Tài liệu hướng dẫn Khuyến nông theo định hướng thị trường

Tóm tắt Tài liệu hướng dẫn Khuyến nông theo định hướng thị trường: ...g của nông dân đối với sự biến động về giá có thể khiến thị trường bất ổn định hơn. Nông dân thường có xu hướng mở rộng diện tích sản xuất và gia tăng thâm canh khi giá tăng lên dẫn tới quá nhiều cung và giá giảm xuống. Nói cách khác, một năm có giá cao thường tiếp theo bởi một năm có giá thấp...n nông có thể gặp gỡ những nông dân này ngay trong xã và huyện hoặc ở khu vực lân cận nơi mà họ đã từng làm việc. Cán bộ khuyến nông có thể trực tiếp tới các địa phương để gặp nông dân. Tuy nhiên với sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc và sự phổ biến của điện thoại tại khu vực...u các kỹ thuật canh tác mới ¾ Sắn thường được trồng ở vùng đất dốc. Cơ hội chính Mối đe dọa ¾ Điều kiện sinh thái nông nghiệp địa phương phù hợp với trồng sắn trái vụ ¾ Các kỹ thuật canh tác hiện nay có thể tăng sản lượng đáng kể ¾ Nhu cầu sắn công nghiệp cao trong khu vực ¾ ...

pdf107 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn Khuyến nông theo định hướng thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiềm năng và người mua có thể đưa ra những nhu cầu về sản phẩm của mình. 
Cán bộ khuyến nông cần hỗ trợ tổ chức và thúc đẩy các cuộc họp giữa nông dân và các 
Hình 7.2 Nông dân đang trao đổi với người bán buôn tại cửa hàng 
Trao đổi thông tin thị trường 
92
tác nhân trên thị trường. Có thể tổ chức các cuộc họp tại xã, thôn để thu hút nhiều nông 
dân tham gia hơn. Hầu hết, những thương nhân và cơ sở chế biến được mời là những 
người trong huyện. Các thương nhân và chủ cơ sở chế biến ở ngoài huyện, chẳng hạn 
như ở huyện lân cận hoặc ở tỉnh khác cũng có thể được mời tới nhưng họ thường phải tự 
chi trả các chi phí đi lại. 
Các cuộc gặp gỡ như vậy cũng nên được tổ chức tại cơ sở chế biến hoặc cửa hàng của 
thương nhân. Điều này cho phép người nông dân quan sát trực tiếp để thu thập thông tin. 
Ví dụ, khi tới thăm cơ sở chế biến, nông dân có thể xem xét các trang thiết bị lưu kho và 
công nghệ chế biến. Điều này rất quan trọng cho việc ước tính quy mô hoạt động và sức 
mua của cơ sở đó. Họ cũng có thể so sánh chất lượng sản phẩm của mình với sản phẩm 
của những người cung cấp khác. 
Vì đây là hoạt hoạt động nằm ngoài dự án nên thông thường nông dân phải trả chi phí đi 
lại cho các chuyến đi như vậy. Thường thì chỉ có một vài đại diện có thể tham gia. Điều 
quan trọng là sau chuyến đi, các thành viên này phải chia sẻ các thông tin và hiểu biết 
của mình với các nông dân khác. 
6. Tham quan chéo tới các vùng sản xuất khác 
Nông dân thường được hưởng lợi từ các chuyến tham quan chéo tới các vùng sản xuất 
khác. Như đã trình bày trong phần tham quan các khu chợ ở đô thị, nông dân phải tự trả 
chi phí đi lại và các chi phí khác liên quan tới hoạt động này. 
Các chuyến đi trao đổi kinh nghiệm như trên rõ ràng là có những tác động tích cực. Theo 
cách riêng của mình, nông dân trao đổi với nhau những suy nghĩ của họ về giống mới, 
các cách làm gia tăng giá trị sản phẩm, các hình thức và phương tiện lưu kho mới phù 
hợp, những kinh nghiệm thành công trong marketing theo nhóm, điểm mạnh và điểm 
yếu của một số thị trường hay người mua cụ thể, chi phí và lợi ích khi tham gia vào 
chương trình hợp đồng trang trại, v.v 
7. Đĩa Compact 
Đĩa compact là công cụ hữu ích để lưu giữ thông tin. Nó cũng là phương pháp trình bày 
thông tin rất thuận tiện và hấp dẫn tới nông dân, thương nhân và chủ cơ sở chế biến. Có 
thể thêm tranh ảnh và âm nhạc để minh họa cho thông tin. Làm đĩa Compact tương đối 
rẻ. Nông dân, họ hang và hàng xóm của họ có thể xem tại nhà nếu họ có tivi và đầu từ. 
Hiện nay, rất nhiều nông dân Việt Nam có những thiết bị đó, kể cả những ở những vùng 
nghèo. 
Cán bộ khuyến nông cần phải được đào tạo và nắm vững phần mềm trước khi làm đĩa 
Compact về các thông tin liên quan. Họ cũng cần phải có một máy ảnh kỹ thuật số để 
chụp một số hình ảnh giúp nông dân trực quan những thông điệp đang được phổ biến. 
Trao đổi thông tin thị trường 
93
Phổ biến thông tin thị trường bằng đĩa Compact 
Dự án SADU đã phối hợp với nông dân và người giữ tiền đặt cược ở huyện Đà 
Bắc, tỉnh Hoà Bình để phát triển sản xuất quả hồng theo định hướng thị trường 
(xem chương 8). Đĩa Compact được sử dụng trong các cuộc họp với nông dân và 
nhà cung cấp dịch vụ địa phương để trao đổi thông tin về sản xuất và thị trường. 
Nhiều cán bộ xã, huyện từ trạm khuyến nông, các cơ quan của chính phủ và các cơ 
quan báo chí tham dự cuộc họp đã yêu cầu bản copy của đĩa Compact để dùng cho 
các cuộc họp khác với nông dân. Nhiều trưởng thôn và nông dân cũng xin bản copy 
để cùng với bạn bè và hàng xóm xem tại nhà. Khoảng 60 đĩa Compact đã được 
phân phát. Mỗi cái giá 5.000 đồng. (30 cents) 
8. Các chương trình truyền thanh và truyền hình địa phương 
Đài phát thanh và truyền hình địa phương là kênh phổ biến thông tin thị trường hiệu quả 
bởi các thông tin có thể được phổ biến tới một số lượng lớn đối tượng nông dân, đặc biệt 
khi các chương trình được lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng.. Thời gian phát sóng phải 
vào thời điểm mà đối tượng nghe, nhìn không bận bịu với công việc hàng ngày của họ. 
Khi lên lịch phát song fải xem xét sự khác nhau về thời gian giữa nam và nữ. Lựa chọn 
ngôn ngữ phát sóng cũng là một vấn đề quan trọng khi đối tượng là các dân tộc thiểu số. 
Đối tượng nghe nhìn (chẳng hạn là nông dân và thương nhân địa phương) phải đóng góp 
ý kiến trong việc lựa chọn thông tin để phổ biến, cách thức trình bày và thảo luận những 
thông tin này. Mời nông dân, thương nhân và chủ các cơ sở chế biến nói về những kinh 
nghiệm của họ và chia sẻ các thông tin là một cách làm cho chương trình phát sóng lôi 
cuốn đối và than thiết với người nghe. 
Xây dựng và phát triển các chương trình truyền thanh, truyền hình về các vấn đề 
marketing đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải có tâm huyết. Thông tin về giá cả phải được 
thu thập hàng ngày và hàng tuần. Việc tìm các nguồn cung cấp thông tin cũng cần phải 
có thời gian riêng. Các chi phí đó phải được tính trong ngân sách của trung tâm khuyến 
nông tỉnh hoặc trạm khuyến nông huyện. 
Lý tưởng nhất là nhiều cán bộ khuyến nông cùng tham gia vào phát triển các chương 
trình truyền hình, truyền thanh. Trung tâm khuyến nông tỉnh đóng vai trò phối hợp và hỗ 
trợ chi phí cho công tác hợp tác liên huyện. Các cơ quan khác của huyện và của tỉnh như 
sở nông nghiệp, thương mại, kế hoạch và đầu tư cũng có thể đóng vai trò tương tự như 
vậy. 
Trao đổi thông tin thị trường 
94
Phổ biến thông tin giá cả thị trường qua đài phát thanh 
Hạt điều là sản phẩm nông nghiệp mang tính chiến lược của tỉnh Bình Phước. Phân 
tích cho thấy nông dân có rất ít thông tin về giá cả của mặt hàng này, cho nên khả 
năng đàm phán của họ với người mua yếu. 
Để khắc phục nhược điểm này, sở Kế hoạch và Công nghiệp của tỉnh và Hiệp hội 
Điều Bình Phước đã quyết định xây dựng một chương trình phát sóng hàng ngày để 
phổ biến thông tin giá cả và tiêu chuẩn chất lượng của hạt điều thô. 
Nhân viên thống kê của tỉnh và hiệp hội thanh niên thu thập giá cả thị trường hàng 
ngày tại 12 huyện để phát sóng trên đài phát thanh Bình Phước vào 6.30 sáng hôm 
sau. 
Bản tin giá cả đầu tiên được phát sóng vào ngày 15 tháng 3 năm 2007. Bản tin ngày 
sẽ được phát sóng thí điểm trong vòng 60 ngày. 
7.2 Chọn lựa kênh và phương pháp trao đổi thông tin thị trường như thế nào? 
Như đã trình bày ở trên, khi trao đổi và phổ biến thông tin thị trường, cán bộ khuyến 
nông có thể lựa chọn nhiều kênh và hoạt động khác nhau. Trước khi lựa chọn, nên cân 
nhắc kỹ những ưu điểm và nhược điểm của mỗi kênh và phương pháp như được trình 
bày trong Bảng 7.1 dưới đây. 
Cách lý tưởng nhất là phối hợp các kênh và phương pháp khác nhau, không nên chỉ áp 
dụng một bởi chúng có thể bổ sung cho nhau, điểm mạnh của phương pháp này có thể 
khắc phục điểm yếu của phương pháp khác. 
Một số hoạt động trao đổi và phổ biến thông tin có thể tốn nhiều chi phí hơn loại khác. 
Các hoạt động cũng khác nhau về thời gian thực hiện. Một số hoạt động đơn giản và tốn 
ít thời gian hơn loại khác. Do đó các cán bộ khuyến nông phải cân nhắc không chỉ hạn 
chế về thời gian đối với họ và với cả người dân mà phải cân nhắc cả nguồn lực tài chính 
của nông dân và khả năng chia sẻ chi phí của họ. 
Một điều quan trọng nữa là khi lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động trao đổi và phổ 
biến thông tin thị trường, cán bộ khuyến nông phải tham khảo ý kiến của nông dân để 
biết mong muốn của họ đối với từng lựa chọn khác nhau.
Trao đổi thông tin thị trường 
95
Bảng 7.1 Ưu điểm và nhược điểm của mỗi kênh và phương pháp phổ biến thông tin 
Kênh/phương pháp phổ biến thông tin Ưu điểm Nhược điểm 
1. Liên hệ trực tiếp với nông dân 
ƒ Gặp gỡ trực tiếp là một hình thức trao đổi linh 
hoạt 
ƒ Qua tiếp xúc trực tiếp, thông tin thị trường sẽ 
được liên hệ, giải thích một cách dễ dàng với quá 
trình xử lý và phân tích thông tin đó 
ƒ Hạn chế về thời gian không cho phép 
tiếp cận được nhiều đối tượng, đặc 
biệt khi thông tin được cung cấp cho 
từng cá nhân chứ không phải từng 
nhóm 
2. Điện thoại 
ƒ Thuận tiện, linh hoạt và rẻ (đối với cả cán bộ 
khuyến nông và nông dân, thương nhân và chủ 
cơ sở chế biến) 
ƒ Có thể liên hệ thường xuyên 
ƒ Chỉ có thể liên lạc với một lúc một 
người 
ƒ Không được đối thoại trực tiếp 
3. Loa phóng thanh 
ƒ Thuận tiện và rẻ (đối với cả cán bộ khuyến nông 
và nông dân) 
ƒ Có thể tiếp cận nhiều nông dân 
ƒ Thích hợp ở các vùng sâu vùng xa 
ƒ Không hữu hiệu khi truyền đạt những 
thông tin phức tạp 
ƒ Không liên hệ trực tiếp được với 
người nghe 
4. Tổ chức các chuyến tham quan tới 
 các khu chợ 
ƒ Nhiều thông tin được thu thập qua quan sát trực 
tiếp 
ƒ Những thương nhân gặp tại chợ là nguồn thông 
tin thị trường quý giá và (đáng tin cậy) 
ƒ Là dịp để xác định các cơ hội kinh doanh 
ƒ Có thể cùng nhau thu thập và phân tích thông tin 
ƒ Tốn chi phí, đặc biệt khi khu chợ ở xa 
Trao đổi thông tin thị trường 
96
5. Tổ chức các cuộc họp với 
các tác nhân thị trường 
ƒ Thương nhân và chủ các cơ sở chế biến thường 
rất hiểu biết về thị trường. 
ƒ Nông dân có thể quan sát khi cuộc họp được tổ 
chức tại địa điểm mua bán của các thương nhân 
hay cơ sở của các chủ chế biến 
ƒ Các cơ hội kinh doanh có thể được xác định 
thông qua các cuộc họp này 
ƒ Nông dân và thương nhân/chủ cơ sở chế biến có 
thể đi tới thống nhất về việc mua bán trong các 
cuộc họp này 
ƒ Có thể cùng nhau thu thập và phân tích thông tin 
ƒ Tốn chi phí tổ chức, đặc biệt khi các 
thành viên phải đi lại xa 
ƒ Thương nhân và chủ các cơ sở chế 
biến có thể không sẵn lòng chia sẻ 
thông tin trước những thương nhân và 
các nhà chế biến khác (đối thủ cạnh 
tranh) 
6. Tổ chức các chuyến tham quan 
chéo tới các khu vực sản xuất 
khác 
ƒ Học tập những kinh nghiệm thành công từ các 
nơi khác 
ƒ Người nông dân dễ hiểu nhau hơn bởi họ có các 
điều kiện và những khó khăn tương tự nhau. 
ƒ Có thể cùng nhau thu thập và phân tích thông tin 
ƒ Tốn kém đặc biệt khi địa điểm tham 
quan học tập ở xa 
7. Đĩa Compact 
ƒ Chi phí sản xuất rẻ 
ƒ Hỗ trợ khả năng trực quan các thông điệp 
ƒ Nhiều nông dân có thể tiếp cận 
ƒ Đòi hỏi một số kỹ năng phần mềm 
Trao đổi thông tin thị trường 
97
8. Các chương trình phát thanh và 
truyền hình địa phương 
ƒ Thông tin có thể tới nhiều đối tượng 
ƒ Là phương tiện đại chúng lôi cuốn người dân 
ƒ Tạo cơ hội mời các thương nhân và các bên liên 
quan chia sẻ thông tin 
ƒ Tốn thời gian và đôi khi cả kinh phí 
9. Các bản tin 
ƒ Có thể phổ biến cho nhiều người 
ƒ Thương nhân và chủ cơ sở chế biến ngoài huyện 
có thể đọc 
ƒ Nông dân có thể không tiếp cận được 
với các bản tin cấp tỉnh 
10. Internet 
ƒ Nhiều người có thể tiếp cận 
ƒ Có thể tham khảo ý kiến của thương nhân và chủ 
cơ sở chế biến nông sản 
ƒ Vẫn là phương tiện mới mẻ ở khu vực 
nông thôn 
ƒ Nông dân khó tiếp cận 
98
CHƯƠNG 8: SỬ DỤNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG – KINH NGHIỆM TỪ 
HUYỆN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH-SẢN PHẨM QUẢ HỒNG 
TÓM TẮT CHƯƠNG 
Những hoạt động gần đây liên quan tới quả hồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 
được mô tả để minh họa việc thu thập, phân tích và phố biến thông tin thị trường 
có thể được liên kết với việc phát triển hệ thống sản xuất mang định hướng thị 
trường và có tính cạnh tranh. 
 Kinh nghiệm từ huyện Đà Bắc 
99
8.1 Bối cảnh 
Đà Bắc là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình có khoảng 52.000 người sinh sống với 
gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số Mường, Tày, Dao. Hiện cả huyện có khoảng 
600 ha đất trồng hồng đỏ, hầu hết là hồng Yên Thôn. Bên cạnh đó, nông dân còn trồng 
hồng Thạch Thất nhưng với diện tích không nhiều. Hàng nghìn hộ gia đình trong huyện 
đều có một vườn hồng nhỏ. 
Hầu hết hồng ở Đà Bắc được trồng vào giữa và cuối những năm 90 với sự hỗ trợ của Dự 
án 747 với mục đích tạo thu nhập bền vững cho người dân tộc thiểu số phải di cư khi đập 
thuỷ điện Hòa Bình được xây dựng. 
Thị trường hồng thuận lợi cho đến năm 2002, nhưng sau đó suy giảm do sự mở rộng diện 
tích canh tác đáng kể ở Lâm Đồng và các tỉnh miền bắc khác. Hầu hết tỉnh này đều trồng 
hồng chát, chủ yếu là hồng Yên Thôn, Thạch Thất như ở Đà Bắc. Một số khu vực khác 
trồng hồng ngâm. 
Sự gia tăng nguồn cung dẫn tới giá thị trường hồng đỏ, đặc biệt hồng Yên Thôn, giảm 
mạnh. Sự cạnh tranh gia tăng của nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc cũng là nguyên nhân 
đóng góp vào hiện trạng này. Hồng ngâm Trung Quốc được bán ở các chợ lớn ở các khu 
đô thị như Hà Nội, Hải Phòng. Năm 2006, nông dân ở Đà Bắc chỉ bán được một tỷ lệ rất 
nhỏ trong tổng sản lượng với giá rất thấp 750 đồng/kg, trong khi giá hồng năm 2001 là 
4000 đồng/kg. 
Tháng 11 và 12 năm 2005, cán bộ dự án SADU, cán bộ Phòng kinh tế huyện và Trạm 
khuyến nông đã tiến hành một đợt đánh giá nhanh thị trường hồng để đưa ra các giải pháp 
cho hiện trạng này. 
8.2 Thu thập và phân tích thông tin thị trường 
Nhóm đã giành một tuần để tiến hành phỏng vấn người trồng hồng ở Đà Bắc (thảo luận 
nhóm), các thương nhân địa phương và người bán buôn tại xã Đắc Sở, một điểm mua 
buôn hoa quả tại tỉnh lân cận Hà Tây, và tại chợ đêm Long Biên, trung tâm bán buôn hoa 
quả ở Hà Nội. 
Trong quá trình thu thập thông tin, nhóm đã tập trung vào: 
i. Các chuỗi cung ứng hiện tại của hồng Đà Bắc, 
ii. Các dòng sản phẩm chính, 
iii. Tính cạnh tranh của hồng Đà Bắc so với các khu vực cung cấp khác ở Việt Nam 
và Trung Quốc 
iv. Các xu thế cung và cầu 
v. Xu thế giá 
 Kinh nghiệm từ huyện Đà Bắc 
100
vi. Sở thích của người tiêu dùng. 
Sau khi phân tích thông tin thu thập được từ nông dân, thương nhân, nhóm đưa ra các kết 
luận chính sau: 
i. Tính cạnh tranh trong thị trường hoa quả ở Việt Nam đang tăng lên, trong đó 
người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác nhau cả về loại quả và các giống. 
ii. Cầu đối với quả hồng tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, 
Hải Phòng; 
iii. Có quá nhiều cung cho sản phẩm hồng đỏ, đặc biệt là hồng Yên Thôn và Thạch 
Thất; 
iv. Hồng ngâm từ Trung Quốc có tính cạnh tranh cao và có giá cao hơn rất nhiều so 
với hồng của Việt Nam. 
v. Hồng đỏ và hồng ngâm Đà Lạt có chất lượng và cầu cao hơn so với hồng Yên 
Thôn và Thạch Thất, vì vậy được bán trên thị trường với giá cao hơn; 
vi. Giá hồng ở Đà Bắc giảm đáng kể, tuy nhiên đây là hệ quả của xu thế cung và cầu 
nói chung chứ không phải do can thiệp của thương nhân. 
vii. Hồng không chát, ví dụ fuyu, có tiềm năng thị trường nhưng chưa được trồng 
thành hàng hóa ở Việt Nam. 
8.3 Trao đổi thông tin thị trường 
Nhiều hoạt động được tiến hành sau đợt đánh giá nhanh thị trường hồng để phố biến 
thông tin thị trường và thảo luận các chiến lược tiềm năng để khắc phục hiện trạng: 
i. Hội thảo cấp tỉnh được tổ chức vào tháng 4 năm 2006 với sự tham gia của nhiều 
bên liên quan khác nhau. Các thành viên trong hội thảo đều thống nhất người 
trồng hồng ở Đà Bắc chỉ có thể cạnh tranh hơn nếu họ chuyển sang trồng giống 
hồng có tiềm năng thị trường và cải tiến các phương thức canh tác. 
ii. Một nhóm công tác về hồng gồm đại diện từ các ban ngành của huyện như khuyến 
nông lâm, thương nhân và nông dân đã được thành lập trong tháng 6. Nhóm đã 
họp 4 lần từ tháng 6 đến tháng 10 để đề xuất và thảo luận các can thiệp cần thiết. 
iii. Một chuyến tham quan Mộc Châu, tỉnh Sơn La được tổ chức vào tháng 7 để học 
tập kinh nghiệm trồng hồng không chat, thu hút 28 nông dân và cán bộ địa 
phương tham gia. Trong tháng tiếp theo, nhóm trên đã tham quan Lục Yên, Yên 
Bái để học tập kinh nghiệp trồng hồng ngâm. 
iv. Vào tháng 9, nhóm đã tham gia chuyến tham quan tới xã Đắc Sở, chợ Long Biên 
và Hội chợ nông nghiệp Việt Nam ở Hà Nội. Họ đã gặp gỡ và trao đổi với rất 
nhiều người buôn hồng tại các địa điểm trên. 
v. Sau mỗi chuyến tham quan, các cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm đã được tổ chức tại 
 Kinh nghiệm từ huyện Đà Bắc 
101
4 xã. Đĩa CD với các thông tin và hình ảnh liên quan đã được chiếu và phân phát 
cho nông dân. Các kinh nghiệm học được từ các chuyến tham quan học tập cũng 
được trao đổi. Khoảng 32 nông dân đã tham gia các cuộc họp ở xã. Nhiều trưởng 
thôn đã tổ chức các cuộc họp như vậy tại thôn của họ. 
vi. Tháng 11, 7 thương nhân ở Đắc Sở đã tham một số vườn cây ở Đà Bắc, gặp gỡ 
nông dân và trao đổi các chiến lược hợp tác phát triển trong tương lai. 
vii. Tháng 4 năm 2007, khoá đào tạo thực hành canh tác đầu tiên (về diệt sâu bọ, tỉa 
cành và bón phân) đã được tổ chức cho 38 nông dân. Nông dân này đã yêu cầu tổ 
chức tham quan các địa điểm trồng hồng không chat để học hỏi thêm kinh nghiệm 
trồng trọt. 
Hầu hết các hoạt động đều được phổ biến tại thôn và xã thông qua loa phát thanh và được 
đưa lên báo Hòa Bình. 
8.4 Kết quả 
Tháng 10 năm 2006, 49 nông dân tự tổ chức thành 4 nhóm và mua 600 mắt ghép hồng 
fuyu (một loại hồng không chat mới cho thu hoạch sớm hơn các loại khác ở Việt Nam) từ 
Mộc Châu với số tiền 7.2 triệu đồng. Nông dân đã ghép163 cây hồng sau khi tham gia 
tập huấn của các chuyên gia RIFAV. Các vật liệu ghép cho 163 cây này sẽ được sử dụng 
trong vụ tới tháng 6 đến tháng 7 năm 2007. 
Những nông dân này và nhiều người khác dự định tiếp tục mua mắt ghép hồng không 
chat fuyu và jiro từ Mộc Châu. Giống hồng jiro cũng là một loại hồng không chat mới ở 
Việt Nam, cho thu hoạch sớm hơn cả loại fuyu. Đầu tư canh tác hai loại giống này, nông 
dân có thể kéo dài mùa thu hoạch và giảm rủi ro marketing. 
Cuối năm 2006, phòng kinh tế huyện đã xây dựng dự án thử nghiệm giống hồng không 
chát tại 4 xã của huyện Đà Bắc với ngân sách từ Sở Khoa học và Công nghệ (DOST). 
Cũng trong thời gian này, RIFAV cũng được tài trọ từ Chương trình Chè-Cây ăn quả của 
Ngân hàng phát triển Châu Á để xây dựng dự án tương tự tại 5 xã của Đà Bắc. Đến thời 
điểm này, 2 dự án đã xây dựng được 10 địa điểm trồng thử nghiệm. Những dự án này 
đảm bảo có đủ mắt ghép và vật liệu ghép để cung cấp cho địa phương với giá cả phải 
chăng. 
Nông dân và các cán bộ huyện hiện rất lạc quan về tương lai của hồng Đà Bắc. Họ mong 
đợi quả hồng sẽ trở thành nguồn thu thập bền vững và đóng góp vào phát triển kinh tế địa 
phương mặc dầu đây là một quá trình dài và thử thách và đòi hỏi sự hỗ trợ từ các cơ quan 
địa phương. Ghép và chăm sóc các cây hiện tại là bước quan trọng, tuy nhiên nông dân 
vẫn phải được tập huấn và đầu tư vào các phương thức canh tác mới. Thúc đẩy giống 
hồng mới, không chát và phát triển các chiến lược theo nhóm để liên kết tốt hơn với thị 
trường cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. 
 Kinh nghiệm từ huyện Đà Bắc 
102
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Sau đây là danh sách các tài liệu tham khảo liên quan. Đáng tiếc là hầu hết các tài liệu 
đều chưa được dịch sang tiếng Việt. 
Bergeron, E. and Tuong, N. V. (2006) Basic Business and Marketing Skills, A 
Manual for Development Workers in Mountainous Area of Northern Vietnam. 
Son La, Vietnam: SNV Netherlands Development Organization. 
Bergeron, E. and Tuong, N. V. (2006) Basic Business and Marketing Skills, A 
Reference Workbook for Income Generating Activities in Mountainous Area of 
Northern Vietnam. Son La, Vietnam: SNV Netherlands Development 
Organization.  
Dixie, G. (2005) Horticultural Marketing, Marketing Extension Guide No. 5. Rome: 
Food and Agriculture Organization of the United Nations. 
Ferris, S., Kaganzi, E., Best, R., Ostertag, C., Luncy, M. and Wandschneider, T. 
(2006) A Market Facilitator’s Guide to Participatory Agroenterprise 
Development, Enabling Rural Innovation (ERI) Guide 2. Cali, Colombia: 
International Center for Tropical agriculture. 
Shepherd, A. W. (2000) Understanding and Using Market Information, Marketing 
Extension Guide No. 2. Rome: Food and Agriculture Organization of the United 
Nations. 
Shepherd, A. W. (1999) A Guide to Maize Marketing for Extension Officers, 
Marketing Extension Guide No. 1. Rome: Food and Agriculture Organization of the 
United Nations. 
Shepherd, A. W. (1993) A Guide to Marketing Costs and How to Calculate Them. 
Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_khuyen_nong_theo_dinh_huong_thi_truong.pdf