Những vấn đề ôn tập môn Triết học Mác - Lênin

Tóm tắt Những vấn đề ôn tập môn Triết học Mác - Lênin: ...riết học thì nó mới có thể, một mặt, thoát khỏi mọi thứ triết học tự nhiên đứng tách riêng, đứng ngoài và đứng trên nó, và mặt khác, thoát khỏi cái phương pháp tư duy hạn chế của chính nó, do chủ nghĩa kinh nghiệm Anh để lại”(17). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chỉ cần nắm được triết học Mác ... cái nào là điển hình cái nào là giả tượng và bản chất thật sự của sự vật là gì; sự vật đang bị tác động bởi những mâu thuẫn nào, mâu thuẫn nào là cơ bản; sự vật đã, đang tồn tại thông qua những chất, lượng nào, thể hiện qua những độ nào, điểm nút và bước nhảy ra sao, những chất và lượng mới nào hìn...và chỉ có cách mạng XHCN mới giữ vững được thành quả cách mạng giải phóng dân tộc, mới mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân, mới có độc lập dân tộc thực sự. Cuộc cách mạng đó phải dựa vào lực lượng của nhân dân, nòng cốt là liên minh công nông, do chính Đảng của giai ...

docx28 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những vấn đề ôn tập môn Triết học Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 luật tiến hóa  
- Sự tồn tại của con người còn gắn liền trực tiếp với sự tồn tại của xã hội. Để thỏa mãn các nhu cầu của mình, con người phải tiến hành lao động sản xuất, qua đó tạo thành các mối quan hệ xã hội và xã hội; trong đó “ xã hội sản sinh ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản sinh ra xã hội như thế”. Sự tồn tại xã hội của con người gắn liền với sự tồn tại của ý thức. 
- Con người là một thực thể sinh vật – xã hội, trong đó có sự tác động đan xen của ba hệ thống nhu cầu (nhu cầu sinh học, nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần) và ba hệ thống quy luật (quy luật sinh học, quy luật xã hội, quy luật tinh thần) 
Mỗi hệ thống nhu cầu và quy luật này đều có vị trí, vai trò và tác dụng của mình trong sự tồn tại và phát triển của con người đồng thời chúng tham gia vào việc quy định bản chất của nó; trong đó hệ thống nhu cầu và quy luật xã hội luôn giữ vị trí trung tâm và có vai trò quyết định. 
Các nhu cầu của con người, dù là nhu cầu vật chất hay tinh thần, mang tính tự nhiên và xã hội, đều được quy định bởi lịch sử, nhưng con người hoàn toàn có thể tự điều chỉnh, tự kiểm tra các nhu cầu và hoạt động của mình. 
Con người tồn tại trong thế giới không phải như các sinh vật khác, mà tồn tại với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức và hành động cải tạo thế giới, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người. 
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất. Trong mối quan hệ giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã hội thì thực thể tự nhiên là tiền đề trên tiền đề đó thực thể xã hội tồn tại và phát triển. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh học phải được “nhân hoá”để mang giá trị văn minh con người, đến lượt nó nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để trở thành con người tự nhiên - xã hội.
Quan điểm của triết học Mac-Lênin về bản chất con người 
Con người là thể thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Nếu xét con người là một chỉnh thể thì con người mang bản chất xã hội. Mác “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.”
Con người sống trong cộng đồng người nào, sống trong chế độ xã hội nào thì mang bản chất của cộng đồng đó, chế độ xã hội đó. Con người quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy cho cùng, đều mang tính chất xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người và người là quan hệ bản chất, bao trùm các quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riệng biệt. Trong tính hiệnthực của nó, bản chất con con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Điều này khẳng định rằng không có con người trừu tượng, thoát ly khỏi mọi điều kiện mọi hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và cả tư duy trí tuệ. Do đó, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn vận động và biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nên khi xem xét về bản chất con người ta phải đặt con người trong không gian cụ thể, thời gian cụ thể, hoàn cảnh cụ thể.
Nếu xét vềcác loại quan hệ thì có bao nhiêu loại quan hệ thì có bay nhiêu quan hệ góp phần hình thành nên bản chất con người. Những quan hệ cơ bản có thể kể đến đó là quan hệ kinh tế, chính trị, đạo đức, huyết thống, hôn nhân trong các quan hệ ấy thì quan hệ kinh tế giữ vai trò quyết định vì khi kinh tế thay đổi thì bản chất con người sẽ thay đổi rất nhanh.
Như vậy, bản chất của con người không được sinh ra mà được sinh thành. Bản chất con người hình thành và thay đổi theo sự hình thành các quan hệ xã hội, trong đó trước hết và quan trọng nhất là quan hệ về kinh tế.
Vì vậy, để giải phóng con người thì phải tạo điều kiện tối ưu để con người phát huy tối ưu khả năng của mình. Trong đó quan hệ về kinh tế là quan hệ quan trọng nhất cho nên khi giải phóng con người cần xem trọng quan hệ này. Muốn giải phóng con người thì trước tiên những con người đó phải được giải phóng ra khỏi sự áp bức, bóc lột, giải phóng họ ra khỏi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. 
 Con người là chủ thể của lịch sử 
Với tư cách là thực thể xã hội, con người họat động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, thúc đẩy sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội thì càng đóng vai trò là chủ thể. Thế giới lòai vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thông qua họat động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm giới tự nhiên, tái tạo lại lại tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
Mặt khác, trong quá trình cải biến giới tự nhiên thì con người vừa làm nên lịch sử của chính mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Họat động lao động sản xuất vừa là điều kiện tồn tại của con người, vừa là phương thức để biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua họat động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có họat động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của tòan bộ lịch sử xã hội lòai người.
Không có con người từu tượng, chỉ có con người trong mỗi giai đọan phát triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là một hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. 
Vì vậy, để phát triển bản chất của con người theo hướng tích cực thì cần phải làm cho hòan cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hòan cảnh trên nhiều phương diện khác nhau, nó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hòan cảnh trong bất kỳ giai đọan nào của lịch sử.
Ý nghĩa cùa vấn đề này trong việc phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay.
Nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của con người, bao gồm 1 chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất năng lực của con người trong 1 quá trình biến đổi và phát triển XH nhất định
+ Vấn đề xây dựng con người mới:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”.
Xây dựng con người Việt Nam hiện đại là yêu cầu cấp bách: Thứ nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình đổi mới. Thứ hai, con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa. Thứ ba, phát huy nguồn lực con người là vấn đề chiến lược trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước xác định đặt con người vào vị trí trung tâm của các chính sách phát triển; coi con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ. Mọi chủ trương, chính sách phát triển đều xuất phát từ con người, lấy con người làm trung tâm. Tăng trưởng và phát triển kinh tế vì con người, đi đôi với phát triển các mặt về văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ và cải thiện môi trường. Mục tiêu nhất quán của mọi chính sách xã hội đề ra đều hướng trọng tâm vào con người, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm những nhu cầu tối thiểu nhất của con người là ăn, ở, mặc, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, khám chữa bệnh và nâng cao thể chất con người Việt Nam. 
Để có thể phát huy vai trò nhân tố con người gắn với thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa để phát tiển nền kinh tế, đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu cần thực hiện các giải pháp:Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Hai là, nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; Ba là, ổn định chính trị và mở rộng phát huy dân chủ; Bốn là, mở rộng giao lưu, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; Năm là, Đẩy mạnh việc đấu tranh tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước.
Câu 2b: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
	1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật:
	Trước khi tìm hiểu nguyên tắc phát triển của phép biện chứng duy vật ta làm rõ một số khái niệm liên quan đến nguyên tắc phát triển như sau:
Vận động là gì?. Vận động là một thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất, vận động được hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. 
Phát triển là gì?. Là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao (thay đổi về lượng), từ đơn giản đến phức tạp (thay đổi về chất), từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện (thay đổi lượng – chất), do việc giải quyết mâu thuẫn trong bản chất sự vật gây ra, được thực hiện thông qua bước nhảy về chất và diễn ra theo xu hướng phủ định của phủ định. Ở khía cạnh khác, phát triển cũng được xem là một khuynh hướng vận động tổng hợp của một hệ thống sự vật trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi – kết cấu tổ chức) của hệ thông sự vật theo xu hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của hệ thông – sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của hệ thống – sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò chủ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên. Theo cách hiểu này, trong quá trình phát triển của hệ thông sự vật vật chất xảy ra trong thế giới, không chỉ là sự thay đổi tiến bộ mà còn chứa trong mình những sự thay đôi thoái bộ tạm thời, không chỉ là sự thay đổi mà còn chứa trong mình những sự ổn định tương đối. 
Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng. phát triển trong thế giới tự nhiên vô sinh, hữu sinh, phát triển trong xã hội phát triển trong tư duy, tinh thần. Phát triển xảy ra khi có sự thay đổi/ chuyển hoá giữa các mặt đối lập, giữa lượng và chất, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái riêng và cái chung, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa nội dung là hình thức, giữa bản chất và hiện tượng, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa khả năng và hiện thực. 
Nội dung của nguyên lý phát triển là: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển. Phát triển mang tính khách quan - phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra theo xu thế phủ định của phủ định.
2. Những yêu cầu của nguyên tắc phát triển:
a) Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải:
- Phát hiện những xu hướng, khả năng biến đổi, chuyển hoá giữa những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó.
- Xây dựng được hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi của nó, từ đó, phát hiện ra quy luật vận động và phát triển (bản chất) của sự vật hiện tượng.
b) Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:
- Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng,.. tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra với nó.
- Thông qua thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho ta. 
3. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tư duy) siêu hình, lối xem xét cứng nhắc, đầu óc bảo thủ, giáo điều,trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình. 
Nguyên tắc phát triển đòi hỏi chủ thể phải sử dụng các nguyên tắc kèm theo mới làm sáng tỏ bản tính vận động và phát triển tự thâm của sự vật như nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn, nguyên tắc phân tích lượng – chất, nguyên tắc phủ định biện chứng./.
Câu 7: Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Vì sao trong hoạt động nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc phát triển? Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
I. Phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
I.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển nguyên lý về sự phát triển
	Nguyên tắc phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của hoạt động nhận thức thực tiễn. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chựng duy vật.
	Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự việc, hiện tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Do vậy, để nhận thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển, phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách giải quyết mâu thuẫn, phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện chứng quy định; coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng mới.
	Yêu cầu của nguyên tắc phát triển
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó
trong trạng thái vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận thức sự vật,
hiện tượng trong trạng thái hiện tại mà còn thấy được khuynh hướng phát triển
của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để làm rõ những biến đổi của sự
vật, hiện tượng.
- Nguyên tắc phát triển yêu cầu, phải nhận thức sự phát triển là quá trình trải
qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm, tính
chất, hình thức khác nhau.
- Nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp
quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại
quan điểm bảo thủ, trì trệ ...Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất phức
tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ, chiến thắng cái cũ.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại kết quả gì
Tuân theo những đòi hỏi đó của quan điểm phát triển sẽ góp phần khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều trong tư duy cũng như trong hành động thực tiễn. Bệnh bảo thủ trì trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái đã có. Đôi khi bệnh bảo thủ biểu hiện qua những định kiến. Bệnh bảo thủ trì trệ cũng gắn liền với bệnh giáo điều, đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn chỉnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận. Bệnh giáo điều có 2 dạng : giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm. Bệnh giáo điều lý luận là việc thuộc lòng lý luận, cho rằng áp dụng lý luận áp dụng vào đâu cũng được không xem xét điều kiện cụ thể của mình. Ví dụ như theo Mác thì phải xóa bỏ tư hữu dẫn đến việc ta tiến hành cải tạo XHCN xóa tất cả các thành phần kinh tế nhằm mục đích chỉ còn 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà không thấy được rằng "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ", sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế với các mối quan hệ tác động qua lại của nó sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Bệnh giáo điều kinh nghiệm là việc áp dụng nguyên si rập khuôn mô hình của nước khác, của địa phương khác vào địa phương mình mà không sáng tạo, chọn lựa  Ví dụ như trước đây ta bắt chước rập khuôn mô hình CNXH ở Liên Xô trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà nước (ở Liên Xô có bao nhiêu Bộ, Ngành ta cũng có bấy nhiêu Bộ ngành), hoặc về công nghiệp hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập trung phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ  Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn bệnh chung của các nước XHCN và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. 
Ngược lại nếu ko tôn trọng nguyên tắc phát triển sẽ mang lại hậu quả gì
Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội. 
Nguyên tắc phát triển gợi mở cho chúng ta điều gì trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay
Ngày nay mặc dù CNXH đang ở thế thoái trào, song những cơ sở vật chất và XH của thời đại mới ngày càng chín muồi. Từ những thành công và chưa thành công của quá trình cải tổ, đổi mới, Đảng cộng sản các nước đã và đang rút ra những bài học cần thiết, đưa quá trình cải tổ đổi mới diễn ra đúng hướng phù hợp quy luật phát triển của XH và đang đạt những chuyển biến tích cực. Điển hình như Trung Quốc, từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII (12-1978) Đảng cộng sản Trung Quốc đã mở đầu công cuộc cải cách, mở cửa toàn diện, sâu sắc theo định hướng XHCN và từ đó đến nay, trãi qua một phần tư thế kỷ, Trung quốc đã phát triển không ngừng và đang đứng vào hàng ngũ các cường quốc trên thế giới. Đối với nước ta, “những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều”(VK ĐH Đảng lần IX, trang 66). Điều này cho thấy rằng thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới không diễn ra trong một thời gian ngắn và theo một con đường thẳng tấp. Cũng như mọi thời đại khác trong lịch sử, nó có tiến, có thoái, quanh co khúc khuỷu, nhưng cuối cùng như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của ĐCS VN nhận định “CNXH hiện thực đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trãi qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”. 

File đính kèm:

  • docxnhung_van_de_on_tap_mon_triet_hoc_mac_lenin.docx
Ebook liên quan