Nghiên cứu sử dụng kết hợp tro bay nhiệt điện với xỉ lò cao để chế tạo bê tông chất lượng cao hạt mịn không xi măng
Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng kết hợp tro bay nhiệt điện với xỉ lò cao để chế tạo bê tông chất lượng cao hạt mịn không xi măng: ...ưỡng mẫu sau khi thí nghiệm, thỏa mãn tiêu chuẩn TCVN 4506:2012. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1 - Sử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction - XRD) để xác định thành phần pha của tro bay nhiệt điện và xỉ luyện kim. ...lớn, nên hỗn hợp sau khi nhào trộn vẫn có tính công tác rất tốt, độ dẻo cao, độ đồng nhất tốt, không có hiện tượng phân tầng tách lớp giữa các thành phần trong bê tông sau khi nhào trộn. Bảng 7- Khối lượng thể tích và độ chảy xòe của hỗn hợp bê tông không xi măng Mẫu TN TB Xi ASL ...ảm hiện tượng co khô và vi nứt trong vữa xỉ lò cao. Đồng thời, quá trình phản ứng của xỉ lò cao kích hoạt tro bay, cho phép nó phản ứng ở nhiệt độ phòng. Nhận xét này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wardhono và các công sự (Wardhono et al., 2015). Vi cấu trúc của bê tông chất lượng cao hạ...
tốc độ phát triển cường độ khá tương đồng với bê tông xi măng Portland truyền thống (Ferdous et al., 2013). Cường độ nén trung bình ở tuổi 3, 7 và 14 ngày tuổi lần lượt đạt trên 39%, 70% và 90% so với cường độ ở tuổi 28 ngày. Mặt khác, khối lượng thể tích trung bình của 05 mẫu thí nghiệm sau khi rắn chắc 28 ngày được xác định ở trạng thái bão hòa nước khô mặt là 2,18 tấn/m3. Từ giá trị khối lượng thể tích này có thể khẳng định loại bê tông chất lượng cao hạt mịn dùng chất kết dính không xi măng được xếp vào loại bê tông tương đối nặng. Tuy nhiên, giá trị này đã giảm được khoảng 10% so với khối lượng thể tích của bê tông xi măng truyền thống được quy định trong TCVN 2737:2020. Hơn nữa, hiệu quả của sự kết hợp tro bay và xỉ lò cao trong thành phần cấp phối bê tông chất lượng cao được thể hiện bằng các hiệu ứng sau: (i)- Tro bay nhiệt điện và xỉ lò cao đóng vai trò chính là vật liệu Alumino-silicat, vật liệu giàu nhôm và silic, cung cấp nguyên tử Si và Al cho quá trình polyme hóa và tạo thành tạo thành các khoáng [SiO(OH)3-] và [Al(OH)4-] trong quá trình polymer hóa, kết quả của quá trình này là hình thành các gel Geopolymer có dạng C-A-S-H và N-A-S-H, liên kết các thành phần hạt cốt liệu rời rạc lại với nhau (Kumar et al., 2013; Kiều et al., 2020; Nguyễn et al., 2020). (ii)- Xỉ lò cao có chứa một phần các khoáng vật ở dạng canxi- silicat (CaO.xSiO2) có khả năng phản ứng thủy hoá với nước ngay trong điều kiện thường. Đặc tính này được gọi là hiệu ứng thủy lực của xỉ luyện kim trong quá trình nhào trộn với nước. Với phản ứng thủy lực hiện có này, xỉ lò cao đã tạo thành họ khoáng có tính kết dính dưới dạng hidro-silicat- canxi (xCaO.ySiO2.zH2O – CSH) vừa tăng tốc độ rắn chắc của hỗn hợp bê tông ở nhiệt độ thường, vừa tạo thành cấu trúc đặc sít, giảm lỗ rỗng, do đó đã tăng độ bền cơ hoc và cường độ của sản phẩm sau khi chế tạo (Nguyễn, 2013). (iii) – Khi thành phần xỉ luyện kim lớn, hàm lượng CaO hòa tan trong dung dịch kiềm hoạt hóa tăng, canxi (trong xỉ lò cao) hòa tan đóng vai trò đầu mối liên kết giữa các lớp geopolymer với các hạt xỉ lò cao tạo thành các gel Ca-O-Si; Ca-O-Al; C-S-H hoặc C-A-S-H. Các gel này có một vai trò quan trọng là kết dính các hạt cốt liệu cũng như các hạt tro xỉ lại với nhau để tạo thành một khối thống nhất. Nhận định này khá tương đồng với các kết quả trong nhiều nghiên cứu trước đây (Kumar et al., 2013; Venu, et al., 2020; Nguyễn, 2013). Ảnh hưởng của tỷ lệ tro bay nhiệt điện/xỉ luyện kim đến cường độ nén của mẫu bê tông chất lượng cao không xi măng theo thời gian được thể hiện trên Hình 7. Hình 7. Ảnh hưởng của tỷ lệ tro bay nhiệt điện/xỉ luyện kim đến cường độ nén của mẫu bê tông chất lượng cao không xi măng Từ Hình 7 cho thấy hàm lượng xỉ luyện kim tăng từ 30% lên 70% thì cường độ nén của các mẫu thí nghiệm ở các tuổi 3, 7, 14, 28, 56 và 90 ngày đều tăng lên tương ứng. Hiệu ứng tăng tính chất cơ học khi hàm lượng xỉ luyện kim tăng trong bê tông chất lượng cao sử dụng chất kết dính kiềm hoạt hóa đã được biện giải bởi nhiều nguyên nhân như sau: - Trong quá trình geopolymer hoá của bê tông, ôxít canxi trong xỉ luyện kim bị hòa tan tạo thành ion Ca2+, Cation này có vai trò hỗ trợ quá trình hòa tan SiO2 và Al2O3 của vật liệu Alumino-silicat. Sự khác biệt cơ bản giữa vai trò của Na+ và Ca2+ thể hiện mức độ gây “thiệt hại” cho vi cấu trúc vật liệu, cụ thể là Cation Ca2+ làm phá vỡ cấu trúc mạnh hơn so với Na+ (Duxson và Provis, 2008). Nhiều tác giả (Wallah & Rangan, 2006; Rangan, 2008; Ferdous et al., 2013; Trần et al., 2017) cho rằng, ở độ pH gần bằng 14, quá trình geopolymer hóa nhiều thành phần trong dung dịch kiềm hoạt hóa đã xảy ra sớm hơn so với phản ứng của geopolymer hóa chỉ sử dụng tro bay. Kết quả thực nghiệm cũng đã cho thấy việc kết hợp PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU K IỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 10.2021ISSN 2734-9888 189 PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU K IỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG xỉ lò cao và tro bay nhiệt điện cho phép chất kết dính kiềm hoạt hóa trong bê tông nghiên cứu đóng rắn và phát triển cường độ tốt ở nhiệt độ phòng. - Bê tông chất lượng cao sử dụng chất kết dính gồm hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao sau khi hoạt hóa bởi dung dịch NaOH và Na2SiO3 sẽ cho sản phẩm gồm cả poly-sialates gel (geopolymer gel - sản phẩm chính của phản ứng kiềm hoạt hóa tro bay) và C-(A)-S- H gel với tỷ lệ Ca/Si thấp và có cấu trúc không gian với mật độ cao (sản phẩm chính của phản ứng kiềm hoạt hóa xỉ lò cao) (Duxson và Provis, 2008; Wallah & Rangan, 2006; Ferdous et al., 2013; Trần et al., 2017). Mặt khác, quá trình polyme hóa của tro bay lấp đầy các lỗ rỗng xuất hiện trong sản phẩm phản ứng của xỉ lò cao, và do đó giảm hiện tượng co khô và vi nứt trong vữa xỉ lò cao. Đồng thời, quá trình phản ứng của xỉ lò cao kích hoạt tro bay, cho phép nó phản ứng ở nhiệt độ phòng. Nhận xét này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wardhono và các công sự (Wardhono et al., 2015). Vi cấu trúc của bê tông chất lượng cao hạt mịn không xi măng đã được xác định và thể hiện trên Hình 8. (a) – Mẫu bê tông nghiên cứu với tỷ lệ tro bay/Xỉ = 70/30 (b) – Mẫu bê tông nghiên cứu với tỷ lệ tro bay/Xỉ = 60/40 (c) – Mẫu bê tông nghiên cứu với tỷ lệ tro bay/Xỉ = 50/50 (d) – Mẫu bê tông nghiên cứu với tỷ lệ tro bay/Xỉ = 40/60 (e) – Mẫu bê tông nghiên cứu với tỷ lệ tro bay/Xỉ = 30/70 Hình 8. Vi cấu trúc của bê tông chất lượng cao không xi măng với tỷ lệ tro bay nhiệt điện/xỉ luyện kim khác nhau tại tuổi 28 ngày Vi cấu trúc của mẫu bê tông chất lượng cao không xi măng được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope - SEM) tại phòng thí nghiệm Viện công nghệ cao – Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Kết quả ảnh vi cấu trúc của các mẫu từ ID-01 (TB/Xi = 70/30) đến mẫu ID-05 (TB/Xi = 30/70) đã được thể hiện trên Hình 8. Quan sát hình ảnh SEM bề mặt mẫu từ kính hiển vi điện tử quét cho thấy không các mẫu bê tông nghiên cứu không có vết nứt trong vi cấu trúc và bề mặt mẫu nhẵn nhưng đã có sự thay đổi về độ rỗng khi tỷ lệ tro bay/xỉ luyện kim khác nhau. Khi hàm lượng xỉ luyện kim tăng, quan sát bởi ảnh SEM, đã thấy được trong vi cấu trúc vật liệu các pha vô định hình liên tục và sít đặc hơn. Theo Zang và cộng sự (Zhang et al., 2010) cho rằng chỉ có pha vô định hình (SiO2, Al2O3 vô định hình) trong vật liệu Alumino- silicat (tro bay, xỉ luyện kim) mới tham gia quá trình geopolymer hóa, còn các pha tinh thể như Quatz, mullite ... hầu như không phản ứng geopolymer hóa từ nguyên vật liệu ban đầu. Với ảnh vi cấu trúc ở tuổi 28 ngày cũng đã cho thấy, khi hàm lượng xỉ luyện kim lớn, mẫu bê tông chất lượng cao thu được có cấu trúc đặc sít và bề mặt mịn hơn nhờ lượng gel geopolymer có dạng Ca-O-Si, Ca- O-Al, C-A-S-H đã điền đầy vào trong cấu trúc của vật liệu. Vì vậy, chính nhờ cấu trúc vô định hình liên tục và đặc sít này là nguyên nhân làm cho mẫu bê tông nghiên cứu có cường độ nén cao hơn (Nguyễn, 2013). 4. KẾT LUẬN Trên cơ sở nguồn vật liệu, thải phẩm hiện có trong nước và từ kết quả thực nghiệm trong phạm vi của phòng thí nghiệm đã rút ra được một số kết luận như sau: - Nhược điểm chính của bê tông sử dụng chất kết dính từ tro bay dung dịch kiềm hoạt hóa là khả năng đóng rắn và phát triển cường độ rất chậm ở nhiệt độ phòng. Còn nhược điểm chính của bê tông sử dụng chất kết dính từ hỗn hợp xỉ lò cao và dung dịch kiềm hoạt hóa là hiện tượng co khô khi đông cứng và rắn chắc. Sự kết hợp giữa tro bay và xỉ lò cao có thể giải quyết vấn đề này. Kết quả thực nghiệm đã cho thầy, với tỷ lệ tro bay nhiệt điện/xỉ lò cao dao động từ 70/30 đến 30/70, mẫu bê tông thí nghiệm phát triển cường độ tốt ở nhiệt độ môi trường. - Từ ảnh XRD cho thấy, mẫu tro bay và xỉ lò cao là vật liệu giàu nhôm và silic có thành phần pha chủ yếu ở dạng vô định hình và một phần ở dạng tinh thể. Trong tro bay tồn tại một phần pha tinh thể ở dạng khoáng chất quartz và mullite khó bị hoà tan trong dung dịch kềm hơn xỉ lò cao, do đó tỷ lệ tro bay/xỉ lò cao ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất của mẫu bê tông nghiên cứu. - Khi hàm lượng xỉ nhiệt điện tăng từ 30% đến 70% trong thành phần bê tông thì độ xòe của hỗn hợp giảm từ 24cm xuống 22cm và khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông tăng từ 2185kg/m3 đến 2310kg/m3. Đồng thời, sau 30 phút khi nhào trộn hỗn hợp phối liệu xong thì tính công tác của hỗn hợp bê tông đã giảm khoảng từ 10 – 15%. - Trong phạm vi nghiên cứu và từ kết quả thực nghiệm cho thấy, khối lượng thể tích trung bình của hỗn hợp bê tông hạt mịn là 2,24 tấn/m3 và khối lượng thể tích mẫu bê tông chất lượng cao sau khi rắn chắc 28 ngày khoảng 2,18 tấn/m3. Từ đó cho thấy mẫu bê tông chất lượng cao không xi măng nhẹ hơn mẫu bê tông xi măng truyền thống khoảng 10%. - Với kết quả thực nghiệm thu được đã cho thấy, xỉ lò cao có vai trò quan trọng giúp tăng cường độ của mẫu vật liệu ở các tuổi khác nhau. Khi tăng hàm lượng xỉ lò cao, pha tinh thể dễ hoà tan hơn trong dung dịch kiềm, lượng gel có tính kết dính tăng lên. Điều này giúp mẫu bê tông có cấu trúc đặc sít, liên tục và tăng cường độ chịu nén của bê tông. - Tốc độ phát triển cường độ nén của mẫu bê tông chất lượng cao sử dụng chất kết dính từ hỗn hợp tro xỉ và dung dịch kiềm có tốc độ phát triển cường độ khá tương đồng với bê tông xi măng Portland truyền thống. Cường độ nén trung bình ở tuổi 3, 7 và 14 ngày tuổi lần lượt đạt trên 39%, 70% và 90% so với cường độ ở tuổi 28 ngày. - Từ kết quả SEM của mẫu thí nghiệm cho thấy, khi thành phần xỉ luyện kim lớn, hàm lượng ôxít CaO hòa tan trong dung dịch kiềm hoạt hóa tăng, cation Ca2+ hòa tan đóng vai trò đầu mối liên kết giữa các lớp geopolymer với các hạt xỉ lò cao tao thành các gel Ca- O-Si; Ca-O-Al; C-S-H hoặc C-A-S-H. Các gel này có một vai trò quan trọng là kết dính các hạt cốt liệu cũng như các hạt tro xỉ lại với nhau để tạo thành một khối thống nhất. 10.2021 ISSN 2734-9888190 - Sau khi chế tạo và bảo dưỡng trong môi trường không khí, mẫu thí nghiệm có hiện tượng bị rêu, mốc, "mọc lông" trên bề mặt do hiện tượng dung dịch kiềm hoạt hóa còn dư thừa và tồn đọng trên bề mặt và trong thành phần của mẫu thí nghiệm. Do đó cần tiếp tục nghiên cứu về hàm lượng tối ưu dung dịch kiềm kích hoạt sử dụng trong thành phần cấp phối bê tông chất lượng cao hạt mịn không sử dụng xi măng. Lời cảm ơn Nội dung của bài báo là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ năm 2021, mã số 2021-MDA “Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng chất kết dính không xi măng dùng trong xây dựng công trình chịu tác động ăn mòn của nước biển”. Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tài trợ kinh phí để thực hiện đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abdulmatin, A., Khongpermgoson, P., Jaturapitakkul, C., & Tangchirapat, W., 2018. Use of eco- friendly cementing material in concrete made from bottom ash and calcium carbide residue. Arabian Journal for Science and Engineering, 43(4), 1617-1626. Abbil, A., Kassim, A., Rashid, A. S. A., Hainin, M. R., Ullah, A., Matusin, S., & Giwangkara, G. G., 2020. Effect of Alkali-Activator to Bottom Ash Ratio on the Undrained Shear Strength of Bottom Ash based Geopolymer. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science (Vol. 498, No. 1, p. 012041). Argiz, C., Moragues, A., & Menéndez, E., 2018. Use of ground coal bottom ash as cement constituent in concretes exposed to chloride environments. Journal of cleaner production, 170, 25-33. Bùi Danh Đại (2010), Phụ gia khoáng hoạt tính cao cho bê tông chất lượng cao, Bài giảng dành cho Cao học Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây Dựng, Hà Nội. Chen, Z., Liu, Y., Zhu, W., & Yang, E. H., 2016. Incinerator bottom ash (IBA) aerated geopolymer. Construction and Building Materials, 112, 1025-1031. Chindaprasirt, P., Jaturapitakkul, C., Chalee, W., & Rattanasak, U., 2009. Comparative study on the characteristics of fly ash and bottom ash geopolymers. Waste management, 29(2), 539-543. Davidovits, J., 1999. Chemistry of geopolymeric systems, terminology. 99 Geopolymer International Conference Proceeding, France. Efficiency, E., 2007. Tracking Industrial Energy Efficiency and CO2 Emissions. International Energy Agency, Paris, France. Ferdous, M. W., Kayali, O., & Khennane, A., 2013. A detailed procedure of mix design for fly ash based geopolymer concrete. In Proceedings of the Fourth Asia-Pacific Conference on FRP in Structures (APFIS 2013), Melbourne, Australia (pp. 11-13). Fernández-Jiménez, A.M., Palomo, A., & López-Hombrados, C., 2006. Engineering Properties of Alkali- Activated Fly Ash Concrete. ACI Materials Journal, Title no. 103-M12, Technical paper. Hardjito, D, & Rangan, B.V., 2005. Development and properties of low-calcium fly ash-based geopolymer concrete. Curtin University of Technology, Perth, Australia. Hanjitsuwan, S., Hunpratub, S., Thongbai, P., Maensiri, S., Sata, V., Chindaprasirt, P., 2014. Effects of NaOH concentrations on physical and electrical properties of high calcium fly ash geopolymer paste. Cement and Concrete Composites, 45, 9-14. Hardjito, D., Cheak, C. C., & Ing, C. H. L., 2008. Strength and setting times of low calcium fly ash- based geopolymer mortar. Modern applied science, 2(4), 3-11. Huang, G., Yang, K., Sun, Y., Lu, Z., Zhang, X., Zuo, L., Xu, Z., 2020. Influence of NaOH content on the alkali conversion mechanism in MSWI bottom ash alkali-activated mortars. Construction and Building Materials, 248, 118582. Huang, G., Ji, Y., Li, J., Zhang, L., Liu, X., & Liu, B., 2019. Effect of activated silica on polymerization mechanism and strength development of MSWI bottom ash alkali-activated mortars. Construction and Building Materials, 201, 90-99. Hwang, C. L., & Huynh, T. P., 2015. Effect of alkali-activator and rice husk ash content on strength development of fly ash and residual rice husk ash-based geopolymers. Construction and Building Materials, 101, 1-9. Kiều Quý Nam, Nguyễn Ánh Dương, 2020. Chất kết dính geopolymer trong sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Tạp chí Địa chất, loạt A năm 2020, tr.647 -659. Kumar, S., Kumar, R., & Mehrotra, S. P., 2010. Influence of granulated blast furnace slag on the reaction, structure and properties of fly ash based geopolymer. Journal of materials science, 45(3), 607-615. Lam Van Tang, Boris Bulgakov, Sofia Bazhenova, Olga Aleksandrova, Anh Ngoc Pham, Tho Dinh Vu, 2018. Effect of Rice Husk Ash and Fly Ash on the workability of concrete mixture in the High-Rise Construction, E3S Web of Conferences 33, 02029, 13, 2018. Lloyd, N.A., & Rangan, B.V., 2010. Geopolymer concrete with fly ash. Second International Conference on Sustainable Construction Materials and Technologies, Italy. Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Hữu Hanh (2018). Ảnh hưởng của phụ gia khoáng đến khả năng ăn mòn cốt thép trong bê tông chất lượng siêu cao. TẬP 12 SỐ 2 (2018) Nguyễn Thanh Bằng, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Hoàng Quân, 2019. Nghiên cứu đánh giá chất lượng tro bay, xỉ lò cao của các nhà máy nhiệt điện và luyện kim ở Việt Nam. Tạp chí KH&CN Thủy lợi, số 57, trang 27-38, 2019 Nguyễn Thanh Bằng, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Hoàng Quân, 2020. Ảnh hưởng của độ mịn xỉ lò cao đến cường độ bê tông chất kết dính kiềm hoạt hóa. Tạp chí KH&CN Thủy lợi, số 61, trang 16-23, 2020 Nguyễn Thanh Bằng, Đinh Hoàng Quân, Nguyễn Tiến Trung, 2021. Nghiên cứu sử dụng kết hợp tro bay nhiệt điện và xỉ lò cao để chế tạo bê tông chất kết dính kiềm hoạt hóa (không sử dụng xi măng) dùng cho các công trình thủy lợi làm việc trong môi trường biển góp phần bảo vệ môi trường. Đề tài NCKH cấp Quốc gia mã số KC.08.21/16-20 thuộc chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, mã số: KC08/16-20. Nguyễn Thắng Xiêm, 2013. Khả năng ứng dụng tro bay làm phụ gia trong vữa và bê tông trên nền geopolymer. tập chi khoa học – cong nghệ thủy sản, số 1/2013. Palomo, A., Grutzeck, M.W., Blanco, M.T., 1999. Alkali-activated fly ashes-A cement for the future. Cement and Concrete Research, 29, 1323–1329. Phạm Hữu Hanh (2007), Vật liệu hiệu quả trong xây dựng các công trình giao thông, NXB Xây Dựng, Hà Nội. Rangan, B.V., 2008. Low-calcium, fly-ash-based geopolymer concrete. Concrete construction engineering handbook, Chapter 26, Taylor & Francis. Rattanasak, U., & Chindaprasirt, P., 2009. Influence of NaOH solution on the synthesis of fly ash geopolymer. Minerals Engineering, 22(12), 1073-1078. Tang, V. L., Bulgakov, B., Aleksandrova, O., Larsen, O., & Anh, P. N., 2018a. Effect of rice husk ash and fly ash on the compressive strength of high-performance concrete. In E3S Web of Conferences (Vol. 33, p. 02030. EDP Sciences. https://doi.org/10.1051/e3sconf/20183302030 Tang, V. L., Nguyen, T. C., Hung, N. X., Van Phi, D., Bulgakov, B., & Bazhenova, S., 2018b. Effect of natural pozzolan on strength and temperature distribution of heavyweight concrete at early ages. In MATEC web of conferences (Vol. 193, p. 03024. EDP Sciences. https://doi.org/10.1051/matecconf/201819303024 Tăng Văn Lâm, Vũ Kim Diến, 2020. Khả năng sử dụng xỉ thải của công nghiệp luyện kim trong sản xuất vật liệu xây dựng. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Bộ công thương, số 43, tháng 10 năm 2020. Trần Việt Hưng, Đào Văn Đông, Nguyễn Ngọc Long, 2017. “Nghiên cứu các tính chất cơ học của bê tông Geopolymer tro bay”, Tạp chí Giao thông Vận tải, Số 1/2017. Tuyan, M., Andiç-Çakir, Ö., & Ramyar, K., 2018. Effect of alkali activator concentration and curing condition on strength and microstructure of waste clay brick powder-based geopolymer. Composites Part B: Engineering, 135, 242-252. Kumar, S., Kumar, R., Mehrotra, S.P., 2010. Influence of granulated blast furnace slag on the reaction, structure and properties of fly ash based geopolymer. Journal of materials science, 45(3), 607-615. Van Lam, T., Bulgakov, B., Bazhenov, Y., Aleksandrova, O., Anh, P. N., 2018. Effect of rice husk ash on hydrotechnical concrete behavior. In IOP Conference Series: Materials Science and Engineering (Vol. 365, No. 3, p. 032007). IOP Publishing. https://doi.org/10.1088/1757-899X/365/3/032007 Venu, M., Rao, G. M., Kumar, Y. A., Madduru, S. R. C., & Bellum, R. R., 2020. Influence of Alkaline ratios on strength properties of Fly ash-Ground Granulated Blast Furnace Slag Based Geopolymer Mortars. In IOP Conference Series: Materials Science and Engineering (Vol. 998, No. 1, p. 012055). IOP Publishing. Wallah, S., & Rangan, B. V., 2006. Low-calcium fly ash-based geopolymer concrete: long-term properties. Research Report GC 2, Faculty of Engineering, Curtin University of Technology, Perth, Australia. Wardhono, A., Law, D.W., Strano, A., 2015. The strength of alkali-activated slag/fly ash mortar blends at ambient temperature. Procedia Engineering, 125, 650-656. Worrell, E., Price, L., Martin, N., Hendriks, C., & Meida, L.O., 2001. Carbon dioxide emissions from the global cement industry. Annual Review of Energy and the Environment, 26, 303-329. Xie, T., & Ozbakkaloglu, T., 2015. Behavior of low-calcium fly and bottom ash-based geopolymer concrete cured at ambient temperature. Ceramics International, 41(4), 5945-5958. Zhang, G., He, J., Gambrell, R.P., 2010. Synthesis, characterization, and mechanical properties of red mud–based geopolymers. Transportation research record, 2167(1), 1-9. Танг Ван Лам, Булгаков Б.И., 2021. Возможность использования золошлаковых отходов и золы рисовой шелухи на геополимерных бетонов для строительства сооружений во Вьетнаме. BDU Journal of Science & Technology, Vol.03 №.01, 2021. 26-40. PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU K IỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
File đính kèm:
- nghien_cuu_su_dung_ket_hop_tro_bay_nhiet_dien_voi_xi_lo_cao.pdf