Kỹ thuật viết phóng sự

Tóm tắt Kỹ thuật viết phóng sự: ...câu chuyện kéo dài theo năm tháng. Why (tại sao) = động cơ hoặc nguyên nhân Rồi đến lý do chuyện xảy ra, tức động cơ, nguyên nhân - why. Ví dụ một vụ án giết người có động cơ là thù oán, ghen tuông, nhưng nhiều khi lại do ngộ sát, không có động cơ rõ rệt. Giống như công an, mình cũng phải ...ỏ ra đường. Tám giờ, một đôi nam nữ đi xe Air Blade chạy ngang, đụng vỏ dưa. Tám giờ một giây đôi nam nữ té xe. Vài người chạy tới coi. Tám giờ rưỡi, nạn nhân được chở vô nhà thương. Chín giờ, họ qua đời. Vị trí của cao trào Cao trào thường là ý chính, điều muốn nói. Khi kể chuyện thì phải l...ền hình được quá đi chứ, làm dàn bài rồi gặp lại tôi vào sáng mai. Các nhóm kia muốn kỹ - gặp tôi sáng mai - cũng được. Ghi hình luôn thì quá tốt, có thể dùng máy của cá nhân, rồi đưa lên Youtube và Facebook. PHÂN TÍCH BÀI Một phóng sự trên báo Tuổi Trẻ nguoi-linh.html 23 Sáng nay, T...

pdf32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Kỹ thuật viết phóng sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm dàn bài rồi gặp lại tôi vào 
sáng mai. Các nhóm kia muốn kỹ - gặp tôi sáng mai - cũng được. Ghi hình 
luôn thì quá tốt, có thể dùng máy của cá nhân, rồi đưa lên Youtube và 
Facebook. 
PHÂN TÍCH BÀI 
Một phóng sự trên báo Tuổi Trẻ 
nguoi-linh.html 
 23
Sáng nay, Tuổi Trẻ có bài “Chuyện gia đình một người lính”, ở mục phóng sự. 
Trong đó, thứ nhất, tác giả dùng một box riêng để giải thích những thuật ngữ 
về bệnh máu không đông Hemophilia. 
Thứ nhì, đặt tít “Chuyện gia đình một người lính”, như vậy hơi mơ hồ, tạm 
chấp nhận vậy. Lý ra cần phải sửa cái tít này. Tuy chưa coi nội dung, nhưng 
chắc chắn không nên để tít như thế. 
Bên dưới tít là phần chapô: 
“Phải mất hơn 10km đường rất xấu từ đồn biên phòng Cô Ba ra thị trấn Bảo 
Lạc, rồi đi hơn 100km từ thị trấn về thành phố Cao Bằng để chuyển tiếp một 
chuyến xe nữa về Thái Bình, ”. 
Tiếp theo: “, trung úy Nguyễn Khả Nghĩa mới được gặp mặt hai đứa con 
trai bệnh tật của mình”. 
Tác giả cho bạn đọc biết trước thông tin sẽ nói về bệnh tình của con anh lính 
này. Nhưng chapô này quá dài do cách hành văn đảo ngược trạng ngữ. 
Rồi tác giả vô một đoạn: 
“Chặng đường này rất quen với Nghĩa gần 10 năm nay, từ khi cậu con trai lớn 
của anh bị phát hiện mắc chứng bệnh máu không đông bẩm sinh Hemophilia, 
rồi đứa con trai thứ hai của anh ra đời cũng mắc bệnh giống anh trai.” 
Tác giả viết một đoạn, rồi mới đến intertitre “Hậu phương không yên”. Các 
em chú ý, intertitre, tức tít giữa, đặt ở giữa, không nằm ngay sau chapô. 
Cách đây mười năm người ta thường để intertitre ngay lên trên, sau chapô ; 
giờ vẫn có báo làm kiểu này. 
Sau này, hầu hết báo cũng đã thay đổi cách viết. Tin chính, ý chính được tóm 
tắt ngay, tức chuyện chi nói lẹ ra đi ở chapô đối với bài dài. 
“Hậu phương không yên 
Ngày 18-12-2012, chị Đào Thị Hường, giáo viên ở Tiền Hải, Thái Bình, vợ 
trung úy Nghĩa, lại dẫn hai con trai lên Viện Huyết học - truyền máu trung 
ương.” 
Đoạn này ta nên bỏ bớt liệt kê “ở Tiền Hải, Thái Bình”, có thể đặt ở chỗ khác. 
“Mới đầu tháng, mẹ con chị vừa ở đây về. Chứng bệnh máu không đông khiến 
chị phải giữ gìn bọn trẻ kiểu “nâng trứng, hứng hoa”: không để con đi bộ 
quá... 100m, nếu không cháu sẽ đau đớn; không để con đùa nghịch, bị ngã, bị 
trầy xước dù chỉ một vết nhỏ, nếu không cháu sẽ chảy máu không thể cầm.” 
Câu này quá dài do kết nối bằng dấu chấm phẩy. Ta có thể thay chấm phẩy 
bằng dấu chấm “nếu không cháu sẽ đau đớn. Chị không để con đùa 
nghịch,”. 
“Người phụ nữ này vừa đi dạy học, chăm sóc hai con, vừa lo mọi việc từ giỗ 
chạp, cưới hỏi, họ hàng, nội trợ trong nhà.” 
Câu này cũng tạm được, nhưng các bạn nên hạn chế dùng từ lặp “vừa đi dạy 
học,, vừa lo mọi việc”. 
 24
“Nhưng biết làm sao được, chồng chị, anh Nguyễn Khả Nghĩa là bộ đội biên 
phòng ở tận đồn Cô Ba, Cao Bằng, một năm được ưu tiên lắm chỉ về nhà vài 
lần phép.” 
Cụm từ “Nhưng biết làm sao được” không cần thiết, nên bỏ. Phải chú ý sửa 
từng li, từng tí thì bài mới sắc sảo. 
“Mối tình đẹp giữa anh bộ đội Nghĩa và cô giáo Hường nảy nở sau khi họ gặp 
gỡ trên chuyến xe đi Cao Bằng năm 2000. Hai năm sau, một đám cưới giản dị 
được tổ chức với phong cách nhà binh, khách mời có rất nhiều anh bộ đội 
quân hàm xanh.” 
Không cần cụm từ “phong cách nhà binh” nữa vì mời toàn lính, người đọc biết 
rồi. Ta nên nói ít thôi, để cho câu chuyện tự bộc lộ. 
“Sau đó nữa là một cậu con trai, bé Nguyễn Khả Trọng Anh ra đời, hạnh phúc 
thật chả ai bằng dù lúc ấy cô giáo Hường mới ra trường lương chưa đến 
500.000 đồng, cộng với lương của anh bộ đội mới qua hàng lính trơn, vợ 
chồng đưa nhau đi sinh con mà chỉ có vỏn vẹn 700.000 đồng trong túi.” 
Câu này dài và có khả năng bị lộn xộn vì quá nhiều ý. 
Trong một câu chỉ nên chứa tối đa ba ý. Tốt nhất, ta nên viết mỗi câu một hoặc 
hai ý, hãn hữu lắm mới dùng câu ba ý. 
“Vậy mà bé ra đời hôm trước, hôm sau đã phải chuyển đến Bệnh viện Nhi 
trung ương tận Hà Nội vì mắc chứng bệnh máu không đông Hemophilia. 
Người có căn bệnh này phải gắn bó với bệnh viện suốt đời.” 
Từ “gắn bó” ở đây dùng chưa sát nghĩa. “Gắn bó” dùng để nói chuyện có tính 
chất tình cảm, còn trong trường hợp này là họ bị buộc phải gắn. 
Ví dụ, bạn gắn bó với mảnh đất quê hương. Tức khi có tình cảm với quê 
hương, bạn mới gắn bó. Còn nếu như bạn bị buộc phải gắn với cái gì đó vì 
nghèo quá, đi đâu cũng không được thì không dùng từ “gắn bó” được. 
Các bạn phải chắc lọc từ ngữ, dùng cho thật đắt. Tiếng Việt rất phong phú, 
phải dụng chữ cho hay. 
“Từ Cao Bằng, Nghĩa quyết định chuyển vợ con về Thái Bình với ông bà 
ngoại, chỉ còn anh ở lại với đồn biên phòng. Một đứa con ốm đau, tháng nào 
cũng phải đi bệnh viện đã là quá sức với họ. Năm 2008, sau nhiều đắn đo họ 
sinh thêm một đứa con là Nguyễn Khả Nhật Khánh, nhưng mới 6 tháng tuổi 
bé lại phát bệnh, cũng là chứng máu không đông Hemophilia.” 
Đoạn này nên bỏ bớt chữ “Hemophilia”. Ta nên hạn chế dùng các danh từ 
khoa học, từ tiếng La Tinh vì khó hiểu. 
“Cháu ra đời vợ chồng tôi chưa kịp ăn mừng đã phải đón nhận hung tin.” 
“đón nhận hung tin” là tin dữ bay về - hình ảnh rất cũ, mà chưa chắc nhân 
vật đã nói vậy. Các bạn không nên dùng hình ảnh quá xưa cũ. 
“Lương tôi mỗi tháng hơn 3 triệu đồng, chồng là lính biên phòng không dám 
tiêu gì, gửi hết cho vợ khoảng 10 triệu nữa. Nếu con đi viện một tháng một lần 
thì tạm đủ, còn tháng nào đi viện hai lần là phải đi vay” - cô giáo Hường buồn 
bã tâm sự.” 
 25
Đoạn này kể như vậy, người đọc đã thấy thương cảm rồi, không cần thêm từ 
“buồn bã”. Chỉ cần nói “cô giáo Hường tâm sự” là đủ. Không nên nói thay tâm 
trạng của nhân vật, không nên dùng từ mang sắc thái biểu cảm nhiều quá, mà 
chỉ nên dùng hình ảnh, miêu tả, hãy để cho nhân vật tự bộc lộ. 
“10 năm đau khổ 
Mười năm nay hai vợ chồng trung úy Nghĩa lay lắt, quay quắt với việc lo cho 
hai con đi lọc máu hằng tháng.” 
Ý này chắc đúng. 
“Thời gian cứ trôi qua một cách vô tình,” 
Câu này thừa, vì đó là điều hiển nhiên, ai cũng biết, không nên dùng vì sáo 
rỗng. 
“, người mẹ tần tảo, mệt nhọc ngày này sang tháng khác bồng hai con trên 
quãng đường ngót trăm cây số từ Thái Bình về Hà Nội để duy trì sức khỏe cho 
các cháu.” 
Các bạn phải chú ý, không đứng góc nhìn lộn xộn, vừa mới nói “con”, rồi lại 
nói “cháu”. Với góc nhìn của tác giả thì là “cháu”. Còn bà mẹ nhìn thì phải là 
“con”. 
Biên tập như thế chưa sạch vì đó là lỗi đơn giản, không khó phát hiện. 
“Người bố ở xa chỉ biết dõi theo ba mẹ con qua sóng điện thoại với cõi lòng 
tan nát khi nghe tiếng rên rỉ đau đớn vì bệnh tật của các con mình.” 
Ý này chắc là đúng. 
“Anh Bế Xuân Chiến, chính trị viên đồn biên phòng Cô Ba, sau khi về thăm 
nhà trung úy Nghĩa, đã không ngờ người đồng đội của mình lại khó khăn đến 
thế. Anh Chiến kể: “Năm 2007, anh Nghĩa mới về công tác ở đội vận động 
quần chúng đồn Cô Ba. Trước đây anh ấy ở tỉnh, nhưng do hoàn cảnh gia đình 
khó khăn quá nên... xin lên biên giới để được hưởng lương cao hơn một chút, 
đỡ đần thêm cho vợ con ở nhà.” 
“Nhưng mỗi lần anh ấy về quê, chúng tôi vẫn vận động anh em góp thêm chút 
gì đó giúp các cháu. Nhưng bây giờ gặp hai cháu rồi, mới thấy những gì đã 
góp cho gia đình Nghĩa quả là ít ỏi”. 
“Nhà báo Tạ Hoài Phương, phóng viên Đài phát thanh truyền hình Cao Bằng, 
cho biết đồn Cô Ba là một trong những đồn biên phòng khó khăn nhất của 
huyện Bảo Lạc, mà Bảo Lạc là huyện khó khăn nhất của tỉnh Cao Bằng. Mùa 
này sương mù suốt ngày đêm, nước sạch rất thiếu nhưng có nước giặt quần áo 
thì phải hong lửa mới có thể khô được. Các anh bộ đội vẫn đang ở nhà tạm. 
Hoài Phương nói: “Mới đây khi đến đồn Cô Ba, biết các con anh Nghĩa đang ở 
bệnh viện, chúng tôi đã gọi điện cho hai cháu rồi bật loa to cho cả đồn cùng 
nghe. Hôm ấy cả đồn đã ứa nước mắt cảm thương hoàn cảnh gia đình anh 
Nghĩa, chị Hường”. 
Kết thúc bài như vậy cũng được, có hành động, có hình ảnh : mở loa cho cả 
đồn nghe qua điện thoại. 
 26
Bài này khá hay, có yếu tố kể, hình ảnh nhiều, nhưng còn vài lỗi lặt vặt. Chẻ 
sợi tóc ra làm tư như thế để các bạn học, chứ trên thực tế, muốn hoàn chỉnh, 
không tì vết thì cũng hiếm. 
Chúng ta không quá cầu toàn, nhưng phải theo những tiêu chuẩn, nếu không 
thì không thể làm báo hay được. Ví dụ, tiêu chuẩn một bài phóng sự thì phải 
khác bài bình luận. 
Trong bài này, tác giả đã rất khéo léo, hạn chế cái tôi trần thuật. Tác giả ít xuất 
hiện, để cho những nhân vật của mình bộc lộ, khiến người đọc cảm thấy 
thương cảm đối với gia đình này. 
Đây là chuyện người thật, việc thật và ít sáo rỗng. 
Trong bài, chỉ có hai cái intertitre “Hậu phương không yên” và “10 năm đau 
khổ” đặt ở giữa. 
Đây là một bài về mặt trình bày là đẹp, cân đối, có hình vợ chồng, hai đứa con 
thật to ở giữa và chú thích: “Gia đình anh Nguyễn Khả Nghĩa, bé Nguyễn Khả 
Trọng Anh, Nguyễn Khả Nhật Khánh và chị Đào Thị Hường (từ trái sang)”. 
Cô Lan Anh là một phóng viên nổi tiếng của báo Tuổi Trẻ, chuyên viết về y tế, 
nên cô rất khéo léo khi viết về gia đình này. Đây còn là câu chuyện điển hình 
về căn bệnh máu không đông. 
Các bạn phải phấn đấu viết được như thế và nên đọc các bài phóng sự của báo 
Tuổi Trẻ, vì họ chăm chút cho loại bài này. 
Ở Tuổi Trẻ có một anh viết phóng sự rất hay. Anh để nhân vật nhảy múa là 
chính ; anh chỉ đứng bên cánh gà giật dây. 
Phóng sự có hai trường phái: trường phái tôi ; và trường phái không tôi. 
Hiện nay, dường như trường phái không tôi đang thắng thế. 
ÔN LẠI 
Bây giờ, chúng ta sẽ ôn lại cách viết bài. Đây là cách chung nhất, tổng quát, 
dùng cho tất cả các thể loại, chứ không cứ gì phóng sự. 
Cả nhà buôn bán hàng hoa: đề tài đấy. 
 27
Để triển khai một bài viết, thứ nhất ta cần có đề tài. Thứ hai, có chủ đề về đề 
tài đó. Thứ ba, có ý chính về chủ đề đó. Thứ tư, có những ý phụ gắn với ý 
chính. Sau cùng, có kết luận. Y như làm kịch bản, nhưng kịch bản thì chi tiết 
hơn. 
Đề tài là gì? Có thể bất cứ chuyện gì mình quan tâm. Ví dụ: nuôi trồng thủy 
sản, đêm Noel... 
Chủ đề của đề tài là gì? Ví dụ: nuôi trồng thủy sản tại Kiên Giang để xuất 
khẩu, nhưng đề tài là nuôi trồng thủy sản. 
Còn ý chính của chủ đề? Đó là chủ đề được phát triển ra một cách tóm tắt với 
góc nhìn của người viết. 
Ví dụ, nếu nói nuôi trồng thủy sản thì quá rộng, ta sẽ gom chủ đề này vào một 
ý chính: việc nuôi tôm xuất khẩu của công ty X năm nay bị thất bại vì thị 
trường không có; Mỹ không mua tôm nữa do khủng hoảng kinh tế kéo dài. 
Như vậy, sẽ thể hiện được rõ góc nhìn về một công ty nuôi tôm xuất qua Mỹ, 
nhưng bán không được. Rồi nói thêm lý do: khủng hoảng kinh tế kéo dài. Chỉ 
cần xoáy sâu vào chuyện đó thôi, không nói lan man sang chuyện khác. Đó là 
ý chính. 
Để triển khai ý chính, ta phải có những ý phụ. Thường nên có khoảng ba hoặc 
bốn ý phụ. Từ mỗi ý phụ đó, ta lại khai triển ra những ý nhỏ nữa - cũng ba đến 
bốn ý. Như vậy ta có ý phụ cấp một và ý phụ cấp hai. Thậm chí có thể cả ý 
phụ cấp ba hoặc bốn đối với những bài công phu. Các bạn cứ hình dung cây 
thư mục của máy tính. Từ thư mục gốc, có nhiều thư mục con; trong thư mục 
con lại có những thư mục nhánh nhỏ nữa. 
Hãy trở lại với ví dụ nuôi trồng thuỷ sản. Từ ý chính về công ty X, ta có thể 
miêu tả sơ nét về ông giám đốc. Rồi đưa ra ý phụ, nói chuyện hiện nay công ty 
của ông ấy không bán được tôm. Và tới ý phụ phân tích tại sao Mỹ không mua 
tôm. Tiếp đến, nói ông ấy làm gì để giải quyết chuyện không bán được tôm. 
Như vậy ta đã có ba ý phụ: thứ nhất, bán tôm không được. Thứ nhì, tại sao bán 
tôm không được, vì Mỹ bị khủng hoảng kinh tế. Thứ ba, cách ông ta bán tôm 
tồn đọng. Rồi kết thúc bằng một hình ảnh, kiểu văn học, có thể như sau: Ông 
ta cặm cụi vào nhà máy, coi công nhân đóng gói từng mẻ tôm ... chờ một ngày 
mai tươi sáng hơn. Đó chính là phóng sự về một công ty nuôi tôm, thông qua 
hình ảnh ông giám đốc. 
Ta cũng có thể viết về công ty đó, vấn đề đó nhưng thông qua thân phận một 
công nhân. Ý chính của bài vẫn là công ty X bán tôm không được. Trước hết, 
ta giới thiệu một chị công nhân, một tuần chỉ làm việc được ba ngày. Cần 
miêu tả một chút về cuộc sống cơ cực, phải về quê làm thêm. 
Tiếp đến, chuyển qua nói về nhà máy tôm đông lạnh thiếu việc làm. Cũng 
miêu tả rồi tìm thêm số liệu đưa vào. Nêu lý do công ty này xuất khẩu nhưng 
không có đơn hàng. Vì xuất chủ yếu qua Mỹ, mà nước này lại đang bị khủng 
hoảng kinh tế. Có thể tìm đọc tư liệu để phân tích tại sao kinh tế Mỹ lại suy 
sụp. 
Cũng có thể luận thêm một chút về quy luật bàn tay vô hình - tức quy luật 
cung cầu - điều khiển nền kinh tế. Và cả chuyện “buôn tài không bằng dài 
vốn”. Thế thì nhà máy nói trên, do không bán được tôm qua Mỹ nên có khả 
 28
năng sẽ phá sản, ảnh hưởng xấu tới công nhân. Mình nói về một công nhân, 
nhưng qua đó nói lên được thân phận của hàng trăm công nhân không có việc, 
cuộc sống gặp khó khăn. 
Trong phần kết luận, ta đề cập đến việc cô công nhân vùng vẫy như thế nào 
trong cuộc mưu sinh hoặc nhìn về tương lai như thế nào. Có thể cô ấy sẽ nói: 
“Tương lai tôi, chắc phải rời nhà máy. Trở về với đồng ruộng quê nhà. Kiên 
Giang là mảnh đất màu mỡ có tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi sẽ về 
sống với cha mẹ và kiếm một người chồng, có thể chân lấm tay bùn nhưng 
chắc ăn”. Chấm hết. 
Các bạn cứ kết luận theo kiểu nhà văn, đừng nói “Tóm lại là”, “khổ quá”. 
Muốn nói nỗi khổ của người ta phải thông qua câu chuyện, sự miêu tả, chỉ cho 
độc giả thấy là đủ. 
CHIA SẺ THÊM 
Cần đầu tư thời gian 
Vẫn biết các bạn không có đủ thời gian, chỉ viết tới đó, rồi phải làm việc khác. 
Kể cả những bài làm hằng ngày, có lẽ cũng làm chỉ tới đó thôi. Do vội quá. 
Hai người bán dạo này, có ai tìm hiểu cuộc sống của họ? 
Nhưng nên đầu tư thời gian cho những bài có chiều sâu; một tháng viết một 
bài. Ngoài công việc hằng ngày, các bạn có thể tư duy một đề tài nào đó, làm 
dàn bài chi tiết, gửi cho tôi để trao đổi, để được hướng dẫn. Rồi viết suốt một 
tháng. Viết xong, thậm chí các bạn quay lại đó, trao đổi với nhân vật, xem 
mình có viết đúng không. Như thế mới có những tác phẩm sâu ; cứ chạy theo 
thời sự, sẽ không có tác phẩm để đời. Muốn có bài viết hay thì phải công phu, 
dụng công rất cao, không làm qua loa. 
Và bài phải có nhiều chi tiết. Phải nghe, thấy và phải quan sát. Theo một nhà 
văn, trăm cái cây đâu có cây nào giống cây nào. Mỗi cây có cuộc sống riêng, 
tuy ở cạnh nhau, nhưng không giống nhau. 
 29
Show, don't tell là kỹ thuật của nhà báo quốc tế, có nghĩa chỉ cho người ta thấy 
bằng hình ảnh, bằng miêu tả, không kể lể, hoặc kể lể ít thôi. 
Ví dụ, bài phóng sự về chuyện gia đình một người lính. Người viết đâu có nói, 
“Trời, tội quá, thương quá,..”. Nhưng mình đọc, thấy rất là thương. Đó là cái 
tài của người viết. 
Cũng không cần cái tôi trần thuật, kiểu “tôi đi, tôi đứng, tôi ngồi, tôi nói 
chuyện” Chỉ cho thấy tức là mình đã đứng đó để nhìn, cần gì cái tôi trần 
thuật. Không ngó thấy sao viết được. Độc giả sẽ biết mình có mặt ở đó. Đưa 
cái tôi vào còn hơi có vẻ khoe khoang nữa. 
Về thuật kể chuyện, chúng ta cần học truyện cổ tích. Loại truyện này có kết 
cấu, cốt chuyện rất hay và luôn có ý nghĩa. Những bài phóng sự cũng đều phải 
có ý nghĩa. 
Về truyện cổ tích thì truyện "Ăn khế trả vàng", chẳng hạn, rõ ràng có ý nghĩa 
luân lý: Sự tham lam sẽ dẫn đến cái chết. Còn bài gia đình anh lính thì có ý 
nghĩa gì? Tình mẫu tử, tình phụ tử, thương con đến độ thay vì sống an nhàn, 
nhân vật chính xin lên núi, làm lính biên phòng để hưởng lương cao, có thêm 
tiền chữa bệnh cho con. 
Giờ nhắc lại cách hành văn. Thứ nhất, là phải viết đúng chính tả. Thứ nhì, 
đúng ngữ pháp. Với bất kỳ cấu trúc nào, đều phải viết cho đúng tiếng Việt. 
Cũng không viết trạng ngữ quá dài. Và nên theo thứ tự chủ ngữ trước, vị ngữ 
sau; nếu có trạng ngữ ngắn thì để ở trước; dài một chút thì để ở cuối câu. Đó 
là nguyên tắc của tất cả những cái người ta viết mà dễ đọc nhất trên cuộc đời 
này. 
Tiếng Anh cũng thế, mà tiếng Pháp cũng vậy. Người ta dùng thứ tự chủ ngữ - 
vị ngữ. Đừng nói tiếng Việt của ta khác; nhiều thứ giống y hệt hai thứ tiếng 
này. 
Những người nói khác là vì tự ái dân tộc, tự tôn, bởi thế mà gây khó hiểu. 
Nhiều khi chúng ta học ngữ pháp tiếng Việt không nổi là vì vậy. 
Các bạn nên viết câu ngắn, đoạn ngắn, tức phải đa dạng. Ví dụ, viết câu mười 
chữ, tiếp đến câu mười lăm chữ. Rồi xuống một câu mười chữ, lên một câu hai 
mươi lăm chữ. Thậm chí có lúc lên ba chục chữ, rồi xuống mười chữ, sau đó 
lên lại hai chục chữ, rồi xuống mười lăm chữ, ... Đa dạng hoá câu văn, để độc 
giả đỡ bị nhàm chán. 
Kinh nghiệm đi thực tế 
Có một kinh nghiệm về đi thực tế: cầm theo máy ghi âm. Trong khi quan sát, 
thấy gì thì đọc ngay, đọc đại vào máy - đừng ghi tay, rồi về dàn xếp, viết lại. 
Phỏng vấn cả nhân vật nữa với máy. Tuy công phu, nhưng chắc chắn sẽ giúp 
các bạn ghi được nhanh và ít bỏ sót chi tiết. 
Cần phỏng vấn nhân vật thật kỹ dựa trên dàn bài. Rồi bám vào dàn bài đó viết 
ra. Khi thấy chưa đạt thì sửa. Nhưng bài phải luôn luôn có cấu trúc, có thứ tự, 
lớp lang. 
 30
Và bà Phạm Thị Soi, một người làm ăn rất giỏi. 
Khi viết phóng sự phải viết về người thật, việc thật, có tên, có tuổi, không viết 
khái quát như trong văn học. 
Các bạn muốn làm dàn bài theo kiểu gì cũng được, tuỳ ý, miễn phải có lô gíc. 
Khi phỏng vấn, không chỉ tập trung phỏng vấn nhân vật chính, mà còn cả 
những người xung quanh nữa, để họ nói về chuyện đó. Công phu như thế, bài 
mới hấp dẫn. 
Hãy lên tàu làm một chuyến đi và viết. 
 31
Làm nhà báo có tâm thì cuộc đời gắn chặt, cần mẫn với việc đi, suy nghĩ và 
viết. Nếu quá chú trọng tới những chuyện khác như tiền tài, danh vọng, khó có 
thể trở thành nhà báo giỏi được. 
Giống như con tằm nhả tơ, các bạn cứ viết và viết thôi. Còn việc tòa soạn có 
dùng sản phẩm của mình hay không thì cũng không nên quan tâm nhiều. Vì 
bây giờ có một số cách dùng bài. 
Có những bài tôi viết, nhưng báo không đăng, nên đã gởi cho bạn bè. Ví dụ, 
năm ngoái tôi đi mổ mắt và kể lại chuyện này qua bài “Tôi đi mổ mắt”. Kể từ 
tâm trạng lo sợ như thế nào, chuyện được bảo hiểm ra sao, đến kỹ thuật mổ 
mắt hiện đại, rồi đến cả phong cách phục vụ của y tá và bác sĩ. 
Kể hết, thành một bài dài, dịch luôn ra tiếng Anh. Không báo nào nhận đăng. 
Thì tôi cứ xem như đã kể một kỷ niệm, làm phóng sự về chuyện của mình, và 
gởi cho bạn bè đọc cho vui. 
Tôi miêu tả tỉ mỉ: ngồi, nghe, nhớ rõ âm thanh xè xè của cái máy laser. Họ 
chích kim vô mắt, hút cái cườm ra tán v.v... 
Các bạn lưu ý, khi viết phóng sự nên thêm chi tiết, màu sắc. Ví dụ: ngồi trong 
phòng mổ thì thấy phòng đó như thế nào; ông bác sĩ mặc đồ gì, 
Việc miêu tả chi tiết sẽ giúp bài của chúng ta sinh động, hay và xác thực hơn. 
Cứ mỗi tháng các bạn nên viết một bài ký sự, phóng sự. Làm dàn bài gửi tôi 
xem trước để được hướng dẫn. Ai đồng ý thì tôi tình nguyện giúp, không đòi 
hỏi chi hết, đừng ngại. Nhưng mà phải chịu bị phê bình theo kiểu chuyện chi 
nói lẹ ra đi. Vậy thôi. 
Anh Trần Hồng Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà 
báo Kiên Giang, và giảng viên. 
 32
Vài nét về giảng viên 
Nhà báo Ngọc Trân là cố vấn 
biên tập tạp chí Nhịp cầu Đầu 
tư, giảng viên thỉnh giảng 
Khoa Báo chí và Truyền 
thông, Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn TP.HCM. 
Ông cũng thường xuyên được 
các hội nhà báo mời thực hiện 
các lớp viết tin thời sự, viết bài 
kinh tế, kỹ thuật phóng sự, 
nghiệp vụ biên tập ... 
Ông từng làm việc cho báo 
Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Thời 
báo Kinh tế Sài Gòn; tu nghiệp 
tại Đại học Báo chí Lille và 
thực tập ở nhật báo Ouest 
France. Ông được Hội Nhà báo 
TP.HCM trao giải nhất Phóng 
sự - Điều tra; Hội Nhà báo 
Việt Nam trao tặng Huy 
chương vì Sự nghiệp Báo chí. 
Sách sắp xuất bản: 
 Nghiệp vụ Biên tập 
 Tường thuật Kinh tế - 
Thương mại 
Sách đang biên soạn: 
 Phóng sự kiểu Tây 
 Viết lách dành cho Mọi 
người 
 Nhiếp ảnh và Xử lý Ảnh 
báo chí (cùng phóng viên 
ảnh Hoàng Thạch Vân) 
Liên lạc với giảng viên qua 
ngngoctran@gmail. com hoặc 
0913964545 

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_viet_phong_su.pdf