Phương pháp nghiên cứu xã hội học - Trần Thị Kim Xuyến

Tóm tắt Phương pháp nghiên cứu xã hội học - Trần Thị Kim Xuyến: ...c các mẫu xác xuất dựa trên cơ sở các tầng, khi xử lý kết quả theo các phân tổ như giới tính, nghề nghiệp, học vấn... thì khả năng đại diện cho mỗi tầng sẽ lớn hơn. - Mẫu cụm nhiều giai đoạn là loại mẫu xác xuất mang tính tổng hợp. Nó kết hợp các kiểu chọn mẫu đã kể ở trên. - Mẫu cụm có đặc đ...n trả lời có thể có của người trả lời và mở thêm khả năng trả lời bằng cách tạo một khoảng trống để người trả lời có thể trình bày thêm ý kiến riêng của họ. - Khi đặt câu hỏi, cần kiểm tra xem câu hỏi có khả năng được hiểu theo nhiều cách khác nhau hay không, các từ ngữ có đảm bảo được sự tế n...ả tí mỉ các sự kiện bị quan sát, nhận xét và giải thích của quan sát viên. CÁC KIỂU (LOẠI HÌNH) QUAN SÁT - Căn cứ vào mức độ hình thức hóa: quan sát có cơ cấu và quan sát không có cơ cấu - Căn cứ vào nơi tiến hành và điều kiện tổ chức các hoạt động cần quan sát: quan sát hiện trường và quan s...

pdf62 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp nghiên cứu xã hội học - Trần Thị Kim Xuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lối sống, các khó khăn và các vấn đề ưu
tiên của họ.
- Các mô hình và khuynh hướng của toàn bộ
cộng đồng có thể được suy ra từ các thông tin này.
- Việc nắm được các yếu tố về giới, độ tuổi,
tầng lớp hoặc các biến số xã hội khác sẽ cho ta một
hình ảnh đại diện đích thực hơn về cộng đồng cũng
như một phương tiện để so sánh các nhóm.
- Phỏng vấn tạo cơ hội cho các nhà nghiên
cứu hoặc những người tổ chức cộng đồng có thể tiếp
xúc, nói chuyện với những cư dân mà thường không
được mời đến tham dự các cuộc họp.
* Chuẩn bị chương trình phỏng vấn
Khi xây dựng một đề cương phóng vấn. Cần
chú ý đến ba nguyên tắc:
- Phải có sự hướng dẫn một cách cẩn thận rõ
ràng cho người đi phỏng vấn (Câu hỏi phải diễn đạt rõ
ràng tránh sự hiểu lầm cho người trả lời)
- Nội dung câu hỏi cần được nhóm theo từng
chủ đề: được sắp xếp một cách có trật tự, giúp cho
người phỏng vấn thuận lợi hơn trong cuộc phỏng vấn.
MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI TIẾP XÚC VỚI
NGƯỜI DÂN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Các nhà nghiên cứu ở các cộng đồng cần
nói rõ mục đích của mình với toàn bộ: cộng đồng hoặc
vùng láng giềng. Cư dân cộng đồng nên được tạo cơ
hội để đặt câu hỏi và quyết định xem họ có muốn tham
gia vào dự án này không.
- Từ trước đến nay, sự đại diện của nam giới
trong phỏng vấn thường cao hơn. Vì vậy, cần phải có
sự quan tâm để đảm bảo rằng phụ nữ và các nhóm
ngoài lề khác cũng có sự hiện diện thích hợp và tiếng
nói của họ được lắng nghe.
- Nên sắp xếp thời gian phỏng vấn với các cá
nhân cho phù hợp với thời gian của họ.
- Hình thức và nội dung phỏng vấn sẽ tùy
thuộc vào nhu cầu về thông tin của mỗi dư án.
- Nói chuyện thân mật bình thường với người
được phỏng vấn trước và sau khi phỏng vấn có thể
làm tăng cảm giác về sự trao đổi tích cực.
NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHỎNG VẤN VIÊN
KHI PHỎNG VẤN
- Khi bắt đầu vào buổi nói chuyện, cần phải
nói rõ mục đích của phỏng vấn và kết quả sẽ được sử
dụng như thế nào. Phải đảm bảo với người được
phỏng vấn về sự giữ kín thông tin tuyệt đối, do vậy
không nên ghi tên hoặc những thông tin cá nhân có
thể làm nhận ra người được phỏng vấn.
- Trong quá trình phỏng vấn, phỏng vấn viên
phải luôn giữ một thái độ ghi nhận, tiếp thu, phải tỏ ra
luôn quan tâm đến các câu trả lời và luôn động viên
khuyến khích trong suốt thời gian phỏng vấn để tạo
mối quan hệ tốt.
- Lời nói phải rõ ràng, với tốc độ trình bày đều,
luôn trong tư thế chuẩn bị lặp lại hoặc làm rõ câu hỏi
nếu như được yêu cầu.
- Không hỏi những câu có tính cách đe dọa
hoặc thách thức. Nếu người được phỏng vấn không
muốn trả lời một câu hỏi nào đó thì nên chuyển sang
câu tiếp theo, nhưng nhớ ghi lại tình huống và phản
ứng của người được phóng vấn.
- Nên để ý các tín hiệu qua lời nói và cách
biểu hiện khi người được phỏng vấn không cảm thấy
thoải mái, không nên ép người được phỏng vấn trả lời.
- Trong khi phỏng vấn, người phỏng vấn vì tập
trung vào việc tạo thiện cảm và truyền đạt thông tin,
nên bị hạn chế trong việc ghi nhận thông tin. Máy ghi
âm là công cụ ghi tốt nhất, tụy nhiên có thể làm cho
người được phỏng vấn cảm thấy không thoải mái và
làm cản trở các câu trả lời mang tính dễ tranh cãi hoặc
người được phỏng vấn sợ sẽ ngược lại với cách nghĩ
cá nhân của người phỏng vấn.Chỉ nên ghi âm nếu
người được phỏng vấn hoàn toàn đồng ý và nếu
không thì ghi chép các câu trả lời được.
- Khi đến thu thập thông tin ở cộng đồng, cần
chú ý tìm kiếm địa điểm phỏng vấn cho thích hợp. Nơi
đó cần phải kín đáo để các câu trả lời không bị ảnh
hưởng bởi các lời nhận xét của đám đông.
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
- Là một trong những phương pháp thu thập
thông tin xã hội của nhân chủng học văn hóa được sử
dụng rộng rãi trong những nghiên cứu xã hội.
- Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ
cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực
tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi nhân tố có liên quan đến đối
tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục tiêu của
cuộc nghiên cứu.
- Thông thường được sử dụng một các đồng
thời với các phương pháp thu thập thông tin định
lượng và một số phương pháp thu thập thông tin định
tính khác như phỏng vấn sâu, phỏng vấn sâu cá nhân
và phỏng vấn nhóm.
* Xây dựng kế hoạch quan sát
- Mục đích của việc xây dựng kế hoạch quan
sát là để có thể đảm bảo mọi thông tin sẽ được thu
thập đủ và các bước thực hiện sẽ diễn ra một cách
logic.
- Khi xây dựng kế hoạch, cần xác định rõ thời
gian tiến hành quan sát, quy định những phương tiện
thu thập thông tin cũng như một loạt các yếu tố khác
như tài chính, nhân lực và trình độ chuyên môn của họ.
* Các bước của quá trình quan sát:
- Bước 1: Xác định mục tiêu, khách thể và đối
tượng quan sát.
- Bước 2: Xác định thời gian, liên hệ và xin
phép cơ sở, đơn vị sẽ thực hiện quan sát
- Bước 3: Lựa chọn loại hình quan sát.
- Bước 4: Chuẩn bị các tài liệu và công cụ,
thiết bị kỹ thuật v.v
- Bước 5: Tiến hành các cuộc quan sát. Thu
nhập tư liệu và thông tin.
- Bước 6: Ghi chép kết quả, thực hiện các
phiếu dùng để ghi chép, biên bản quan sát nhật ký
quan sát sử dụng các phương tiện nghe nhìn để ghi
nhận thông tin.
- Bước 7: Kiểm tra việc thực hiện các quan
sát.
- Bước 8: Báo cáo trong bản báo cáo về cuộc
quan sát, cần phải có những thông tin về thời gian, địa
điểm và hoàn cảnh tiến hành quan sát; thông tin về
những vai trò của quan sát viên trong nhóm, cộng
đồng và về phương pháp quan sát; đặc điểm của
những người bị quan sát, mô tả tí mỉ các sự kiện bị
quan sát, nhận xét và giải thích của quan sát viên.
CÁC KIỂU (LOẠI HÌNH) QUAN SÁT
- Căn cứ vào mức độ hình thức hóa: quan sát
có cơ cấu và quan sát không có cơ cấu
- Căn cứ vào nơi tiến hành và điều kiện tổ
chức các hoạt động cần quan sát: quan sát hiện
trường và quan sát trong phòng thí nghiệm
- Căn cứ trên cơ sở của mức độ tham gia vào
quá trình: quan sát tham dự và quan sát không tham
dự.
- Quan sát tham dự là phương pháp theo đó,
người nghiên cứu thâm nhập vào nhóm hay cộng
đồng thuộc về đối tượng nghiên cứu và được tiếp nhận
như một thành viên của nhóm hay cộng đồng.
- Mức độ tham gia của người quan sát vào
tình huống nghiên cứu có thể rất khác nhau: quan sát
thụ động (gần giống-với phương pháp không tham dự,
họ chỉ có mặt ở trong cộng đồng và quan sát), quan
sát chủ động khi người quan sát hoà nhập với nhóm
hoặc cộng đồng nghiên cứu.
- Quan sát có tham dự dưới mọi hình thức
đều cho phép thu nhận được những thông tin xác thực
mà những phương pháp khác khó có thể thu được.
* Có ba loại quan sát tham dự
- Quan sát kín: người quan sát không để lộ
vai trò của mình. Người nghiên cứu tham gia vào hoạt
động của cộng đồng như những thành viên khác và
được họ chấp nhận như một thành viên. Do vậy những
hoạt động của các thành viên diễn ra hoàn toàn tự
nhiên.
- Tuy nhiên sự tham gia vào cộng đồng quá
lâu cũng dễ dẫn đến một tình trạng bất lợi khi quá
quen thuộc với những thái độ và hành vi của cộng
đồng, đôi khi quan sát viên lại không quan tâm đến
những đặc điểm cộng đồng nữa. Mặt khác, những ứng
xử của quan sát viên cũng được cộng đồng làm theo,
do vậy, những gì nhà nghiên cứu thu nhận được lại
không xuất phát từ nền văn hóa của cộng đồng đang
được quan sát.
- Người tham dự quan sát (quan sát công
khai): người quan sát không giấu vai trò của mình. Khi
được sự đồng ý của cộng đồng.người quan sát có thể
sinh hoạt chung với cộng đồng trong một khoảng thời
gian nhất định. Khi cùng tham gia sinh hoạt với cộng
đồng, anh ta có thể hỏi thêm một số vấn đề cần sáng
tỏ. Quan sát tham dự trong thời gian ngắn: sự quan
sát mang tính hình thức hơn vì thời gian tiếp xúc giữa
người quan sát với các thành viên của cộng đồng hay
nhóm bị quan sát rất ngắn.
- Quan sát tham dự giúp các nghiên cứu viên
biết cách xây dựng các câu hỏi phù hợp bằng ngôn
ngữ địa phương. Nó cung cấp cho nghiên cứu viên
những hiểu biết mang tính chất trực giác về những gì
xảy ra trong một nền văn hóa, giúp họ hiểu ý nghĩa của
các số liệu thu thập được; tối ưu hóa khả năng của họ
trong việc xây dựng các kết luận về nền văn hoá đang
được nghiên cứu.
- Quan sát tham dự cũng hết sức hữu ích khi
hoàn cảnh nghiên cứu chưa được biết rõ, và khi chủ
đề nghiên cứu phức tạp. Đồng thời phương pháp này
sử dụng rất tốt khi vấn đề nghiên cứu bị che dấu hoặc
không được đông đảo người biết đến hoặc khi những
người trong cuộc có quan niệm hoàn toàn khác với
quan niệm của người ngoài.
- Quan sát tham dự đặc biệt phù hợp khi sử
dụng để tìm hiểu về quá trình, sự kiện, tiêu chí, giá trị
và ngữ cảnh của các tình huống xã hội.
- Để tránh hiện tượng nhóm được quan sát bị
nhà nghiên cứu vô tình tác động hoặc chính nhóm đó
tác động đến nhà nghiên cứu làm giảm tính khách
quan của cuộc nghiên cứu, người ta sử dụng đến
phương pháp không tham dự.
- Quan sát không tham dự là phương pháp
mà trong đó người quan sát không tham gia vào các
hoạt động của các đối tượng. Họ với tư cách là người
quan sát chứ không phải với tư cách là thành viên của
nhóm (có thể quan sát kín hay quan sát công khai).
THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG
- Là việc tổ chức thành những nhóm nhỏ gồm
những người có cùng hoàn cảnh hoặc kinh nghiệm
tương tự nào đó thảo luận với nhau về một chủ đề xác
định mà nhà nghiên cứu quan tâm. Nhóm thành viên
tham dự được hướng dẫn bởi một người điều khiển
chương trình (hoặc nhóm tổ chức điều hành), người
này giới thiệu các chủ đề cho cuộc thảo luận và giúp
cho nhóm trao đổi với nhau một cách sôi nổi và tự
nhiên.
- Sử dụng riêng hoặc với phương pháp
nghiên cứu định tính khác trong một dự án nghiên
cứu.
- Được thực hiện trước một chương trình can
thiệp hoặc dùng để đánh giá diễn tiến hay khi hoàn
thành của một quá trình can thiệp
- Là phương pháp dùng để kháo sát niềm tin,
thái độ và quan niệm của con người, những thông tin
thu được từ phương pháp này khác hẳn về chất so với
những thông tin từ các cuộc phỏng vấn cá nhân vì nó
là sản phẩm của các ý kiến đã được thảo luận trong
nhóm.
- Thảo luận nhóm không thể giúp chúng ta vẽ
ra được bức tranh chi tiết về niềm tin của cộng đồng
hay có thể không định mức độ phổ biến những ý
tướng hay thái độ này trong cộng đồng như thế nào
- Thảo luận nhóm tập trung được sử dụng
nhiều hơn trong các nghiên cứu có sự kết hợp với
phương pháp khác, để thực hiện các mục tiêu khác
nhau, trong các giai đoạn khác nhau của các cuộc
nghiên cứu, chẳng hạn như: những nghiên cứu mang
tính thăm dò; kiểm chứng các ý tưởng về những kế
hoạch mới; đánh giá các chương trình hoặc dự án
phát triển.
* Thiết kế cuộc nghiên cứu thảo luận nhóm
tập trung
- Xác định những mục tiêu cụ thể mà ta muốn
giải quyết trong cuộc thảo luận nhóm tập trung và và
những câu hỏi mà ta muốn trả lời. Những mục tiêu này
sẽ quyết định việc xây dựng thiết kế các câu hỏi và tập
huấn cho các điều tra viên.
- Nêu ra những câu hỏi chính để thu thập
thông tin, phục vụ mục tiêu đề ra.
- Xác định người cung cấp thông tin. Khi dự
kiến người cung cấp thông tin, chúng ta cũng cần phải
tính đến người mang cho chúng ta nhiều tin từ nhiều
góc độ khác nhau. Vì vậy, các cuộc thảo luận nhónm.
Không nên chỉ thực hiện ở những người phụ nữ, nam
giới mà còn phải quan tâm đến các tiêu chí khác nữa
(giàu - nghèo, nghề nghiệp,...) để có thể tìm sự khác
biệt trong thái độ và hành vi từ các nhóm này.
- Lưu ý xem xét xem thông tin chúng ta muốn
thu thập sẽ được kết hợp với các thông tin từ những
phương pháp khác hay sẽ được dùng độc lập.Và
những kết quả thu được dùng để làm gì? Dùng để báo
cáo các cấp lãnh đạo, nhà tài trợ, các thành viên cộng
đồng?
NGUỒN KINH PHÍ, THỜI GIAN, NHÂN SỰ
- Có thể chọn những người có trình độ thấp
hơn cá nhân. Lưu ý khi tập huấn ta phải nắm được
năng lực và sở trường của họ.Những người hướng
dẫn thảo luận nhóm có thể là những người ở địa
phương.
- Tùy thuộc vào qui mô và thời gian thực hiện
của đề tài mà xác định số lượng cộng tác viên cho
cuộc nghiên cứu.
- Với một cuộc thảo luận nhóm: 3 người: một
người dẫn chương trình, một người chịu trách nhiệm
quan sát và ghi chép và một người trợ lý, chịu trách
nhiệm về kỹ thuật và giải quyết những vấn đề nảy sinh.
- Tập huấn cho cộng tác viên: kỹ năng thu
thập thông tin, ý nghĩa, mục đích, mục tiêu nhiệm vụ
của dự án và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.
- Người điều khiển là người lãnh đạo cuộc
thao luận: kiểm soát và chịu trách nhiệm định hướng
cho cuộc thảo luận. Anh ta (hoặc cô ta) sẽ vận dụng
những kiến thức và kỹ năng giúp cho các thành viên
tham dự cảm thấy thoải mái và khuyến khích cuộc thảo
luận nhóm diễn ra tự nhiên và sống động.
- Người điều khiển sẽ được cung cấp một
mạng câu hỏi (hoặc bản hướng dẫn câu hỏi) qui định
phương hướng của các câu hỏi nhằm đạt được các
thông tin liên quan đến dự án. Người điều khiển phải
nắm được các mục tiêu của cuộc nghiên cứu để khảo
sát các câu trả lời có thể chúng chưa được dự tính bởi
nhóm lập kế hoạch.
- Các câu hỏi đưa ra cho nhóm phải là những
câu hỏi dễ hiểu đối với tất cả mọi người, muốn vậy, các
ngôn từ phải đơn giản phù hợp vơới địa phương. Các
câu hỏi đưa ra không nên dài quá và mỗi câu chỉ nên
bao hàm một nghĩa. Khi trình bày các câu hỏi hay khi
đặt vấn đề không nên thề hiện sự định kiến.
* Các vai trò của nhóm nghiên cứu
- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các
thành viên bày tỏ quan điểm của họ trong không khí
một cuộc thảo luận nhóm chứ không phải là cuộc họp.
- Đảm bảo dẫn dắt cuộc thảo luận luôn luôn
tập trung vào các chủ đề cần bàn và đảm bảo các chủ
đề được thảo luận
- Phát triển những hướng có triển vọng phù
hợp với đối tượng nghiên cứu nảy sinh trong quá trình
thảo luận.
- Điều khiển sự tham gia bằng cách khuyến
khích tất cả các thành viên bày tỏ quan điểm của mình
mà không để cuộc thảo luận bị lấn át bởi một cá nhân
cụ thể nào.
* Các giai đoạn của cuộc thảo luận nhóm tập
trung
3 giai đoạn: khởi động thảo luận sâu có tập
trung, kết thúc.
- Người dẫn chương trình cần chào mừng các
thành viên tham dự và cám ơn họ đã đến.
- Giới thiệu nhóm nghiên cứu.
- Giải thích công việc của nhóm nghiên cứu về
dự án nhưng không nêu chính xác bản chất của các
câu hỏi nghiên cứu.
- Giải thích tại sao các thành viên này được
chọn; tầm quan trọng của sự đóng góp của họ đối với
cuộc nghiên cứu và đối với cộng đồng.
- Đảm bảo mọi người đều hiểu được rằng
cuộc thảo luận sẽ được giữ kín. Giải thích rằng bạn sẽ
sử dụng một băng thu âm (nếu được đồng ý) cho cuộc
thảo luận để lưu lại những gì ho đã nói.
* Giai đoạn 1: Khởi động
- Các thành viên tự giới thiệu về mình: tên,
tuổi, công việc, số con, thời gian kết hôn chủ yếu là
thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Mục đích của giai đoạn này là
- Tạo bầu không khí nhóm bao gồm vài cá
nhân, các thành viên có tương tác với nhau - tạo cho
các thành viên cơ hội để nói ngay từ đầu cuộc thảo
luận. Điều đó sẽ giúp họ khắc phục sự bối rối ảnh
hướng đến việc trình bày ý kiến của mình.
- Tạo ra cảm giác yên tâm cho nhóm và giúp
các thành viên hiểu về các thành viên khác trong
nhóm.
- Người điều hành quan tâm thật sự đến
những điều mà các thành viên nói một cách vô tư,
không thành kiến. Người điều hành cần phải cố gắng
để thu thập các thông tin về các đặc điểm cá nhân của
các thành viên.
* Giai đoạn 2: thảo luận sâu có trọng tâm
- Chuyển các chủ đề khái quát thành các chủ
đề cụ thể cho cuộc thảo luận hoặc từ các vấn đề cụ thể
thành các vấn đề trừu tượng.
- Mục đích của giai đoạn này là nhằm tìm hiểu
những vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bản
chất của quá trình hình thành thái độ liên quan đến
hành vi của đối tượng và ngôn ngữ, tình cảm của đối
tượng liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
* Người điều hành:
- Kích thích các thành viên trao đổi với nhau
mà không chỉ với người điều hành
- Biết khi nào cần thăm dò, khi nào cần im
lặng
- Chú ý đến các biểu hiện phi ngôn ngữ của
đối tượng để hiểu rõ cảm nghĩ thật của đối tượng
- Diễn đạt lại câu hỏi câu hỏi nhưng cảm thấy
họ còn khó trả lời
- Không nên giả định rằng tất cả những gì mà
đối tượng nói đúng là những điều họ muốn nói
- Khuyến khích những thành viên thụ động;
- Khéo léo kiềm chế thành viên lấn át
- Chuẩn bị những tình huống ngoài dự kiện và
biết cách xử lý.
* Giai đoạn 3: Kết thúc cuộc thảo luận
- Nội dung của giai đoạn này chủ yếu là tóm
tắt lại và làm rõ một lần nữa các chủ đề được thảo
luận.
- Mục đích của giai đoạn này là giúp cho
người điều hành và các thành viên hiểu rõ những gì
xảy ra trong quá trình thảo luận. điều đó cho phép các
thành viên làm rõ hoặc bổ sung ý kiến của mình đồng
thời cho phép người điều hành kiểm tra lại kết luận và
giả thuyết xem có rõ ràng và phù hợp không.
- Trước khi kết thúc cần nói lời cám ơn các
thành viên đã ý kiến, trao quà cho các thành viên tham
gia thảo luận, và chào tạm biệt.
* Quản lý thông tin
- Người quan sát có nhiệm vụ trong khi thực
hiện thảo luận nhóm phải ghi lại toàn bộ những gì
diễn ra và bổ sung chi tiết vào biên bản còn thiếu.
Trong những trường hợp được phép của cộng đồng,
chúng ta ghi âm cung cấp nhiều thông tin và tạo thuận
lợi cho thư ký viết báo cáo được chi tiết hơn.
- Có thể quay video cung cấp bản tường thuật
về những gì các thành viên tham dự đã phát biểu và
tạo ra một bản ghi hình về các tranh luận được thực
hiện như thế nào?.Một số cộng đồng có thể e ngại
trước ống kính phải xin phép trước khi thực hiện.
- Sau khi kết thúc cuộc thảo luận nhóm tập
trung, thư ký phải chuyển các bản ghi chép thành báo
cáo. Nên làm báo cáo ngay vì có những chi tiết cần bổ
sung cho biên bản nếu để quá lâu ta không thể nhớ
được chi tiết nào thuộc về nhóm nào.
- Trong các báo cáo cũng cần mô tả tất cả
những gì có liên quan đến tình hình và không khí làm
việc của nhóm mà người thư ký quan sát và ghi lại. Khi
viết báo cáo có kèm video thì sự thuận lợi sẽ tăng lên
rất nhiều.
Created by AM Word2CHM
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU XÃ HỘI HỌC
- Tùy vào từng mục tiêu và tính chất của cuộc
nghiên cứu, những thông tin sẽ được xử lý và phân
tích thích đáng. Thông thường những thông tin loại này
mang tính định tính nhiều hơn. Vì vậy, người ta thường
xử lý theo phương pháp xử lý định tính.
III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
 Created by AM Word2CHM
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU XÃ HỘI HỌC
1. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (đồng chủ
biên), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, 1997
2. Nguyễn Minh Hòa, Một số phương pháp và
kỹ thuật nghiên cứu Xã hội học ứng dụng, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, TPHCM, 1993
3. Nguyễn Xuân Nghĩa, Phương Pháp & Kỹ
Thuật trong nghiên cứu xã hội, Nhà Xuất bản Trẻ TP
HCM, 2004
4. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh,
Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
5. Hoàng Trọng, Xử lý Dữ liệu nghiên cứu với
SPSS for Windows, Nhà Xuất bản Thống kê, 2002
6. Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Nhập môn
Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Helmut Kromrey, (Người dịch: Hồ Kim Tộ),
Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, Nhà xuất bản Thế
Giới, 1999
8. L.Therese Baker, Thực hành nghiên cứu xã
hội, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 1998
9. John J. Macionis, (Trung tâm Dịch thuật
thực hiện, Hiệu đính: Trần Nhựt Tân), Xã hội học, Nhà
xuất bản Thống kê, 1987
10. Richard T. Schaefer, (Người dịch: Huỳnh
Văn Thanh), Xã hội học, Nhà xuất bản Thống kê, 2003
11. G.V.O-xi-pốp, Những cơ sở nghiên cứu xã
hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Nhà xuất bản
Tiến bộ, 1988.
12. Gunter Endruveit. Các lý thuyết xã hội học
hiện đại, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1999.
13. Viện tái thiết nông thôn quốc tế Philippin,
Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên
ven biển dựa vào cộng đồng, Trung tâm nghiên cứu tài
nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà Nôi dịch
và giới thiệu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2000
14. H.Russel Bemard, Các phương pháp
nghiên cứu trong nhân học - Tiếp cận định tính và định
lượng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM, 2007
---//---
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN 
GV.ThS. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NHÂN VĂN
Created by AM Word2CHM

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_nghien_cuu_xa_hoi_hoc_tran_thi_kim_xuyen.pdf