Nghiên cứu triết học - xã hội về môi trường sinh thái ở Việt Nam

Tóm tắt Nghiên cứu triết học - xã hội về môi trường sinh thái ở Việt Nam: ...n tại của loài người; còn chủ nghĩa cộng sản, đến lượt mình, lại là hình thức xã hội duy nhất cho sự tồn tại của trí tuệ quyển. C.Mác đã tiên đoán chủ nghĩa cộng sản là “sự giải quyết hiện thực mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, giữa con người và con người”. Theo ông, “tất cả sự vận đ...nh. Nói một cách khái quát và chính xác hơn đó là mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa các hệ thống vật chất sống ở cấp độ cơ thể và trên cơ thể (loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái) với những điều kiện của môi trường sống xung quanh. Con người và xã hội loài người là nhữ...ọc trong sinh quyển (làm mất các khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ, tự cân bằng của nó) - một cơ chế bảo đảm sự thống nhất, tính toàn vẹn của hệ thống con người - xã hội - tự nhiên. Việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ đụng chạm đến tất cả các lĩnh vực của đời sống...

pdf12 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu triết học - xã hội về môi trường sinh thái ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh là Oikos có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, 
nơi sinh sống của các cơ thể sống (từ đơn 
bào, đa bào, quần thể, quần xã sinh vật, hệ 
sinh thái đến con người và xã hội loài 
người), ngày nay nó được gọi là môi trường 
sống, môi trường xung quanh hay MTST. 
Thứ hai, sinh thái học là học thuyết khoa 
học về nơi cư trú, chỗ ở, về những điều kiện 
sống hay môi trường sống của các sinh thể. 
Mỗi sinh vật sống đều có một nơi cư trú 
thích hợp. Điều này không phải ngẫu nhiên 
vì phụ thuộc vào sự phản ứng thích nghi 
của cơ thể sinh vật với những điều kiện 
sống xung quanh như nước, không khí, ánh 
sáng, khí hậu, thổ nhưỡng... Giữa cơ thể 
sống và những điều kiện của môi trường 
sống luôn có mối quan hệ chặt chẽ và tác 
động lẫn nhau. Ngày nay, tuy đã có hàng 
trăm định nghĩa khác nhau về sinh thái học, 
song nguồn gốc thuật ngữ của nó vẫn còn 
nguyên giá trị. Theo cách hiểu chung nhất 
và phổ biến nhất thì sinh thái học là khoa 
học về các mối quan hệ qua lại và tác động 
lẫn nhau giữa các cơ thể sống với môi 
trường xung quanh. Nói một cách khái quát 
và chính xác hơn đó là mối quan hệ qua lại 
và sự tác động lẫn nhau giữa các hệ thống 
vật chất sống ở cấp độ cơ thể và trên cơ thể 
(loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái) với 
những điều kiện của môi trường sống xung 
quanh. Con người và xã hội loài người là 
những hệ thống vật chất sống, tồn tại trong 
tự nhiên (sinh quyển) với tư cách là những 
cơ thể hoàn chỉnh. Từ đó có thể đưa ra định 
nghĩa nữa về sinh thái học; đó là khoa học 
nghiên cứu mối quan hệ qua lại và sự tác 
động lẫn nhau giữa con người (xã hội loài 
người) với sinh quyển. Điều này có nghĩa 
là, sinh thái học tiến từ nghiên cứu mối 
quan hệ “cơ thể - môi trường” sang nghiên 
cứu mối quan hệ “con người - tự nhiên”, 
“xã hội - sinh quyển”; mở rộng lĩnh vực 
nghiên cứu ra ngoài phạm vi môn sinh vật 
học thuần túy; tiếp cận với những vấn đề 
triết học. 
Thứ ba, sinh thái là tập hợp toàn bộ 
những vấn đề có liên quan đến sự tác động 
qua lại giữa sinh thể với những điều kiện 
sống của môi trường xung quanh. Sinh thái 
nhân văn (hay sinh thái xã hội) bao gồm 
trong nó tất cả các vấn đề có liên quan đến 
mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau 
giữa xã hội (với tư cách một hệ thống vật 
chất sống) và con người (với tư cách là một 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99) - 2016 
 22 
thực thể sinh học - xã hội - văn hóa) với 
môi trường xung quanh, trước hết là với 
sinh quyển. 
Thứ tư, MTST là tổ hợp của tất cả các cơ 
thể sống trong sự tương tác qua lại với 
những điều kiện tự nhiên vốn có như ánh 
sáng, nước, không khí, đất đá, khí hậu. Tổ 
hợp đó nếu có cả con người và xã hội loài 
người thì được gọi là MTSTNV hay môi 
trường sinh thái xã hội. MTST là đối tượng 
nghiên cứu của sinh thái học, còn MTSTNV 
là đối tượng nghiên cứu của một bộ môn 
khoa học mới, được hình thành trên điểm 
giáp ranh của nhiều khoa học, đó là sinh thái 
học nhân văn hay sinh thái học xã hội. 
Thứ năm, STHNV nằm trên điểm giáp 
ranh giữa các khoa học tự nhiên, khoa học 
kỹ thuật và khoa học xã hội. Bản chất của 
nó nằm ngay trong lĩnh vực tác động qua lại 
giữa xã hội và tự nhiên, giữa con người và 
sinh quyển. STHNV hay STHXH là khoa 
học nghiên cứu mối quan hệ qua lại và sự 
tác động lẫn nhau giữa “con người - tự 
nhiên”, “xã hội - sinh quyển”, cụ thể là 
nghiên cứu những quy luật hoạt động của 
sinh quyển và sự vận dụng một cách có ý 
thức của con người những quy luật sinh thái 
học đó vào hoạt động thực tiễn, nhằm đảm 
bảo những điều kiện tự nhiên cần thiết cho 
sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội. 
Nói cách khác, STHNV là khoa học nghiên 
cứu những phương pháp, cách tổ chức hoạt 
động của con người trong lĩnh vực quan hệ 
qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người 
và tự nhiên, dựa trên cơ sở những yêu cầu 
khách quan của các quy luật sinh thái học, 
nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển hài 
hòa và bền vững giữa xã hội và tự nhiên. 
Thứ sáu, văn hóa sinh thái nhân văn 
(VHSTNV) bao gồm hai thành tố: văn hóa 
và sinh thái nhân văn. Có hàng trăm định 
nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng cái cốt 
lõi chung của văn hóa là tri thức, chuẩn 
mực và giá trị. VHSTNV là tổng hợp những 
tri thức, những giá trị vật chất và tinh thần 
do con người sáng tạo ra trong quá trình 
tương tác với thiên nhiên, được lưu giữ và 
truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác, 
được đúc kết thành những hệ thống chuẩn 
mực xã hội bền vững (thuận theo, nương 
nhờ hay tận dụng thiên nhiên và ứng phó 
với thiên tai), nhằm tạo ra cho mình một 
môi trường sống phù hợp hơn, tốt hơn và 
đẹp hơn (chân, thiện, mỹ). Đối tượng nghiên 
cứu của VHSTNVcũng chính là đối tượng 
nghiên cứu của STHNV là MTSTNV, tức là 
môi trường của mối quan hệ qua lại và sự tác 
động lẫn nhau giữa con người và xã hội với 
tự nhiên, trong đó, con người với tư cách là 
một thực thể sinh học - xã hội - văn hóa. 
5. Một số quan điểm về STHNV, 
STNV và MTSTNV 
Thứ nhất, những tiền đề hình thành 
STHNV là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn 
bảo vệ môi trường sinh thái vì sự phát triển 
bền vững, khi mà các nguồn tài nguyên 
thiên nhiên đã bị khai thác cạn kiệt và môi 
trường sống đã bị ô nhiễm nặng nề; nhu cầu 
xem xét và định đoạt số phận của con người 
và xã hội trong những điều kiện phát triển 
mới; nhu cầu nắm bắt và vận dụng một 
cách hợp lý các quy luật của tự nhiên vào 
hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động 
sản xuất ra của cải vật chất nhằm mang lại 
hiệu quả kinh tế và sinh thái cao; tri thức 
khoa học của thời đại đã phát triển đến trình 
độ cao. Trong STHNV, con người trở thành 
đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Sự hình 
thành STHNV là một trong những hướng 
phát triển của tri thức nhân loại đã đạt đến 
mức, như tiên đoán của C.Mác, khi con 
người đã trở thành “đối tượng trực tiếp của 
Phạm Thị Ngọc Trầm 
 23 
khoa học tự nhiên”; còn “đối tượng của 
khoa học tự nhiên - giới tự nhiên” trở thành 
“đối tượng trực tiếp của khoa học về con 
người”; tất cả sẽ trở thành một khoa học. 
Chính sự xích lại gần nhau giữa các khoa 
học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn và 
khoa học kỹ thuật - công nghệ trong sinh 
thái học hiện đại đã dẫn đến sự hình thành 
STHNV hay STHXH. 
Thứ hai, nguồn gốc của STNV là sự lãng 
quên mục tiêu sinh thái trong sản xuất xã 
hội. Thông qua quá trình lao động sản xuất, 
con người tạo ra nhiều tạo phẩm văn hóa 
vật chất và văn hóa tinh thần có giá trị, làm 
cho môi trường tự nhiên - người hóa đó 
ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về 
mặt hình thức lẫn nội dung, ngày càng khác 
xa so với môi trường tự nhiên thuần túy. 
Với quan điểm lấy con người làm trung tâm 
của vũ trụ, của mọi sự phát triển, được hình 
thành trong triết học Tây Âu vào thế kỷ 
XVII - XVIII, con người đã tập trung mọi 
hoạt động của xã hội vào việc thỏa mãn các 
nhu cầu sống của riêng mình. Điều này 
được biểu hiện rõ ràng nhất ở chỗ, trong 
quá trình sản xuất sự ưu tiên dành cho các 
mục tiêu kinh tế, còn mục tiêu sinh thái hầu 
như đã bị con người hoàn toàn lãng quên và 
đó chính là khởi nguồn cho những hậu quả 
tiêu cực mà con người đã mang lại cho môi 
trường tự nhiên. 
Thứ ba, bản chất của STNV là sự phản 
ánh những mâu thuẫn xuất hiện trong quá 
trình tác động qua lại giữa con người và xã 
hội với sinh quyển (tự nhiên). Xét về mặt 
cấu trúc lẫn chức năng và về thực chất, con 
người và xã hội không có gì mâu thuẫn với 
tự nhiên. Mâu thuẫn chỉ xuất hiện trong quá 
trình con người tiến hành cải tạo, biến đổi 
giới tự nhiên bằng lao động sản xuất. Quá 
trình này bị chi phối bởi cả hai mối quan 
hệ: giữa con người với tự nhiên và mối 
quan hệ giữa con người với con người. Do 
vậy, bản chất của STNV không thể chỉ quy 
về những mâu thuẫn của quá trình trao đổi 
chất giữa con người (xã hội) và tự nhiên, 
được thể hiện cụ thể ở trình độ phát triển 
của lực lượng sản xuất, mà còn phải tính 
đến cả những mâu thuẫn giữa con người với 
con người và những mâu thuẫn nảy sinh 
bên trong sự phát triển xã hội. Có ba loại 
mâu thuẫn cơ bản phản ánh bản chất của 
STNV. Một là mâu thuẫn giữa sinh thái với 
xã hội. Xã hội càng phát triển, càng hiện 
đại, thì tự nhiên càng bị phá hoại, càng trở 
nên nghèo hơn. Vì lợi ích trước mắt của 
mình và sự tồn tại phát triển của xã hội, con 
người đã sử dụng khoa học, kỹ thuật và 
công nghệ như một phương tiện hữu hiệu 
để khai thác, bóc lột tự nhiên, bất chấp 
những quy luật tồn tại và phát triển của nó. 
Hậu quả nguy hiểm nhất của quá trình này 
là phá hoại cơ chế hoạt động bình thường 
của chu trình sinh học trong sinh quyển 
(làm mất các khả năng tự tổ chức, tự điều 
chỉnh, tự làm sạch, tự bảo vệ, tự cân bằng 
của nó) - một cơ chế bảo đảm sự thống 
nhất, tính toàn vẹn của hệ thống con người - 
xã hội - tự nhiên. Việc giải quyết mâu thuẫn 
này sẽ đụng chạm đến tất cả các lĩnh vực 
của đời sống xã hội, từ chính trị, luật pháp 
đến kinh tế, đạo đức, lối sống. Hai là mâu 
thuẫn giữa sự tăng cường mở rộng sản xuất 
(tập trung các phương tiện kỹ thuật, công 
nghệ cho sản xuất) với những kết quả cụ thể 
mà nó đạt được. Nếu không đạt được kết 
quả mong muốn, thì nhìn chung, không 
nâng cao được hiệu quả kinh tế, ngược lại, 
nếu hiệu quả kinh tế được nâng lên thì 
thường hay kèm theo những hậu quả tiêu 
cực, trước tiên là về mặt sinh thái, ảnh 
hưởng xấu đến đời sống của con người, 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99) - 2016 
 24 
mặc dù xã hội đã bỏ ra những khoản đầu tư 
rất lớn. Việc tìm kiếm con đường để giải 
quyết mâu thuẫn này cũng chính là quá 
trình tìm kiếm các cách thức kết hợp mục 
tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong nền 
sản xuất xã hội. Ba là mâu thuẫn giữa kinh 
tế với sinh thái, mâu thuẫn này xuất hiện 
trong quá trình con người tìm cách sửa chữa 
những sai lầm trong hoạt động kinh tế của 
mình trước đây, đã từng gây nên những hậu 
quả tiêu cực cho tự nhiên. Việc sử dụng 
những biện pháp sinh thái, trước mắt 
thường làm giảm hiệu quả kinh tế của sản 
xuất, nhưng trên bình diện rộng và lâu dài 
là vô cùng cần thiết. Bởi vì, trước hết, con 
người là một sinh thể, nên không thể sống 
thiếu được các điều kiện tự nhiên tối cần 
thiết như nước sạch, không khí trong lành, 
ánh sáng Mặt Trời, sau đó mới tính đến nhu 
cầu của một thực thể xã hội - văn hóa như 
các tiện nghi, các điều kiện sinh hoạt văn 
hóa tinh thần... Việc điều hòa mâu thuẫn 
này là vô cùng cần thiết để con người có thể 
tiếp tục tồn tại và xã hội mới có thể phát 
triển bền vững. Trong quá trình hoạt động 
sống, con người luôn đối mặt với những 
mâu thuẫn đó và thường xuyên giải quyết 
chúng để tồn tại và phát triển xã hội. 
6. Một số vấn đề cơ bản của MTSTNV 
ở Việt Nam 
Một là, STNV trong lĩnh vực sản xuất vật 
chất. Đây là những vấn đề nảy sinh trực tiếp 
từ trong quá trình sản xuất xã hội, nhất là 
tình trạng khan hiếm và cạn kiệt các nguồn 
tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và nạn ô 
nhiễm nặng nề môi trường sống đã lên đến 
mức báo động, đặc biệt là cạn kiệt rừng, đất 
đai, nước ngọt và sạch, tài nguyên khoáng 
sản, đa dạng sinh học; nạn ô nhiễm (ô nhiễm 
môi trường nước là nguy hiểm và nghiêm 
trọng nhất, ô nhiễm không khí và chất thải 
rắn từ quá trình chế biến tài nguyên khoáng 
sản, từ sản xuất và tiêu dùng). 
Hai là, STNV trong mối quan hệ giữa 
con người với con người (ô nhiễm môi 
trường xã hội, các tệ nạn xã hội; vệ sinh an 
toàn lương thực, thực phẩm, dược phẩm, 
mỹ phẩm; đói nghèo và xóa đói giảm 
nghèo). Đây là một trong những vấn đề 
STNV cấp bách ở Việt Nam. Đói nghèo 
cùng với sự kém hiểu biết và sự thiếu công 
bằng và bình đẳng trong việc hưởng thụ các 
nguồn TNTN của dân cư ở các vùng giàu 
TNTN (thường là ở vùng rừng núi, vùng 
sâu, vùng xa,...) là nguyên nhân trực tiếp 
của việc khai thác và sử dụng bừa bãi, lãng 
phí các nguồn TNTN (rừng, các loại 
khoáng sản), để mưu sinh vì cuộc sống của 
họ gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc trực tiếp 
vào thiên nhiên. Do đó, nghèo đói và việc 
xóa đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề xã 
hội, mà thực chất cũng là một vấn đề STNV 
cấp thiết, cần được quan tâm giải quyết. 
Ba là, STNV trong lĩnh vực hoạt động 
văn hóa tinh thần hay vấn đề VHSTNV. Đó 
là ý thức sinh thái, đạo đức sinh thái, lối 
sống văn hóa sinh thái. 
Một trong những vấn đề VHSTNV gay 
cấn và bức xúc nhất ở nước ta hiện nay là 
sự nhận thức về môi trường và bảo vệ môi 
trường (MTST và MTSTNV) của người 
dân, thậm chí cả những người quản lý xã 
hội ở các cấp đều còn thấp. Nói chính xác 
hơn là ý thức sinh thái và lối tư duy sinh 
thái của người Việt Nam cho đến nay chủ 
yếu vẫn còn ở trình độ thấp, trình độ của 
người sản xuất nhỏ, canh tác cây lúa nước 
(tiểu nông) đang phổ biến trong toàn xã hội. 
Đây là thực trạng và đồng thời cũng là 
nguyên nhân quan trọng đưa đến những hậu 
quả tiêu cực cho MTST ở Việt Nam hiện 
nay. Ý thức sinh thái (YTST) được hiểu là 
Phạm Thị Ngọc Trầm 
 25 
những quan điểm, quan niệm của con về 
MTST (về cấu trúc, chức năng, các thành 
phần cấu thành, các quy luật tồn tại và phát 
triển của nó...); về các quy luật của mối 
quan hệ, và sự tương tác qua lại giữa con 
người và xã hội với tự nhiên; về tình cảm, 
thái độ và trách nhiệm của con người trong 
việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề sinh 
thái và môi trường, nhằm đạt mục tiêu phát 
triển bền vững của xã hội. Ba mục tiêu này 
của YTST gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại 
và quy định lẫn nhau. YTST cũng có đầy 
đủ các khía cạnh (các hình thái) như ý thức 
xã hội, nhưng chỉ ứng dụng cụ thể trong 
lĩnh vực mối quan hệ giữa con người và xã 
hội với tự nhiên, đó là các khía cạnh chính 
trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, văn hóa. 
Con người là một thực thể sinh học - xã 
hội - văn hóa, tồn tại và hoạt động trong 
MTVHSTNV. Sống trong môi trường này 
con người đồng thời phải chịu sự ràng 
buộc, quy định của ba mối quan hệ chính: 
giữa con người với tự nhiên; giữa con 
người với xã hội giữa người với người. Đạo 
đức sinh thái (ĐĐST) giữ vai trò quan trọng 
trong việc hướng dẫn, điều chỉnh các mối 
quan hệ đó của con người. Đạo đức sinh 
thái bao gồm một hệ thống các quan điểm, 
tư tưởng, tình cảm, các nguyên tắc, những 
chuẩn mực... quy định điều chỉnh hành vi 
của con người trong quá trình tác động, 
biến đổi, cải tạo tự nhiên, nhằm phục vụ 
cho đời sống của con người, cho sự tồn tại 
và phát triển không ngừng của xã hội, trong 
những điều kiện của môi trường VHSTNV 
nhất định. ĐĐST cũng như đạo đức xã hội 
nói chung gồm có ba thành tố chủ yếu: ý 
thức ĐĐST (lý tưởng, quan niệm, tư tưởng, 
tình cảm... của con người); quan hệ ĐĐST 
(quan hệ lợi ích trong mối quan hệ giữa con 
người với tự nhiên); thực tiễn ĐĐST (được 
thể hiện ở hành vi ĐĐST). 
Lối sống VHST được thể hiện ở tình yêu 
thiên nhiên, cách ứng xử có văn hóa của 
con người với thiên nhiên, linh hoạt và phù 
hợp (thuận theo, thích nghi, tận dụng thiên 
nhiên và ứng phó kịp thời với thiên tai...), 
nhất là trong điều kiện BĐKH hiện nay. 
Bốn là, hệ giá trị VHSTNV truyền thống 
Việt Nam. Đó là: triết lý sống hòa hợp và 
yêu thiên nhiên, một triết lý đã luôn đồng 
hành cùng với nền văn minh lúa nước; 
phương pháp tư duy tổng hợp và biện 
chứng dựa trên cơ sở những tri thức kinh 
nghiệm; tinh thần yêu nước và ý thức cộng 
đồng dân tộc cao; tinh thần nhân văn cao 
cả, lối sống trọng tình cảm, khoan dung; 
yêu lao động, biết quý trọng sức lao động 
và những thành quả của lao động, lối sống 
cần cù, giản dị, thanh đạm, tiết kiệm. 
Năm là, chiến lược phát triển bền vững ở 
Việt Nam. Là một thành viên của mái nhà 
chung Trái Đất, để tồn tại và phát triển, 
Việt Nam không thể không tham gia vào 
Chiến lược phát triển bền vững do Liên 
Hợp Quốc đề ra, với ba mục tiêu: về kinh 
tế, phải tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng an 
toàn; về xã hội - nhân văn, phải không 
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh 
thần của con người; thực hiện dân chủ, 
công bằng và bình đẳng xã hội; bảo đảm 
các chỉ số phát triển con người (HDI) với 
các số đo về hệ số bình đẳng thu nhập, các 
tiêu chí về giáo dục, dịch vụ y tế, tuổi thọ, 
về hoạt động văn hóa; về sinh thái - môi 
trường, phải bảo vệ và không ngừng cải 
thiện chất lượng môi trường sống; khai thác 
và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên 
thiên nhiên, bảo đảm các chức năng của 
môi trường sinh thái... Ba mục tiêu này đã 
được đưa ra trong Chương trình nghị sự thế 
kỷ XXI tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên 
Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển ở 
Rio de Jannero (Brazin, 1992) và đã được 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99) - 2016 
 26 
Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc 
về phát triển bền vững năm 2002 tại Nam 
Phi coi là ba trụ cột của phát triển bền 
vững. Căn cứ vào tình hình cụ thể của nước 
ta. Việt Nam cũng đã xây dựng Chương 
trình nghị sự thế kỷ XXI và đã được Thủ 
tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2004. 
Sáu là, biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo 
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về 
BĐKH thì BĐKH là những ảnh hưởng có 
hại của sự thay đổi khí hậu, là những biến 
đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học 
gây nên những hậu quả tiêu cực đáng kể 
đến thành phần, chất lượng, khả năng phục 
hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự 
nhiên và đến hoạt động của các hệ thống 
kinh tế - xã hội, đến sức khỏe và hạnh 
phúc của con người. Báo cáo lần thứ tư 
của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH năm 
2007 đã đánh giá cho thấy hơn 90% tác 
nhân gây ra BĐKH ngày nay là do hoạt 
động của con người; 3/4 lượng CO2 phát 
thải vào khí quyển là do con người đã sử 
dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, phần 
còn lại là do chặt phá rừng bừa bãi, do 
cháy rừng... Trên thực tế, con người đã 
nhìn thấy tính chất nguy hiểm, cấp bách 
của vấn đề BĐKH, điều này đã được thể 
hiện rõ qua nhiều Văn kiện của Liên Hợp 
Quốc về Môi trường và Phát triển, đặc biệt 
là Nghị định thư Kyoto và các Bản Tuyên 
bố của các Hội nghị Thượng đỉnh của Liên 
Hợp Quốc về BĐKH (COP. 12,13,14...19, 
và 20 ở lại Lima (Pê ru) năm 2014). Việt 
Nam đã tích cực tham gia các Hội nghị 
này. Là một trong những nước chịu ảnh 
hưởng nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu, 
Việt Nam luôn ưu tiên đẩy mạnh các hoạt 
động đối phó và thích ứng với BĐKH, như 
đặt ra mục giảm cường độ phát thải khí 
nhà kính từ 8 - 10% so với 2010, giảm 
lượng tiêu hao năng lượng tính trên GDP 
từ 1 - 1,5%/năm... nâng cao nhận thức cho 
con người về môi trường và bảo vệ môi 
trường, về BĐKH, tiến tới xây dựng nền 
kinh tế xanh. 
7. Kết luận 
Trên đây là những nội dung và kết quả 
nghiên cứu chính ở Việt Nam trong hơn 45 
năm qua về môi trường từ góc độ triết học 
- xã hội. Những kết quả nghiên cứu này 
cùng với những kết quả nghiên cứu từ các 
góc độ khác đã góp phần nâng cao nhận 
thức của con người Việt Nam về môi 
trường sinh thái. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Lê Bảo (Chủ biên), Nguyễn Xuân 
Kính, Vũ Minh Tâm, Phạm Thị Ngọc 
Trầm (2001), Văn hóa sinh thái nhân văn, 
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Viết Chức (2002), Văn hóa ứng 
xử của người Hà Nội với môi trường thiên 
thiên, Nxb Văn hóa - Thông Tin, Hà Nội. 
[3] V.I.Lênin (1979), Toàn tập, t.15, Nxb Tiến 
bộ, Mátxcơva. 
[4] C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, 
t.20, 23, 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5] Hà Huy Thành (2001), Một số vấn đề Xã 
hội và Nhân Văn trong việc sử dụng hợp lý 
tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt 
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6] Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), Môi trường 
sinh thái: vấn đề và giải pháp, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
[7] Phạm Thị Ngọc Trầm (2003), Khoa học 
Công nghệ với sự nhận thức, biến đổi Thế 
giới và Con người, Mấy vấn đề lý luận và 
thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[8] Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) (2006), 
Quản lý Nhà nước đối với Tài nguyên và 
Môi trường vì sự phát triển bền vững dưới 
góc nhìn xã hội nhân văn, Nxb Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
Phạm Thị Ngọc Trầm 
 27 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_triet_hoc_xa_hoi_ve_moi_truong_sinh_thai_o_viet_n.pdf