Mục đích và lợi ích của sinh viên nghiên cứu khoa học

Tóm tắt Mục đích và lợi ích của sinh viên nghiên cứu khoa học: ...tiễn. Ở những nước đã phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Úc thì xem sinh viên đóng vai trò là những trợ lý nghiên cứu (Research Assistance) cho các giảng viên có đề tài nghiên cứu. Sinh viên làm điều này thì mới chập chững học hỏi kinh nghiệm từ những người thầy nhưng lại không mong đợi một giải ...ết quả mang lại là lợi ích sẽ nằm ở đâu? Lợi ích đầu tiên là khuyến khích được sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, lợi ích thứ hai là tạo ra một phong trào sôi động từ những sinh viên trẻ và từ đó làm cho trường đại học có sinh khí nghiên cứu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phong trào lại k... học tập. Mỗi sinh viên tham gia viết bài báo khoa học, bài tham luận hội thảo hay thực hiện đề tài nghiên cứu sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện. Đây cũng là cách thức giúp các sinh viên đạt được kết quả học tập cao cuối năm học. Một lợi ích khó đong đếm mà việc thực hiện đề tài nghiên cứu ma...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mục đích và lợi ích của sinh viên nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
ThS. Chu Vân Khánh 
Giảng viên Khoa Thư viện - Thông tin 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 
Tóm tắt: 
Nâng cao chất lượng đào tạo là nhu cầu cấp thiết đối với các trường đại học hiện nay. 
Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi một sự kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: Đổi 
mới nội dung, chương trình đào tạo, tăng cường kinh phí đầu tư trang thiết bị, mở rộng 
hợp tác quốc tế, phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học Trong phạm vi bài viết này, 
tác giả phân tích một số mục đích của nghiên cứu khoa học trong sinh viên, lợi ích mà 
sinh viên thu được qua quá trình tham gia nghiên cứu khoa học. Cuối bài viết tác giả đưa 
ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học của Khoa 
Thư viện - Thông tin trong những năm tới. 
Đặt vấn đề 
Nghiên cứu khoa học sinh viên là họat động quan trọng và cần thiết của công tác đào 
tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, 
hội nhập về giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển phong trào nghiên cứu khoa học 
trong sinh viên Khoa Thư viện - Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một yêu 
cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tự chủ sáng tạo và năng 
động, một tố chất rất cần thiết nhưng lại rất hạn chế trong trình độ sinh viên Việt Nam 
hiện nay. 
Nghiên cứu khoa học từ sinh viên trong các trường đại học hiện nay có thể nói là một 
chủ đề mang tính tiềm năng nhưng còn nhiều điều hạn chế. Tính tiềm năng ở chỗ sinh 
viên là một lực lượng trẻ, đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, có thời gian và trí sáng tạo 
không ngừng được phát triển dưới mái trường đại học. Vấn đề còn hạn chế ở đây là do 
sinh viên chưa nhận thức được những lợi ích nào từ nghiên cứu khoa học mà sinh viên 
đạt được khi phải chi phí bằng những tiềm năng nói trên để lao vào nghiên cứu trong thời 
đại bùng nổ thông tin hiện nay. Gần đây đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục 
và Đào tạo thừa nhận tỷ lệ sinh viên nghiên cứu khoa học vẫn còn thấp, chất lượng nhiều 
đề tài chưa cao, chưa bám sát yêu cầu của đời sống. Nguyên nhân mấu chốt của vấn đề 
này là do kinh phí hỗ trợ cho sinh viên nghiên cứu khoa học còn thấp, nhiều trường thiếu 
trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiếu cán bộ hướng dẫn, chưa có chính sách động viên và 
khuyến khích thầy cô đóng góp tích cực cho nghiên cứu khoa học. 
Vấn đề ở chỗ làm thế nào để hướng dẫn sinh viên Khoa Thư viện - Thông tin Trường 
Đại học Văn hóa Hà Nội nghiên cứu khoa học có hiệu quả? Đây là câu hỏi mà không ít 
giảng viên của Khoa hiện nay còn đang cố gắng giải đáp. Từ vấn đề này chúng ta hãy 
xem xét ba khía cạnh của nó: mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên là gì? Vai trò 
hướng dẫn của giảng viên thể hiện ra sao? Và phương pháp nghiên cứu nào cần thiết tối 
thiểu khi nghiên cứu khoa học? 
Mục đích nghiên cứu khoa học 
Ngày nay mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên dưới mái trường đại học 
thường lại được hiểu quá nhiều nghĩa. Theo Quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh 
viên trong các trường đại học và cao đẳng được ban hành kèm theo quyết định số 
08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ 
nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm ba mục đích: Góp phần nâng cao chất lượng đào 
tạo; Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học; Giải quyết một số vấn 
đề khoa học và thực tiễn. 
Ở những nước đã phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Úc thì xem sinh viên đóng vai trò 
là những trợ lý nghiên cứu (Research Assistance) cho các giảng viên có đề tài nghiên 
cứu. Sinh viên làm điều này thì mới chập chững học hỏi kinh nghiệm từ những người 
thầy nhưng lại không mong đợi một giải thưởng nào cả. Tuy nhiên kinh nghiệm làm trợ 
lý nghiên cứu sẽ làm cho sinh viên có một bề dày kinh nghiệm để có khả năng độc lập 
nghiên cứu sau này. 
Cũng có những nơi xem nghiên cứu khoa học đơn thuần là để sinh viên nắm vững 
những tri thức hiện có liên quan đến thực tiễn và lý thuyết môn mình đang học. Nói cách 
khác, nghiên cứu kiểu này sinh viên bắt tay vào một nghiên cứu trường hợp (case study) 
và nghiên cứu nó bằng tất cả những thông tin từ vô số nguồn khác nhau nhằm giải quyết 
vấn đề nêu ra từ tình huống. Đại học Victoria, New Zealand một trong những trường đã 
thiết kế chương trình học và kiểm tra theo kiểu nghiên cứu này, trong hầu hết các môn 
học đều có những case study liên quan đến bài giảng, sinh viên sẽ tuỳ theo chủ đề mà tìm 
những thông tin cập nhật nhất để giải quyết. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cho sinh viên 
nắm chắc bài giảng và tự tin hơn về những gì trong thực tế mà nhiều khi chính giảng viên 
cũng cần học hỏi. Ví dụ môn học “Thông tin và Xã hội” trong Chương trình Thạc sỹ 
Thông tin Thư viện học giảng viên đã thiết kế bài tập cho sinh viên như: “Kiểm tra các 
vấn đề mà nó ảnh hưởng đến việc tại sao Hội Thư viện New Zealand nên, hoặc không 
nên, được thừa nhận là một hội nghề nghiệp của New Zealand”. Hoặc bài tập “Trước sự 
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, mọi người có thể tìm được rất nhiều 
thông tin trên internet, bạn cho rằng thư viện có lý do để tồn tại trong tương lai không?”. 
Cách ra bài tập như vậy không chỉ yêu cầu sinh viên củng cố kiến thức mà còn rèn luyện 
cả tư duy phân tích và từng bước tham gia nghiên cứu khoa học. 
Cũng có những nơi, đặc biệt là các trường đại học Việt Nam lại rất tôn vinh các kết 
quả nghiên cứu khoa học từ sinh viên, hàng năm đều có những giải thưởng nghiên cứu 
khoa học cấp Trường, cấp Bộ, giải thưởng nhà nghiên cứu trẻ. Cách tuyển chọn từ cơ sở 
cho đến cấp cao nhất, như vậy là có rất nhiều sinh viên xứng đáng được giải thưởng. Tuy 
nhiên kết quả mang lại là lợi ích sẽ nằm ở đâu? Lợi ích đầu tiên là khuyến khích được 
sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, lợi ích thứ hai là tạo ra một phong trào sôi động 
từ những sinh viên trẻ và từ đó làm cho trường đại học có sinh khí nghiên cứu. Tuy 
nhiên, điều quan trọng là phong trào lại không thành một thói quen thường xuyên và kết 
quả nghiên cứu nhiều khi không giúp ích nhiều cho chính những môn học mà sinh viên 
đang theo đuổi và chuyên ngành mà sinh viên hướng nghiệp. 
Điểm lại có ba mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nghiên cứu khoa học có 
thể làm trợ lý nghiên cứu cho giảng viên trong trường đại học, hoặc nghiên cứu khoa học 
dạng case study nhằm góp phần làm rõ cho các nội dung của từng chủ đề của môn học, 
và sau cùng là nghiên cứu khoa học dưới dạng phong trào. Tại Khoa Thư viện - Thông 
tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay các sinh viên nghiên cứu mới đang dừng lại 
ở mục đích thứ ba. 
Lợi ích từ nghiên cứu khoa học 
Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tập làm quen với một đề tài nghiên 
cứu quy mô nhỏ, sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ, và 
tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài 
sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh 
viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Một số đề tài 
khoa học thường do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện do một sinh viên 
làm trưởng nhóm vì vậy việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên 
phát triển các kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, 
thêm vào đó là kỹ năng tra cứu tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp. 
Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho 
sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên 
phong thái tự tin khi bảo vệ trước một hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất 
quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh 
viên của mình. 
Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa 
học, sinh viên còn được tạo điều kiện trong việc nâng cao kết quả học tập. Mỗi sinh viên 
tham gia viết bài báo khoa học, bài tham luận hội thảo hay thực hiện đề tài nghiên cứu sẽ 
được cộng thêm điểm rèn luyện. Đây cũng là cách thức giúp các sinh viên đạt được kết 
quả học tập cao cuối năm học. 
Một lợi ích khó đong đếm mà việc thực hiện đề tài nghiên cứu mang lại cho sinh 
viênlà việc gây dựng các mối quan hệ xã hội. Thứ nhất, quá trình tiếp cận với các thầy cô 
hướng dẫn sẽ thúc đẩy sự gắn bó hơn trong quan hệ của sinh viên với các thầy cô. Sau 
quá trình cộng tác sinh viên sẽ học hỏi được rất nhiều từ các thầy cô kiến thức cũng như 
những kinh nghiệm thực tế. 
Tóm lại, việc NCKH trong sinh viên có bốn lợi ích to lớn: nâng cao và củng cố kiến 
thức, đào sâu suy nghĩ; phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm; có cơ hội nhận điểm thương 
từ Khoa và Nhà trường; và tạo dựng mối quan hệ xã hội. Những lợi ích này cần được 
phổ biến để sinh viên sớm nhận ngay từ những năm học thứ nhất và thứ hai. 
Thực trạng sinh viên Khoa Thư viện - Thông tin tham gia nghiên cứu khoa học 
Là một Khoa có bề dày lịch sử đào tạo và nghiên cứu khoa học 50 năm, hoạt động 
nghiên cứu khoa học của sinh viên trong Khoa đã đi vào nền nếp với nhiều công trình 
được giải thưởng cấp trường và cấp Bộ. Hàng năm đều Khoa đều tổ chức Hội thảo Sinh 
viên nghiên cứu khoa học và đã thu hút được số lượng đáng kể sinh viên tham gia nghiên 
cứu. Mỗi năm có từ 20 đến 30 em tham gia. 
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây chất lượng và khả năng ứng dụng của các đề tài do 
sinh viên thực hiện không cao. Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có phần 
giảm. Thực trạng này do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như: 
+ Sự hỗ trợ của Nhà trường và Khoa về kinh phí cho mỗi đề tài nghiên cứu còn quá ít 
+ Nhiều sinh viên chưa nhận thức được lợi ích và mục đích của nghiên cứu khoa học 
+ Một bộ phận sinh viên thụ động trong học tập và nghiên cứu 
+ Một số đề tài nghiên cứu khoa học chưa có tính mới nên không thu hút, gây hứng 
thú cho sinh viên tham gia. 
+ Nhà trường hạn chế số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học trong mỗi Khoa. 
Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học 
Nghiên cứu khoa học là một công việc không dễ dàng. Nhưng với kiến thức sâu sắc và 
niềm đam mê cộng với một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi, chúng ta hoàn 
toàn tin tưởng rằng nghiên cứu khoa học trong sinh viên Khoa Thư viện - Thông tin 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp. 
Để phong trào sinh viên nghiên cứu của Khoa phát triển chúng tôi đưa ra một số đề 
xuất sau: 
Về phía Nhà trường 
Nên tăng kinh phí cho mỗi đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kinh phí hỗ trợ 
từ 50 đến 100 ngàn đồng cho mỗi sinh viên có tham gia nghiên cứu ở cấp Khoa như hiện 
nay là quá ít ỏi, chưa đủ tiền in báo cáo nghiên cứu chứ chưa nói các chi phí khác. 
Không nên hạn chế số lượng sinh viên mỗi khoa tham gia nghiên cứu khoa học ở con 
số 15. Bởi lẽ Khoa Thư viện - Thông tin hiện nay có gần 1000 sinh viên mà chỉ hạn chế 
15 đề tài là quá ít. 
Về phía giảng viên 
Tìm và giao đề tài mới, có tính mới và tính ứng dụng cho sinh viên. 
Gây dựng trong các em niềm đam mê nghiên cứu. Phân tích cho sinh viên thấy được 
lợi ích từ nghiên cứu khoa học. 
Gắn quá trình học và quá trình nghiên cứu. Xem xét thiết kế các bài tập giảm kiểm tra 
học thuộc kiến thức và tăng khả năng tư duy, giải quyết vấn đề. 

File đính kèm:

  • pdfmuc_dich_va_loi_ich_cua_sinh_vien_nghien_cuu_khoa_hoc.pdf