Pháp luật về quản lý tài liệu điện tử và thực trạng quản lý tài liệu điện tử khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
Tóm tắt Pháp luật về quản lý tài liệu điện tử và thực trạng quản lý tài liệu điện tử khoa học tại viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam: ...nhiệm của các cơ quan trong việc ứng dụng và việc đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sau Nghị định 64, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của ...ưu giữ để phúc đáp các yêu cầu tuyển chọn, nghiệm thu và thanh lý các hợp đồng và sản phẩm nghiên cứu khoa học. Ngoài các chương trình đề tài cấp bộ, cấp viện, tài liệu hội nghị hội thảo khoa học, các bài viết để đăng tải hàng tháng trên 32 tạp chí chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa ... liệu điện tử có hiệu quả cần phải có cơ chế chính sách và pháp luật đồng bộ, có sự chuẩn bị về nguồn lực và môi trường làm việc điện tử. Trước hết, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài liệu điện tử để làm cơ sở pháp lý cho triển khai thực hiện chính phủ LÊ THỊ HẢI NAM – PHÁP ...
iệu lưu trữ điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào, bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập, được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt. Tài liệu được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác không có giá trị thay thế tài liệu đã được số hóa. Luật Giao dịch điện tử đã đề cập đến những vấn đề như: nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử; thông điệp dữ liệu; chữ ký điện tử; hoạt động chứng thực chữ ký điện tử và đối tượng tham gia vào quá trình giao dịch điện tử; giá trị pháp lý của giao dịch điện tử; vấn đề an ninh an toàn, bảo vệ bảo mật trong giao dịch điện tử; vấn đề lưu trữ thông điệp dữ liệu. Dưới các bộ luật là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ và các bộ ngành có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin, lưu trữ và công nghệ thông tin. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã quy định cụ thể đối với việc ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ứng dụng và việc đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sau Nghị định 64, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Ngoài các quy định chung, văn bản phải đáp ứng các quy định cụ thể tại các điều của Luật Giao dịch điện tử. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Ngày 20/9/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 24/2011/TT- BTTTT, quy định về việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Ngày 22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. LÊ THỊ HẢI NAM – PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 80 Thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/9/2012 Bộ Nội vụ đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BNV về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của Bộ(1). Trước đó, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã có văn bản số 139/VTLTNN- TTTH ngày 04/3/2009 về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng(2). Nhưng đây chỉ là văn bản mang tính hướng dẫn nghiệp vụ, vì không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên tính pháp lý không cao. Cũng về vấn đề này, ngày 07/9/2012, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 7017/VPCP-HC về việc gửi file điện tử hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn bản này ghi rõ kể từ ngày 01/10/2012, Văn phòng Chính phủ sẽ không tiếp nhận và xử lý những hồ sơ không đính kèm văn bản điện tử(3). Như vậy, ở Việt Nam tài liệu điện tử, quản lý và lưu trữ tài liệu điện tử, trách nhiệm của các cơ quan đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý, lưu trữ tài liệu điện tử đã được quy định trong các bộ luật và văn bản dưới luật. Giao dịch điện tử đã được khẳng định là phương thức truyền nhận tin thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả, thông điệp dữ liệu điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy. Trách nhiệm của từng cơ quan trong việc ban hành văn bản pháp luật để hướng dẫn và tổ chức thực hiện, phối hợp tổ chức thực hiện, tạo môi trường làm việc điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý tài liệu điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử cũng được quy định rõ trong các văn bản pháp luật hiện hành như đã nêu trên. Như vậy, có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật hiện hành nhìn chung về cơ bản đã tương đối đầy đủ, riêng Chính phủ đã có những hoạt động cụ thể để triển khai và thực hiện những bước đi ban đầu để thực hiện chủ trương về một chính phủ điện tử ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự vào cuộc của cơ quan chủ quản vẫn còn chậm, thiếu văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể nội dung lưu trữ tài liệu điện tử do Bộ Nội vụ ban hành để làm cơ sở cho bộ, ngành và cơ quan thuộc chính phủ xây dựng ban hành các quy định cụ thể dùng cho quản lý, lưu trữ, sử dụng tài liệu điện tử ở từng đơn vị. 2.2. Thực trạng quản lý tài liệu điện tử khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu của đất nước, sản phẩm chính của Viện là các công trình nghiên cứu khoa học, kết quả các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế. Yêu cầu giao dịch ký kết hợp tác nghiên cứu, đào tạo, trao đổi khoa học với các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu và trường đại học ở trong và nước ngoài diễn ra thường xuyên. Những hoạt động trên nếu được thực hiện trên môi trường điện tử sẽ rất thuận lợi và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và giảm giấy tờ. Do đó, nhu cầu về một môi trường làm việc điện tử và giao dịch điện tử ở đây là hết sức cần thiết. Trong nhiều năm trở lại đây, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tích cực ứng dụng tin học trong các hoạt động hội thảo, trong các giao dịch ký kết hợp tác với các tổ LÊ THỊ HẢI NAM – PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 81 chức nước ngoài. Tài liệu điện tử của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng vì thế mà được hình thành và sử dụng trong hoạt động thực thi công việc tại đây. Việc ứng dụng các trang thiết bị điện tử phục vụ cho giao dịch điện tử, chuyển tải, tiếp nhận tài liệu điện tử, lưu giữ và quản lý tài liệu điện tử phục vụ cho công việc hiện hành đều xuất phát từ nhu cầu công việc. Ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tài liệu nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu khoa học cấp bộ đã được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam quan tâm và có quy định phải nộp lưu cho Ban Quản lý khoa học để phục vụ cho nghiệm thu đánh giá, hết giai đoạn hiện hành phải nộp lưu vào Lưu trữ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quy định đối với tài liệu truyền thống – tài liệu giấy. Hiện nay, trong quá trình hoạt động nghiên cứu và quản lý nghiên cứu của Viện, tài liệu điện tử khoa học đã hình thành và được các chủ nhiệm và thư ký của đề tài lưu giữ để phúc đáp các yêu cầu tuyển chọn, nghiệm thu và thanh lý các hợp đồng và sản phẩm nghiên cứu khoa học. Ngoài các chương trình đề tài cấp bộ, cấp viện, tài liệu hội nghị hội thảo khoa học, các bài viết để đăng tải hàng tháng trên 32 tạp chí chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng đã được chuyển tải bằng phương tiện điện tử và lưu giữ trên các phương tiện điện tử trong giai đoạn tài liệu đang hiện hành của từng đơn vị. Tất cả đều chưa được quản lý, nộp lưu bài bản vì chưa có quy định cụ thể của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc về vấn đề sử dụng giao dịch điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử. Những phần mềm quản lý hồ sơ tài liệu với dạng mở, trong đó có thể kết nối cho việc lưu giữ tài liệu điện tử “đi” và “đến” cũng được xây dựng để phục vụ nhu cầu đính file văn bản tài liệu điện tử dùng trong công tác lưu trữ tài liệu điện tử. Bên cạnh đó, Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Phòng lưu trữ chuyển tải Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học lên trang thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, các công việc như gửi các hồ sơ bảo vệ kế hoạch và sản phẩm nghiên cứu khoa học các cấp qua mạng đến các thành viên hội đồng tuyển chọn, hội đồng nghiệm thu; các sản phẩm cuối cùng của hoạt động nghiên cứu và hồ sơ khoa học giao nộp vào cơ quan lưu trữ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cơ quan thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và của Bộ Khoa học Công nghệ nhằm tiết kiệm thời gian và giảm giấy tờ cho đến nay vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ, chưa thực hiện. Từ thực trạng nêu trên có thể thấy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã hình thành tài liệu điện tử và thực hiện một số giao dịch điện tử xuất phát từ nhu cầu công việc nội tại của Viện. Tuy chưa phổ biến, nhưng việc truyền nhận tài liệu điện tử để giải quyết công việc cơ quan, đơn vị đã được thực hiện nhưng đang ở tình trạng “tự phát”, nghĩa là mỗi chuyên viên ở cơ quan đơn vị đã thực hiện lưu giữ và quản lý tài liệu điện tử để phúc đáp yêu cầu công việc hiện hành đối với mảng công việc mình được phân công, mà chưa có các quy định quản lý hiện hành của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. LÊ THỊ HẢI NAM – PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 82 Do vậy, việc lưu giữ, quản lý trên đây mới chỉ xuất phát từ nhu cầu thiết yếu do công việc mà chưa xuất phát từ yêu cầu quy định hiện hành của nhà nước và của cơ quan, bởi đến nay vẫn chưa có văn bản của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam quy định cụ thể về tài liệu lưu trữ điện tử và quản lý tài liệu điện tử ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn về giao dịch điện tử, ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, lập hồ sơ trong môi trường mạng nhưng việc ứng dụng vào Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đối với các nội dung này còn rất chậm. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc chưa xây dựng được môi trường làm việc điện tử để chính thức thực hiện giao dịch, chuyển nhận, lưu trữ tài liệu điện tử. Mặc dù nhu cầu thực hiện giao dịch điện tử tại Viện là rất lớn. Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên là do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc quản lý, lưu trữ tài liệu điện tử nên chưa thực hiện lưu trữ tài liệu điện tử ở cấp Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và cấp đơn vị trực thuộc. Tài liệu lưu trữ điện tử mặc dù đã hình thành, giao dịch điện tử đã thực hiện ở một số mảng việc trong cơ quan nhưng tài liệu điện tử chưa được tổ chức lưu trữ, quản lý. Mặt khác, văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử còn thiếu, chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử để làm cơ sở cho triển khai thực hiện việc lưu trữ tài liệu điện tử trong từng cơ quan tổ chức và toàn hệ thống chính trị. Luật Lưu trữ cũng chỉ mới quy định những điều rất chung về tài liệu lưu trữ điện tử, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan để cụ thể hóa các nội dung pháp luật hiện hành nhưng thực tiễn vẫn thiếu các hướng dẫn cụ thể chi tiết của Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động văn thư lưu trữ - lĩnh vực chuyển nhận lưu tài liệu điện tử. Do đó, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đến nay vẫn chưa chủ động triển khai thực hiện giao dịch điện tử và quản lý tài liệu điện tử, còn chờ các quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Nội vụ về vấn đề lưu trữ tài liệu điện tử. Cùng với đó là trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ còn hạn chế, nên thiếu tham mưu trong thực hiện quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Nhận thức của lãnh đạo quản lý các cấp và cán bộ, viên chức chưa đầy đủ về tài liệu điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử cũng là bước cản trong thực thi chính phủ điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử hiện nay. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ HIỆN NAY Từ thực trạng pháp luật hiện hành nói trên và qua thực tế của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho thấy, để quản lý và lưu trữ tài liệu điện tử có hiệu quả cần phải có cơ chế chính sách và pháp luật đồng bộ, có sự chuẩn bị về nguồn lực và môi trường làm việc điện tử. Trước hết, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài liệu điện tử để làm cơ sở pháp lý cho triển khai thực hiện chính phủ LÊ THỊ HẢI NAM – PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 83 điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử. Cụ thể là, Bộ Nội vụ cần phải xây dựng và ban hành quy định về quản lý tài liệu điện tử để làm cơ sở cho các bộ, ngành, cơ quan xây dựng các quy định cụ thể của từng cơ quan, đơn vị về nội dung quản lý lưu trữ tài liệu điện tử. Từ quy định này các cơ quan đơn vị phải cụ thể hóa thành quy định của đơn vị để phù hợp với điều kiện của cơ quan mình cho dễ thực hiện. Để làm được vấn đề này thì các quy định cụ thể trong văn bản hiện hành phải đảm bảo được sự tham gia của lưu trữ vào toàn bộ vòng đời tài liệu từ việc thiết lập hệ thống điện tử tạo ra và lưu giữ tài liệu lưu trữ điện tử, để bảo đảm cho việc tạo lập và giữ lại những tài liệu thực sự xác thực, đáng tin cậy và có thể lưu trữ được. Trong môi trường điện tử, xác định giá trị tài liệu phải được tiến hành ngay từ những giai đoạn đầu của vòng đời tài liệu, thường là trước khi bất kỳ một tài liệu nào được tạo lập. Vì vậy, lưu trữ phải quản lý quá trình xác định giá trị và thực hiện sự kiểm soát đối với tài liệu lưu trữ điện tử. Thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ viên chức, công chức thực thi công vụ phải nhận thức đúng và đầy đủ về chính phủ điện tử, tài liệu điện tử, quản lý tài liệu điện tử và chức trách của từng cá nhân, tổ chức đối với vấn đề này. Cần thiết phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về giao dịch điện tử, lưu trữ tài liệu điện tử, để cán bộ, công chức viên chức họat động trong bộ máy công quyền nắm rõ hơn và hiểu đúng về tài liệu điện tử và trách nhiệm quản lý lưu giữ tài liệu điện tử. Đảm bảo cho những cơ quan, tổ chức hay cá nhân sản sinh ra tài liệu sẽ tạo ra và giữ lại được những tài liệu thực sự xác thực, đáng tin cậy. Thứ ba, phải tạo được điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc điện tử. Đó là việc cung cấp và quản lý những công nghệ thông tin mà tài liệu cần phải được đảm bảo, khung cấu trúc để quản lý tài liệu điện tử. Đảm bảo được các hệ thống thông tin điện tử được thiết kế, phát triển (xây dựng) và thực thi (áp dụng) đáp ứng yêu cầu về bảo quản và tiếp cận khai thác, nhằm đảm bảo rằng tài liệu lưu trữ điện tử luôn ở trạng thái sẵn sàng, có thể tiếp cận khai thác và có thể đọc và sử dụng được. Thứ tư, quản lý tài liệu điện tử và giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói riêng mới chỉ là bước đi khởi đầu trong một môi trường mà pháp luật chưa thực sự đầy đủ, đa số cán bộ công chức và viên chức chưa thực sự sẵn sàng và chưa trang bị đầy đủ kiến thức cho môi trường làm việc mới - môi trường điện tử. Rất nhiều vấn đề đang đặt ra như quản lý an toàn thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử; phương thức giao dịch truyền thống và tài liệu giấy có thể tồn tại song hành hay sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi tài liệu điện tử và giao dịch điện tử; lưu giữ lâu dài tài liệu điện tử khi mà khoa học và công nghệ ngày càng phát triển và luôn đổi mới Đó là những vấn đề đang và sẽ đặt ra mà các nhà quản lý về lưu trữ ở Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ để có những định hướng trong tương lai đối với việc quản lý tài liệu điện tử. Vì vậy, để thực hiện chính phủ điện tử nói chung và lưu trữ tài liệu điện tử nói riêng, đặc biệt là quản lý tài liệu điện tử về hoạt động khoa học càng cần phải xác định đây LÊ THỊ HẢI NAM – PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 84 là một công việc quan trọng, cần phải bắt đầu từ nhận thức, từ pháp luật và nhiều yếu tố khác nữa mới có thể tạo được môi trường làm việc điện tử thực sự. Trong điều kiện hiện nay để có thể xây dựng được chính phủ điện tử, lưu trữ được tài liệu điện tử có giá trị thì hơn ai hết những người làm công tác lưu trữ và bộ ngành chủ quản về lưu trữ, mà cụ thể là Bộ Nội vụ, cần phải có chiến lược và lộ trình cụ thể và phải là lực lượng tiên phong thì chính phủ điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử mới có thể thành công. Bài học về kinh nghiệm quản lý tài liệu điện tử tại Cộng hòa Liên bang Nga tại Hội thảo do Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chủ trì tại thành phố Đà Nẵng ngày 25/11/2012 đã cho thấy vai trò, ý nghĩa về tài liệu điện tử và việc quản lý tài liệu điện tử ở Cộng hòa Liên bang Nga đã được Luật hóa và chi phối bởi các văn bản pháp quy của Chính phủ và các chính sách cụ thể(4). Đây là một gợi mở của các nước tiên tiến mà Việt Nam, một quốc gia đi sau cần tham khảo trong thời gian tới. Đặc biệt, cần có những định chế về chuyển đổi công tác văn bản không giấy (phi giấy tờ) sang tài liệu điện tử của cơ quan hành chính nhà nước, quy định về hệ thống chu chuyển văn bản điện tử trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Trên bình diện là một cơ quan thuộc chính phủ, trước mắt, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cần phải chủ động, tích cực trong việc tạo dựng các cơ sở pháp lý và môi trường làm việc điện tử ở ngay chính cơ quan, đơn vị mình, triển khai xây dựng hệ thống chu chuyển văn bản tài liệu điện tử, ứng dụng một số nội dung như chuyển, nhận văn bản hành chính, tài liệu hồ sơ khoa học trong môi trường mạng, phát huy vai trò của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trong thực hiện, chủ trương chính phủ điện tử, giao dịch điện tử và lưu trữ tài liệu điện tử. CHÚ THÍCH (1) Phòng lưu trữ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Tập lưu văn bản đến năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2011, 2012. (2) s/View.aspx?CategoriesID=4&DocumentID=697. (3) nhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1& mode=detail&document_id=163703. (4) V.Ph. Iankovaia, Kinh nghiệm quản lý tài liệu điện tử tại Liên bang Nga, Hội thảo khoa học “Quản lý tài liệu điện tử và lưu trữ điện tử - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Thành phố Đà Nẵng ngày 25/11/2012. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội vụ. 2012. Chỉ thị số 02/CT-BNV ngày 11/9/2012 về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của Bộ Nội vụ. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông. 2011. Thông tư số 24/2011/TT-BTTTT ngày 20/9/2011, quy định về việc tạo lập, sử dụng và lưu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 3. Chính phủ. 2007. Nghị định số 64/2007/ NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 4. Chính phủ. 2011. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực (xem tiếp trang 46) LÊ THỊ HẢI NAM – PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ 85 (Tiếp theo trang 84) tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 9. Quốc hội. 2011. Luật Lưu trữ, chinhphu/hethongvanban. 4. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. 2009. Công văn số 139/VTLTNN-TTTH ngày 04/3/2009 về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng. 6. Quốc hội. 2005. Luật Giao dịch điện tử chinhphu/hethongvanban. 7. Quốc hội. 2006. Luật Công nghệ Thông tin, chinhphu/hethongvanban. 8. Quốc hội. 2006. Luật Giao dịch điện tử. chinhphu/hethongvanban. 10. Thủ tướng Chính phủ. 2008. Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 11. Thủ tướng Chính phủ. 2012. Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012, về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 12. Văn phòng Chính phủ. 2012. Công văn số 7017/VPCP-HC ngày 07/9/2012 về việc gửi file điện tử hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tập lưu văn bản đến năm 2012, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
File đính kèm:
- phap_luat_ve_quan_ly_tai_lieu_dien_tu_va_thuc_trang_quan_ly.pdf