Giáo trình Trồng cây sơn ta - Mã số MĐ 02: Nghề trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm

Tóm tắt Giáo trình Trồng cây sơn ta - Mã số MĐ 02: Nghề trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm: ... thể vào vườn, phải đầu tư ít để sửa đường Vườn ươm lớn, trung bình. 5. Độ thoát nước Sau cơn mưa nước tiêu thoát ngay Sau cơn mưa nước úng không quá 3-4 giờ/ngày Tất cả các loại vườn ươm 6. Độ dày tầng đất mặt > 50cm >30m Vườn giống lấy hom Khu luân canh 7... nắm được số cây tốt, xấu, xếp riêng để có biện pháp chăm sóc phù hợp, mỗi lần phân loại di chuyển bầu sẽ làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ vượt ra khỏi túi bầu, đồng thời giúp cho cây phát triển cân đối về đường kính và chiều cao. * Phương pháp điều tra 52 Phương pháp điều tra là đo...ắt sát gốc và gỡ hết dây leo. - Kết hợp san băng theo đường đồng mức, lần đầu san băng rộng 0,60m, các lần sau tiếp tục san băng rộng dần đến 1m. - Nếu có điều kiện bón thúc bằng phân NPK Năm thứ 2 (giai đoạn sơn rạ ) - Chăm sóc 2 lần, lần 1 vào tháng 2-3, lần 2 vào tháng 8-9...

pdf112 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây sơn ta - Mã số MĐ 02: Nghề trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, thông, trôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 
 Nên để khoảng cách từ 4-:-5 ngày thu hoạch một lần (được gọi là 1 cữ) tuỳ 
thuộc vào tuổi sơn và mùa vụ thu hoạch. Mỗi người có thể thu hoạch 500 - 700 
cây/lần thu (được gọi là 1 dao sơn). Một năm thu hoạch khoảng từ 70 – 80 lần/ 
cây. 
 1.2.7. Kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn 
* Sơ đồ qui trình kỹ thuật 
Sơ đồ quy trình kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn 
* Qui trình kỹ thuật khai thác nhựa 
 Bước 1: Mở mặt Cắt 
 - Dùng dao nhỏ chuyên dùng khai thác sơn, cắt vỏ cây thành 4 nhát (hay gọi 
là 4 miếng), 2 nhát trên và 2 nhát dưới tạo thành 2 lát cắt sao cho khi 2 lát cắt gặp 
nhau tạo thành hình chữ V, tại vị trí giao nhau là đỉnh, lát cắt sâu hết bề dày lớp vỏ 
đến gỗ, không được để sót vỏ trên miếng cắt. 
Hình 2.5.9: Mở mặt cắt - lát cắt nhát dưới 
Mở mặt cắt Cắm chóc Thu nhựa 
97 
Hình 2.5.10: Mở mặt cắt - lát cắt nhát trên 
 Bước 2: Cắm chóc 
 Sau khi nhựa ứa ra phải dùng dụng cụ hứng nhựa (còn gọi là chóc hứng, 
được sử dụng bằng vỏ con trai trai ,) cắm ngay phía dưới của đỉnh hình chữ V. 
Chóc cắm phải chắc, sâu vào vỏ sơn, đảm bảo khi nhựa đầy không chảy tràn 
xuống đất. 
Hình 2.5.11: Cắm chóc 
Hình 2.5.12: Hứng nhựa 
 Bước 3: Thu nhựa 
98 
 Những lần thu hoạch sau cũng làm tương tự như vậy nhưng lát cắt càng 
mỏng càng tốt (khoảng 1mm) Lần thu hoạch đầu tiên cắt cách mặt đất khoảng 10 
cm. 
 Sau khoảng 3 tháng lại mở một mặt cắt mới, mặt cắt sơn phải chiếm ít nhất 
1/2 đến 2/3 đường kính cây, phần để lại không cắt gọi là gáy. Bề rộng mặt cắt từ 
5- 8 cm, mặt cắt lần sau cao hơn mặt cắt lần trước đó từ 0,8 – 1cm tạo thành hình 
xoáy ốc trên thân cây. 
 Trong quá trình thu hoạch phải chú ý không được để nhựa tràn trên mặt cắt, 
phải cắt úp dao, không được ngửa dao, miếng cắt phải mỏng. 
Hình 2.5.13: Thu nhựa sơn Hình 2.5.14: Vét sơn vào nằn 
Sử dụng ethephon làm tăng khả năng tiết nhựa của cây, với nồng độ sử 
dụng 0,1% bôi trực tiếp lên mặt cạo, khoảng cách bôi mỗi tháng 1 lần cho sơn 6 
tuổi trở lên, kết hợp với tăng cường chăm sóc, bón phân cho cây để kéo dài thời 
gian thu hoạch. 
 2. Bảo quản sơn 
- Sử dụng âu, sải đan bằng tre, túi nilon, can nhựa để chứa khi bảo quản và 
vận chuyển nhựa sơn (không sử dụng dụng cụ bằng kim loại để đựng sơn vì nhựa 
sơn sẽ bị phản ứng), dụng cụ chứa sơn phải có nắp đậy. 
- Sơn thu hoạch được để tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí trong thời 
gian dài (vì sơn dễ bị ô xi hoá, đóng váng đen bề mặt làm hao sơn), ta đậy một 
miếng nilon vừa bằng bề mặt lớp sơn trên cùng, trước khi đậy nắp. 
- Bảo quản sơn ở chỗ râm mát, không có ánh mặt trời chiếu trực tiếp. 
- Thời gian bảo quản sơn có thể từ 1- 2 năm, trong quá trình bảo quản 
không nên lắc nhiều, sơn sẽ đặc lại, chất lượng giảm đi./. 
99 
Hình 2.5.15: Bảo quản nhựa trong nằn (thâu to) 
Hình 2.5.126: Vét nhựa Sơn trên nắp (líp) thâu đựng 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
Câu 1: Thời điểm khai thác nhựa Sơn ta? 
Câu 2: Kỹ thuật khai thác Sơn ta? 
Câu 3: Bảo quản nhựa Sơn ta? 
2. Bài tập thực hành 
2.1. Bài thực hành số 5.1: Thực hiện khai thác nhựa trên 30 cây Sơn ta 
2.2. Bài thực hành số 5.2: Thực hiện thu nhựa và bảo quản nhựa trên 30 
cây Sơn 
100 
C. Ghi nhớ 
* Một số yêu cầu khi thu hoạch nhựa sơn 
- Cắt được nhiều nhựa nhưng phải đảm bảo kỹ thuật, điều hoà mâu thuẫn 
giữa chất lượng, sản lượng và số lần khai thác/cây sơn. 
- Mỗi lần cắt không được lãng phí vỏ, nếu cắt quá dày làm giảm số cữ, mặt 
sơn dài rút ngắn chu kỳ khai thác. 
- Để đảm bảo cây sơn sinh trưởng tốt chúng ta nên cắt nhựa vừa phải "Vừa 
cắt vừa nuôi". 
* Thời vụ cắt 
- Thời vụ cắt: 
+ Thu nhựa năm đầu chỉ thu hoạch 9 tháng/năm vì 3 tháng đầu tiên mới mở 
chóc chất lượng nhựa kém không cắt. 
+ Những năm sau có thể thu hoạch nhựa 10- 11 tháng/năm. 
- Thời điểm thu hoạch: 
+ Mùa xuân và mùa đông trời dâm mát, số ngày nắng ít, nhựa sơn chảy 
chậm, lâu nên bắt đầu cắt từ 5-:-6 giờ sáng, thu nhựa từ 10 -:- 12 giờ. 
+ Mùa hè phải cắt sớm hơn từ 4 -:- 5 giờ sáng và khi nhiệt độ trên 30 0C, 
trời nắng to thì bắt đầu thu sơn. 
* Tuổi thu hoạch 
 - Tuổi thu hoạch: khi cây sơn có đường kính từ 6 - 8cm, vỏ cây chuyển sang 
màu hồng, cành có những dấu hiệu nứt vỏ, cây chậm lớn về chiều cao, tán phát 
triển mạnh. 
* Sơ đồ qui trình kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn 
* Bảo quản nhựa sơn 
 - Sử dụng âu, sải đan bằng tre, túi nilon, can nhựa để chứa khi bảo quản và 
vận chuyển nhựa sơn, dụng cụ chứa sơn phải có nắp đậy. 
 - Bảo quản sơn ở chỗ râm mát, không có ánh mặt trời chiếu trực tiếp. 
 - Thời gian bảo quản sơn có thể từ 1- 2 năm, trong quá trình bảo quản 
không nên lắc nhiều, sơn sẽ đặc lại, chất lượng giảm đi./. 
Mở mặt cắt Cắm chóc Thu nhựa 
101 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC 
 I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun Trồng cây Sơn ta là mô đun chuyên môn nghề trong 
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, 
Trôm; được giảng dạy sau mô đun Trồng cây Thông. Mô đun có thể giảng dạy độc 
lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của 
người học. 
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề 
Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm; các đặc điểm có tính đặc thù của mô 
đun như: yêu cầu về địa điểm thực hiện (tại cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, 
trang thiết bị, cơ sở vật chất hay tại thực địa, mô hình sản xuất cây Sơn ta; thời 
gian giảng dạy phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. 
II. Mục tiêu 
 - Về kiến thức: 
+ Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của 
cây Sơn ta; 
+ Trình bày được quy trình sản xuất cây con Sơn ta; 
+ Trình bày được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa Sơn ta. 
- Về kỹ năng 
+ Thực hiện được quy trình sản xuất cây con Sơn ta. 
+ Thực hiện được kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ và 
khai thác nhựa Trôm đúng kỹ thuật. 
- Về thái độ: 
+ Tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất trồng cây Sơn ta. 
+ Tiết kiệm vật tư, vật liệu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong lao 
động. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã 
bài 
Tên các bài trong 
mô đun 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ04
-01 
Giới thiệu chung về 
cây Sơn ta 
Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
02 02 
MĐ 
04-02 
Sản xuất cây con 
Sơn ta 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
52 12 36 04 
102 
 Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được 
tính vào giờ thực hành. 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
 4.1. Bài thực hành số 2.3.1: Thiết kế các công trình trong vườn ươm 
 - Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các 
bước công việc thiết kế các công trình trong vườn ươm. 
 - Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Phương tiện đi lại 
+ Giấy A0, 
+ Bút dạ 
- Cách thức tổ chức thực hiện: 
+ Chia lớp thành các nhóm 5-7 người 
+ Các nhóm thu thập các thông tin về vị trí, đất đai, nguồn nước, nguồn 
cung cấp điện và thiết kế các công trình trong vườn ươm 
- Nhiệm vụ của các nhóm: 
+ Vẽ sơ đồ mặt bằng dự kiến quy hoạch 1 vườn ươm có diện tích 2000m2 
+ Tính toán: 
Diện tích đường đi Khu xử lý hạt 
 Hàng rào Khu huấn luyện cây con 
 Khu đóng bầu Khu để nhà kho 
 - Thời gian hoàn thành: 08 giờ 
MĐ 
04-03 
Trồng rừng Sơn ta 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
32 8 22 02 
MĐ 
04-04 
 Chăm sóc và bảo 
vệ rừng Sơn ta 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
22 4 16 02 
MĐ 
04-05 
Khai thác, bảo quản 
nhựa Sơn ta 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
18 4 12 02 
Kiểm tra hết mô 
đun 
Tích 
hợp 
Lớp 
học, 
hiện 
trường 
06 06 
 Cộng 132 30 96 16 
103 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm đạt được sau bài thực hành: Sơ đồ thiết 
kế các công trình trong vườn ươm 
 4.2. Bài thực hành số 2.3.2: Xử lý hạt Sơn ta giống 
- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các 
bước công việc xử lý hạt Sơn ta 
- Nguồn lực: 
+ Nhiệt kế đo nhiệt độ: 5 chiếc 
+ Xô, thùng, chậu, túi vải 
+ Thuốc Benlate: 5 gói 
+ Hạt giống Sơn ta: 2 kg 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tiến hành: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập, các nhóm tiến hành xử lý hạt 
Sơn 
- Nhiệm vụ của nhóm: 
+ Làm sạch hạt 
+ Khử trùng hạt 
+ Ngâm hạt trong nước ấm và nước lạnh 
+ Ủ và rửa 
- Thời gian thực hiện bài học này: 15 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mỗi nhóm 
hoàn thành việc xử lý 0,4 kg hạt Sơn ta đúng ký thuật. 
4.3. Bài thực hành số 2.3.3: Đóng bầu gieo ươm cây Sơn ta 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyên kỹ năng nghề để thực hiện các 
bước công việc đóng bầu gieo ươm Sơn ta. 
- Nguồn lực để thực hiện bài tập: 
+ Đất đóng bầu 6m3 
+ Quốc, xẻng, lưới sàng đất 
+ Túi bầu: 7.500 túi 
+ Phân Lân: 26 kg 
+ Phân chuồng hoai:454kg 
+ Phân Kali: 26 kg 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tiến hành: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập đóng bầu 
- Nhiệm vụ của nhóm: 
+ Lấy túi bầu 
+ Dồn hỗn hợp lần 1 
+ Dồn hỗn hợp lần 2 
+ Xếp bầu vào luống 
+ Áp đất tạo má luống 
104 
- Thời gian thực hiện bài học này: 10 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mỗi nhóm 
hoàn thành 2 luống bầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. 
4.4. Bài thực hành số 2.4: Chăm sóc cây con ở vườn ươm 
- Mục tiêu:củng cố kiến thưc và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các 
bước công việc chăm sóc cây con ở vườn ươm. 
- Nguồn lực: 
+ Luống cây con Sơn ta: 10 luống 
+ Ô doa: 5 chiếc. 
+ Phân NPK: 5 kg 
+ Phiếu giao bài tập 
- Cách thức tiến hành: 
+ Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. 
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành tưới nước, 
làm cỏ phá váng, bón thúc, đảo bầu và phân loại cây, hãm cây đúng yêu cầu kỹ 
thuật 
- Nhiệm vụ: 
+ Tưới nước 
+ Làm cỏ phá váng 
+ Bón thúc 
+ Đảo bầu và phân loại cây 
+ Hãm cây 
- Thời gian hoàn thành: 03 giờ 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: mỗi 
nhóm tiến hành chăm sóc 1 luống Sơn ta đúng kỹ thuật. 
 4.5. Bài thực hành số 3.3.1: Thực hiện trồng 50 cây Sơn 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước 
công việc trồng cây. 
 - Nguồn lực: 
+ Dụng cụ: Cuốc, xẻng, quang gánh, xảo, xô; 
+ Vật tư: Phân bón lót đủ tiêu chuẩn 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Tạo hố trồng cây. 
 + Rạch vỏ bầu. 
+ Đặt cây xuống hố. 
+ Lấp đất. 
105 
 - Thời gian hoàn thành: 16h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Trồng đúng quy trình kỹ thuật; 
 + Tỷ lệ hố tạo đúng kỹ thuật đạt > 90%. 
 4.6. Bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện chăm sóc 50 cây Sơn 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước 
công việc chăm sóc cây sau trồng rừng. 
 - Nguồn lực: 
 + Dụng cụ: Cuốc, dao phát, quang gánh, cưa đơn, cưa cung, cưa phát 
quang 
 + Vật tư: Phân bón NPK đủ tiêu chuẩn 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ các bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Phát thực bì, cắt dây leo, cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích; 
+ Rẫy cỏ và xới vun nhẹ xung quanh gốc cây với đường kính 0,6-0,8m; 
+ Trồng dặm những cây chết, chú ý phòng trừ sâu bệnh. 
 - Thời gian hoàn thành: 16 h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Trồng đúng quy trình kỹ thuật; 
 + Tỷ lệ hố chăm sóc đúng kỹ thuật đạt > 90%. 
 4.7. Bài thực hành số 5.1: Thực hiện khai thác nhựa trên 30 cây Sơn ta 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước 
công việc khai thác nhựa Sơn ta. 
 - Nguồn lực: 
 + Dụng cụ: Dao, chóc. 
 + Vật tư: Cây Sơn ta 3 tuổi bắt đầu cho nhựa. 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ các bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Mở mặt cắt trên thân cây sơn bằng dao chuyên dùng; 
+ Cắm chóc 
 - Thời gian hoàn thành: 8h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
106 
 + Mở mắt cắt, cắm choc đúng kỹ thuật; 
 + Tỷ lệ lỗ đúng kích thước và sâu cách tượng tầng 1-1,3mm đạt > 90%. 
 4.8. Bài thực hành số 5.2: Thực hiện thu nhựa và bảo quản nhựa trên 30 
cây Sơn 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện bước 
công việc thu nhựa,và bảo quản nhựa Sơn. 
 - Nguồn lực: 
 + Dụng cụ: Chìa vét sơn, nằn, thâu đựng sơn 
 + Vật tư : Nhựa trên cây Sơn 
 - Cách thức tiến hành: Thực hiện bài tập theo cá nhân, mỗi cá nhân phải 
hoàn thành toàn bộ các bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: 
 + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư; 
+ Thu nhựa trên toàn bộ các chóc; 
+ Bảo quản nhựa. 
 - Thời gian hoàn thành: 2h 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
 + Nhựa thu về đảm bảo sạch; 
+ Phân chia nhựa theo đúng loại; 
 + Nhựa được bảo quản đúng kỹ thuật 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Đánh giá bài thực hành 2.3.1: Thiết kế các công trình trong vườn 
ươm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Lựa chọn được địa điểm đặt vườn ươm 
đúng yêu cầu kỹ thuật 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
- Xác định được số lượng các công trình 
trong vườn ươm 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
- Tính toán được diện tích các công trình 
vườn ươm 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
- Thiết kế được sơ đồ bố trí các công 
trình trong vườn ươm đúng theo các tiêu 
chuẩn kỹ thuật đã được học 
- Quan sát, kiểm tra, đánh 
giá 
 5.2. Đánh giá bài thực hành 2.3.2: Xử lý hạt Sơn ta giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sàng, xảy, loại bỏ tạp vật, hạt kém 
phẩm chất 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
107 
Ngâm hạt trong Benlate nồng độ 
0,05% trong thời gian 15 đến 20 phút 
Quan sát quá trình thực hiện 
Ngâm hạt vào nước nóng nhiệt độ 40 - 
45
0c trong thời gian 12 giờ 
Quan sát quá trình thực hiện 
Kiểm tra nước nóng bằng nhiệt kế Ngâm tiếp hạt trong nước lạnh 12 giờ Quan sát quá trình thực hiện 
 Vớt hạt, để ráo nước rồi đem ủ trong 
bao tải, hàng ngày rửa chua hạt, thấy 
hạt nứt nanh đem gieo 
Quan sát quá trình thực hiện 
 5.3. Đánh giá bài thực hành 2.3.3: Đóng bầu gieo ươm cây Sơn ta 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị đất: Hạt nhỏ mịn, sạch cỏ dại, được 
khử trùng, khử độc 
- Hỗn hợp trộn đúng tỷ lệ: 60% đất thịt nhẹ + 
30% đất sét + 9% phân chuồng hoai + 0,5% phân 
Lân + 0,5% Kali 
Quan sát và theo dõi quá 
trình thực hiện 
Kiểm tra đất đóng bầu 
Tạo đáy: Chặt, khi nhấc bầu không bị tụt Nhấc bầu kiểm tra 
Tạo thân: Vững chắc không bị gập Nhấc bầu kiểm tra 
Xếp bầu: Ngay ngắn, 120 bầu vào 1 ô Kiểm tra luống xếp bầu 
 5.4. Đánh giá bài thực hành 2.4: Chăm sóc cây con ở vườn ươm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Lúc còn nhỏ tưới 12 lít nước/100m2, lớn lên 
tưới 10 lít/100m2 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Che nắng và chống gió cho vườn ươm Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Làm cỏ phá váng làm lúc thời tiết mát mẻ làm 
xong phải tưới nước cho mặt đất ổn định, sạch 
có phá vỡ váng 
Quan sát, theo dõi, 
Bón phân đúng thời điểm, liều lượng, kỹ thuật, 
tỷ lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của 
cây. Bón phân xong phải tưới nước rửa lá 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
108 
Hãm cây, đảo bầu đạt tiêu chuẩn: 
- Phần rễ xuyên qua bầu bị cắt 
- Phân cấp cây vào luống 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
 5.5. Đánh giá bài thực hành 3.1: Phát dọn 100m2 thực bì đất trồng rừng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Xử lý thực bì đúng quy trình và kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh giá 
- Phát đủ 100m2 - Nghiệm thu diện tích 
 - Dọn đủ 100m2 - Nghiệm thu diện tích 
 5.6. Đánh giá bài thực hành 3.2: Thực hiện qui trình kỹ thuật cuốc 50 hố 
để trồng Sơn ta 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Cuốc hố đúng kích thước 40 x 40 x 40 cm Dùng thước dây kiểm tra 
kích thước hố 
Bón phân và lấp hố đúng kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Cuốc được 50 hố Nghiệm thu số lượng 
 5.7. Đánh giá bài thực hành 3.3: Thực hiện trồng 50 cây Sơn ta 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Tạo hố đúng kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Rạch bỏ vỏ bầu, đặt cây đúng kỹ thuật 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Lấp đất đúng kỹ thuật Quan sát, theo dõi, đánh giá 
109 
Trồng 50 cây sơn ta Đếm số lượng 
 5.8. Đánh giá bài thực hành 4.1: Thực hiện chăm sóc 50 cây Sơn ta 1 tuổi 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Phát thực bì, cắt dây leo, cạnh tranh với cây 
trồng trên toàn diện tích 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Rẫy cỏ và xới vun nhẹ xung quanh gốc cây với 
đường kính 0,5-0,8m 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
 Bón phân cho cây đúng liều lượng Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Trồng dặm những cây chết, chú ý phòng trừ sâu 
bệnh 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Chăm sóc 50 cây Sơn ta Nghiệm thu số lượng 
 5.9. Đánh giá bài thực hành 5.1: Thực hiện khai thác nhựa trên 30 cây Sơn 
ta 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
Phát dọn thực bì và làm sạch cây trên toàn bộ 
diện tích khai thác 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Khai thác trên thân đảm bảo: vết cắt hình chữ 
V, chóc cắm thẳng đúng vị trí hứng nhựa 
Quan sát, theo dõi, đánh giá 
 Khai thác nhựa trên 30 cây Sơn ta Nghiệm thu số lượng 
 5.10. Đánh giá bài thực hành 5.2: Thực hiện thu nhựa, bảo quản nhựa 30 
cây Sơn ta 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chuẩn bị dụng cụ vật tư đầy đủ, đảm bảo chất 
lượng 
Kiểm tra dụng cụ, vật tư 
110 
Thu nhựa từ chóc vào nằn (thâu nhặt) Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Thu nhựa từ thâu nhặt vào nằn (thâu đựng) Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Đậy nắp vận chuyển vào khu bảo quản Quan sát, theo dõi, đánh giá 
Thu nhựa đủ 50 cây Sơn ta Nghiệm thu số lượng 
 VI. Tài liệu tham khảo 
 [1] Bộ Lâm nghiệp, "Giáo trình kỹ thuật lâm sinh", Nxb Nông nghiệp, Hà 
Nội 1992. 
 [2] Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, "Giáo trình Thực vật Cây rừng", Trường 
ĐHLN, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2004. 
 [3] Trần Hợp, “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”. Nxb Nông nghiệp Thành 
phố Hồ Chí Minh 2002. 
 [4] Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh, "Giáo trình Trồng rừng", Nxb Nông 
nghiệp Hà Nội 1998. 
 [5] PGS, TS Nguyễn Duy Minh, " Cẩm nang nhân giống cây", Nxb 
Nông nghiệp Hà Nội 2004. 
 [6] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004. Mô đun Xây dựng vườn ươm và 
lập kế hoạch sản xuất cây con. 
 [7] Trường CNKT Lâm nghiệp I TW, 2004, Mô đun Nhân giống cây từ hạt. 
111 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông Nguyễn Văn Thực Chủ nhiệm 
 2. Ông Lâm Quang Dụ Phó chủ nhiệm 
 3. Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy Thư ký 
 4. Bà Phan Thị Tiệp Ủy viên 
 5. Ông Phạm Quang Tuấn Ủy viên 
 6. Ông Nguyễn Văn Dinh Ủy viên 
 7. Ông Nguyễn Đại Thành Ủy viên 
 8. Ông Nguyễn Đức Thế Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
 1. Ông Nguyễn Cảnh Chính Chủ tịch 
 2. Ông Nguyễn Văn Lân Thư ký 
 3. Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 
 4. Bà Nguyễn Thanh Hà Ủy viên 
 5. Bà Nhữ Thị Ngọc Anh Ủy viên. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_son_ta_ma_so_md_02_nghe_trong_cay_lay_n.pdf
Ebook liên quan