Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí

Tóm tắt Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí: ...danh và đánh giá), nó thường đơn diện, đơn thanh, còn ngôn ngữ văn học thường bị khách quan hoá, đa diện, đa thanh. Trong văn học nghệ thuật có thể xảy ra sự đan xen một số tầng ngôn ngữ: ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ các nhân vật; chúng tác động tương hỗ lẫn nhau một...à gương mặt của làng, làng là gương mặt của nước. Ước mong sao đến đâu ta cũng đều bắt gặp những cái chạnh như ở Liêu Trì, bắt gặp những con người từ chạnh ra đi. 90 (Phan Thế Phiệt, "Chạnh" của làng, Lao động, 4/4/2002 ); Giáo sư Đỗ Xuân Hợp, danh nhân Đỗ Xuân Hợp đã đi vào cõi vĩnh hằn...ác nhà làm quảng cáo cần cải tiến không ngừng để tạo ra sự khác biệt với những gì đã có. 4. Quá cường điệu 125 Trong quảng cáo, công bằng mà nói, sự cường điệu là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, sự cường điệu chỉ nên dừng ở mức nhằm gây ấn tượng đối với khách hàng tiềm năng. Còn cường điệu...

pdf176 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình luận của mình như sau: Trong văn bản của Văn phòng 
thống kê " mọi thứ đều ổn cả ", chỉ có anh chàng biên tập sau này bỗng nhớ lại 
rằng anh ta cảm thấy hết sức bất tiện vì cái " lỗ hổng " như vậy. Ngày hôm sau, 
cuốn sách tiếp tục, là chủ nhật và người biên tập ở nhà. Sau khi nhận được tờ báo 
của mình, anh ta nhìn thấy là người đồng nghiệp của anh ta trực ngày hôm đó đã 
tiếp tục bản thông báo được đăng từ hôm trước bằng một đoạn tin như sau: 
 GIÁ CẢ CỦA CHÚNG TA TĂNG ÍT HƠN Ở CÁC THÀNH PHỐ KHÁC 
Ngày hôm qua chúng tôi đã thông báo là theo tin từ Văn phòng thống kê 
Washington, giá cả thực phẩm trong các thành phố họ khảo sát tăng tới 2% trong 
hai tuần cuối tháng 11. Thế nhưng một số thương gia ở Eston nói rằng ở đây, họ 
 167
không hoà nhập với xu hướng như vậy. Theo họ, giá cả của chúng ta chỉ tăng 
khoảng 1, 5% trong suốt cả tháng cuối cùng này. 
Trong lời bình luận của mình, cuốn sách viết rằng hai bản tin trên đều là bằng 
chứng minh hoạ cho thái độ khinh suất của những người biên tập đối với các dữ 
kiện về chữ số. Một người thì kém về số học, người khác thì không biết rằng con 
số 1, 5% là chẳng đáng tin cậy vì anh ta nhận được nó qua mấy cú điện thoại vội 
vã vào buổi chiều thứ bảy. 
Liệu các câu trả lời nhận được với 50 mặt hàng thực phẩm là cơ sở cho thông 
báo từ Washington có trùng nhau? Liệu cách tính sự tăng giá có giống nhau? Và 
cuối cùng, điều quan trọng nhất là nếu con số 1, 5% là chính xác thì sự tăng giá 
bán lẻ ở Eston còn vượt quá sự tăng giá ở các thành phố khác. Vì ở đó nó chỉ 
chiếm có 0, 936% thôi chứ không phải là những 2% như người ta đã chuyển từ 
bản tin nọ sang bản tin kia. Và chỉ vì những người biên tập không muốn " đào xới 
trong các con số ", mà độc giả của tờ báo thị trấn đã nhận được thông tin không 
chính xác về một vấn đề quan trọng đối với họ. 
Nhiều khi nguyên nhân của những chuyện bực mình là thái độ thiếu chú ý tới 
những chỉ số bề ngoài có vẻ giống nhau. Đó có thể là những chỉ số tính theo phần 
trăm hay tính theo đơn vị. Vậy nên cần có sự chính xác tuyệt đối để không xuyên 
tạc ý nghĩa về thông tin của chúng. Một sai sót như vậy có thể nghiêm trọng tới 
mức nào chúng ta sẽ thấy rõ qua ví dụ sau: Có một cái gì đó tăng tới 20% đơn vị - 
chẳng hạn như là từ 10 đến 30%. Một phép tính số học cho thấy là " cái gì đó " 
khởi đầu đã tăng lên không phải 20% mà là gấp 3 lần. 
Dưới đây là hai ví dụ nữa cũng có sự giống nhau về bề ngoài của các dữ kiện 
chữ số: Trong cả hai ví dụ này đều nói về sự tăng trưởng tới 200%: 
Năm ngoái, trị giá bán lẻ ở bang tính theo Đôla đã đạt tới 200% so với mức độ 
của 10 năm trước. 
Trong 10 năm cuối này trị giá bán lẻ ở bang tính theo Đôla đã tăng tới 200%. 
Liệu độc giả có hiểu đúng về bản chất số học trong từng thông báo nêu trên. Rõ 
ràng là không thể tất cả; vậy nên tốt hơn hết là trong trường hợp đầu nói rằng việc 
buôn bán đã tăng gấp đôi và trong trường hợp sau tăng gấp ba. Cách thức này dĩ 
 168
nhiên là rõ ràng hơn so với việc tính phần trăm. Nó giúp chúng ta dễ dàng vạch ra 
được sự khác nhau trong những đánh giá về việc trị giá thương mại tăng 200%. 
Như vậy nhiệm vụ của nhà báo là phải tìm ra những phương pháp đơn giản nhất 
cho việc giải thích ý nghĩa của những dữ kiện về chữ số. Một chuyên gia sẽ hiểu 
thực chất của vấn đề dù nó có được diễn đạt thế nào đi chăng nữa, nhưng còn một 
người bình thường chắc sẽ chẳng thoải mái gì nếu phải đứng trước " những câu đố 
về số học ". 
Và trong phần kết xin có thêm một ý nghĩ thực dụng nữa. Trong một số đề tài, 
các dữ kiện chữ số là những thành phần không thể thiếu được trong nội dung 
chính của chúng, chẳng hạn như trong các bài bình luận linh hoạt và các bài báo 
phân tích về sự phát triển kinh tế đất nước hay về các quan hệ kinh tế đối ngoại, 
rồi trong các tin tức về thị trường chứng khoán thương mại, v. v. , cũng như trong 
các tin vắn về thành tựu thể thao. Thế nhưng trong các dòng tin chung thường 
ngày thì các dữ kiện về chữ số, thật kỳ lạ, lại có tỷ trọng khá khiêm tốn. 
Trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải lưu ý cả tới việc một người " quen 
đọc ở mức trung bình " sẽ tiếp thu các " liều " dữ kiện như vậy ra sao. Các 
chuyên gia đã tính toán rằng anh ta có thể ngay trong lúc đọc, chẳng cần xem lại, 
hiểu được và nhớ được thường không nhiều hơn 7 chữ số, mà phải là những chữ 
số không phức tạp lắm - chẳng hạn như trong cái bảng liệt kê hàng hoá dài dằng 
dặc, anh ta đã " lục " được cho mình giá cả của bảy loại hàng hoá mà anh ta thấy 
thú vị nhất vì những lý do nào đó. Việc đọc và việc ghi nhớ sẽ trở nên đễ dàng 
hơn nhều nếu các chữ số được đưa ra là tròn trăm. 
Lẽ đương nhiên là không phải tất cả các tiêu chuẩn nói trên đều có thể được áp 
dụng ở mức độ như nhau trong các tình huống khác nhau. Đối với nhà báo, cái 
quan trọng nhất trong số chúng là nhắc nhở về sự cần thiết phải suy ngẫm kỹ càng 
trước sự dồi dào các chữ số trong một bản tin bình thường. Còn chính sự linh hoạt 
sẽ phải tỏ ra hiệu quả hơn bất cứ quy tắc nào trong việc gợi ý cho anh ta cái quyết 
định khả quan nhất, nhằm bảo đảm cho các văn bản " tráo trở " có thể đọc được 
một cách dễ dàng. 
4. Các dạng rút ngắn khác nhau 
 169
Vị trí ở trên các trang báo luôn luôn là " vũ đài đấu tranh " giữa các bộ phận 
biên tập chuẩn bị tài liệu về các đề tài khác nhau, và thậm chí giữa các thành viên 
của mỗi bộ phận nhằm đòi ưu tiên cho tin này hay tin khác. Bên cạnh đó thì quảng 
cáo mà người ta có đầy đủ cơ sở để gọi Là " bà vú em " của mọi tờ báo, cũng có kỳ 
vọng giành một chỗ " hợp pháp " cho mình. 
Cuộc đấu tranh vì " không gian sinh tồn " bắt đầu từ trên bàn làm việc của 
những người biên tập, nhưng kết cục nó chỉ được quyết định vào phút cuối cùng, 
ngay trước khi khoá sổ một số báo thuờng kỳ và gửi nó vào nhà in. Ở đó, chỉ có 
một số các trường hợp ngoại lệ người ta mới dùng máy để đưa vào chỗ dự trữ một 
cái gì đó cực kỳ quan trọng - mỗi tờ báo luôn nhớ đến người cạnh tranh với mình 
là kẻ cũng chẳng hề ngủ gật trước những việc như thế. 
Trên chặng đường từ tác giả đến độc giả, với bất cứ tài liệu nào cũng có thể xảy 
ra những biến đổi đa dạng nhất. Trong một số báo đã gần như hoàn thành, người ta 
có thể chuyển dịch nó từ trang đầu tới một chỗ đã không quan trọng bằng, lại còn 
chật chội nữa. Thế là tài liệu bắt đầu bị lược bỏ hết dòng này đến dòng khác, hết 
đoạn này đến đoạn khác, và đôi lúc nó chỉ còn lại mỗi đoạn Lead. Có nghĩa là 
thông tin của một hãng nào đó chẳng hạn, có thể tuỳ theo hoàn cảnh mà được đăng 
tải trên các báo ở những kiểu khác nhau về kích thước - từ mấy dòng cho đến mấy 
cột. 
Việc dưa tài liệu đến kích thước cần thiết phù hợp với tầm quan trọng của nó 
hay với vị trí được giành cho nó là một công việc không đơn giản. Trong các bài 
báo khác nhau đã hình thành những thuật ngữ khác nhau nhằm định nghĩa loại 
công việc này. 
Chẳng hạn, ở tờ " New York Time " người ta đã chấp thuận những thuật ngữ 
như sau. " Trimming " - dịch từ nguyên bản tiếng Anh là " cắt, xén, lược bớt " - có 
nghĩa là sự rút ngắn tài liệu mà không làm tổn hại đến ý nghĩa của nó, được thực 
hiện chủ yếu bằng cách lược bỏ những từ không cần thiết và đơn giản hoá những 
câu dài dòng. " Ninh nhừ " hay " đun sôi kỹ " diễn tả sự sửa đổi triệt để hơn của 
người biên tập, thể hiện ở việc rút ngắn một cách đáng kể tài liệu bằng cách bỏ hết 
các chi tiết cụ thể. " Cắt ngắn " hay " chặt bớt " có nghĩa là cắt bỏ hẳn cả những 
 170
đoạn văn mà nếu thiếu chúng thì cốt lõi của tài liệu cũng không bị ảnh hưởng gì 
nghiêm trọng. 
Việc rút ngắn tài liệu kiểu như vậy đương nhiên không phải là mục đích cuối 
cùng. Nó cần thiết hoặc là cho việc cải tiến phong cách diễn đạt như chúng tôi đã 
nói khá cụ thể ở trên, hoặc là cho việc tiết kiệm diện tích trên tờ báo. Vì vậy nên 
người biên tập phải hết sức thận trọng đối với bất cứ kiểu rút ngắn nào, đẻ không 
làm mất cái ý nghĩa mà vì nó người ta đăng tải một thông tin này hay một thông tin 
khác. 
Các yêu cầu đối với những sinh viên năm cuối và sinh viên đã tốt nghiệp cũng 
giống như là các yêu cầu đối với những sinh viên còn lại, chỉ trừ một điều là họ 
phải không lớn hơn 27 tuổi tính đến mùng một tháng bảy năm nay. 
Việc đọc thông báo trên một cách kỹ càng sẽ cho thấy là ở đó không thể nào lại 
" thu nhỏ " được một câu nào đó hay lược bỏ nó hoàn toàn, và người biên tập rõ 
ràng đang đứng trước ba khả năng như sau: 
- Không đưa tài liệu này ra nữa nếu trong tờ báo không còn chỗ cho nó, và 
đành đợi đến số sau vậy. 
 - Trong trường hợp bất đắc dĩ, chỉ đưa ra hai câu đầu và bỏ tất cả phần còn lại, 
mặc dù ở các phần này có nhiều chi tiết quan trọng đối với độc giả. 
 - Tốt hơn hết là công bố toàn bộ tài liệu - tìm cho nó một chỗ thích hợp bằng 
cách bớt đi một thông tin " vặt vãnh " không quan trọng nào đó. 
Trong thông báo đó tất cả các câu đều bình đẳng về mặt ý nghĩa. Nhưng cũng 
có những trường hợp mà tác giả đưa ra một sự liệt kê nào đó rồi đặt số thứ tự cho 
các đoạn văn, song anh ta làm việc này chỉ đơn thuần là để tạo điều kiện thuận lợi 
cho công việc của mình vì đã tập hợp lại được tất cả các chi tiết phụ. Dưới đây là 
một bài phóng sự điển hình về một cuộc họp của Uỷ ban Trường học ở một thị trấn 
nhở ở Mỹ. 
 Uỷ ban Trường học liên hiệp của hai trường chúng tôi đã thông qua những 
nghị quyết quan trọng đối với các giáo viên làm việc ở đó - đã biểu quyết ủng hộ 
việc tăng 5% lương cho các giáo viên trường Eston nhưng lại trì hoãn nghị quyết 
 171
về việc tăng lương cho các giáo viên trường Francun. Còn các vấn đề đang được 
thảo luận khác, Uỷ ban đã có quyết định như sau: 
 - Cử thư ký Uỷ ban với tư cách là người đại diện của mình làm đại biểu tới dự 
hội nghị của các trường học trong địa hạt, là nơi sẽ xem xét các nhu cầu của tất cả 
mọi trường, và sẽ đài thọ cho anh ta toàn bộ chi phí về chuyến đi này. 
 - Các giám đốc của các trường phải có bổn phận bảo đảm an toàn cho học 
sinh khi họ đi qua ngã tư. 
 - Thông qua bản thanh toán về các chi phí hiện thời của Uỷ ban trong mức ( 
nêu số lượng ) Đôla. 
Trong tờ báo của thành phố, mỗi điểm trên có lẽ xứng đáng không chỉ được 
nhắc tới một cách vắn tắt mà còn được bàn luận một cách nghiêm túc và cụ thể, vì 
những vấn đề mà chúng tôi nêu lên rất thú vị đối với các độc giả là thầy, cô giáo và 
phụ huynh các em học sinh. Nhưng nếu người biên tập vì sụ tiết kiệm chỗ mà phải 
rút ngắn bài thì việc chia nó thành các câu đực đánh số thứ tự sẽ chẳg khiến cho 
anh ta phải phiền lòng. Vì không có câu nào trong số chúng lại là sự phát triển hay 
bổ sung của câu khác. Vậy nên người biên tập hoàn toàn thoải mái trong việc tiến 
hành bất cứ cuộc " giải phẫu " nào đối với bản thông báo. 
Các kiểu rút ngắn cần thiết không chỉ để cho bài viết có kích thước như ý, mà 
chúng được thực hiện còn vì độc giả nữa: Khi mở tờ báo ra, anh ta sẽ chọn những 
thông báo ngắn gọ đầu tiên, còn các bài báo dài thì anh ta chỉ đọc lúc có nhiều thời 
gian rỗi. Việc sử dụng kiểu rút ngắn nào lại phụ thuộc vào tính chất của bài viết. 
Nếu nó được viết theo các quy tắc của " hìnhtháp quay ngược " thì người biên tập 
chẳng gặp phải khó khăn nào đặc biệt: có thể " cắt bỏ " hẳn cả những đoạn văn. 
Thế nhưng thường hơn cả là người biên tập phải lưu ý tới từng câu văn, thậm 
chí tới từng từ, có nghĩa là anh ta cần " cắt xén " hay " ninh nhừ " một tác phẩm 
báo chí quá dài, nhất là nếu sự dài dòng hoàn toàn không cần thiết cho việc diễn 
giải thực chất của vấn đề. Về điều này, " Cuốn sách về phong cách " của tờ báo Ấn 
Độ có tên là " Patriot " đưa ra một lời khuyên khá hay - đừng bỏ qua những câu 
kiểu như: 
 172
Còn đối với cuộc thảo luận diễn ra trong cuộc họp chiều hôm qua về tình 
huống được hình thành trong tình hình hiện tại, thì tạm thời xét từ góc độ thực tế, 
nó chỉ có tính chất tiêu cực. 
Chỉ cần viết một cách hết sức đơn giản như sau cũng đã là hoàn toàn đầy đủ: " 
Cuộc thảo luận ngày hôm qua là vô kết quả ". Chỉ có mấy từ thay thế cho mấy 
chục từ, thế mà cốt lõi vẫn được giữ nguyên vẹn. Độc giả đỡ phải đau đầu, còn tờ 
báo thì tiết kiệm được mấy dòng quý giá. Những kiểu khoa trương như vậy thường 
xuất hiện dưới ngòi bút của những tác giả " chạy theo dòng ", với hy vọng là bài 
viết càng dài thì nhuận bút càng lớn. 
Nói đúng ra thì theo ý kiến chung là người ta đang chờ đợi việc xây dựng 
chuồng bò mới sẽ hoàn thành vào khi mà hội chợ sẽ mỗi lúc một tiến gần hơn đến 
ngày khai trương của mình vào đầu thu. 
Dưới đây là một trong những cách có thể mà người biên tập đã dùng để chữa 
câu trên. Trong đó anh ta không chỉ rút ngắn nó mà còn làm sáng tỏ hơn ý nghĩa 
của nó: 
Chuồng bò mới, như người ta chờ đợi, sẽ phải được xây dựng xong trước 
ngày khai trương hội chợ vào đầu thu. 
Nếu tập hợp tất cả các chỗ tiết kiệm được nhờ lược bỏ những từ thừa, thì 
nhiều khi trong một số báo có thể tìm được đủ số dòng để đưa ra thêm một thông 
báo nào đó - dù cho đó chỉ là một mẩu tin nho nhỏ. 
Kho chứa đã cháy trụi trong vụ Cả kho đã cháy trụi. 
hoả hoạn và bị huỷ hoại hoàn toàn 
bởi ngọn lửa bạo tàn. 
Cuộc họp được tổ chức Cuộc họp đã thảo luận vấn đề về... 
với mục đích thảo luận vấn đề về... 
Anh ta đã tỏ ra ít lời và nói với ý rằng... Anh ta nói rằng... 
 173
Đó là người mà tất cả mọi người Tên anh ta là... ( Người ta gọi anh 
đều biết đến tên. ta là...) 
Có đáng nói tới những hiệu đính sơ đẳng như vậy không? Tất nhiên là đáng. 
Chỉ như thế người biên tập mới rèn luyện được thái độ phê phán chín đối với 
những tài liệu, mà ở đó, thông tin cụ thể cần thiết cho độc giả phải chật vật mới 
chọc thủng được " sương mù " của các lý luận chung chung hay cái lối nói dài 
dòng. Nhưng trong mỗi trường hợp như vậy, người biên tập cần phải hết sức thận 
trọng. Nói một cách hình ảnh là trong tay anh ta phải có con dao mổ chứ không 
phải là chiếc rìu. 
 Người biên tập thường nhận được các tài liệu về tin tức mà tờ báo của anh ta 
rất muốn đăng nhưng chúng lại không hợp về phong cách diễn đạt hay về cách 
thức - chẳng hạn như một tài liệu chính thức quan trọng hay một bài báo đáng 
được lưu ý từ một tạp chí lớn. Không thể áp dụng đối với chúng sự rút ngắn một 
cách đơn giản hay những cách thức biên tập khác. Vì vậy nên buộc phải tìm đến sự 
tu sửa một cách triệt để hơn là Digest hay Rewrite. 
 Digest - đó một là thuật ngữ báo chí lấy tên gọi từ một từ tiếng Anh có nghĩa 
khá rộng. Một trong các ý nghĩa của từ nàycó thể dịch gần sát như sau: " Ninh nhừ 
để tiêu hoá dễ và tốt ". Việc digest hoá có nghĩa là trình bày một cách cô đọng nội 
dung của tài liệu với sự nhấn mạnh các ý tưởng, sự kiện và luận chứng chủ đạo, 
lược bỏ tất cả những cái gì là thứ yếu, cắt bỏ những sự dài dòng vô bổ và rút ngắn 
đến kích cỡ cần thiết, mô phỏng lại phong cách của nó cả về cấu trúc, cả về ngôn 
ngữ để nó phù hợp với hoàn cảnh mà mình mong muốn. 
 Việc digest hoá cần phải có một quan điểm nhất định mà theo nó, người ta 
trình bày tài liệu nhận được. Thế nhưng chỉ được phép đưa ra những lời bình luận 
hết sức cân nhắc, mà cũng chỉ được nhằm mục đích là nhấn mạnh những thành tố 
quan trọng và và thú vị nhất của nội dung. Nói cách khác, digest có thể định nghĩa 
như là sự kể lại tài liệu đáng lưu ý một cách sinh động và ngắn gọn. 
Rewrite - đó là một thuật ngữ báo chí tương đồng với digest về mặt ý nghĩa. 
Trong bản dịch chính xác từ nguyên bản tiếng Anh nó có nghĩa là " viết lại, làm 
 174
lại, tu sửa lại ". Khác với digest, rewrite còn có ngụ ý là nguyên bản quá dàn trải 
hoặc chỉ đơn giản là kém và cần phải tu chỉnh lại nó bằng cách đưa nó tới một 
trạng thái cần thiết cả về nội dung, cả về phong cách và cả về kích thước. 
Thế nhưng bằng phương pháp rewrite người ta còn tạo nên cả những tài liệu có 
tính khái quát khác nhau - chẳng hạn như trong trường hợp mà Ban biên tập nhận 
được từ các nguồn khác nhau nhiều bản thông báo về cùng một đề tài. Những tài 
liệu đó thường hay có kèm theo những ý kiến bình luận ngắn trong quá trình trình 
bày. Những thành tố làm nhiệm vụ phân tích này ở trong rewrite thường nhiều hơn 
là ở trong digest, song lúc nào chúng cũng cần phảiđược cân nhắc kỹ. Và sự thật 
thì cũng có những bài tổng kết được định hướng một cách không giấu giếm vào 
một "đề tài cho sẵn " nào đó. 
Trong thực tế hàng ngày của báo chí phương Tây, digest và rewrite được sử 
dụng trong các tình huống đa dạng nhất, nhưng về những cái điển hình nhất, chúng 
tôi sẽ bàn tới sau. Còn trong phần kết của chương này là những lời khuyên thực 
dụng được lấy từ một cuốn giáo trình thực hành về biên tập: 
1, Không được vội vã rút ngắn tài liệu, hãy đọc kỹ toàn bộ văn bản trước khi 
cầm kéo và hồ dán. 
2, Hãy rút ngắn thế nào để vẫn giữ được tất cả những sự kiện quan trọng nhất 
và số lượng tối thiểu các chi tiết cần thiết mà có khả năng giải đáp cho các câu hỏi 
quan trọng hay thú vị hơn cả đối với độc giả. 
3, Cố gắng giữ âm điệu chung của tài liệu, màu sắc của nó cũng như các đặc 
điểm khác của phong cách diễn đạt: Chớ cắt tóc cho các tác giả chỉ bằng một cái 
lược. 
4, Đọc lại cẩn thận bài viết ở dạng đã hoàn tất. Hãy xem lại những gì đã bị loại 
bỏ, vì sự rút ngắn nhiều khi sản sinh ra những vấn đề mới, đôi lúc không lường 
trước được. 
5, Hãy quan tâm tới đoạn văn hay ở cuối cùng. Nếu không có nó thì hãy tự viết. 
Cần luôn theo dõi chặt chẽ để nó không bị cắt đi vì những lý do nào đó. 
 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Hoàng Anh, Quy tắc nhỏ trong việc đánh dấu thanh điệu, Tạp chí " Ngôn 
ngữ và Đời sống ", số 9 / 1998. 
 2. Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào, Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam, NXB. 
Văn hoá - Thông tin, H., 2000. 
 3. Bêlinski V. G., Toàn tập, Tập 3, M., 1948. 
4. Đức Dũng, Các thể ký báo chí, NXB. Văn hoá - Thông tin, H., 1998. 
5. Hữu Đạt, Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, NXB. 
Văn hoá - Thông tin, H., 2000. 
6. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB. Đại học quốc gia, H., 2001. 
7. Vũ Quang Hào, Về biến thể của thành ngữ, tục ngữ, Tạp chí " Văn hoá dân 
gian ", H., 1992, số 1. 
8. Nguyễn Văn Hằng, Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, NXB. 
Khoa học xã hội, H., 1999. 
9. Herxen A. I., Quá khứ và suy tưởng, trong: " Các nhà văn Nga nói về lao 
động văn chương ", L., 1955, tập 2 ( bằng tiếng Nga ). 
 10. Nguyễn Thị Thanh Hương, Khai thác chất liệu văn học dân gian trong việc 
đặt tên bài báo, Tạp chí " Nghề báo ", TP. HCM., 2003, số 1. 
11. Nguyễn Thị Thanh Hương, Một vài suy nghĩ về " tiếng Hà Nội " ngày nay 
trong báo chí viết cho thanh thiếu niên, trong: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Tiếng 
Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt Nam", H., 2003. 
 12. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biệp pháp tu từ tiếng Việt, NXB. Giáo 
dục, H., 1995. 
 13. Đinh Trọng Lạc ( chủ biên ), Phong cách học tiếng Việt, NXB. Giáo dục, 
H., 1997. 
 14. Phan Ngọc, Thử xét văn hoá - văn học bằng ngôn ngữ học, NXB. Thanh 
niên, H., 2000. 
 15. Nguyễn Văn Nở, Đôi điều mong muốn về tiếng Việt trên báo Văn nghệ, 
Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10, 11 / 1998. 
 176
 16. Shostak M. I., Ngôn ngữ một số phương tiện thông tin đại chúng, M., 1993 
(bằng tiếng Nga). 
 17. Shostak M. I., Tiêu đề tác phẩm báo chí, Tạp chí Nhà báo ( Nga ), số 5, 6 / 
1996. 
 18. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên ), Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng Việt thực 
hành, NXB. Giáo dục, H., 1997. 
 19. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXB. Giáo 
dục, H., 1997. 
 20. Hoàng Tuệ, Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá, NXB. Giáo dục, H., 
1996. 
 21. Voskoboinhicov A. N., Yuriev I. G., Nhà báo và Thông tin, M.,1993 
(bằng tiếng Nga). 
 22. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB. Văn hoá - Thông 
tin, H., 1999. 
 23. Khoa Báo chí (Phân viện Báo chí và Tuyên truyền), Báo chí - những 
điểm nhìn từ thực tiễn, Tập 1, NXB. Văn hoá - Thông tin, 2000. 
 24. Viện Ngôn ngữ học, Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, NXB. Khoa học xã hội, H., 1980. 
 25. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, 2001. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_su_dung_ngon_tu_tren_bao_chi.pdf