Sự hình thành cơ quan tình báo Liên bang Đức

Tóm tắt Sự hình thành cơ quan tình báo Liên bang Đức: ...ức thông qua việc tra hỏi hàng loạt tù binh, kể cả sử dụng các hình thức tra tấn. Gehlen đưa Heinz Herre vào nhiệm vụ đánh giá tin tức, Gerhard Wessel vào việc do thám Hồng quân Liên Xô và Hermann Baun phụ trách mạng lưới điệp viên trong lãnh thổ kẻ thù, phía trước mặt trận. Sau khi quân Đức...ng tài liệu được Gehlen cất giấu đã được đào lên và đưa tới "Trung tâm tài liệu" ở Hoechst. Đại úy Boker đã tập hợp những cộng sự thân cận của Gehlen và tìm cách làm cho họ không bị giam. Cuối cùng, ngay trong năm 1945, Gehlen và 6 cộng sự trước đây cùng số tài liệu nói trên được đưa sang ...hoạch tái vũ trang nước Đức. Gehlen đã biết cách tổ chức để chỉ trong 10 năm đầu tiên sau chiến tranh đã nhanh chóng xây dựng được một cơ quan tình báo chuyên nghiệp, thông qua việc tuyển mộ những nhân viên mật vụ có quá khứ Quốc xã như Heinz Felfe. Tuy nhiên, phải 10 năm sau, người ta mới p...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Sự hình thành cơ quan tình báo Liên bang Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự hình thành Cơ quan tình 
báo Liên bang Đức 
-Kỳ I: Chuẩn bị Chiến tranh Lạnh, trước khi chiến tranh "nóng" 
kết thúc 
Chiến tranh Thế giới thứ Hai chuẩn bị kết thúc, trong khi công dân các 
nước đồng minh trước đây trong cuộc chiến chống Hitler hy vọng có 
được một kỷ nguyên hòa bình và hiểu biết giữa các dân tộc, thì một số 
lực lượng ở các nước này đã ngấm ngầm chuẩn bị 
cho một cuộc chiến tranh mới: Chiến tranh Lạnh. 
Ban đầu, các cơ quan mật vụ Mỹ ở Đức nỗ lực săn đuổi những tên trùm 
Quốc xã để đưa chúng ra tòa xét xử. Nhưng rồi họ lại cần tới chính sự 
giúp đỡ của những người mà họ truy nã. Mối quan hệ với những nhân 
vật Quốc xã trước đây lại trở nên quan trọng khi mâu thuẫn giữa các 
nước đồng minh trước đây ngày càng căng thẳng. 
Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, người Mỹ hầu như chưa biết gì về đối thủ 
mới của mình là Liên Xô. Trong khi đó, những tên Quốc xã lại hiểu rõ 
kẻ thù của chúng, những người cộng sản, hơn ai hết. Tướng Reinhard 
Gehlen là người cung cấp những tài liệu tổng thể đầu tiên về Liên Xô 
cho người Mỹ. Trong những năm đầu tiên sau chiến tranh, phần lớn 
thông tin của Mỹ về khối Đông Âu là xuất phát từ nguồn của Gehlen. 
Trong thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh, Gehlen đã được Mỹ cung cấp 
200 triệu USD để xây dựng và duy trì hoạt động của Tổ chức Gehlen. 
Gehlen đã sử dụng nhiều chuyên gia mật vụ SS, SD và quân đội quốc xã 
để xây dựng tổ chức của mình với 4.000 nhân viên. Một số nhân viên 
của Tổ chức Gehlen, là tội phạm chiến tranh bị truy nã, đã được tổ chức 
này cung cấp giấy tờ và nhân thân mới. Với sự giúp đỡ của cộng sự cũ 
và tiền bạc của Mỹ, Gehlen đã có nhiều ảnh hưởng tới mức chính phủ 
Đức sau này phải tiếp quản toàn bộ tổ chức của y và đổi thành Cơ quan 
tình báo quốc gia. 
Trung tướng Reinhard Gehlen, một trong những tên tội phạm chiến 
tranh nổi tiếng nhất của Đức Quốc xã đã trở thành người sáng lập Cơ 
quan tình báo Liên bang Đức (BND). Lẽ ra phải bị đưa ra Tòa án 
Nuremberg xét xử và kết án tử hình, nhưng sau chiến tranh, Gehlen đã 
hợp tác với cơ quan mật vụ Mỹ, được Mỹ dung túng, che chở và 23 năm 
sau đã được tặng thưởng Huân chương Công trạng Chữ thập lớn. 
Reinhard Gehlen sinh ngày 3/4/1902 tại Erfurt, Đức, có cha là sĩ quan 
quân đội. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, năm 1920, Gehlen gia nhập 
quân đội. Từ năm 1926, Gehlen theo học trường kỵ binh ở Hannover và 
tốt nghiệp với quân hàm thượng úy. Năm 1931, Gehlen cưới vợ là Herta 
von Seydlitz-Kurzbach - con một nhà quý tộc, nên trở thành có vai vế 
trong xã hội thượng lưu. Sau khi tham dự một khóa đào tạo tại Học viện 
chiến tranh, năm 1936, Gehlen đã đạt được mục tiêu của mình là được 
nhận vào Phòng tác chiến của Bộ Tổng tham mưu. 
Sau khi Thế chiến II bùng nổ, tháng 6/1940, Gehlen trở thành sĩ quan 
tùy tùng của Tổng tham mưu trưởng Franz Halder và từ tháng 10/1940 
tiếp quản đơn vị miền Đông của phòng tác chiến. Gehlen đã tham gia 
chuẩn bị cho chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô tháng 6/1941. Sau 
khi cuộc tấn công Liên Xô bị chặn đứng ở Stalingrad năm 1942, Bộ 
Tổng tham mưu muốn tìm một ban lãnh đạo mới cho cơ quan tình báo 
quân đội. Mặc dù Gehlen chưa từng làm công tác tình báo, không biết 
ngoại ngữ và chưa biết gì về Liên Xô, nhưng ông vẫn được chọn làm 
trưởng phòng quân đội nước ngoài miền Đông (Fremde Heere Ost), tức 
là trùm gián điệp miền Đông. 
Ngay lập tức, Gehlen nhanh chóng cải tổ cơ quan tình báo của mình, tập 
hợp, đánh giá tin tức thông qua việc tra hỏi hàng loạt tù binh, kể cả sử 
dụng các hình thức tra tấn. Gehlen đưa Heinz Herre vào nhiệm vụ đánh 
giá tin tức, Gerhard Wessel vào việc do thám Hồng quân Liên Xô và 
Hermann Baun phụ trách mạng lưới điệp viên trong lãnh thổ kẻ thù, phía 
trước mặt trận. Sau khi quân Đức thất bại ở trận Stalingrad mùa Đông 
năm 1942 - 1943, Gehlen hợp tác với tổ chức gián điệp của SS dưới sự 
chỉ huy của Walter Schellenberg. Hai người này muốn sử dụng tù binh 
Liên Xô, những kẻ phản bội và những người chống cộng ở Liên Xô để 
dựng lên một đội quân dưới sự chỉ huy của tướng Wlassow và đặt tên là 
Ủy ban giải phóng các dân tộc Nga... 
Ngay từ tháng 10/1944, thấy trước chiều hướng nước Đức sẽ bại trận, 
Gehlen đã lên kế hoạch cho thời kỳ hậu chiến. Ông ta phát triển một giả 
thuyết mà sau này đã chứng minh là đúng đắn: "Sau chiến tranh, các 
cường quốc phương Tây sẽ chống lại đồng minh Liên Xô. Khi đó, họ sẽ 
cần tới mình, các nhân viên của mình và những tài liệu mình lưu trữ 
được để chống lại sự bành trướng của cộng sản vì bản thân họ không có 
điệp viên ở đó". 
Đầu tháng 3/1945, trước khi chiến tranh kết thúc, Gehlen đã cho chụp lại 
toàn bộ tài liệu tình báo, cất vào 50 chiếc thùng kín không thấm nước và 
chôn xuống dưới đất ở nhiều nơi trên dãy núi Alpe của Áo. 
Trước đó, Gehlen đã đưa gia đình từ Liegnitz qua Naumburg tới ẩn náu 
ở khu rừng vùng Bavaria, để họ không rơi vào tay Hồng quân Liên Xô. 
Cùng với các cộng sự là Wessel và Baun, Gehlen ký kết "Hiệp ước Bad 
Elster", thỏa thuận sẽ giao nộp tài liệu cho người Mỹ. 
 Ngày 9/4/1945, Hitler đã ký quyết định miễn nhiệm Gehlen và bổ nhiệm 
Wessel làm người kế nhiệm. Ngày 28/4/1945, Gehlen rời đại bản doanh 
quân đội Đức ở Bad Reichenhall, ẩn náu tại Elendsalm và ngày 
22/5/1945, cùng với 6 sĩ quan nữa ra đầu thú quân đội Mỹ. 
Để không bị người Mỹ trao trả cho người Nga do những hành động của 
y ở mặt trận phía Đông, Gehlen phải cố gắng thuyết phục những sĩ quan 
lấy lời khai của y về vai trò quan trọng của y sau chiến tranh. Nhưng ban 
đầu, những người Mỹ tỏ ra không quan tâm lắm. Vì vậy, y tìm cách chạy 
tới Wiesbaden và được tướng Sibert lấy khẩu cung. Trong khi trò 
chuyện, hai người nhận ra rằng họ có cùng suy nghĩ và tầm nhìn về vai 
trò của Mỹ trong tương lai. Những thùng tài liệu được Gehlen cất giấu 
đã được đào lên và đưa tới "Trung tâm tài liệu" ở Hoechst. Đại úy Boker 
đã tập hợp những cộng sự thân cận của Gehlen và tìm cách làm cho họ 
không bị giam. 
Cuối cùng, ngay trong năm 1945, Gehlen và 6 cộng sự trước đây cùng 
số tài liệu nói trên được đưa sang Mỹ, ở tại Fort Hunt ngoại ô Oasinhtơn. 
Sự hình thành Cơ quan tình báo Liên bang Đức - Kỳ cuối: Từ Tổ chức 
Gehlen trở thành Cơ quan tình báo liên bang. 
Tháng 6/1946, Gehlen được đưa từ Fort Hunt về Camp King tại Đức và 
chỉ 1 tháng sau, cơ quan tình báo lục quân Mỹ thành lập Tổ chức 
Gehlen, do Gehlen đứng đầu và Mỹ cấp kinh phí. Tổ chức này hoạt động 
với tư cách là một tổ chức tình báo, hợp tác với người Mỹ, ban đầu nhận 
nhiệm vụ từ phía Mỹ cho tới khi nước Đức có chính phủ. Khi đó, chính 
phủ Đức sẽ quyết định tiếp tục công việc của tổ chức này hay không. 
Từ ngày 6/12/1947, Tổ chức Gehlen được chuyển tới Pullach và trụ sở 
chính của BND vẫn còn ở đó cho tới ngày nay. Từ ngày 1/7/1949, Cơ 
quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiếp quản Tổ chức Gehlen. Và Tổ 
chức Gehlen thực hiện nhiệm vụ gián điệp cho CIA cũng như cho nhà 
nước CHLB Đức mới được thành lập. Tổ chức này có cơ cấu giống như 
tổ chức tiền nhiệm Quân đội nước ngoài miền Đông dưới thời Hitler: 
Gehlen làm chỉ huy, Gerhard Wessel phụ trách việc phân tích, đánh giá 
tin tức, còn Hermann Baun phụ trách mạng lưới gián điệp. 
Họ cũng áp dụng các phương pháp quen thuộc là thẩm vấn có hệ thống 
các tù binh, công nhân lao động cưỡng bức trước đây và những người tị 
nạn trong các trại đón tiếp. Bản thân Reinhard Gehlen thì ngay từ đầu đã 
hiểu rằng tổ chức của mình là hình thức ban đầu của một tổ chức tình 
báo Đức sẽ được thành lập một lúc nào đó. Các nước đồng minh không 
cho Konrad Adenauer, Thủ tướng đầu tiên của CHLB Đức, lựa chọn 
một bộ máy an ninh riêng. Ông Adenauer hiểu rằng không thể có một tổ 
chức tình báo độc lập của Tây Đức cũng như một quân đội độc lập. Vì 
vậy, cuối cùng ông chấp nhận việc tiếp nhận Tổ chức Gehlen và cải tổ 
thành cơ quan tình báo Đức. 
Sau khi bùng nổ cuộc chiến tranh Triều Tiên ngày 20/6/1950, Gehlen 
tăng cường tiếp xúc với chính phủ Adenauer và đảng SPD đối lập. 
Thông qua các thành viên là Heusinger, Speidel và Foerth, Gehlen tham 
gia vào việc lên kế hoạch tái vũ trang nước Đức. Gehlen đã biết cách tổ 
chức để chỉ trong 10 năm đầu tiên sau chiến tranh đã nhanh chóng xây 
dựng được một cơ quan tình báo chuyên nghiệp, thông qua việc tuyển 
mộ những nhân viên mật vụ có quá khứ Quốc xã như Heinz Felfe. Tuy 
nhiên, phải 10 năm sau, người ta mới phát hiện ra Felfe là điệp viên hai 
mang của Liên Xô. 
Ngày 1/4/1956, Cơ quan tình báo Liên bang Đức (BND) đã chính thức 
ra đời từ Tổ chức Gehlen và Gehlen được bổ nhiệm làm Chủ tịch cho tới 
năm 1968 với bí danh là "Tiến sĩ Schneider". Với sự chuyển đổi công 
tác mật vụ về kỹ thuật và theo tấm gương của CIA của Mỹ, việc thu thập 
thông tin ngày càng được áp dụng nhiều bằng phương tiện kỹ thuật. Chỉ 
trong một thời gian ngắn, BND đã trở thành cơ quan mật vụ lớn nhất 
châu Âu. 
Trụ sở cơ quan BND tại Pullach. 
Trong khi đó, tại Mỹ người ta đã chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ 
trang ở châu Âu và bắt đầu tìm kiếm những đội quân hỗ trợ thích hợp. 
Một sĩ quan CIA khi đó đã nhận xét: "Điều nhất thiết là chúng tôi sử 
dụng bất kỳ một ai, dù chúng tồi tệ tới đâu, miễn là họ chống cộng". 
Chúng tìm kiếm trước hết những người tị nạn từ các nước Đông Âu, với 
mục tiêu huấn luyện để khi Mỹ tiến đánh đòn hạt nhân phủ đầu, chúng 
sẽ gây ra một cuộc chiến tranh du kích ở sau chiến tuyến của Nga. 
Những thành viên SS trước đây, những kẻ hợp tác với Quốc xã ở Lítva, 
Extôni, Crôatia, Hunggari, Rumani và Ucraina được coi là những kẻ 
chống cộng kịch liệt nhất, nhiều người trong đó đang bị truy nã vì tội sát 
hại người Do Thái hoặc các loại tội phạm khác. Trên 12.000 người loại 
này được đưa sang Mỹ và sau 5 năm phục vụ trong quân đội Mỹ thì 
được nhận quốc tịch Mỹ. Một số người trong đó được đào tạo làm du 
kích ở Fort Bragg và như vậy là những người tiền thân của đội biệt kích 
Mũ Nồi xanh của Mỹ hiện nay. Theo một cách nào đó, chúng tiếp tục 
truyền thống của những lính đánh thuê nhập cư. 
Tại Đức, người ta cũng tích cực tuyển mộ người chuẩn bị cho Thế chiến 
III. Để chuẩn bị cho chiến tranh du kích, những sĩ quan CIC - tổ chức 
tiền thân của CIA - đã tự đào tạo một đơn vị riêng, đó là Cơ quan phục 
vụ kỹ thuật của Liên đoàn Thanh niên Đức (BDJ). Những thành viên của 
tổ chức này, phần lớn là cựu chiến binh của SS hoặc quân đội Quốc xã, 
đã tập bắn súng máy, ném lựu đạn và sử dụng thuốc nổ ở Rừng Oden. 
Cơ quan phục vụ kỹ thuật cũng tiến hành các hoạt động gián điệp tại khu 
vực Đông Đức, nhưng coi nhiệm vụ chính của mình là trong trường hợp 
cần thiết sẽ thanh toán các chính khách cánh tả Tây Đức. Dưới sự chỉ 
dẫn của CIC, một số điệp viên đã thâm nhập SPD và lên kế hoạch sát hại 
trên 40 chính khách hàng đầu cánh tả. Khi sự việc bị phanh phui và gây 
ra một vụ bê bối lớn, CIC đã che giấu những người Đức chịu trách 
nhiệm chính, tịch thu hồ sơ của BDJ và từ chối giao nộp cho Cục Hình 
sự Liên bang. 
Người ta có thể tranh cãi là những thành viên của Tổ chức Gehlen hoặc 
BDJ có phải là lính đánh thuê của Mỹ hay không, hay là những kẻ chống 
cộng cuồng tín muốn tiếp tục cuộc chiến của mình. Nhưng sau khi Đức 
Quốc xã thất bại, nhiều tên Quốc xã trước đây cảm thấy bơ vơ về chính 
trị, chẳng thích gì các đồng minh phương Tây cũng như người Nga. Đối 
với nhiều người thì thành công cá nhân quan trọng hơn là thế giới quan. 
Vì vậy, họ sẵn sàng bán năng lực của mình cho ai trả tiền nhiều hơn, có 
thể bảo vệ họ tốt hơn và mang lại cho họ những quyền lực mới, còn đó 
là ai chỉ là thứ yếu. 

File đính kèm:

  • pdfsu_hinh_thanh_co_quan_tinh_bao_lien_bang_duc.pdf