Giáo trình Vật liệu dệt may - Võ Phước Tấn (Phần 2)
Tóm tắt Giáo trình Vật liệu dệt may - Võ Phước Tấn (Phần 2): ...ndehyt. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 54 − Chất oxy hoá: sử dụng cho in lớp thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan bằng các chất oxy hoá tương tự như trong nhuộm hoặc các chất riêng biệt cho in hoa như : natri – clorat; a...ông còn nguồn sống và sẽ bị tiêu diệt. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 62 CHƯƠNG 5 LỰA CHỌN VẢI CHO TRANG PHỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT, BẢO QUẢN HÀNG MAY MẶC 5.1. LỰA CHỌN VẢI CHO TRANG PHỤC 5.1.1 Chức năng...ẩm cho phù hợp với tính chất cơ lý của vải. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 70 Bước 2: − Thiết lập các yêu cầu của vải đối với sản phẩm may. Những đặc điểm và tính chất của vải đã phù hợp với với mẫu chưa...
ề ngoài chỉ dún giống chỉ tổng hợp. 2.4.5 Yêu cầu về chất lượng đối với chỉ − Trong quá trình tạo đường may, chỉ chịu sức kéo mạnh và sự ma sát với kim, vải, với các chi tiết dẫn chỉ của máy may. Vì vậy khi trở thành đường may kết cấu của chỉ trở nên kém chặt chẽ và giảm độ bền chắc từ 10-40%. Trên các máy may tốc độ cao chỉ còn bị nung nóng do cọ xát mạnh với kim và dễ cháy khi may. − Trong quá trình sử dụng, sản phẩm may chịu tác động của việc giặt, ủi, của các loại xà phòng, hóa chất tẩy vết bẩn... Chỉ sẽ bị xoắn, bị bào mòn và bị kéo căng nhiều lần. Độ bền của chỉ sẽ giảm và sẽ bị đứt sau một thời gian sử dụng. − Yêu cầu về chất lượng đối với chỉ khâu: + Độ bền phải cao. Chỉ phải đều, nhẵn, đàn hồi, bền màu, bền với nhiệt độ và hóa chất. + Chỉ cần có độ mềm mại, cân bằng xoắn để dễ may, giảm độ đứt khi may. Đối với vật liệu ít co phải dùng chỉ ít co để tránh đứt đường may khi giặt ủi. 2.4.6 Nguyên tắc chọn chỉ Để sử dụng chỉ cho sản phẩm may người ta chọn chỉ dựa trên chất lượng chỉ. Chất lượng chỉ được xét theo: − Độ bền kéo: chỉ mộc và chỉ trắng bền kéo hơn chỉ đen và chỉ màu. − Độ co giãn: phụ thuộc vào độ mảnh, số sợi chập, độ săn, chế độ hoàn tất. − Độ săn và độ cân bằng xoắn. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 75 + Tùy theo máy may cần yêu cầu chỉ xoắn phải (Z) hoặc xoắn trái (S). Dùng không đúng máy sẽ tở bớt xoắn khi dẫn chỉ từ cuộn đến đường may + Chỉ có độ săn không được lớn quá, nếu không chỉ sẽ cứng và dễ tạo ra gút, bỏ mũi may và bị đứt trong khi may do không cân băng xoắn. − Độ đều của chỉ phải bảo đảm để ổn định độ bền của chỉ. Nếu sợi chỉ có chỗ thô, chỗ mảnh chênh lệch nhau nhiều thì trong khi may chỉ hay bị đứt ở đoạn chỉ mảnh, khi hình thành đường may chỗ yếu sẽ bị đứt trước làm đường may giảm. Về nguyên tắc, phải sử dụng chỉ may có cùng nguyên liệu với vải, hoặc chọn chỉ có độ bền cao hơn vải tránh trường hợp các đường may bị đứt chỉ trước khi rách vải. Chọn chỉ có độ mảnh bằng sợi to nhất dệt nên vải Chỉ phải trùng màu vải Mối liên hệ kim - chỉ – vải: Kim, chỉ, vải có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một sản phẩm được đánh giá cao về mặt chất lượng thì sản phẩm đó phải đảm bảo tính mỹ thuật và yêu cầu về kỹ thuật. Vì vậy việc lựa chọn kim, chỉ, vải cho phù hợp là vấn đề cần thiết trong quá trình tạo nên sản phẩm may. − Chọn kim: + Chỉ số kim được kí hiệu là: Nk = 100.d (d: đường kính thân kim) Ví dụ: Nk = 70 có nghĩa là đường kính thân kim là 0,7. + Chọn chiều dài lỗ kim gấp 5 lần đường kính của sợi chỉ. + Chọn chỉ số kim: chọn theo độ dày của nguyên liệu và độ lớn của chỉ • Vải dày chọn chỉ số kim lớn và ngược lại • Chỉ lớn chọn chỉ kim lớn và ngược lại − Mối liên hệ giữa kim – chỉ – vải được thiết lập theo bảng sau: Kim Chỉ Quốc tế Anh Vải Nhân tạo Bông Tơ Tổng hợp 65 9 Mỏng 200/3 80/3 120/3 140/3 75 11 130/3 70/3 120/3 120/3 85 13 100/3 60/3 100/3 100/3 90 14 Trung bình 80/3 50/3 80/3 80/3 100 16 60/3 40/3 60/3 60/3 105 17 Dày 40/3 40/4 40/3 40/3 115 19 40/3 30/3 40/3 40/3 Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 76 6.2 VẬT LIỆU DỰNG Vật liệu dựng là phụ liệu chủ yếu sử dụng trong may mặc, góp phần tạo dáng cho sản phẩm may. Chức năng chính của vật liệu dựng là tạo hình, dựng cứng các chi tiết như bâu áo, nẹp cổ áo, nẹp tay áo, lưng quần, miệng túi, khuy áo và ve áo. Vật liệu dựng gồm hai loại chính: dựng dính và dựng không dính. 6.2.1 Dựng dính (keo dựng – mex) Dựng dính còn được gọi là mex được tạo thành từ hai bộ phận: đế và nhựa dính. Mặt đế của mex được quét lớp nhựa dính. Khi ủi ép, sức nóng làm cho lớp nhựa này chảy ra và dính vào mặt trái của vải may. Tuỳ thuộc vào loại đế mà ta có mex vải hay mex giấy từ mỏng đến dày. 6.2.2 Mex vải − Nguyên liệu dùng làm vải đế thường là coton (vải bông) hoặc vixco. − Vải đế có thể là vải dệt thoi hay vải dệt kim có khối lượng vào khoảng 50- 150g/m2. Nếu vải đế là vải dệt kim thường dùng để gia cố những sản phẩm có độ bai giãn lớn như vải thun, vải nhung − Mex vải khi giặt thường có độ co dọc từ 1,5-2,5%, co ngang từ 1-2%. 6.2.3 Mex giấy − Vải đế của mex giấy là loại vải không dệt. − Nhiệt độ ủi ép của mex giấy khoảng từ 120-160oC, thời gian ép từ 8-10 giây, áp lực từ 2,5-3kg lực/cm2. − Mex giấy thường được sử dụng để làm tăng thêm độ cứng cho những sản phẩm cần có độ cứng vừa phải (manchette, nẹp áo, nẹp cổ, nắp túi) 6.2.4 Các chất nhựa dẻo thường dùng để phủ lên bề mặt lớp vải đế − Nhựa polyester (PE): điều kiện ủi ép ở nhiệt độ khoảng 160-180oC, thời gian ép từ 12-15 giây, áp lực còn phụ thuộc vào vật liệu chính thường từ 1,5-2,5kg lực/cm2. − Nhựa polyetylen: điều kiện ủi ép ở nhiệt độ khoảng 150-160oC, thời gian ép từ 12-15 giây, áp lực vào khoảng 2-2,5kg lực/cm2. − Nhựa polyvinylclorua (PVC): điều kiện ủi ép ở nhiệt độ khoảng 155oC, thời gian ép từ 12-15 giây, áp lực vào khoảng 2-2,5kg lực/cm2. 6.2.5 Các yêu cầu về chất lượng của dựng dính Chất keo dùng trong chất kết dính phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về công dụng và điều kiện sử dụng của ngành may như: − Dính và giữ chặt các bề mặt liên kết. − Lớp keo đủ bền vào dẻo. − Thành phần keo không có chất gây hại đối với cơ thể người, phương pháp kết dính đơn giản và an toàn. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 77 − Thời gian chịu đựng đủ lâu dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, hơi ẩm, giặt giũ, hóa chất... Với quần áo keo phải chịu được giặt; bền dẻo với hơi ẩm, hóa chất tẩy rửa và nhiệt độ khi phơi, ủi. Dựng không dính Dựng không dính gồm có: vải dựng, xốp, tấm bông. 6.2.7 Vải dựng : − Dựng canh tóc: đựơc tạo thành nhờ đan ghép những sợi tóc với sợi dọc và sợi ngang để tạo thành vải dựng. Dựng canh tóc chủ yếu dùng để tạo dáng cho complet. Dựng canh tóc ít được sử dụng trong may công nghiệp vì phải may lược vào sản phẩm trước khi may hoàn chỉnh. − Dựng cotton (vải tẩm hóa chất): được tạo thành nhờ tẩm vào vải một loại hoá chất để làm cứng vải. Dựng cotton có nhược điểm là quá cứng, vì thế loại dựng này chỉ thích hợp để tạo độ cứng cho lưng quần, manchette.... Khi sử dụng, vải dựng phải được lược trước, sau đó mới may dính vào sản phẩm. 6.2.8 Xốp dựng : − Dùng để tạo dáng bề mặt phẳng và êm cho các sản phẩm may. − Vật liệu này thường thích hợp với các loại áo jacket, áo 3 lớp... ngoài chức năng tạo dáng còn tăng khả năng giữ nhiệt khi mặc. 6.2.9 Đệm bông : − Được tạo thành từ những màn xơ, đệm xơ kết dính với nhau, dùng để tạo dáng bề mặt phẳng, êm và tăng khả năng giữ nhiệt. Sử dụng đệm bông tương tự như xốp dựng − Đệm bông mỏng thường dùng để may lót đáp dây kéo, đầu đai, cổ áo − Đệm bông dày thường dùng để may đệm thân áo, tay áo jacket... 6.3 VẬT LIỆU CÀI Gồm nút, dây kéo, móc, nhám dính, khóa nịt dùng cài liên kết các chi tiết của sản phẩm lại với nhau và khi cần có thể tháo rời. 6.3.1 Nút: Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với hình dáng, kích cỡ rất đa dạng. − Chọn nút cho sản phẩm may: căn cứ vào đường kính của nút, nguyên liệu làm nút (nút nhựa, gỗ, kim loại, xương) và màu sắc của nút sao cho phù hợp với sản phẩm may. − Yêu cầu về chất lượng nút: • Bền cơ học, chịu được trong nước đun sôi. • Khi để rơi từ độ cao 1,5m nút không bị hỏng. • Khi đun sôi trong dung dịch xà phòng không bị thay đổi hình dạng, màu sắc, không bị nứt. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 78 • Bền màu và bền với thời tiết, ánh sáng. 6.3.2 Dây kéo Gồm hai dải bông có răng bằng kim loại hoặc bằng chất dẻo và đầu khóa, dùng để mở ra, đóng vào thay cho nút. − Chọn dây kéo cho sản phẩm may: tùy theo mục đích sử dụng, chất liệu vải của từng loại sản phẩm người ta sẽ chọn kích thước, loại dây kéo cho phù hợp. Còn màu sắc phải phù hợp với màu của vải. − Yêu cầu về chất lượng: • Chi tiết kim loại phải nhẵn, bóng, không tì vết và không gỉ (dây kéo kim loại). • Răng hai bên khớp chặt không chuyển dịch. • Đầu khóa phải đẩy dễ dàng và khớp chặt ở mọi chỗ. • Băng vải phải bền 6.3.3 Móc, khóa nịt − Được làm bằng chất dẻo, thép hoặc hợp kim đồng kẽm có sơn mạ để chống gỉ. Tùy theo yêu cầu sử dụng và kiểu dáng của từng sản phẩm người ta sẽ chọn kiểu móc, khóa nịt cho phù hợp. − Yêu cầu về chất lượng: • Bền cơ học • Bề mặt nhẵn đều, không sắc cạnh. • Không gỉ. 6.3.4 Nhám dính (cài mềm) Được làm bằng chất dẻo, có 2 băng úp vào nhau, một băng có lớp móc câu làm bằng sợi cước, băng còn lại là lớp nhung vòng mềm. Khi ghép hai băng lại, lớp móc câu móc vào lớp nhung và giữ chặt hai băng với nhau. 6.4 VẬT LIỆU TRANG TRÍ TRÊN SẢN PHẨM Gồm ren, ruban, vải viền... dùng trang trí lên sản phẩm nhằm tăng vẻ mỹ thuật của sản phẩm. 6.5 VẬT LIỆU GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Gồm các loại nhãn – dùng để giới thiệu nơi sản xuất, hướng dẫn cho người tiêu dùng biết sản phẩm được may bằng chất liệu gì, cách giặt tẩy, nhiệt độ ủi, cỡ vóc... 6.6 VẬT LIỆU ĐÓNG GÓI Gồm bao bì, bìa lưng, khoanh cổ, bướm cổ, kẹp nhựa, kim gút – dùng để đóng gói sản phẩm đã hoàn tất, nhằm tăng vẽ mỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, làm cho sản phẩm gọn dễ vận chuyển. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 79 − Bao bì: làm bằng nhựa polyester (PE) hay polypropylen (PP) dùng để đựng sản phẩm, kích thước, kiểu dáng phụ thuộc theo mẫu mã sản phẩm. − Khoanh cổ, bướm cổ: làm bằng giấy cứng, nhựa cứng. Kích thước tùy theo dạng cỡ vóc, dùng để lót sau cổ làm cho cổ áo không bị gãy, đứng hai đầu cổ. − Kẹp nhựa, kim gút: dùng để giữ cố định các chi tiết của sản phẩm khi gấp xếp. − Bìa lưng: làm bằng giấy cứng lót bên trong khi đóng gói làm cho sản phẩm được thẳng không xô lệch, hình dáng, kích thước phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm sau khi đóng gói. 6.7 CÁC VẬT LIỆU KHÁC 6.7.1 Thun Là loại vật liệu may có lõi là cao su, được bọc ngoài bằng sợi PA có tính đán hồi cao. Chun thường được may vào gấu tay, lưng quần, lưng váy để giúp cho quá trình sử dụng được dễ dàng. 6.7.2 Vật liệu lông Lông và da thú được con người sử dụng lâu đời nhưng thực sự trở thành vật liệu dùng trong may mặc cho con người khi có kỹ thuật thuộc da và chế biến da. Đặc biệt nhờ sự phát triển của tơ sợi hóa học, các trang thiết bị của ngành dệt và các thiết bị xử lý khác đã tạo nên vật liệu giả lông, giả da đẹp, phong phú và rẻ tiền góp phần đưa vật liệu lông, da chiếm tỷ lệ đáng kể trong ngành may mặc. Lông thú (lông tự nhiên): cừu, dê, nai, thỏ, cáo bao gồm: − Lông thú chưa chế biến − Lông thú đã xử lý hóa học, loại này có tính chất cơ lý phù hợp để thuộc và sản xuất chế biến lông khác nhau. Chất lượng lông thú được xác định bởi các chỉ tiêu cơ bản của lông phủ và áo da, cũng như các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng của lông là độ bền mài mòn và khả năng giữ nhiệt. Để đánh giá lớp lông phủ, căn cứ vào mật độ lông (mức độ rậm), chiều cao sợi lông, tính dễ uốn, độ nhàu, màu sắc, độ ánh bóng, độ bền và độ dãn khi kéo, độ bền chặt của lông so với áo da. Tính chất của áo da (bán thành phẩm) bao gồm độ bền và độ dãn khi kéo, độ dễ uốn, tính hút ẩm, tính dễ thuộc. Ngòai ra còn đánh giá theo thành phần hóa học của vật liệu tạo chúng. Lông nhân tạo Lông nhân tạo hay vải giả lông gần đây được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp may tao trang phục. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 80 − Cấu tạo thông thường vải giả lông bao gồm lớp vải nền và lông. Tại lớp vải nền, xơ lông và vòng lông được giữ chặt, còn lông bao gồm phần xơ lông phủ, các vòng phủ. • Phụ thuộc vào thành phần của các xơ sợi có thể chia ra loại lông đồng nhất và không đồng nhất. • Theo cách gia công có thể chia vải giả lông dệt thoi, vải giả lông dệt kim, vải lông kết dính và vải lông may. − Vải lông dệt thoi chủ yếu gia công theo phương pháp tạo vải hai lớp với hai hệ thống sợi dọc và một hệ thống sợi ngang. Vải hai lớp được hình thành trên máy dệt, ở đó hệ thống sợi vòng được đan với các sợi ngang theo trật tự xác định. Sau đó vòng sợi liên kết hai lớp được đan bố trí ở khoảng giữa hai lớp cắt thành hai tấm. Sau khi cắt các đầu sợi được chải thành lông trên mặt vải. − Vải lông dệt kim được hình thành bằng cách xen vào vòng của vải nền các chùm tơ từ bằng cách chải hay bằng cách đan nền hình thành đồng thời với các vòng lông. − Vải lông nhân tạo kiểu khâu bằng cách khâu các vòng lông lên vải ở mặt trên của vải nền , nhờ các kim móc hình thành các vòng có kích thước xác định từ sợi lông. Dao kẹp chặt trên móc sẽ cắt các lông. Sau đó các đầu nhô ra của lông được chải tạo nên lông phủ. − Chất lượng lông nhân tạo được đánh giá theo các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sợi lông và sợi néo. Đối với vòng lông và lông thường quan tâm đến độ nhỏ sợi xơ tạo lông, chiều cao, độ dày rậm, góc nghiêng vòng, lượng tơ không được giữ chặt với nền, độ nhàu, màu sắc. Còn đối với nền được đánh giá theo độ bền và độ dãn khi kéo dài. Hiện nay công nghệ may từ lông nhân tạo cũng được phát triển mạnh mẽ, trở nên phổ biến với nhiều công dụng khác nhau tạo bề mặt sản phẩm, làm vật liệu đệm , vật liệu lót cũng như được sử dụng làm cổ áo và trang trí. 6.7.3 Vật liệu da Da tự nhiên: Là bộ da của một số động vật được gia công. Quá trình công nghệ chế biến da gồm các công đoạn sau đây: − Thuộc da: Là công việc quan trọng nhất trong chế biến da, làm thay đổi đáng kể các tính chất của da − Xử lý hòan tất: Làm cho da có bề mặt phù hợp, nhẵn, tạo hình , nổi vòng và đảm bảo các tính chất cơ lý cần thiết khác. Da nhân tạo: Là vật liệu gồm nền vải và mặt kia được phủ hoặc ngấm bằng polyme. Người ta sử dụng các phương pháp gia công khác nhau để được lớp polime phủ lên nền tạo ra vải giả da: Phương pháp trực tiếp, phương pháp truyền, phương pháp cán lán. Vấn đề sản xuất da nhân tạo cho may mặc hiện đang được quan tâm rất nhiều. Nhiều nước trên thế giới đã sản xuất được các lọai vải giả da có tính chất cơ lý tốt và hợp vệ sinh và bề mặt ngoài giống da thật. Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Trang 81 PHỤ LỤC 1. Độ bền và độ dãn khi kéo đứt các lọai xơ và sợi vixco. Xơ và sợi Độ bền tương đối (CN / tex) Độ dãn đứt (%) Sợi vitxcô: − Thông thường − Bền − Độ bền cao 16 – 18 34 – 36 40 – 45 17 – 25 11 – 15 12 – 16 Xơ vixco: − Thông thường − Bền 15 – 20 22 – 28 20 – 30 18 – 20 Xơ vixco có môdun cao: 35 – 40 12 – 16 Tiêu chuẩn độ bền cao 47 – 49 13 – 14 Xơ pôlyno (vixco có hàm lượng xenlulô cao) − Tiêu chuẩn − Bền 35 – 45 42 – 47 8 – 12 6 - 10 2. So sánh tính chất của các lọai xơ: polinô, vitxô stapen, bông Chiều dài đứt (Km) Độ dãn đứt (%) Độ bền Xơ Khô Ướt Khô Ướt Mài mòn (số vòng quay của đĩa mài) Uốn gấp (số lần uốn kép) Trương nở (%) Pôlyno 28 - 35 18 - 25 8 – 10 10 – 12 20000 15000 65 Vitxôxtapen 22 – 24 14 – 16 16 24 2000 2000 95 Bông trung bình 34 34 8 11 60000 60000 45 3. Độ ẩm quy định (Wqd) của các lọai xơ sợi Vật liệu Wqd[%] Vật liệu Wqd[%] Xơ bông 8-13 Xơ Pôlyeste (Xtapen) 0,5-1 Lanh 12 Xơ Axêtat 7 Gai dầu 13 Xơ Triaxêtat 5 Đay 14 Sợi bông (chỉ) 7 Len đã giặt 15-17 Sợi bông hồ bóng 9 Tơ nguyên liệu và xơ xe 11 Sợi len mịn 18-25 Xơ vixcô Xtapen 12 Sợi tơ (chỉ) 9 Xơ Amôniac đồng (Xtapen) 12 Sợi pôly (amit) 5 Xơ thủy tinh 0,1-0,4 Sợi Vit xcô 11 Sợi Axêtat 7 Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may Đối với lọai sợi trơn và các chế phẩm sản xuất ra từ nhiều lọai sợi khác nhau có độ ẩm quy định tính theo công thức: % 100 )( .∑= diqdiqdF WW Trong đó WqdF: Độ ẩm quy định của vật liệu pha trộn Wqdi : Độ ẩm quy định của từng lọai vật liệu riên g biệt di : Tỷ lệ pha trộn so với tổng khối lượng Ví dụ: Tính độ ẩm quy định của sợi Pôlyeste pha bông gọi tắt là sợi pêcô Pêco65/35 %77,2 100 35.765.5,0 =+=qdFW Khối lượng quy định của vật liệu (Gqd) được tính theo công thức tt qd ttqd W W GG + += 100 100 Gqd : Khối lượng quy định của vật liệu (kg) Gtt :Khối lượng thực tế của vật liệu (kg) Wqd : Độ ẩm quy định (%) (Xác định theo bảng) Wtt : Độ ẩm thực tế (%) của vật liệu Trang 82 Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may 4. MỘT SỐ CÁC KÝ HIỆU GIẶT TẨY THÔNG DỤNG A P F CI 4.1 CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ GIẶT KHÔ (O) - (GIẶT BẰNG DUNG MÔI): Có thể giặt khô bằng các dung môi thường được dùng cho giặt khô Có thể giặt khô bằng tetrachloroenthylen, hydrocacbon (xăng thơm) dung môi 113 (trichlorotrifluorethane) và dung môi 11 (trichlorofluoroethane) Chỉ có thể giặt khô trong dung môi 113 và xăng thơm Không giặt khô được 4.2 CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ SẤY ([ ]) - (GIẶT BẰNG DUNG MÔI): Có thể sấy bằng thùng sấy quay Không thể sấy bằng thùng sấy quay Tốt nhất nên để ráo, treo khi còn ướt Trải phẳng, không treo Có thể sấy hơi thật nóng Sấy hơi nóng thấp 4.3 CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ TẨY TRẮNG (D): Có thể tẩy trắng bằng clo Không được tẩy trắng Trang 83 Trường Đại Học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Vật liệu dệt may 4.4 CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ ỦI: Ủi nguội (110oC) Ủi ấm (150oC) Ủi nóng (200oC) Không được ủi Trang 84
File đính kèm:
- giao_trinh_vat_lieu_det_may_vo_phuoc_tan_phan_2.pdf