Giáo trình Tổ chức hoạch toán kế toán - Phan Thị Dung (Phần 2)
Tóm tắt Giáo trình Tổ chức hoạch toán kế toán - Phan Thị Dung (Phần 2): ...ẫu số B 02 - DN 201 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN 1.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ (1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN; - Báo cá... hoạt động tài sản không hủy ngang theo các thời hạn - Từ 1 năm trở xuống - Trên 1 năm đến 5 năm - Trên 5 năm ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tính:............ừ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. - Cơ sở lập: + Bảng Cân đối kế toán; + Thuyết minh báo cáo tài chính; + Sổ kế toán các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển"; + Sổ kế toán Tài khoản "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn"; + Sổ kế toán các Tài khoả...
cấp trên. - Giúp giám đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi doanh nghiệp. - Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp số liệu đó cho các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp và cho các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của các doanh nghiệp thường gồm các bộ phận (tổ, nhóm hoặc cá 249 nhân chuyên trách) sau đây : - Bộ phận kế toán lao động và tiền lương. - Bộ phận kế toán vật liệu và tài sản cố định - Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản. - Bộ phận kế toán tổng hợp. Đối với các đơn vị có tổ chức phân xưởng hoặc tương đương phân xưởng như đội, ngành sản xuất thì phải bố trí nhân viên hạch toán phân xưởng. Các nhân viên này thuộc biên chế phòng kế toán – thống kê của doanh nghiệp được phân công chuyên trách công tác kế toán thống kê ở phân xưởng. Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán được quy định như sau : - Bộ phận kế toán lao động và tiền lương + Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động thời gian lao động và kết quả lao động ; tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp ; phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng sử dụng lao động. + Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng, các phòng ban trực thuộc đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động và tiền lương, mở sổ sách cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương đúng chế độ, phương pháp. + Lập báo cáo về lao động, tiền lương. + Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, qũy tiền lương, năng suất lao động. - Bộ phận kế toán vật liệu và tài sản cố định. + Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển, nhập xuất và tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế của vật liệu thu mua và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về cung ứng vật liệu về số lượng, chất lượng mặt hàng + Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, các kho và các phòng ban thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu về vật liệu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu đúng chế độ, phương pháp. + Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập xuất vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý vật liệu thiếu thừa, ứ đọng, kém mất phẩm chất, xác định số lượng và giá trị vật liệu tiêu hao và phân bổ chính xác chi phí này cho các đối tượng sử dụng. + Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định. + Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động. + Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, phản ánh tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. + Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ sách cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế 250 độ, phương pháp. + Tham gia kiểm kê và đánh giá TSCĐ theo quy định của Nhà nước, lập các báo cáo về TSCĐ, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kế toán của TSCĐ. - Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp . + Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng theo yếu tố chi phí, khoản mục giá thành theo sản phẩm và công việc. + Tham gia vào việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch nội bộ và việc giao chỉ tiêu đó cho phân xưởng và các bộ phận có liên quan. + Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành, tổng hợp kế hoạch kế toán kinh tế của các phân xưởng, tổ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. + Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan tính toán, phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng, khoa học. + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. - Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản. + Tổ chức ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu về tình hình vay, cấp phát, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành và đưa vào sư dụng. + Tính toán chi phí xây dựng mua sắm tài sản cố định. + Kiểm tra việc chấp hành dự toán chi phí, kế hoạch giá thành xây lắp, tiến độ và chất lượng công trình. + Lập báo cáo về đầu tư xây dựng cơ bản. + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và hiệu quả vốn đầu tư. - Bộ phận kế toán tổng hợp. + Tổ chức việc ghi chép, phản ảnh, tổng hợp số liệu về nhập, xuất tiêu thụ thành phẩm, về các loại vốn, các loại qũy của doanh nghiệp xác định kết quả lãi lỗ, các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước, với Ngân hàng, với khách hàng và nội bộ doanh nghiệp . + Ghi chép sổ Cái, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuộc phần việc do mình phụ trách và một số báo cáo chung không thuộc nhiệm vụ của các bộ phận kể trên, kể cả báo cáo điều tra, ước tính. Kiểm tra lại chính xác, trung thực của các báo cáo của doanh nghiệp trước khi giám đốc ký duyệt. + Tổ chức công tác thông tin trong nội bộ doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh tế. Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng áp dụng các chế độ ghi chép ban đầu. Giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản về công tác kế toán trình giám đốc ban hành 251 áp dụng áp dụng trong doanh nghiệp như : quy định việc luân chuyển chứng từ, phân công lập báo cáo, quan hệ cung cấp số liệu giữa các phòng ban + Kiểm tra thường xuyên và có hệ thống việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế – tài chính trong doanh nghiệp. Kiến nghị các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm. + Giúp kế toán trưởng làm báo cáo phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp . + Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán – Thống kê, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan kể cả cho bên ngoài. - Nhân viên hạch toán phân xưởng Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, nhân viên hạch toán phân xưởng có nhiệm vụ : + Ghi chép, thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng lao động, vật tư, thiết bị, máy móc, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong phạm vi phân xưởng (Tùy tình hình có thể được giao tính lương, chi phí sản xuất, giá thành của phân xưởng) để phục vụ việc chỉ đạo sản xuất của quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất và phục vụ sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất, tập trung công tác kế toán thống kê của kế toán trưởng. + Tham gia kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và các cuộc điều tra có liên quan. + Cung cấp các tài liệu thuộc về phần việc mình phụ trách cho quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất, cho phòng kế toán doanh nghiệp và các phòng ban có liên quan. + Định kỳ lập báo cáo cho quản đốc phân xưởng về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của phân xưởng. Đối với công tác xây dựng cơ bản, nếu khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không lớn, công việc không thường xuyên thì không tổ chức bộ phận kế toán xây dựng cơ bản riêng mà do bộ phận tổng hợp kiêm nhiệm. Đối với công tác tài chính, nếu doanh nghiệp chưa có điều kiện tổ chức thành phòng tài chính riêng thì tổ chức một bộ phận tài chính trong phòng kế toán thống kê do một phó phòng hoặc một cán bộ phụ trách. Bộ phận này có nhiệm vụ sau : + Lập dự thảo kế hoạch tài chính đồng thời và thống nhất với kế hoạch sản xuất, kỹ thuật của doanh nghiệp . + Trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt và trong phạm vi chế độ cho phép tùy theo tính chất của mỗi hoạt động kinh tế mà huy động nguồn thích hợp, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện với hiệu quả kinh tế cao. + Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ chính sách các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp . + Trích lập và sử dụng các loại qũy đúng chế độ, đúng mục đích. + Thường xuyên tiến hành kiểm tra tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, định kỳ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp . 252 + Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế với khách hàng đặc biệt là việc quy định các điều kiện tài chính của hợp đồng. 4. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán Có ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán : Tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán. - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẬP TRUNG Hình thức này thường được áp dụng ở những đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định, có khả năng đảm bảo việc luân chuyển chứng từ ở các bộ phận sản xuất kinh doanh lên doanh nghiệp được nhanh chóng, kịp thời. Theo hình thức này, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán – thống kê của doanh nghiệp. Các bộ phận trực thuộc chỉ tổ chức khâu ghi chép ban đầu và một số ghi chép ban đầu cần thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và cho doanh nghiệp. Hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp doanh nghiệp kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các biện pháp tính toán hiện đại có hiệu quả nhưng có nhược điểm là không cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết cho các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp. - Hình thức tổ chức kế toán phân tán Đối với những đơn vị mà quy mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động của các đơn vị này lại xa trung tâm chỉ huy, trong trường hợp này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sản xuất kinh doanh ở cơ sở, mặt khác bảo đảm được việc cập nhật sổ sách kế toán trong toàn doanh nghiệp, PHÒNG KẾ TOÁN Chứng từ kế toán các phân xưởng tổ đội sản xuất Chứng từ kế toán các quầy hàng, cửa hàng, đại lý Chứng từ kế toán các kho hàng, trại, trạm Chứng từ kế toán các bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ khác 253 sự cần thiết khách quan là tại các đơn vị sản xuất kinh doanh cấp dưới của doanh nghiệp phải hình thành tổ chức kế toán hay nói cách khác người lãnh đạo doanh nghiệp phải phân cấp việc hạch toán kế toán cho các đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc. Tức là chứng từ kế toán phát sinh tại cơ sở nào, cơ sở đó tự hạch toán không phải gởi chứng từ về phòng kế toán doanh nghiệp như những đơn vị chưa được phân cấp hạch toán kế toán. Quan hệ giữa phòng kế toán cấp trên với bộ phận kế toán ở đơn vị sản xuất kinh doanh phụ thuộc là quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ và tiếp nhận thông tin thông qua chế độ báo cáo kế toán thống kê do đơn vị quy định. Tùy theo trình độ và điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể giao vốn (vốn cố định, vốn lưu động) cho đơn vị phụ thuộc được mở tài khoản tiền gởi ngân hàng phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị. Như vậy công việc ở phòng kế toán doanh nghiệp chủ yếu là tổng hợp, kiểm tra báo cáo ở các đơn vị phụ thuộc gởi lên và chỉ trực tiếp thanh toán, hạch toán những chứng từ kế toán của những đơn vị trực thuộc không có tổ chức hạch toán kế toán. SƠ ĐỒ TỔCHỨC KẾ TOÁN PHÂN TÁN Hình thức này có ưu điểm là tạo điều kiện cho các đơn vị phụ thuộc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, kịp thời nhưng có nhược điểm là số lượng nhân viên kế toán trong bộ máy lớn. - Hình thức tổ chức kế toán tập trung, vừa phân tán Đây là hình thức kết hợp đặc điểm của hai hình thức trên. Tổ chức kế toán thì tập trung tại phòng kế toán của đơn vị. Các đơn vị cơ sở trong nội bộ doanh nghiệp thì ngoài việc ghi chép ban đầu còn được giao thêm một số phần việc khác, thí dụ : Hạch toán chi phí tiền lương, chi phí quản lý phát sinh tại đơn vị. Mức độ phân tán này phụ thuộc vào mức độ phân cấp quản lý, trình độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp. II. KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực tổ chức công tác kế toán trong phạm vi đảm nhiệm. Theo quy định của Nhà nước trong điều lệ kế toán trưởng thì kế toán trưởng các doanh nghiệp có vị trí, trách nhiệm và quyền hạn như sau : 1. Vị trí kế toán trưởng PHÒNG KẾ TOÁN DOANH GHIỆP Chứng từ kế toán các đơn vị không tổ chức kế toán riêng Báo cáo kế toán đơn vị trực thuộc có tổ chức hạch toán kế toán độc l p 254 - Kế toán trưởng là người giúp đỡ thủ trưởng đơn vị tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý mới đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế – tài chính của Nhà nước tại đơn vị. - Kế toán trưởng phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ chuyên môn của Kế toán trưởng cấp trên và của cơ quan Tài chính, Thống kê cung cấp. - Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuyển công tác, thi hành kỷ luật kế toán trưởng do giám đốc đề nghị và do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc đơn vị quyết định, sau khi thỏa thuận với kế toán trưởng cấp trên và cơ quan tài chính cung cấp. Những người được bổ nhiệm giữ chức vụ kế toán trưởng phải có đầy đủ những tiêu chuẩn sau : + Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ các nguyên tắc chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật Nhànước. + Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán và đã kinh qua thời gian công tác thực tế về kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. + Đã qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng theo chương trình của Bộ Tài chính và được cấp giấy chứng nhận. Tuyệt đối không được bổ nhiệm làm kế toán trưởng đối với những người đã phạm kỷ luật tham ô, xâm phạm tài sản XHCN và vi phạm các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính. 2. Trách nhiệm của kế toán trưởng. Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng cấp trên về công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình cụ thể . - Về nghiệp vụ chuyên môn kế toán trưởng có trách nhiệm : + Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán thống kê trong doanh nghiệp một cách hợp lý, khoa học. + Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, các khoản nộp cấp trên, các qũy để lại doanh nghiệp và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các khoản nợ phải trả. + Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao mòn, hư hỏng, các vụ tham ô và các trường hợp xâm phạm tài sản, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết xử lý. + Lập đầy đủ và gởi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê theo chế độ quy định. + Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp và trong các đơn vị trực thuộc. 255 + Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán do Nhà nước quy định. + Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà nước. + Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán trong đơn vị. - Về vai trò Kiểm soát viên, kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát : + Việc chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động, tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các chính sách chế độ đối với người lao động. + Việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, các định mức kinh tế kỹ thuật. + Việc chấp hành chính sách kinh tế, tài chính, các định mức chi tiêu và kỷ luật tài chính của Nhà nước, việc thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt,vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. + Việc tiến hành các cuộc kiểm tra tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ quy định. + Việc giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, các khoản nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác. Mặt khác, kế toán trưởng còn phải có trách nhiệm giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh, nghiên cứu cải tiến quản lý kinh doanh và củng cố, hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý. 3. Quyền hạn của kế toán trưởng. Kế toán trưởng có những quyền hạn sau đây : - Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán tại đơn vị đang làm việc ở bất cứ bộ phận nào. - Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp chuyển đầy đủ, kịp thời những tài liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán trưởng. Mọi người, mọi bộ phận trong doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới phải tuân thủ những điều hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của kế toán trưởng. Những người có nhiệm vụ lập, ký duyệt và gởi các tài liệu, chứng từ có liên quan đến công tác kế toán phải chịu trách nhiệm về những sai sót không xác thực, khôgn rõ ràng, không hợp lệ, không đúng thời hạn quy định làm ảnh hưởng đến công việc kế toán và công việc kiểm tra, kiểm soát của kế toán trưởng. - Các báo cáo kế toán thống kê, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng, các tài liệu liên quan đến việc thanh toán, trả lương, thu chi tiền mặt đầu phải có chữ ký của kế toán trưởng mới có giá trị pháp lý. - Khi phát hiện những hành động của bất cứ người nào trong đơn vị vi phạm những luật lệ và thể lệ đã quy định thì tùy trường hợp, kế toán trưởng có quyền báo cáo cho giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp hoặc báo cho thanh tra Nhà nước hay Viện kiểm sát. - Kế toán trưởng không được ký các báo cáo, chứng từ, tài liệu không phù hợp với luật lệ của Nhà nước và chỉ thị cấp trên. Trường hợp giám đốc ra lệnh (bằng miệng hoặc bằng giấy) thực hiện một việc bị pháp luật nghiêm cấm (như sửa chữa, 256 giả mạo giấy tờ để tham ô tài sản của Nhà nước ) thì kế toán trưởng có quyền từ chối đồng thời phải báo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng, kế toán trưởng cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp. Kế toán trưởng nào không thực hiện đúng những quy định trên phải chịu trách nhiệm như người thủ trưởng đã ra lệnh. - Người nào có hành vi cản trở việc thực hiện trách nhiệm về quyền hạn của kế toán trưởng theo điều lệ đã quy định làm tổn hại tài sản của Nhà nước, gây rối loạn nề nếp quản lý của doanh nghiệp sẽ truy tố trước pháp luật. MỤC LỤC Nội dung Trang Bài mở đầu 1 Chương 1: Tổ chức chứng từ kế toán trong doanh nghiệp 3 Chương 2: Tổ chức tài khoản kế toán trong doanh nghiệp 65 Chương 3: Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong doanh nghiệp 74 Chương 4: Tổ chức các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất 177 Chương 5: Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trong doanh nghiệp 198 Chương 6: Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp 248 Bài tập môn học Tài liệu tham khảo 1. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15, Nhà xuất bản Tài chính 2006 2. Võ Văn Nhị (2006) Hướng Dẫn Thực Hành Kế Toán Trên Sổ Kế Toán, Nhà xuất bản Tài chính 3. Thông tư 244/BTC-2009 4. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân
File đính kèm:
- giao_trinh_to_chuc_hoach_toan_ke_toan_phan_thi_dung_phan_2.pdf