyết định hành chính, thể chế hành
chính, ngạch công chức, công sở...
+ Từ ngữ khoa học chung: Là thành tố quan trọng của từ ngữ trong luận
văn khoa học bên cạnh thuật ngữ. Từ ngữ khoa học chung là những từ ngữ
được dùng nhiều trong một số ngành khoa học.
Thí dụ: số lượng, yếu tố, hệ thống, chức năng, quá trình...
- Sử dụng các lớp từ về mặt nguồn gốc trong luận văn khoa học
62
+ Từ Hán Việt được sử dụng nhiều trong luận văn khoa học do tính
chất trừu tượng, khái quát cao của phong cách khoa học.
Thí dụ:“Hành chính và kinh tế là hai lĩnh vực hoạt động có mối quan
hệ khăng khít và phục vụ lẫn nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, nền hành chính
quốc gia giữ chức năng quản lí nhà nước về kinh tế và là yếu tố quyết định
sự ổn định cũng như nhịp điệu sự phát triển kinh tế”.
(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Một số vấn
đề cơ bản về hành chính học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 32)
+ Từ gốc Ấn - Âu: xuất hiện rất nhiều trong luận văn khoa học và
thường là những thuật ngữ quốc tế. Thí dụ: vectơ, gien, axit...
- Sử dụng các lớp từ về mặt phong cách học trong luận văn khoa học
+ Lớp từ khoa học (thuật ngữ, từ ngữ khoa học chung) là thành tố quan
trọng nhất của ngôn ngữ trong luận văn khoa học như chúng tôi đã trình bày ở
trên.
+ Phần lớn những từ ngữ còn lại là những từ ngữ thuộc lớp từ ngữ đa
phong cách, trung hoà về màu sắc biểu cảm.
b) Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong luận văn khoa học
- Để đảm bảo yêu cầu tính chính xác, khách quan, từ ngữ trong luận
văn khoa học chỉ cho phép hiểu một nghĩa (nghĩa đen hay nghĩa sự vật –
lôgic). Tuy nhiên, trong các khoa học xã hội việc sử dụng nghĩa hình t ượng
đúng chỗ có thể giúp ích cho việc diễn đạt tư duy khái niệm.
Thí dụ: “Cách nhận diện từ như trên cũng phù hợp với quy luật hoạt
động của tiếngViệt. Như ta đã biết, khi dùng vào trong các câu nói, các cụm
từ cố định tiếng Việt dễ dàng được chẻ đôi bằng cách chèn thên một từ khác
vào giữa”.
(Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, tr. 116)
63
- Từ ngữ trong luận văn khoa học chủ yếu được dùng với ý nghĩa khái
quát do mục đích của khoa học là phát hiện ra những quy luật tồn tại trong
những sự vật, hiện tượng.
Thí dụ: Thiếp thường là để chúc mừng (chúc mừng năm mới, ngày lễ,
ngày sinh...) nên được in sẵn, trình bày trang nhã, không loè loẹt, văn viết
gọn nhưng chứa đựng tình cảm chân thành .
(Tạ Hữu Ánh (2002),Công tác hành chính – văn phòng trong cơ quan
nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 215.)
Thiếp ở đây được dùng với ý nghĩa khái quát.
4.4.2. Về mặt ngữ pháp
a) Sử dụng các loại câu trong luận văn khoa học
- Câu ghép: Rất thích hợp cho việc diễn đạt sự vận động của tư tưởng,
mối quan hệ của những sự vật, hiện tượng. Câu ghép chính phụ được sử dụng
nhiều để diễn đạt một cách chính xác các mối quan hệ lôgic: nguyên nhân -
kết quả, điều kiện - hệ quả, tăng tiến, bổ sung, đối lập...
Thí dụ: Nếu những văn bản, phương án được cơ quan, bộ phận tham
mưu, giúp việc đưa ra thì nó thực hiện dưới hình thức là những đề nghị, kiến
nghị. Nếu do cán bộ lãnh đạo đưa ra thì được thực hiện dưới hình thức quyết
định, chỉ thị...)
(Tạ Hữu Ánh (2002), Công tác hành chính – văn phòng trong cơ quan
nhà nước, Sđd, tr. 27)
- Câu tường thuật được sử dụng phổ biến trong luận văn khoa học ở cả
hai dạng: khẳng định và phủ định.
Câu khẳng định được sử dụng để trình bày nhận định của người nghiên
cứu về sự tồn tại của đặc trưng nào đó (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan
hệ) của sự vật.
Thí dụ: Vị thế lãnh đạo là một khái niệm được nghiên cứu rộng rãi
trong các lĩnh vực khoa học như: xã hội học, chính trị học và tâm lí học.
64
(Nguyễn Bá Dương (2003), Tâm lí học quản lí dành cho người lãnh đạo, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 118 .)
Câu khẳng định trên diễn đạt quan hệ đồng nhất.
Câu phủ định được sử dụng để trình bày nhận định của người nghiên
cứu về sự không tồn tại của đặc trưng nào đó của sự vật (câu phủ định miêu
tả) hoặc sự bác bỏ, cải chính một quan niệm nào đó (câu phủ định bác bỏ).
Thí dụ: Phong cách lãnh đạo dân chủ không bao giờ phủ định quyền
hạn của người lãnh đạo.)
(Nguyễn Bá Dương (2003),Tâm lí học quản lí dành cho người lãnh
đạo, Sđd, tr. 196.)
- Câu hỏi được sử dụng nhưng chủ yếu là câu hỏi chính danh, câu hỏi
tu từ rất hạn chế xuất hiện.
Thí dụ: Cho đến nay, vấn đề tâm lí dân tộc vẫn là mảnh đất ít được
khai phá. Con người Việt Nam truyền thống và đương đại là ai? Câu hỏi này
trước đây ít người dám trả lời.) Nguyễn Bá Dương (2003),Tâm lí học quản lí
dành cho người lãnh đạo, Sđd, tr. 244
- Câu cầu khiến rất hãn hữu xuất hiện trong luận văn khoa học.
- Câu cảm thán do đặc trưng ngữ nghĩa (tính biểu cảm) không phù hợp
với đặc trưng của phong cách khoa học nên rất hãn hữu xuất hiện trong luận
văn khoa học.
b) Sử dụng các phương tiện liên kết câu trong luận văn khoa học
Luận văn khoa học sử dụng rất nhiều phương tiện liên kết giữa các câu
và các đoạn, các phần của văn bản nhằm tạo ra tính mạch lạc, tính lôgic trong
cách trình bày. Những phương tiện liên kết có tác dụng:
- Chỉ ra sự phát triển của lập luận: trước hết.... sau đó..., cuối cùng...;
- Chỉ ra mối quan hệ giữa các thông tin trước và thông tin sau: Như trên
đã nói..., Trên đã trình bày...;
- Chỉ ra kết luận: Nhìn chung..., Nói tóm lại..., Cuối cùng...;
- Chỉ ra sự thay đổi chủ đề: Chuyển sang vấn đề..., Vấn đề tiếp theo là...
65
4.5. Sắp xếp tài liệu tham khảo
Hiện nay đang tồn tại nhiều phương pháp sắp xếp tài liệu tham khảo
khác nhau: Phương pháp sắp xếp tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, phương pháp sắp xếp tài liệu tham khảo theo tiêu chuẩn
quốc tế ISBD...Trong các tiểu luận và các bài viết đăng trong các tạp chí
chuyên ngành, người viết có quyền tự do lựa chọn cách sắp xếp danh mục tài
liệu tham khảo mà họ thấy phù hợp.
Ở tập bài giảng này, chúng tôi xin trình bày cách sắp xếp tài liệu tham
khảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng khối tiếng
(Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức...). Tài liệu đã đọc, tham khảo, trích dẫn, sử dụng
trong luận văn bằng thứ tiếng nào thì xếp vào khối thứ tiếng đó. Giữ nguyên
văn không dịch, không phiên âm các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, kể cả tài
liệu tiếng Trung, Nhật, Lào...
b) Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng
theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ tên tác giả:
- Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo Họ tác giả (Kể cả
tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt);
- Tác giả là ng ười Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên tác giả mà
không đảo lộn trật tự họ tên tác giả ;
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên
cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, Thí dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào
vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B 
c) Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau :
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đ ơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, ( dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản )
- Nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
66
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách...
ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn
- “ Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối
tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuố i tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)
- (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
4.6. Phương pháp chú thích khoa học
Trong văn bản khoa học, khi lí giải vấn đề, người ta thường trích dẫn
nhiều loại thông tin từ các nguồn khác nhau để tăng sức thuyết phục cho lập
luận của mình. Thông tin trích dẫn cần được chú thích rõ để người đọc kiểm
tra tính xác thực cũng như tìm hiểu thêm những thông tin về chúng.
Chú thích khoa học đối với thông tin trích dẫn từ sách phải có các nội
dung sau :
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản, (dấu phẩy cuối nơi xuất bản)
- Số thứ tự của trang được trích dẫn. (dấu chấm kết thúc)
Chú thích khoa học đối với thông tin trích dẫn từ bài báo trong tạp chí,
bài trong một cuốn sách... gồm các nội dung sau:
- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn )
- “ Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối
tên )
67
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)
- (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Số thứ tự của trang được trích dẫn. (dấu chấm kết thúc)
Các nguồn khác: Nếu trích dẫn không phải ở trong sách, cần có chú
thích về tác phẩm đó cần có sau khi đã ghi tiêu đề. Thí dụ như: video, film,
phần mềm.
Tài liệu trên internet: Chưa có một chuẩn chính thức nào đối với tài liệu
trên internet. Chú thích nên có tên tác giả và tiêu đề, kèm theo là địa chỉ liên
kết tới website đó.
Vị trí của phần chú thích: Chú thích bằng kiểu chữ khác, nhỏ hơn kiểu
chữ của văn bản và được đặt ngay ở cuối trang có thông tin chú thích hoặc
chú thích được đặt ở cuối văn bản.
Ngoài ra còn có cách chú thích thông tin trích dẫn kết hợp với trình bày
danh mục tài liệu tham khảo. Trong cách này, ng ười ta dùng móc vuông có
chứa một hoặc hai con số ngay sau thông tin trích dẫn. Nếu là một con số thì
số đó ứng với số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, nếu là hai con số
thì con số trước ứng với số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo, con số
thứ hai là số thứ tự của trang được trích dẫn, giữa hai số ngăn cách bằng dấu
phẩy.
68
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Một tác giả trẻ đã sắp xếp thư mục tham khảo cho một
chuyên khảo khoa học của mình như sau:
1. An Chi 1996. Chuyện Đông chuyện Tây. Kiến thức ngày nay, số 196,
tr. 59- 61.
2. Bùi Thiết. Từ điển hội lễ Việt Nam. Hà Nội: Văn hoá, 1993.
3. Bùi Thiết 1986. Góp một vài nhận xét về tổ chức giáp ở nông thôn
người Việt. Tạp chí Dân tộc học, số 2 tr 59 – 66.
4. Cao Xuân Huy. Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham
chiếu Hà Nội: Nxb Văn học.1995
5. Doãn Chính, Trương Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình 1994. Đại
cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại . Hà Nội: Nxb Giáo dục.
6. Kim Định. Nguồn gốc văn hoá Việt Nam. Sài Gòn: Nguồn sáng, 1973.
7. Kim Định. Tinh hoa ngũ điển. Sài Gòn: Nguồn sáng 1973.
8. Hoàng Thị Châu 1966. Mối liên hệ về ngôn ngữ ngôn ngữ cổ đại ở
Đông Nam Á qua một vài tên sông . Thông báo khoa học Đại học Tổng
hợp Hà Nội, phần ngữ v ăn, số 2 tr 25 – 35.
Hãy sắp xếp lại thư mục tham khảo trên theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Bài 2. Cho câu luận đề:
“Con người sống trong xã hội ngày nay có được nhiều ưu thế hơn so
với thế hệ trước, chẳng hạn được hưởng một mức sống cao hơn, được chăm
sóc y tế tốt hơn nhưng đồng thời họ cũng phải đối mặt với nguy cơ về ô
nhiễm môi trường, sự xuống cấp của những giá trị xã hội cũng như sự lệ
thuộc quá nhiều của con người vào máy móc”.
Căn cứ vào câu luận đề trên, anh (chị) hãy lập một đề cương chi tiết.
Bài 3. Phân tích các lỗi và chữa lại đoạn văn sau:
69
Tuy mỗi trạm y tế xã đ ã có 3 - 5 cán bộ y tế hoạt động, nhưng năng lực,
trình độ còn hạn chế, đại bộ phận có trình độ sơ cấp thậm chí có một số anh
chị em hoạt động ở trạm y tế xã, mới được đào tạo chuyên môn 3 tháng, 6
tháng, do đó không thế đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
thêm vào đó có một bộ phận cán bộ tinh thần thái độ phục vụ kém đã không ít
trường hợp xảy ra những tai biến không đáng có chỉ vì do thiếu tinh thần trách
nhiệm, do kém cỏi về trình độ chuyên môn, tình trạng bố trí cán bộ không
đúng ngành nghề đào tạo còn khá phổ biến ở các trạm y tế các xã trong tỉnh vì
lí do là thiếu cán bộ như lấy y tá ra bán thuốc, trong khi đó quy định của Nhà
nước cán bộ đứng quầy bán thuốc trình độ dược tá được đào tạo 12 tháng trở
lên, hay y tá đi đỡ đẻ vì không đủ y s ĩ sản hay nữ hộ sinh.
(Dẫn theo Bùi Minh Toán)
Bài 4. Hãy thêm một câu kết thích hợp vào các đoạn văn dưới đây:
Thế nhưng, không hiểu vì sao con người vẫn tiếp tục đau khổ. Thực
vậy, khoa học đã thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng của con người ra
các phương hướng bên ngoài và cho phép con người nắm bắt được một số
quy luật của thế giới tự nhiên. Thế nhưng, bản thân con người vẫn thấy nội
tâm không được thanh thản, và xã hội cảm thấy rất phức tạp, đầy rẫy vấn đề,
luôn luôn mắc sai lầm, với bao hậu quả bất hạnh.
Bài 4. Hãy lập một đề cương chi tiết về tác hại của việc hút thuốc lá
Bài 5. Cho đoạn văn sau:
"Dạy văn ở trường phổ thông có nhiều mục đích. Trước hết nó tạo điều
kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết
quả của một thứ lao động đặc thù – lao động nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn
chân chính là hình thức quan trọng giúp các các em hiểu biết, năm vững và sử
dụng tiếng mẹ để cho đúng, cho hay. Dạy văn cũng là những con đường của
giáo dục thẩm mĩ”.
Hãy xác định kiểu kết cấu của đoạn văn trên.
Rút gọn đoạn văn bằng một câu.
70
Bài 6. Phát hiện lỗi và sửa lại đoạn văn sau cho đúng
Trong quá trình quang hợp, cây chịu ảnh hưởng của điều kiện bên
ngoài là ánh sáng và nhiệt độ. Có cây ưa sống ở chỗ có ánh sáng mạnh như cỏ
tranh, các loại cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắnCũng có cây ưa bóng rợp
như lá lốt, trầu không, hoàng tinhDo đó, phải biết đặc điểm của từng loại
cây mà trồng ở từng nơi, từng mùa cho thích hợp.
Bài 7. Cho các câu sau:
1. Trường học buộc mình phải luô n gắn kết mật thiết với nhu cầu và
những biến đổi của thị trường lao động.
2. Thị trường lao động góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh,
chậm, thậm chí đến sự tồn tại của một trưòng học thông qua sự đòi hỏi có tính
phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượ ng đào tạo của từng trường.
3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thị
trường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động của giáo dục, đào tạo
nói chung, nhất là đối với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề.
Hãy sắp xếp lại các câu trên theo trật tự hợp lí để được một đạo văn
đúng
Bài 8. Hãy dùng thêm dấu câu, đặt vào các vị trí cần thiết để cho
đoạn văn sau đây được mạch lạc
Văn hóa truyền thống của ta là tốt đẹp. Trong tương lai biết đâu cái
màu sắc dịu dàng tươi mát cái không khí thanh bình của nó lại không phải là
nơi cần tìm đến trong cuộc sống căng thẳng của nền sản xuất hiện đại thế
nhưng trước mắt nó lại có những chỗ khác đến là đối lập với văn hóa xã hội
chủ nghĩa. Nông nghiệp chứ không phải công nghiệp làng xã chứ không phải
đô thị không phải thế giới gia đình và nhà nước chứ không phải xã hội cho
nên quá trình gia nhập của nó vào đời sống xã hội chủ nghĩa không phải là
suôn sẻ hiểu đặc sắc cả mặt hay mặt dở là dự kiến con đường phát triển. Ý
thức đầy đủ về điểm xuất phát của thời kỳ quá độ để giải quyết vấn đề để lại
71
hay xóa bỏ phát triển hay hạn chế và tìm những hình thức trung gian để dẫn
dắt và lót ổ cho văn hóa truyền thống mở đường cho cái mới ra đời.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tieng_viet_thuc_hanh_phan_1.pdf