Giáo trình Trồng và chăm sóc bí - Mã số MĐ 03: Nghề trồng bầu, bí, dưa chuột

Tóm tắt Giáo trình Trồng và chăm sóc bí - Mã số MĐ 03: Nghề trồng bầu, bí, dưa chuột: ...ại giống nhau ở chỗ: không cây nào được sống trở lại bình thường và cho thu hoạch. Chúng tôi cho rằng đối tượng gây hại là một loại virus được xâm nhập vào cây bí bằng nhiều con đường nhưng chủ yếu vẫn là thông qua nhóm chích hút như: bọ rầy, bọ trĩ... Nhóm này từ các ruộng lúa vừa được thu ...(N), lân (P), kali (K). + Nhóm trung lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê(Mg). + Nhóm vi lượng: Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít, bao gồm các nguyên tố: k...n nhỏ, có điểm vàng trên lưng ngực, bay kém nên di chuyển trên ruộng theo hướng gió. Hình số 3.2.23. Trưởng thành giòi đục lá 74 Sâu non là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng kem, nằm trong mô mặt trên của lá trong đường đục, ấu trùng dài khoảng 3 mm. Khi dòi đẫy sức chui ra...

pdf102 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc bí - Mã số MĐ 03: Nghề trồng bầu, bí, dưa chuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 Cây sắn, yêu cầu ẩm độ đất thích hợp 60 - 70% ẩm độ tối đa, nếu ẩm độ 
đất < 60% phải tưới. Tuy nhiên mỗi thời kỳ lại yêu cầu một giới hạn ẩm độ 
thích hợp. 
 * Phương pháp xác định tưới theo thời gian sinh trưởng của cây 
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong sản xuất 
 - Cơ sở khoa học: 
+ Dựa vào điều kiện thời tiết của vùng. 
+ Nắm vững đất đai từng vùng. 
+ Dựa vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của bí đỏ. 
 Qua đó xác định thời gian cần tưới và số lần cần tưới qua các giai đoạn 
sinh trưởng của cây. 
 - Nhược điểm: 
 Ở các vùng khác nhau, đất đai và khí hậu khác nhau cho nên chúng ta phải 
thí nghiệm nhiều năm thì mới rút ra được quy trình tưới phù hợp. 
 * Phương pháp xác định thời điểm tưới dựa vào bieur hiện của cây 
 - Cơ sở khoa học: Dựa vào các chỉ tiêu như: 
 + Động thái phát triển chiều cao cây. 
 + Động thái ra lá và màu sắc thân lá. 
 Để xác định các chỉ tiêu trên qua từng thời kỳ sinh trưởng của cây trong 
những điều kiện kỹ thuật, canh tác và khí hậu nhất định cần tìm hiểu mối quan 
hệ giữa ẩm độ đất thích hợp và các chỉ tiêu này. Khi đã xác định được những 
mối quan hệ đó có thể sử dụng những chỉ tiêu về hình thái để chẩn đoán thời 
gian tưới cho cây. 
 - Ưu điểm: 
+ Phương pháp này đơn giản, mọi người có thể thực hiện được. 
+ Dễ áp dụng trong điều kiện sản xuất. 
+ Không đòi hỏi các dụng cụ quan trắc tốn kém. 
 - Nhược điểm: 
 90 
Mức độ chính xác không cao (vì từ khi cây thiếu nước đến khi biểu hiện 
ra ngoại hình thì đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây). 
d. Phương pháp tưới cho cây bí đỏ 
 Hiện nay có nhiều phương pháp tưới như phương pháp tưới rãnh, tưới 
phun mưa, tưới nhỏ giọt, nhưng dùng phương pháp tưới rãnh, tưới phun mưa là 
phổ biến. 
 - Phương pháp tưới rãnh: 
 Tưới rãnh là phương pháp tưới sử dụng mạng lưới rãnh dày đặc trên đồng 
ruộng để đưa nước chảy vào rãnh thấm vào đất nhờ tác dụng của lực mao dẫn 
trong đất và chỉ một phần ít thấm xuống đáy rãnh theo trọng lực. 
 + Ưu điểm: 
Chi phí tương đối thấp 
Sau khi tưới lớp đất mặt vẫn giữ nguyên, không tạo lớp đất chặt ở phía 
trên, mặt đất vẫn tơi xốp, kết cấu đất ít bị phá vỡ, không gây xói mòn bề mặt. 
 Dinh dưỡng không bị rửa trôi, do đó chế độ nước, không khí và dinh 
dưỡng trong đất được điều tiết thích hợp, thỏa mãn điều kiện sống của cây. 
 Tưới rãnh ít tốn nước. 
 Khi tưới lá cây không bị vết thương, hạn chế được một số sâu bệnh. 
 + Nhược điểm: 
 Thời gian tưới chậm. 
 Tổn thất nước lớn khi rãnh dài. 
 + Biện pháp kỹ thuật áp dụng với tưới rãnh không ngập nước: 
- Sử dụng nơi có độ dốc thấp, đất có thành phần cơ giới nhẹ, sau khi kết 
thúc tưới nước phải ngấm hết vào đất. 
- Nơi có độ dốc lớn, đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình khi nước 
chảy vào 3/4 rãnh thì dừng cấp nước. 
- Tưới rãnh đảm bảo nước từ 1/3 luống 1/2 so với độ cao luống nghĩa là 
chỉ vừa đủ ngấm cho 2 bên rãnh, đảm bảo đất vẫn có độ xốp và đủ ẩm, giữ được 
độ thoáng, xốp của đất màu. 
- Đặc biệt quan tâm ở thời kỳ khi cây sắn trong quá trình phình củ có yêu 
cầu cao về nước. 
- Phương pháp tưới phun mưa 
+ Khái niệm: là phương pháp tưới sử dụng một hệ thống thiết bị có áp để 
phân phối nước trên mặt đất dưới dạng hạt mưa. 
+ Phương pháp này được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới 
 + Ưu điểm 
 91 
Có thể tưới cho bất kỳ loại địa hình nào (cao, thấp, gồ ghề...) 
Có thể tạo ra được độ ẩm đồng đều trong đất, mức tưới đảm bảo chính 
xác, tiết kiệm được nước tưới. 
Tốc độ thấm nước nhỏ, với một cường độ mưa thích hợp, kết cấu đất 
không bị phá vỡ, mặt đất không bị kết váng. 
Không khí trên mặt đất mát mẻ, có lợi cho sinh trưởng của cây trồng. 
 Tiết kiệm được nhân lực, nhất là trong diều kiện tự động hoá. 
Kết hợp giữa công tác tưới với các công tác khác trên đồng ruộng. 
Ví dụ: Kết hợp giữa tưới, bón phân, phòng trừ sâu bệnh rất có hiệu quả. 
+ Hạn chế: 
Cần phải có vốn đầu tư ban đầu khá cao. 
Chi phí quản lý cao, tốn năng lượng, và đòi hỏi kỹ thuật sử dụng cao. 
Kỹ thuật tưới phun mưa phụ thuộc vào hướng gió và tốc độ gió, do đó 
những nơi thường xuyên có tốc độ gió lớn thì không chọn phương pháp này. 
3.6.2. Tiêu nước cho cây bí đỏ 
Tiêu nước là quá trình điều tiết rút bớt nước mặt ruộng để đảm đúng với 
yêu cầu của cây cây bí đỏ. 
Tiêu nước mặt ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ bản: 
Sau các đợt mưa, ẩm độ đất trên 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, cần tiêu 
thoát nước nhanh cho bí đỏ 
+ Khí hậu, địa hình. 
+ Độ che phủ đất, tính chất của đất 
+ Kích thước, hình dáng ruộng, nương cần tiêu thoát nước. 
+ Loại hệ thống công trình tiêu. 
* Mục tiêu và tác động của tiêu nước 
Cải tạo và bảo vệ đất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, đa dạng 
hoá cây trồng, tăng vụ, canh tác thuận lợi và giảm chi phí sản suất 
* Tác động của tiêu nước 
Tác động của tiêu nước: được thể hiện ở 2 mặt là tác động trực tiếp và tác 
động gián tiếp. 
- Tác động trực tiếp: Làm giảm lượng nước trên mặt đất và trong đất 
- Tác động gián tiếp: Bao gồm tác động đến khí hậu, đất đai, cây trồng, 
sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội, và các điều kiện môi trường. 
 Các tác động gián tiếp khó đánh giá hơn các tác động trực tiếp, có thể 
chia tác động gián tiếp thành 2 loại: là tác động tích cực và tác động tiêu cực. 
 92 
 Tác động tích cực: Nhờ có tiêu nước đất khô hơn, do vậy độ thoáng khí 
trong đất tăng lên, hàm lượng đạm Nitrát trong đất cao hơn, năng suất cây trồng 
tăng hơn so với đất không được tiêu thoát nước. Nhờ có tiêu thoát nước việc 
canh tác dễ dàng hơn, gieo trồng đúng thời vụ. Nhờ có sự tiêu thoát nước ở 
trong đất mà các muối hoặc các chất độc hại ở trong đất được tiêu thoát đi... 
 Tác động tiêu cực: Tiêu nước quá mức làm cho đất khô hơn, các chất hữu 
cơ ở trong đất được phân giải nhiều, đất chứa axit H2SO4 dễ bị axit hóa làm tăng 
sự rủi do về hạn và phá hủy môi trường sinh thái. 
* Phương châm tiêu nước 
 Phương châm tiêu nước là chôn nước, rải nước: 
 - Chôn nước: lợi dụng các khu trũng, ao hồ, đầm trữ nước lại lúc mưa to để 
tiêu dần về sau. 
 - Rải nước: là tiêu thoát về nhiều nơi, tránh tập trung vào chỗ trũng. Cần căn 
cứ khả năng chịu ngập của cây trồng để ưu tiên thời điểm tiêu. 
3.6.3. Thực hiện quy trình điều tiết nước cho cây bí đỏ 
 Bước 1: Xác định độ ẩm hiện tại của ruộng 
 Độ ẩm đất là biểu thị mối quan hệ giữa nước trong đất với đất, hay nói 
cách khác độ ẩm biểu thị mức độ chứa nước của đất. 
Độ ẩm tương đối (hay độ ẩm tối đa đồng ruộng): là độ chứa ẩm (độ ẩm 
hay lượng nước có trong đất) ứng với khả năng chứa nước lớn nhất của đất. 
Độ ẩm tương đối có thể xác định bằng phương pháp thực nghiệm ngoài 
đồng ruộng bằng thiết bị đo độ ẩm. 
 Bước 2: Xác định nguồn nước, lượng nước tưới (tiêu) 
 Dựa vào tình hình thực tế tại cơ sở để xác định nguồn nước tưới là sông 
hay hồ chứa nước, hay kênh mương tưới. 
 Bước 3: Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ tưới tiêu nước 
 Khơi thông dòng chảy. 
Chuẩn bị đường dẫn nước vào ruộng. 
Nắp đặt các thiết bị tưới tiêu nước. 
 Bước 4: Thực hiện tưới, tiêu nước cho bí đỏ 
 * Tưới nước: 
 - Thời điểm tưới: 
 + Giai đoạn rễ hình thành và phát triển: 
 Khi ẩm độ dưới 60 % độ ẩm tối đa đồng ruộng, thì tiến hành tưới nước 
cho sắn để rễ phát triển, hút dinh dưỡng thuận lợi, đảm bảo nhu cầu sống cho 
cây. 
 93 
 + Giai đoạn phát triển thân lá: Nếu ẩm độ < 65 % thì tiến hành tưới 
để đảm bảo nhu cầu nước cho cây sinh trưởng, phát triển. 
 - Phương pháp tưới: Có thể thực hiện tưới nước cho cây sắn bằng phương 
pháp tưới rãnh hoặc tưới phun mưa. 
 + Biện pháp tưới rãnh: 
 Đưa nước vào rãnh. 
 Theo dõi nước chảy vào rãnh. 
 Quan sát, đo độ cao mực nước vào rãnh. 
 Nước vào rãnh sâu khoảng 1/2 - 1/3 rãnh thì đắp lại, ngắt dòng chảy. 
 Để nước tự ngấm vào đảm bảo được độ ẩm cho cây sinh trưởng phát 
triển. 
+ Biện pháp tưới phun mưa: 
 Sử dụng hệ thống, nước tưới phun mưa. 
 Tính toán lượng nước cần tưới cho một diện tích nhất định. 
 Lắp đặt hệ thống tưới phun mưa 
 Thực hiện tưới phun mưa cho cây sắn 
 * Tiêu nước: sau các đợt mưa, với thời gian mưa kéo dài, ruộng sắn bị 
úng, cần tiến hành tiêu nước bằng cách. Vì nếu để úng sinh trưởng phát triển 
của sắn kém, dễ bị một số sâu bệnh phá hại đặc biệt một số bệnh nấm, vi khuẩn 
hại củ: bệnh thối ướt, bệnh rụi cây, đốm lá. 
- Khơi thoát nước, nước thoát càng nhanh càng tốt đặc biệt giai đoạn củ 
phát triển. 
3.6.3. Nhổ cỏ, xới xáo đất 
 - Tiến hành thường xuyên bằng tay 
 - Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, .... 
- Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước 
Khi cây đậu có 1 - 2 lá thật tiến hành làm cỏ, xới xáo và bón phân thúc 
cho cây. Nhằm tăng độ thoáng khí trong đất giúp bộ rẽ phát triển. 
 3.6.4. Bón phân 
 Khi cây đã bén rễ, hồi xanh nên tưới nhử 3 ngày/lần bằng nước giải hoặc 
nước phân chuồng pha loãng. Khi bí đã có 3-4 lá thật, cây sắp ngả ngọn thì cần 
vun gốc kịp thời để cho bí có ngọn to, bụ bẫm, non mới bán được giá. Khi ngọn 
đã bò dài 50-60cm thì bắt đầu thu hoạch bằng cách cắt tất cả các ngọn bí cách 
gốc 10-15cm. Nhổ sạch cỏ, rạch hàng cách gốc 20cm, bón thúc đạm với lượng 
2,5-3kg/sào, lấp đất rồi tưới nhẹ. 
 94 
 Khi các chồi gốc đã nảy mầm, chọn giữ lại mỗi gốc 2-3 chồi khỏe nhất, 
còn thì ngắt bỏ cho ngọn to. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm như vậy khi 
ngọn đã dài 60-70cm, cắt ngọn gần sát gốc và tiếp tục bón thúc, vun gốc và tưới 
nước đủ ẩm thường xuyên. Bí ngô cần lượng nước rất lớn để duy trì được năng 
suất và sản lượng chất xanh cao, vì vậy cần tưới nước thường xuyên, đảm bảo 
độ ẩm cho cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt. 
 Chú ý: Bí đỏ trồng lấy ngọn thì ngọn rau là sản phẩm thu hái ăn trực tiếp 
và thời gian cho mỗi lứa thu hái là ngắn nên tuyết đối phải tuân thủ bón phân 
đúng cách và an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng. 
 3.7. Phòng trừ dịch hại (Tham khảo bài Trồng và chăm sóc cây bí 
xanh) 
 3.6.5. Phòng trừ cỏ dại 
 a. Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng 
 - Cỏ gà 
 - Cỏ gấu 
 - Cỏ mầm trầu 
 - Cỏ gà 
 b. Phương pháp diệt cỏ 
 - Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau: 
 + Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng 
 + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển 
 + Trồng xen, trồng lẫn 
3.6.6. Phòng trừ sâu bệnh hại.(Tham khảo Bài Trồng và chăm sóc bí 
đỏ lấy quả và hạt) 
 Bí đỏ hay bị các loại sâu ăn lá, nhện đỏ, rệp hại ngọn, hại lá... Cần chú ý 
phát hiện, phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc sâu, thuốc trừ sâu vi sinh như 
Bt, NPV và đảm bảo thời gian cách ly, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ 
thực vật hóa học để tránh ngộ độc cho người mua. 
C. Sản phẩm thực hành của học viên 
Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. 
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, 
- Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
 95 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Tạo được luống vườn ươm, 
+ Bón phân lót 
Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống đậu đũa. 
- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt 
giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc 
- Địa điểm: Khu nhân giống cây con 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ 
+ Bón phân lót trên luống vườn ươm 
 + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ 
Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. 
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi 
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Lên luống đúng kích thước 
+ Xử lý đất 
Bài tập 4: Bón phân chuồng 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân chuồng 50 m2. 
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng 
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau 
 96 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân chuồng. 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
+ Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân chuồng 
Bài tập 5: Bón phân đạm 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón thúc phân đạm 
cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. 
- Nguồn lực cần thiết: 2 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới 
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa 
học 
- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều 
vào gốc cây rau. 
Bài tập 6: Làm cỏ 
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. 
- Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, 
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ 
- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: 
+ Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau 
+ Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay 
Bài tập 7: Điều tra sâu, bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của 
rau - Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 
50 m2. 
- Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, 
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau 
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) 
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ 
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 
 97 
 + Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ 
 + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau 
 + Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít 
 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun Trồng và chăm sóc bí là một mô đun chuyên môn nghề 
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng bầu, bí, dưa chuột; 
được giảng dạy sau mô đun Chuẩn bị đất và trước mô đun thu hoạch và tiêu thụ 
sản phẩm, Mô đun Trồng và chăm sóc bí cũng có thể giảng dạy độc lập theo 
yêu cầu của người học. 
 - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng 
bầu, bí, dưa chuột, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất rau. 
 II. Mục tiêu: 
 - Biết được các kỹ thuật cơ bản trồng và chăm sóc các loại bí; 
 - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây bí và lựa chọn, thực 
hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; 
 - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật trong 
việc trồng và chăm sóc cây bí; 
 - Áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất để tăng năng 
suất, phẩm chất nhóm cây bí; 
 - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ 
sinh môi trường trong việc trồng và chăm sóc cây bí; 
 - Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình trồng và chăm sóc cây 
bí; 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiể
m 
tra* 
1 Trồng và chăm sóc bí 
xanh 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Vườn rau 
34 8 25 1 
2 Trồng và chăm sóc bí 
đỏ lấy quả và hạt 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Vườn rau 
30 6 23 1 
3 Trồng và chăm sóc bí 
lấy ngọn 
Tích 
hợp 
Lớp học 
Vườn rau 
26 6 19 1 
 Kiểm tra hết mô đun 2 2 
 Cộng 92 20 67 5 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Nguồn lực cần thiết: 
 Dụng cụ, nguyên vật liệu trồng bí 
 Giấy A4 , bút 
 Bảng mẫu ghi chép 
- Cách chức tổ chức thực hiện: 
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: 
 Sản phẩm quả bí xanh, quả và hạt bí đỏ, ngọn rau bí đỏ đảm bảo vệ sinh 
an toàn thực phẩm. 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Trồng và chăm sóc bí xanh 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây 
con 
- Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ 
năng 
- Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và 
tiến hành gieo hạt 
- Quan sát thao tác thực hiện của học 
viên. 
- Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng 
sản xuất 
- Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ 
năng 
- Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở 
các giai đoạn sinh trưởng của cây 
bí xanh 
- Theo dõi và quan sát quá trình thực 
hiện của người học 
5.2. Bài 2: Trồng và chăm sóc bí đỏ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tạo cây giống trên khay - Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ 
năng 
- Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng 
sản xuất 
- Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ 
năng 
- Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở 
các giai đoạn sinh trưởng của rau 
- Theo dõi và quan sát quá trình thực 
hiện của người học 
5.3. Bài 3: Trồng và chăm sóc bí lấy ngọn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây 
con 
- Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ 
năng 
- Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và 
tiến hành gieo hạt 
- Quan sát thao tác thực hiện của học 
viên. 
- Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng 
sản xuất 
- Quan sát thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ 
năng 
- Bón phân chuồng - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Bón phân đạm - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học 
viên 
- Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở 
các giai đoạn sinh trưởng của rau 
- Theo dõi và quan sát quá trình thực 
hiện của người học 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 
Nhà Xuất bản Nông nghiệp 
[2] Agriviet.com/. Kỹ thuật trồng bí lấy ngọn 
[3] Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến tre. Kỹ thuật trồng bí đỏ. www.dost-
bentre.gov.vn/ 
[4]. Trung tâm khuyến nông quốc gia Kỹ thuật trồng bí xanh theo tiêu chuẩn 
VietGap. khuyennongvn.gov.v 
[5]. ThS. Trần Thị Ba. Bộ môn Khoa Học Cây Trồng . Khoa Nông Nghiệp & 
Sinh học ứng dụng, Trường ĐHC. Kỹ thuật trồng bí. agriviet.com 
[6]. Trung tâm khuyến nông quốc gia Kỹ thuật trồng bí xanh. 
khuyennongvn.gov.v 
[7] Baovecaytrong.com.vn 
[8] Bộ NN và PTNT; Giáo trình sơ cấp nghề Trồng rau an toàn; 2011 
 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông Trần Văn Dư Chủ nhiệm 
2. Ông Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 
3. Bà Kiều Thị Thuyên Thư ký 
4. Ông Trần Ngọc Hưng Ủy viên 
5. Ông Trần Ngọc Trường Ủy viên 
6. Ông Hoàng Văn Niên Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Ông Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch 
2. Bà Đào Hương Lan Thư ký 
3. Ông Nguyễn Tiến Huyền Ủy viên 
4. Bà Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên 
5. Bà Nguyễn Thị Huyền Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_bi_ma_so_md_03_nghe_trong_bau_b.pdf